vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp

52 2.9K 12
vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên, trước tác động của suy giảm kinh tế thế giới, lạm phát và giá cả các mặt hàng sinh hoạt thiết yếu tăng cao, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp và các tiêu cực xã hội đã ảnh hưởng rất lớn tới đời sống, sinh hoạt và tư tưởng của thanh niên, đặc biệt là thanh niên công nhân, nhóm đối tượng chịu tác động nhiều nhất của suy giảm kinh tế. Một bộ phận thanh thiếu niên chưa có ý chí phấn đấu vươn lên, thụ động, ý thức trách nhiệm bản thân còn hạn chế, ngại khó, ngại khổ; quan niệm về giá trị đạo đức còn lệch lạc, lối sống buông thả, vị kỷ, thực dụng, thiếu trách nhiệm. Đặc biệt, cơ chế kinh tế thị trường với những mặt trái của nó đã tác động không nhỏ lên tình trạng ngày càng gia tăng tội phạm trong thanh thiếu niên, đặc biệt là người chưa thành niên. Hiện nay, số lượng trẻ vị thành niên phạm pháp đang tăng theo xu hướng trẻ hóa và mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt có một bộ phận thanh thiếu niên đã tham gia vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, phạm tội có sử dụng bạo lực với tính chất côn đồ hung hãn; thực hiện các hành vi giết người, cướp của, chống người thi hành công vụ, bảo kê, đâm thuê, chém mướn gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng. Đây đã và đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Tình hình vi phạm pháp luật do thanh thiếu niên thực hiện đã gióng lên “hồi chuông” báo động khiến cho toàn xã hội không khỏi lo lắng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội mà còn làm xấu đi truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam ta. Đứng trước thực trạng đó tòa xã hội có trách nhiệm to lớn trong việc chăm sóc, bảo vệ và phòng, chống thanh thiếu niên vi phạm pháp luật. Việc nhìn nhận vào thực trạng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên ở nước ta trong những năm gần đây có ý nghĩa to lớn để chúng ta đưa ra những giải pháp hiệu quả trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên Việt Nam trong thời gian tới. Chính vì những lý do trên em đã chọn đề tài: “” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu: Những năm vừa qua, việc nghiên cứu về vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức. Hầu như chưa có một công trình nghiên cứu nào có quy mô lớn về vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên. Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung ở một nhóm đối tượng thanh thiếu niên là người chưa thành niên và đa số dưới góc độ Luật hình sự và Luật hành chính. Có thể kể đến các công trình như: Phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội – Vũ Đức Khiển, Bùi Hữu Hùng, Phạm Xuân Chiến, Đỗ Văn Hán, Trần Phàn, Nxb Pháp lý; Hoàn thiện pháp luật hình sự và tố tụng hình sự đấu tranh với hành vi phạm tội của người chưa thành niên – Nguyễn Văn Tuấn, Luận văn thạc sĩ năm 1996; Xử lý vi phạm hành chính người chưa thành niên – Nguyễn Thị Thu Thủy, Khóa luận tốt nghiệp đại học năm 2000; Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên – Nguyễn Ngọc Bích, Luận văn thạc sĩ năm 2003… Các nghiên cứu này đã góp phần quan trọng trong việc nêu lên thực trạng vi phạm pháp luật hiệu của một nhóm đối tượng thanh thiếu niên, đưa ra những dự báo, phương hướng và giải pháp hữu hiệu trong công tác phòng chống vi phạm pháp luật ở nhóm đối tượng này. Tuy nhiên việc nghiên cứu về vi phạm pháp luật của một nhóm đối tượng khá rộng là “thanh thiếu niên” thì cho tới nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu toàn diện, mặc dù đây là thế hệ được xã hội rất quan tâm trong thời gian qua. 3. Mục đích, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu: • Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu đề tài là nêu lên thực trạng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên Việt Nam trong thời gian gần đây. Trên cơ sở đó phân tích nguyên nhân cũng như đề xuất một số giải pháp có hiệu quả nhằm hạn chế những vi phạm này. • Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi của một Khóa luận tốt nghiệp đại học, em sẽ tập trung nghiên cứu về thực trạng vi phạm pháp luật (mà chủ yếu là vi phạm hình sự và vi phạm hành chính) của thanh thiếu niên ở nước ta trong thời gian gần đây và đề xuất một số giải pháp để kiềm chế vi phạm pháp luật do thanh thiếu niên gây ra. • Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích của đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra bao gồm: - Nêu lên thực trạng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên ở Việt Nam hiện nay; - Tìm hiểu những nguyên nhân phát sinh vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên ở Việt Nam trong những năm gần đây; - Đề xuất một số giải pháp nhằm kiềm chế những vi phạm pháp luật nói trên. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài “…” được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, khóa luận còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: so sánh, phân tích, thống kê số liệu kết hợp với phương pháp tổng hợp để làm rõ mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài. 5. Kết cấu của khóa luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khỏa, luận văn có kết cấu gồm 3 chương: CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN Ở VIỆT NAM CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN Ở VIỆT NAM 1.1. Thanh thiếu niên và khái niệm vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên: 1.1.1. Thanh thiếu niên: Thiếu niên thường được xác định trong khoảng từ 10 đến 16 tuổi, là một giai đoạn chuyển tiếp thể chất và tinh thần trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và trưởng thành. Sự chuyển tiếp này liên quan tới những thay đổi về sinh học, xã hội và tâm lý, dù những thay đổi về sinh học và tâm lý là dễ nhận thấy nhất. Sự kết thúc của tuổi thiếu niên là sự bắt đầu của một giai đoạn phát triển mới, được gọi là thanh niên. Trong ngôn ngữ đời thường, trong các văn bản pháp lý cũng như trong nghiên cứu khoa học ở Việt Nam và nước ngoài hiện nay đều trước hết chia sẻ hai điểm chung sau đây: thứ nhất, đều công nhận có sự tồn tại khách quan của một giai đoạn trong cuộc đời con người được quan niệm đó là “độ tuổi thanh niên” và thứ hai, đều cho rằng “độ tuổi thanh niên” là độ tuổi nằm ở giữa “tuổi trẻ em và tuổi người lớn”. Cho đến nay các trường phái nghiên cứu về thanh niên đều nhất trí với nhau ở một điểm khi định nghĩa khái niệm “thanh niên” với ý nghĩa là một nhóm xã hội – dân cư đó là: Thanh niên là một nhóm xã hội – dân cư bao gồm tất cả những thành viên trong một xã hội cụ thể đang ở trong độ tuổi thanh niên. Như vậy, bộ phận dân cư được gọi là “thanh niên” này chỉ phân biệt một cách tương đối với các bộ phận dân cư khác của quốc gia – dân tộc ấy trên một tiêu chí duy nhất là giới hạn độ tuổi. “Độ tuổi thanh niên” là một giai đoạn phát triển trong cuộc đời của mỗi con người, nằm giữa độ tuổi trẻ em và độ tuổi người lớn. Đó là khoảng thời gian con người trải qua giai đoạn quá độ, hoàn thiện dần bản thân cả về thể chất và tinh thần, cả vầ sinh lý, tâm lý, tri thức, đạo đức và nhân cách để trở thành thành viên trưởng thành của xã hội. Trên thế giới, các nước cũng có quy định về độ tuổi thanh niên khác nhau:nhiều nước quy định từ 18 đến 24 tuổi hoặc 15 - 24 tuổi, một số nước quy định từ 15 - 30 tuổi, có nước quy định tuổi "trần" của thanh niên là 29 tuổi (Trung Quốc) hoặc 35 tuổi (Bangladesh), thậm chí tới 40 tuổi (Malaysia). Như vậy có thể thấy rằng độ tuổi thanh niên còn được quy định rất khác nhau giữa các nước trên thế giới. Theo Điều 1, Luật Thanh niên 2005: “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”. Như vậy có thể thấy thanh niên hầu hết là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường ở lớp 11, lớp 12, là học viên các trường trung cấp, các trường dạy nghề, là sinh viên cao đẳng, đại học, cao học, những người trong độ tuổi từ 16 đến 30 sinh sống, làm việc tự do. • Đặc điểm phát triển của thanh thiếu niên: Thứ nhất, đây là giai đoạn có nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Khi bước vào độ tuổi thiếu niên thì đa số mọi người trong độ tuổi này đều có những thay đổi về sinh lý, xã hội và tâm lý. Về mặt sinh lý, trong giai đoạn này các em bắt đầu có những thay đổi mạnh mẽ của các tuyến nội tiết. Sự phát triển nhanh của các tuyến nội tiết này khiến các em dễ mất cân bằng và có các biểu hiện cảm xúc buồn vui vô cớ, khả năng kiểm soát bản thân chưa tốt… Bên cạnh đó, sự phát triển mang tính nhảy vọt về chiều cao do hệ xương phát triển nhanh trong khi hệ cơ chưa theo kịp nên các em hay lóng ngóng, vụng về, dễ làm đổ vỡ đồ vật, dù về chiều cao, các em đã gần ngang bằng với người trưởng thành. Ngoài ra, quá trình phát dục ở độ tuổi thiếu niên cũng diễn ra mạnh mẽ, cùng với quá trình đó các em đã bắt đầu quan tâm đến những người bạn khác giới, các em có biểu hiện ngượng ngùng, để ý tới hình ảnh bản thân và bạn bè nhiều hơn. Về mặt xã hội, trong giai đoạn này, các em bắt đầu có mối quan hệ bạn bè mở rộng hơn. Xuất hiện những nhóm bạn và những người bạn thân có thể sẽ gắn bó, chia sẻ với nhau trong suốt quãng đời sau này. Sau thời kỳ dậy thì, bắt đầu vào độ tuổi thanh niên các bạn dù ở giới nào (nam hay nữ) đều cảm nhận rõ ràng hơn bao giờ hết về giới tính của mình. Từ đó, nhu cầu được thể hiện và được khẳng định trước những người bạn khác giới rất mạnh. Bắt đầu lứa tuổi này, sự rung động đầu đời về tình yêu đôi lứa cũng xuất hiện khá phổ biến. Sau đó bước hẳn vào độ tuổi thanh niên tình yêu có thể nói là điều không thể thiếu trong lứa tuổi này. Trước đó, ở lứa tuổi thiếu niên, ở các em mới nảy sinh nhu cầu có bạn khác giới, ở một sổ em có những cảm xúc mới mẻ như quý mến bạn khác giới, nhưng cảm xúc đó dễ mất đi nếu nó gặp những cản trở của điều kiện khách quan như bị đối tượng từ chối, bị bạn bè trêu chọc, cha mẹ, thầy cô để ý. Thứ hai, đây là giai đoạn hình thành nhân cách. Từ những thay đổi về tâm sinh lý nêu trên, khiến thanh thiếu niên cảm nhận rất rõ mình không còn là trẻ con nữa, nguyện vọng được mọi người đối xử với mình như người lớn thực sự trở nên mạnh mẽ. Ở độ tuổi này “cái tôi” của các bạn dần được hình thành và thể hiện, đa số các bạn tự đánh giá bản thân rất cao, cao hơn nhiều so với thực tế. Thanh thiếu niên thường muốn chứng minh mình là người lớn (được độc lập, không chịu sự kiểm soát của bố mẹ trong nhiều phương diện: thời gian đi về, cách ăn mặc, sử dụng tiền tiêu vặt…), được tôn trọng như người lớn. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy thanh niên còn nhiều hạn chế so với “tiêu chuẩn” của một người lớn thực sự, vì ở độ tuổi này thanh niên còn phụ thuộc vào cha mẹ, ít trải nghiệm cuộc sống, ít hiểu biết và kinh nghiệm xã hội, khả năng làm chủ, tự chịu trách nhiệm chưa cao. Vì thế, cha mẹ và những người thân trong gia đình vẫn đối xử với các em như những người chưa trưởng thành. Từ đó, rất dễ nảy sinh mâu thuẫn trong giao tiếp, ứng xử giữa thanh thiếu niên với thế hệ đi trước. Khi lòng tự trọng của các em bị tổn thương, các em thường tỏ ra bất cần, ngang bướng, suy nghĩ và hành động theo ý chí chủ quan của mình. Chính vì vậy rất dễ bị người khác lôi kéo, dụ dỗ, xúi giục. Trong khi đó họ lại không tự đánh giá được bản thân mình và các mối quan hệ phức tạp, hành động theo sở thích không nhận thấy tính chất nguy hiểm của các hành vi mà mình thực hiện. Trên đây là một số đặc trưng tâm lý của lứa tuổi thanh niên, một giai đoạn chứa đựng nhiều khó khăn thử thách trong cuộc đời của mỗi người. Qua đó thấy rằng, những đặc trưng tâm lý của lứa tuổi này có tác động rất lớn đến hành vi, ứng xử của thanh niên trong giai đoạn này. Nếu nắm được những đặc trưng tâm lý chi phối hành vi, ứng xử của thanh thiếu niên, thì khi chúng ta cần xem xét, đánh giá hành vi của thanh thiếu niên sẽ có cơ sở nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, khoa học hơn, từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục, ngăn ngừa cũng như những biện pháp xử lý một cách hiệu quả, có ích cho xã hội, nhưng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển tiếp theo của thanh niên. 1.1.2. Khái niệm vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên: 1.1.2.1. Định nghĩa: Theo Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của Trường đại học Luật Hà Nội: “Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ”. Trong bất kỳ xã hội có giai cấp nào, vi phạm pháp luật đều bị coi là hành vi bất hợp pháp, nên về nguyên tắc chủ thể của hành vi ấy phải chịu trách nhiệm pháp lý. Về mặt khoa học, ta thấy, thanh thiếu niên là người chưa phát triển đầy đủ cả về thể chất và tâm sinh lý, nhận thức của họ thường non nớt, thiếu chin chắn trong suy nghĩ, bồng bột trong hành động. Do vậy, các em dễ bị kích động, lôi kéo, cuốn hút bởi những người xung quanh. Nếu ở môi trường xấu và không được chăm sóc, giáo dục chu đáo, thanh thiếu niên dễ bị tiêm nhiễm các thói hư tật xấu dẫn đến phạm pháp. Vì thế, rất cần sự định hướng đúng đắn từ phía gia đình, nhà trường và xã hội. Để hiểu rõ hơn về vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên, cần xem xét các dẫu hiệu đặc trưng của nó. 1.1.2.2. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật do thanh thiếu niên thực hiện: Từ định nghĩa về vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên, có thể nêu lên những đặc trưng cơ bản của nó như sau:  Thứ nhất, vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên là hành vi xác định hay xử sự thực tế của thanh thiếu niên, thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Các Mác đã nhấn mạnh: “Ngoài hành vi của mình ra, tôi hoàn toàn khồn tồn tại với pháp luật, hoàn toàn không phải là đối tượng của nó”. Có thể thấy, pháp luật không điều chỉnh những suy nghĩ hoặc những đặc tính cá nhân khác của con người nếu như chúng không biểu hiện thành các hành vi cụ thể của họ. Vì thế, suy nghĩ, những đặc tính cá nhân khác của con người và cả sự biến cho dù có nguy hiểm cho xã hội cũng không liên quan đến vi phạm pháp luật. Do đó, vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên trước hết phải là hành vi được xác định cụ thể. Hành vi xác định này có thể được thực hiện bằng hành động (ví dụ như thanh thiếu niên thực hiện hành vi đánh bạc, trộm cắp…) hoặc bằng không hành động (ví dụ như thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm khi di xe máy, hay thanh thiếu niên không tố tác hành vi vi phạm pháp luật…).  Thứ hai, vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên là hành vi trái pháp luật xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ. Vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên không những là hành vi nguy hiểm cho xã hội mà hành vi đó còn phải trái với pháp luật. Hành vi trái pháp luật của thanh thiếu niên là hành vi được thực hiện không đúng với những quy định của pháp luật. Tính trái pháp luật của những hành vi này được thể hiện dưới các hình thức như: thứ nhất, không làm những việc mà pháp luật yêu cầu, ví dụ: thanh thiếu niên đi xe máy không đội mũ bảo hiểm; thứ hai, hành vi vượt quá sự cho phép của pháp luật, ví dụ: thanh thiếu niên điều khiển xe máy chạy quá tốc độ cho phép thứ ba, làm những việc mà pháp luật cấm, ví dụ: thanh thiếu niên điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi; đua xe, tổ chức đua xe trái phép Những hành vi hợp pháp hay hành vi trái với các quy định của các tổ chức xã hội, trái với tập quán, đạo đước, tôn giáo… mà không trái pháp luật thì không liên quan đến vi phạm pháp luật. Hành vi trái pháp luật của thanh thiếu niên ở những mức độ khác nhau đều xâm hại đến những quan hệ xã hội mà mỗi nhà nước xác lập và bảo vệ. Một cách khái quát, những gì mà pháp luật không cấm, không xác lập và bảo vệ thì dù có làm trái, có xâm phạm cũng không bị coi là vi phạm pháp luật. Như vậy, tính trái pháp luật là dấu hiệu không thể thiếu của hành vi bị coi là vi phạm pháp luật.  Thứ ba, vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên là hành vi có chứa đựng lỗi của chủ thể. Lỗi là trạng thái tâm lý, thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hậu quả hành vi trái pháp luật của mình và đối với với hành vi trái pháp luật ấy ở thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật. Lỗi đặt ra trong điều kiện một người có khả năng lựa chọn một cách xử sự vừa thỏa mãn nhu cầu của bản thân vừa phù hợp với yêu cầu của pháp luật nhưng người đó đã lựa chọn xử sự trái pháp luật. Ví dụ như học sinh có một khoảng thời gian ôn tập trước khi thi nhưng đã không làm điều đó mà đợi đến khi thi lại sử dụng tài liệu. Như vậy, học sinh này có điều kiện lựa chọn xử sự để vừa được điểm cao vừa không vi phạm quy chế thi (ôn thi) nhưng đã lựa chọn xử sự trái với quy định (quay cóp) nên bị coi là có lỗi. Có thể nói mọi vi phạm pháp luật do thanh thiếu niên thực hiện đều là những hành vi trái pháp luật, nhưng không phải tất cả các hành vi trái pháp luật của thanh thiếu niên đều là những vi phạm pháp luật, mà chỉ những hành vi trái pháp luật nào được thanh thiếu niên thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý (tức là có lỗi của thanh thiếu niên) mới được coi là vi phạm pháp luật. Nếu thanh thiếu niên thực hiện những hành vi trái pháp luật do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan mà không cố ý và cũng không vô ý hoặc không thể nhận thức được, từ đó không thể lựa chọn hoặc điều khiển được hành vi của mình theo yêu cầu của pháp luật thì chủ thể thực hiện hành vi đó không bị coi là có lỗi và hành vi đó không phải là vi phạm pháp luật. Vì vậy, lỗi là dấu hiệu không thể thiếu để xác định vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên.  Thứ tư, vi phạm pháp luật là hành vi của thanh thiếu niên có năng lực trách nhiệm pháp lý. Chủ thể vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên phải là người có năng lực trách nhiệm pháp lý. Năng lực trách nhiệm pháp lý của thanh thiếu niên là khả [...]... X của Bộ luật CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN VI T NAM HIỆN NAY Thanh thiếu niên vi phạm pháp luật là một vấn đề xã hội tồn tại ở mọi quốc gia Ở nước ta, công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và phạm tội của thanh thiếu niên thuộc về trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành... phạm danh dự, nhân phẩm, đàng sau mại dâm còn là ma túy, là HIV/AIDS 2.2 Một số nhận xét về thực trạng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên Vi t Nam trong những năm gần đây: 2.2.1 Thanh thiếu niên vi phạm pháp luật có xu hướng gia tăng về số lượng: Trong những năm gần đây tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng, đặc biệt sự gia tăng vi phạm pháp luật do người chưa thành niên. .. và tinh thần mà có hành vi trái pháp luật thì họ không được coi là những người có năng lực trách nhiệm pháp lý 1.2 Các loại vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên: Khi nói đến vi phạm pháp luật hầu hết mọi người đều nghĩ đến tội phạm (vi phạm hình sự), tuy nhiên hiện tượng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên trong xã hội rất phong phú Thông thường, dưới góc độ lý luận chung có thể chia vi phạm pháp. .. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân Cũng như vi c xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính đối với thanh thiếu niên, vi c xác định vi phạm dân sự của thanh thiếu niên phải căn cứ vào độ tuổi của họ Theo khoản 2, khoản 3 Điều 606 BLDS năm 2005 thì năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của thanh thiếu niên là người chưa thành niên khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật dân sự... chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính Do đó, vi phạm hành chính của thanh thiếu niên là hành vi có lỗi của thanh thiếu niên có năng lực trách nhiệm hành chính vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không bị coi là tội phạm và theo quy định của pháp luật. .. tội phạm có tổ chức, phạm tội có sử dụng bạo lực với tính chất côn đồ hung hãn; thực hiện các hành vi giết người, cướp của, chống người thi hành công vụ, bảo kê, đâm thuê, chém mướn gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng Vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên rất đa dạng, ở nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó trong bài vi t của mình em xin nêu lên thực trạng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên Vi t Nam. .. thực tế cũng như đưa ra một số nhận xét cơ bản về vấn đề này 2.1 Tình hình vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên Vi t Nam hiện nay: Như trên đã đề cập, vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên rất đa dạng, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt tập trung nhiều nhất với diễn biến phức tạp và đáng báo động ở một vài nhóm sau: 2.1.1 Nhóm các hành vi xâm phạm sở hữu, an ninh trật tự Đây là nhóm hành vi vi phạm. .. túy hoặc là các hành vi gấy rối do trạng thái quá khích khi sử dụng ma túy Một thực trạng hiện nay là hầu hết các hành vi phạm pháp về ma túy do thanh thiếu niên thực hiên đều là của người nghiện ma túy Có thể nói, trong phần lớn các trường hợp, vi c nghiện ma túy là xuất phát điểm của các hành vi vi phạm pháp ma túy khác trong thanh thiếu niên Vì nghiện ma túy nên thanh thiếu niên phải sử dụng ma... chung có thể chia vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên thành các loại cơ bản sau: vi phạm kỷ luật học tập, lao động; vi phạm hành chính; vi phạm dân sự; vi phạm hình sự (tội phạm) 1.2.1 Vi phạm kỷ luật học tập, lao động: Thanh thiếu niên là đối tượng đang là học sinh, sinh vi n hoặc đang làm vi c trong các cơ quan, tổ chức Do đó, khi thanh thiếu niên thực hiện những hành vi có lỗi, trái với những quy... biến phức tạp, đáng lo ngại 2.2.2 Vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên có tính chất ngày càng nghiêm trọng, phương pháp và thủ đoạn vi phạm ngày càng tinh vi: Tính chất, mức độ vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm hình sự do thanh thiếu niên thực hiện ngày càng nghiêm trọng Nếu như những năm 2000 trở về trước, lứa tuổi học sinh, sinh vi n thường thực hiện các hành vi trộm cắp, gây rối trật tự công . VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN Ở VI T NAM CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN VI T NAM HIỆN NAY. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA THANH. THANH THIẾU NIÊN Ở VI T NAM HIỆN NAY CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN Ở VI T NAM 1.1. Thanh thiếu niên và khái niệm vi phạm pháp luật của thanh thiếu. xác định vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên.  Thứ tư, vi phạm pháp luật là hành vi của thanh thiếu niên có năng lực trách nhiệm pháp lý. Chủ thể vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên phải

Ngày đăng: 11/08/2014, 10:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan