HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI THƠ “XÚC CẢNH” CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU ppt

5 1.4K 3
HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI THƠ “XÚC CẢNH” CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiết: 36 ( lớp 11a2 ), 40 ( lớp 11a5, 11a6 ) Ngày soạn: 05 / 11 / 07 HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI THƠ “XÚC CẢNH” CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU A. Mục tiêu bài học Giúp hs: - Thấy được tấm lòng cao đẹp của NĐC trong cảnh ngộ đau thương, tăm tối của quê hương, đất nước. - Nghệ thuật thơ thất ngôn bát cú Đường luật của Nguyễn Đình Chiểu B. Chuẩn bị 1. Gv: sgk chương trình cũ, soạn giảng 2. Hs: soạn bài trước ở nhà C. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ ( không) 3. Bài mới Hoạt động của Gv - Hs Nội dung cần đạt Gv giới thiệu xuất xứ tác phẩm. I. Tìm hiểu chung 1. Xuất xứ: Gv cho hs đọc bài thơ và tìm hiểu chủ đề. Pv. Bài thơ mở ra trước mắt ta hình ảnh gì? Những hình ảnh đó được miêu tả như thế nào? Dg. Hoa cỏ ngùi ngùi đang trông ngóng, mong chờ ngọn gió xuất phát từ hướng đông mang hơi ấm và sức sống của mùa xuân, làm cho trời đất, cây cỏ hồi sinh sau mùa đông rét mướt tàn tạ, tiêu điều, xơ xác. Pv. Em có nhận xét gì về nghệ thuật được sử dụng ở đây? Qua đó ta thấy được gì về người dân Nam Bộ và tấm lòng NĐC? Dg. Vì ngóng trông nên nóng lòng nóng ruột nhưng không thấy nên - Trích trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” - Viết trong thời gian cuối đời, lúc Nam Bộ rơi vào tay Pháp 2. Chủ đề Bài thơ là tâm trạng buồn đau của tác giả khi quê hương rơi vào tay giặc; đồng thời thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc, cả lời nhắn gửi triều đình niềm hi vọng lẫn oán trách, mong ước đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. II. Phân tích 1. Hai câu đề: Nỗi ngóng trông, mong đợi - “ Hoa cỏ”  số đông  Thấp bé mong manh  Đám đông quần chúng nhân dân - “Ngùi ngùi”: Tâm trạng đau buồn, xúc động - “Ngóng”: chờ mong da diết, khắc khoải - “Gió đông”: gió mùa xuân ấm áp - “ Chúa xuân”: vị chúa của mùa xuân vua, người đứng đầu triều đình - “Đâu hởi”, “có hay không?” hỏi, chất vấn nhưng không có lới đáp  tiếng kêu đau đớn, xót xa mới hỏi, hỏi dồn dập, hỏi mà ngụ ý không tin. Dg. NĐC đã nhân hoá hoa cỏ để bộc lộ tâm trạng ngóng trông, mượn thiên nhiên làm phiên bản tâm hồn vốn là lối tư duy khá đặc trưng cho nghệ thuật cổ phương Đông. Trong hệ thống ấy, hoa cỏ nổi lên như chủ thể tâm trạng, trong tương quan với “chúa xuân”. Đây là sự hoá thân của tác giả vào đám đông quần chúng bình dân. Điểm nhìn của ông không phải là cá nhân mà là điểm nhìn cộng đồng, là khát vọng của dân chúng trong đợi sự bình yên cho xứ sở. Pv. cảnh được tác giả khắc hoạ bằng những hình ảnh nào? Dg. “Mây giăng”: mờ mịt, buồn, sầu thảm “Ngày xế”: tàn lụi, ảm đạm “Nhạn, hồng”: những ước lệ nghệ thuật chỉ tin tức Pv. Qua những hình ảnh vừa phân tích ở trên, em có nhận xét gì về ý, tình của hai câu này?  Miêu tả bằng hình ảnh có tính chất ẩn dụ, tượng trưng + câu hỏi tu từ, tác giả diễn tả tài tình tâm trạng u sầu, khắc khoải của nhân dân Nam Bộ. Sống trong cảnh bị chiếm đóng, họ như những hoa cỏ bị héo úa, đang ngóng trông, hướng tới một tương lai tươi sáng. Qua đó, ta thấy được tâm trạng xót xa và tấm lòng gắn bó với nhân dân, đất nước sâu nặng của NĐC. 2. Hai câu thực: cảnh ngóng trông. - Tác giả mở mọi kênh giao tiếp từ thị giác đến thính giác để ngóng trông, hi vọng nhưng: + Ải Bắc:( phía triều đình Huế) u ám mây giăng + Non Nam ( dải đất Nam Bộ ): lầm than, bặt tiếng hồng tắt hẳn hi vọng  Nơi nào trông về cũng mờ mịt, không còn hi vọng. Giọng thơ khắc khoải, u hoài, pha lẫn thất Pv. Nhận xét về nhịp thơ và thái độ của tác giả? Dg. Thời điểm lịch sử lúc này: 1867 Pháp cướp 3 tỉnh miền Tây 1873 Hà Nội thất thủ 1874 triều đình đầu hàng, lục tỉnh Nam kì là đất thuộc Pháp. Bắc - Nam chia cắt. Dg. Xưa: cả một pho truyền thống dựng nước, giữ nước đậm mồ hôi xương máu của bao đời cha ông, là chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, niềm tự hào văn hiến rực rỡ của dân tộc Nay: Tất cả những thứ đó đã mất, bị chia cắt cho kẻ khác, cho nên nay thì há đội trời chung với giặc. Pv. Trước thực trạng của đất nước, nhà thơ có mong ước gì? Dg. “Thánh đế”: vua thánh, có tài cứu dân cứu nước “ Mưa nhuần”: mưa to, thấm sâu.  Bao giờ vua thánh xuất hiện rơn, thấu hiểu được tấm lòng đất vọng diễn tả nổi lòng của nhân dân lục tỉnh đang ngóng đợi tin tức, chờ đợi hi vọng trong tâm trạng khắc khoải, chán ngán, vô vọng. 3. Hai câu luận: Nỗi uất ức và lòng căm thù giặc của tác giả - “ Bờ cõi”:  đồng nghĩa với tổ quốc  Cõi thiêng, vốn là đất đai bất khả xâm phạm - “ Chia đất khác” Đất đai, tổ quốc đã thuộc về giặc  Nhịp thơ 4 / 3  3 / 4 sự chia cắt, biến đổi giữa xưa – nay - “Nắng sương…há đội trời chung”  lời thề bất khuất, thái độ dứt khoát không đội trời chung với giặc. lòng căm thù giặc sâu sắc.  Nỗi đau xót trước cảnh đất nước bị chia cắt, tậm trạng nặng nề u uất; đồng thời thể hiện thái độ dứt khoát, quyết liệt với kẻ thù, lòng căm thù giặc sâu sắc của tác giả và nhân dân Nam Bộ. 4. Hai câu kết: Niềm mong ước của tác giả Niềm tin của tác giả đã gởi vào một vị thánh đế, một nhà vua đức độ, tài giỏi hết lòng vì nước vì dân đứng lên đánh giặc, rửa vết nhơ nô lệ cho nước và con người để xuống một trận mưa thật to, rửa sạch hết tanh hôi cho núi sông, cây cỏ, con người. Quét sạch giặc xâm lăng, thu lại độc lập tự do cho nhân dân… Gv hướng dẫn hs tổng kết bài học. non sông đất nước. III. Tổng kết 1. Nội dung 2. Nghệ thuật 4.Củng cố ? Thực trạng đất nước và tấm lòng nhà thơ ? Những thành công về nghệ thuật trong bài 5. Dặn dò Học bài, chuẩn bị bài “Dương phụ hành” trong chương trình 11 cũ. Rút kinh nghiệm: . soạn: 05 / 11 / 07 HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI THƠ “XÚC CẢNH” CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU A. Mục tiêu bài học Giúp hs: - Thấy. lòng cao đẹp của NĐC trong cảnh ngộ đau thương, tăm tối của quê hương, đất nước. - Nghệ thuật thơ thất ngôn bát cú Đường luật của Nguyễn Đình Chiểu B. Chuẩn bị 1. Gv: sgk chương trình cũ, soạn. Hs: soạn bài trước ở nhà C. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ ( không) 3. Bài mới Hoạt động của Gv - Hs Nội dung cần đạt Gv giới thiệu xuất xứ tác phẩm. I. Tìm hiểu chung

Ngày đăng: 10/08/2014, 16:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan