KINH TẾ VĨ MÔ - CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1: KHOA HỌC KINH TẾ VĨ MÔ doc

9 1.3K 9
KINH TẾ VĨ MÔ - CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1: KHOA HỌC KINH TẾ VĨ MÔ doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw 1 Biên dịch: Kim Chi CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 KHOA HỌC KINH TẾ VĨ MÔ 1. Giải thích sự khác biệt giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô. Hai lĩnh vực này liên quan với nhau như thế nào? 2. Tai sao các nhà kinh tế học xây dựng các mô hình? 3. Một mô hình cân bằng thị trường là gì? Khi nào giả định về sự cân bằng thị trường là phù hợp? ĐÁP ÁN 1. Kinh tế vi mô nghiên cứu cách thức các doanh nghiệp và hộ gia đình ra quyết định và họ tương tác với nhau như thế nào. Các mô hình kinh tế vi mô về doanh nghi ệp và hộ gia đình dựa trên nguyên tắc tối ưu hoá – các doanh nghiệp và hộ gia đình nỗ lực hoạt động tốt nhất có thể ứng với những điều kiện ràng buộc mà họ phải đối phó. Ví dụ, các hộ gia đình chọn hàng hoá nào để mua nhằm tối đa hoá độ thỏa dụng, trong khi các doanh nghiệp quyết định sản xuất bao nhiêu nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Ngược l ại, kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế như một tổng thể; môn học này tập trung vào những vấn đề như tổng sản lượng, tổng việc làm, và mức giá chung được xác định ra sao. Các biến số của toàn thể nền kinh tế này dựa vào sự tương tác của nhiều hộ gia đình và nhiều doanh nghiệp; do đó, kinh tế vi mô tạo thành cơ sở cho kinh tế vĩ mô. 2. Các nhà kinh tế h ọc xây dựng các mô hình như một phương tiện để tóm tắt các mối quan hệ giữa các biến số kinh tế. Các mô hình có ích vì chúng thu gọn nhiều chi tiết trong nền kinh tế và cho phép người ta tập trung vào những mối quan hệ kinh tế quan trọng nhất. 3. Một mô hình cân bằng thị trường là mô hình trong đó giá điều chỉnh để cân bằng cung và cầu. Các mô hình cân bằng thị trường hữu ích trong những tình huống mà mức giá có tính linh hoạt. Tuy nhiên, trong nhiề u tình huống, mức giá linh hoạt không chắc là một giả định sát thực tế. Ví dụ, hợp đồng lao động thường ấn định tiền lương cố định trong ba năm. Hoặc những doanh nghiệp như các nhà xuất bản tạp chí thường chỉ thay đổi mức giá sau ba đến bốn năm. Hầu hết các nhà kinh tế vĩ mô tin rằng tính linh hoạt của giá là một giả định hợp lý để nghiên cứ u những vấn đề dài hạn. Trong dài hạn, giá phản ứng trước sự thay đổi của cầu hay cung, cho dù trong ngắn hạn, giá có thể chậm điều chỉnh. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw 2 Biên dịch: Kim Chi CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 SỐ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ 1. Liệt kê hai loại đại lượng mà GDP đo lường. Làm thế nào GDP lại có thể cùng một lúc đo lường được hai loại đại lượng này? 2. Chỉ số giá tiêu dùng đo lường cái gì? 3. Liệt kê ba nhóm người được Cục Thống kê lao động sử dụng để xếp loại mọi người trong nền kinh tế. Cục Thống kê tính toán tỷ lệ thất nghiệp như thế nào? 4. Giả i thích định luật Okun. ĐÁP ÁN 1. GDP đo lường tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế và tổng chi tiêu vào sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế. GDP có thể cùng một lúc đo lường được hai đại lượng vì cả hai thật ra cũng chỉ là một: đối với một nền kinh tế trên bình diện tổng thể, thu nhập phải bằng chi tiêu. Như minh họa qua biểu đồ dòng l ưu chuyển trong sách giáo khoa, có những cách khác nhau nhưng tương đương với nhau để đo lường dòng tiền trong nền kinh tế. 2. Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá chung của nền kinh tế. Đại lượng này cho ta biết giá của một rổ hàng hoá cố định so với giá của chính rổ hàng hoá đó ở năm cơ sở. 3. Cục Thống kê lao động phân loại mỗi người vào một trong ba nhóm sau: có việc làm, thất nghi ệp, hay không nằm trong lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm của lực lượng lao động không có việc làm, được tính như sau: Tỷ lệ thất nghiệp = donglaoluongLuc xnghiepthatnguoiSo 100 Lưu ý rằng lực lượng lao động là số người có việc làm cộng với số người thất nghiệp. 4. Định luật Okun nói đến mối quan hệ nghịch biến giữa thất nghiệp và GDP thực. Người lao động có việc làm giúp tạo ra hàng hoá và dịch vụ trong khi người lao động thất nghiệp thì không. Do đó, tăng tỷ lệ thất nghiệp gắn liền với giảm GDP thực. Định luật Okun có thể được tóm tắt bằng phương trình: % ∆ GDP thực = 3% - 2 × ( ∆ Tỷ lệ thất nghiệp) Nghĩa là, nếu tình trạng thất nghiệp không thay đổi, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực là 3 phần trăm. Ứng với mức thay đổi tỷ lệ thất nghiệp là một điểm phần trăm (ví dụ, giảm từ 6 phần trăm xuống 5 phần trăm, hay tăng từ 6 phần trăm lên 7 phần trăm), sản lượng sẽ thay đổi 2 ph ần trăm theo chiều ngược lại. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw 3 Biên dịch: Kim Chi CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 THU NHẬP QUỐC GIA HÌNH THÀNH VÀ PHÂN BỔ NHƯ THẾ NÀO 1. Sản lượng của một nền kinh tế sản xuất ra được xác định bởi những yếu tố nào? 2. Giải thích làm thế nào một doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận đưa ra quyết định về cầu là bao nhiêu cho từng yếu tố sản xuất. 3. Vai trò của quy luật sinh lợi (hay lợi suất) không đổi theo qui mô trong phân phối thu nhập là gì? 4. Tiêu dùng và đầu tư được xác định bởi những yếu tố nào? 5. Giải thích sự khác biệt giữa các khoản chi mua của chính phủ và các khoản thanh toán chuyển nhượng của chính phủ. Hãy cho hai ví dụ ứng với từng khoản mục. 6. Yếu tố nào xác định cân bằng giữa cầu và cung hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế (trong chương học này)? 7. Giải thích điều gì xảy ra cho tiêu dùng, đầu tư, và lãi suất khi chính phủ tăng thuế. ĐÁP ÁN 1. Các yếu tố sản xuất và công nghệ sản xuất xác định sản lượng mà một nền kinh tế có thể sản xuất. Các yếu tố sản xuất là những yếu tố đầu vào được sử dụng để sản xuất hàng hoá và dịch vụ: những yếu tố quan trọng nhất là vốn và lao động. Công nghệ sản xuất xác định mức độ sản lượng nhiều hay ít có thể được sản xuất ra ứng với các yếu tố đầu vào cho trước này. Tăng một trong các yếu tố sản xuất hay cải thiện công nghệ sẽ dẫn đến tăng sản lượng của nền kinh tế. 2. Khi một doanh nghiệp quyết định sử dụng một yếu tố sản xuất bằng bao nhiêu, họ sẽ cân nhắc xem quyết định này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận như thế nào. Ví dụ, nếu thuê thêm một đơn vị lao động sẽ tăng sản lượng và do đó tăng doanh thu; doanh nghiệp so sánh doanh thu tăng thêm này với chi phí tăng thêm do phải trả thêm tiền công lao động. Doanh thu tăng thêm mà doanh nghiệp nhậ n được phụ thuộc vào sản phẩm biên của lao động (MPL) và giá hàng hoá sản xuất ra (P). Một đơn vị lao động tăng thêm sản xuất ra được MPL đơn vị sản lượng tăng thêm, và số sản lượng tăng thêm này được bán ra với mức giá P. Do đó, doanh thu tăng thêm của doanh nghiệp là P× MPL. Chi phí thuê mướn thêm một đơn vị lao động là tiền công W. Như vậy, quyết định tuyển dụng thêm lao động này ả nh hưởng đến lợi nhuận như sau: ∆ Lợi nhuận = ∆ Doanh thu - ∆ Chi phí = (P× MPL) – W Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw 4 Biên dịch: Kim Chi Nếu doanh thu tăng thêm, (P × MPL), cao hơn chi phí thuê mướn thêm một đơn vị lao động, (W), thì lợi nhuận gia tăng. Doanh nghiệp sẽ tuyển dụng thêm lao động cho đến khi không còn khả năng sinh lợi từ việc tuyển dụng này nữa – nghĩa là cho đến khi MPL giảm xuống cho tới điểm mà ở đó thay đổi của lợi nhuận bằng zero. Trong phương trình trên đây, doanh nghiệp thuê thêm lao động cho đến khi ∆ Lợi nhuận = 0, nghĩa là khi (P× MPL) = W. Điều kiện này có thể được viết lại: MPL = W/P Do đó, một doanh nghiệp cạnh tranh, tối đa hoá lợi nhuận sẽ thuê thêm lao động cho đến khi sản phẩm biên của lao động bằng với tiền công thực. Lập luận tương tự cũng áp dụng cho quyết định của doanh nghiệp khi sử dụng thêm vốn: doanh nghiệp sẽ sử dụng thêm vốn cho đến khi sản phẩm biên của vốn bằng với giá thuê vốn thực. 3. Một hàm sản xuất có sinh lợi không đổi theo qui mô nếu khi ta tăng đồng đều tất cả các yếu tố sản xuất thêm một tỷ lệ phần trăm nhất định sẽ làm tăng sản lượng thêm cùng một tỷ lệ phần trăm. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp gia tăng sử dụng vốn và lao động thêm 50 phần trăm, sản lượng sẽ tăng thêm 50 phần trăm, thì hàm s ản xuất này có sinh lợi không đổi theo qui mô. Nếu hàm sản xuất có sinh lợi không đổi theo qui mô thì tổng thu nhập (hay tổng sản lượng) trong nền kinh tế gồm những doanh nghiệp cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận sẽ được phân chia thành sinh lợi của lao động, MPL × L, và sinh lợi của vốn, MPL × K; nghĩa là trong điều kiện sản lượng không đổi theo qui mô, lợi nhuận kinh tế bằng không. 4. Tiêu dùng phụ thuộc đồng biến với thu nhập khả dụng – thu nhập sau khi đã nộp tất cả các khoản thuế. Thu nhập khả dụng càng cao thì tiêu dùng càng nhiều. Cầu đầu tư phụ thuộc nghịch biến với lãi suất thực. Để việc đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận, sinh lợi của nó phải lớn hơn chi phí. Vì lãi suất thực đo lường chi phí của vố n, lãi suất thực càng cao thì chi phí đầu tư càng lớn, vì thế cầu đầu tư sẽ giảm. 5. Chi mua của chính phủ bao gồm những hàng hoá và dịch vụ mà chính phủ trực tiếp mua sắm. Ví dụ, chính phủ mua tên lửa và xe tăng, xây dựng đường sá, và cung cấp những dịch vụ như kiểm soát không lưu. Tất cả các hoạt động này là một phần của GDP. Thanh toán chuyển nhượng là thanh toán của chính phủ cho cá nhân mà không đổi lấy (hay không đối ứng) hàng hoá hay dịch vụ gì cả. Thanh toán chuyển nhượng là ngược lại với thuế: thuế làm giảm thu nhập khả dụng của hộ gia đình, trong khi thanh toán chuyển nhượng làm tăng thu nhập khả dụng. Ví dụ về thanh toán chuyển nhượng bao gồm các khoản thanh toán bảo hiểm xã hội cho người già, bảo hiểm thất nghiệp, và phúc lợi cựu chiến binh. 6. Tiêu dùng, đầu tư và chi mua của chính phủ xác định cầu đối với sản lượng của nền kinh tế, trong khi các yếu tố sản xuất và hàm sản xuất xác định cung Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw 5 Biên dịch: Kim Chi sản lượng. Lãi suất thực điều chỉnh để bảo đảm rằng cầu hàng hoá của nền kinh tế bằng với cung. Ở mức lãi suất cân bằng, cầu hàng hoá và dịch vụ bằng với cung. 7. Khi chính phủ tăng thuế, thu nhập khả dụng giảm, và do đó tiêu dùng cũng giảm. Mức giảm tiêu dùng sẽ bằng lượng thuế gia tăng nhân cho khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC). MPC càng cao thì ảnh hưởng nghịch biến của tăng thuế đối với tiêu dùng càng lớn. Vì sản lượng được ấn định bởi các yếu tố sản xuất và công nghệ sản xuất nhất định, và chi mua của chính phủ không đổi cho nên sự giảm sút tiêu dùng ph ải được bù trừ bằng sự gia tăng đầu tư. Để đầu tư gia tăng, lãi suất thực phải giảm. Do đó, tăng thuế dẫn đến giảm tiêu dùng, tăng đầu tư và giảm lãi suất thực. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw 6 Biên dịch: Kim Chi CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ I 1. Trong mô hình Solow, tỷ lệ tiết kiệm ảnh hưởng như thế nào đến mức thu nhập ở trạng thái dừng? Nó ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ tăng trưởng ở trạng thái dừng? 2. Tại sao một nhà hoạch định chính sách kinh tế có thể chọn mức vốn theo Qui tắc Vàng? 3. Một nhà hoạch định chính sách kinh tế có thể chọn một trạng thái dừng với nhiều vốn hơn so với trạng thái dừng theo Qui tắc Vàng hay không? Họ có thể chọn một trạng thái dừng với ít vốn hơn so với trạng thái dừng theo Qui tắc Vàng hay không? Giải thích câu trả lời của bạn. 4. Trong mô hình Solow, tốc độ tăng dân số ảnh hưởng đến mức thu nhập ở trạng thái dừng như thế nào? Nó ảnh hưởng như thế nào đến tốc dộ tăng trưởng ở trạng thái dừng? ĐÁP ÁN 1. Trong mô hình Solow, một tỷ lệ tiết kiệm cao dẫn đến trữ lượng vốn ở trạng thái dừng lớn, và mức sản lượng ở trạng thái dừng cao. Một tỷ lệ tiết kiệm thấp dẫn đến trữ lượng vốn ở trạng thái dừng thấp, và mức sản lượng ở trạng thái dừng cũng thấp. Tiết kiệm càng cao dẫn đến tăng trưở ng kinh tế càng nhanh chỉ trong ngắn hạn. Gia tăng tỷ lệ tiết kiệm giúp đẩy mạnh tăng trưởng cho đến khi nền kinh tế đạt trạng thái dừng mới. Nghĩa là nếu nền kinh tế duy trì mức tiết kiệm cao, thì nền kinh tế cũng sẽ duy trì trữ lượng vốn lớn và mức sản lượng cao, nhưng nó sẽ không duy trì tốc độ tăng trưởng cao mãi mãi. 2. Thật sự hợp lý khi ta giả định rằng mục tiêu của một nhà hoạch định chính sách kinh tế là tối đa hoá phúc lợi kinh tế của mọi thành viên trong xã hội. Vì phúc lợi kinh tế phụ thuộc vào mức tiêu dùng, nhà hoạch định chính sách nên chọn trạng thái dừng ứng với mức tiêu dùng cao nhất. Mức vốn theo Qui tắc Vàng là mức vốn tối đa hoá tiêu dùng ở trạng thái dừng. Ví dụ, giả sử không có tăng trưở ng dân số hay thay đổi công nghệ. Nếu trữ lượng vốn ở trạng thái dừng tăng thêm một đơn vị, thì sản lượng tăng thêm một lượng bằng sản phẩm biên của vốn MPK; tuy nhiên, khấu hao tăng thêm một lượng bằng δ, cho nên mức sản lượng ròng tăng thêm cho tiêu dùng là MPK - δ . Trữ lượng vốn theo Qui tắc Vàng là mức vốn mà ở đó, MPK = δ , nghĩa là sản phẩm biên của vốn bằng tỷ lệ khấu hao. 3. Khi nền kinh tế bắt đầu nằm trên mức vốn theo Qui tắc Vàng, việc đạt được mức Qui tắc Vàng dẫn đến tiêu dùng cao hơn tại mọi thời điểm. Do đó, các nhà hoạch định chính sách luôn luôn muốn chọn mức Qui tắc Vàng, vì tiêu dùng gia tăng trong mọi thời đoạn. Mặt khác, khi nền kinh tế nằm dưới mức vốn theo Qui tắc Vàng, việc đạt được mức Qui tắc Vàng có nghĩa là giảm tiêu dùng hôm nay để tăng tiêu dùng trong tương lai. Trong trường hợp này, quyết định của các nhà hoạch định chính sách sẽ không rõ ràng. Nếu nhà hoạch định Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw 7 Biên dịch: Kim Chi chính sách quan tâm nhiều hơn đến thế hệ hiện tại so với các thế hệ tương lai, họ sẽ quyết định không theo đuổi những chính sách nhằm đạt trạng thái dừng theo Qui tắc Vàng. Nếu nhà hoạch định chính sách có mối quan tâm như nhau đến tất cả các thế hệ, họ sẽ quyết định đạt đến Qui tắc Vàng. Cho dù thế hệ hiện tại sẽ phải tiêu dùng ít hơn, mộ t số (vô hạn) các thế hệ tương lai sẽ hưởng lợi nhờ tiêu dùng gia tăng thông qua việc chuyển đến trạng thái Qui tắc Vàng. 4. Tốc độ tăng trưởng dân số càng cao, mức vốn trên mỗi lao động ở trạng thái dừng càng thấp, và do đó sẽ có một mức thu nhập ở trạng thái dừng càng thấp. Ví dụ, hình 4-1 trình bày trạng thái dừng ứng với hai mức tăng trưởng dân số khác nhau, mức thấp hơn n 1 và mức cao hơn n 2 . Tăng trưởng dân số cao hơn, n 2 , có nghĩa là đường biểu thị tăng trưởng dân số và khấu hao cao hơn, cho nên mức vốn trên mỗi lao động ở trạng thái dừng thấp hơn. Hình 4-1 Tốc độ tăng của tổng thu nhập ở trạng thái dừng là n + g, vì thế, tỷ lệ tăng trưởng dân số càng cao, tỷ lệ tăng trưởng tổng thu nhập càng cao. Tuy nhiên, thu nhập trên mỗi lao động tăng trưởng với tỷ lệ g ở trạng thái dừng, và như vậy sẽ không chịu ảnh hưởng của sự tăng trưởng dân số. Đầu tư, đầu tư hoà vốn V ố n t r ên m ỗi lao đ ộ n g, k k* 2 k* 1 s.f(k) ( δ+n 2 ) k ( δ+n 1 )k Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw 8 Biên dịch: Kim Chi CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ II 1. Trong mô hình Solow, những yếu tố nào xác định tốc độ tăng thu nhập trên mỗi lao động ở trạng thái dừng? 2. Những dữ liệu cần thiết gì giúp xác định liệu một nền kinh tế hiện đang có vốn nhiều hơn hay ít hơn so với trạng thái dừng theo Qui tắc Vàng? 3. Các nhà hoạch định chính sách có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm quốc gia bằng cách nào? 4. Điều gì đã xảy ra cho tốc độ tăng năng suất trong hơn 40 năm qua? Bạn có thể giải thích hiện tượng này như thế nào? 5. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh giải thích như thế nào về sự tăng trưởng bền vững mà không đưa ra giả định về tiến bộ công nghệ mang tính ngoại sinh? Lý thuyết này khác với mô hình Solow như thế nào? ĐÁP ÁN 1. Trong mô hình Solow, chúng ta thấy rằng chỉ có tiến bộ công nghệ có thể tác động đến tốc độ tăng thu nhập trên mỗi lao động ở trạng thái dừng. Tăng trưởng trữ lượng vốn (thông qua tiết kiệm cao) cũng như tăng trưởng dân số đều không ảnh hưởng đến tốc độ tăng thu nhập trên mỗi lao động ở trạng thái dừng. Tiến bộ công nghệ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững. 2. Để xác định xem một nền kinh tế hiện đang có vốn cao hơn hay thấp hơn so với trạng thái Qui tắc Vàng, chúng ta cần so sánh đại lượng sản phẩm biên của vốn trừ đi khấu hao (MPK - δ ) với tốc độ tăng tổng sản lượng (n + g). Tốc độ tăng GDP có sẵn. Ước lượng sản phẩm biên của vốn ta cần tính toán thêm một chút, như đã trình bày trong sách giáo khoa, ta vẫn có thể rút ra được từ số liệu sẵn có về trữ lượng vốn so với GDP, tổng giá trị khấu hao so với GDP, và tỷ trọng của vốn trong GDP. 3. Chính sách kinh tế có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm hoặc là thông qua tăng tiết kiệm khu vực công (tiết kiệm của chính phủ) hoặc thông qua ban hành các biện pháp khuyến khích để thúc đẩy tiết kiệm tư nhân. Tiết kiệm khu vực công là chênh lệch giữa số thu của chính phủ và chi tiêu của chính phủ. Nếu chi vượt thu, chính phủ sẽ bị thâm hụt ngân sách, có nghĩa là tiết kiệm chính phủ có giá trị âm. Nhữ ng chính sách làm giảm thâm hụt (như giảm mua sắm của chính phủ hay tăng thuế) làm tăng tiết kiệm khu vực công, trong khi những chính sách làm tăng thâm hụt ngân sách sẽ làm giảm tiết kiệm công. Có nhiều chính sách của chính phủ ảnh hưởng đến tiết kiệm tư nhân. Quyết định tiết kiệm của một hộ gia đình có thể phụ thuộc vào sinh lợi từ tiết kiệm; sinh lợi từ tiết kiệ m càng cao, càng hấp dẫn tiết kiệm. Các biện pháp khuyến khích thuế như tài khoản hưu trí miễn thuế dành cho cá nhân, và ưu đãi thuế đầu tư dành cho các công ty giúp tăng sinh lợi từ tiết kiệm và khuyến khích tiết kiệm tư nhân. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw 9 Biên dịch: Kim Chi 4. Ở Hoa Kỳ, tốc độ tăng sản lượng đầu người giảm từ 2,2 phần trăm một năm giai đoạn 1948-1972 còn 1,7 phần trăm một năm giai đoạn 1972-1991. Các nước khác thậm chí còn trải qua tình trạng giảm sút tăng trưởng nhiều hơn. Xem ra tình trạng sa sút tăng trưởng sản lượng này có thể được qui cho sự sa sút của tăng trưởng năng suất – thông qua tỷ lệ cải thiệ n hàm sản xuất theo thời gian. Người ta cũng đưa ra những cách giải thích khác cho tình trạng sa sút tăng trưởng này, nhưng xem ra nó vẫn còn là một điều bí ẩn. 5. Các lý thuyết tăng trưởng nội sinh cố gắng giải thích tốc độ tiến bộ công nghệ bằng cách giải thích những quyết định tác động đến sự sáng tạo tri thức thông qua nghiên cứu và phát triển. Ngược lại, mô hình Solow chỉ đơn thuần xem tốc độ tiến bộ công nghệ là một biến ngoại sinh. Trong mô hình Solow, tỷ lệ tiết kiệm ảnh hưởng đến tăng trưởng một cách tạm th ời, nhưng sinh lợi giảm dần của vốn cuối cùng buộc nền kinh tế phải tiến tới một trạng thái dừng trong đó tăng trưởng chỉ phụ thuộc vào tiến bộ công nghệ ngoại sinh. Ngược lại, nhiều mô hình tăng trưởng nội sinh về thực chất giả định rằng vốn có sinh lợi không đổi (chứ không phải giảm dần), được lý giải để bao hàm c ả tri thức. Vì thế, những thay đổi của tỷ lệ tiết kiệm có thể dẫn đến tăng trưởng bền vững (kéo dài). . Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 6-2 007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw 1 Biên dịch: Kim Chi CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 KHOA HỌC KINH TẾ VĨ MÔ 1. Giải. điều chỉnh. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 6-2 007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw 2 Biên dịch: Kim Chi CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 SỐ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ 1. Liệt. thực. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 6-2 007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw 6 Biên dịch: Kim Chi CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ I 1. Trong mô hình

Ngày đăng: 09/08/2014, 20:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan