Hạn chế ăn mặn, chua để tránh ung thư dạ dày ppt

5 226 0
Hạn chế ăn mặn, chua để tránh ung thư dạ dày ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ung thư dạ dày có thể chữa khỏi 100% nếu phát hiện sớm. (Ảnh minh họa). Hạn chế ăn mặn, chua để tránh ung thư dạ dày - GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho hay, ung thư dạ dày có thể phát hiện sớm và được chữa khỏi. Tuy nhiên, 3/4 số bệnh nhân ung thư đến bệnh viện khi đã mắc bệnh ở giai đoạn cuối. Vì thế, họ không thể kéo dài sự sống quá 12 tháng. Đa số bệnh nhân nhập viện trễ GS.TS Nguyễn Bá Đức cho biết, ung thư dạ dày (UTDD) ở Việt Nam đứng thứ 3 trong 10 loại ung thư hay gặp. Phần lớn họ đến viện ở giai đoạn muộn, khi có các biểu hiện đau, rối loạn tiêu hóa, gầy sút nhanh. Điều này khiến kết quả điều trị không cao. Nguyên nhân là do Việt Nam chưa có các trung tâm, chương trình sàng lọc ung thư và các biện pháp chẩn đoán, điều trị còn bị hạn chế. TS.Nguyễn Tuyết Mai, Trưởng khoa Nội 1, Bệnh viện K cho biết: Tỷ lệ mắc UTDD ở nước ta ngày càng tăng. Mỗi năm có thêm khoảng 13.000 ca mắc mới (chưa kể các ca tái phát, quay lại điều trị lần 2, lần 3) và có khoảng 10.000 ca tử vong. Tuy nhiên, chỉ khoảng 6% người mắc căn bệnh này được phát hiện sớm qua khám sức khỏe định kỳ; 70% đến ở giai đoạn muộn 3 và 4, do đó kết quả điều trị hạn chế. Trong đó, 70% bệnh nhân mắc UTDD có độ tuổi từ 40- 60, còn lại là ở độ tuổi dưới 40, thậm chí có người dưới 30 tuổi. Cũng theo TS. Mai, hiện nay, UTDD là một trong những loại ung thư có thể phòng ngừa và điều trị tốt nếu bệnh nhân đến bác sĩ khi bệnh chưa chuyển sang giai đoạn di căn. Tỷ lệ chữa khỏi UTDD có thể đạt 100% nếu phát hiện ở giai đoạn khi ung thư chỉ khu trú ở lớp niêm mạc dạ dày. Đối với ung thư giai đoạn 1, khi tế bào ung thư chưa di căn hạch, chưa qua hết thành dạ dày, tỷ lệ thành công đạt trên 80%. "Ở giai đoạn đầu, người bệnh có các biểu hiện như khó tiêu, nóng rát vùng thượng vị, ăn không ngon miệng. Còn ở giai đoạn hai, người bệnh thường mệt mỏi, đầy bụng sau ăn. Người bệnh mắc giai đoạn cuối thường đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, nuốt nghẹn, sụt cân nhanh chóng Ung thư dạ dày khi diễn đến giai đoạn cuối có thể lan qua gan, tụy, hạch bạch huyết và các cơ quan khác nên tiên lượng rất xấu", TS. Mai cho biết. Ung thư dạ dày có thể chữa khỏi 100% nếu phát hiện sớm. (Ảnh minh họa). Tuổi cao dễ mắc Theo TS.Nguyễn Tuyết Mai, cho đến nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra UTDD, nhưng y học nhận thấy có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến căn bệnh này. Tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh hơn và người dân có điều kiện sống thấp dễ bị UTDD. Nam giới bị UTDD nhiều hơn nữ giới do liên quan đến việc hút thuốc lá. Ung thư dạ dày còn do viêm dạ dày mạn tính vì nhiễm vi trùng Helicobacter pylori (một loại vi trùng sống thường trú trong dạ dày). Một yếu tố nguy cơ cao nữa là do chế độ ăn uống bất hợp lý như ăn mặn, chua. Bình thường, độ pH trong dạ dày ổn định nhưng nếu ăn quá nhiều chất chua, mặn làm thay đổi môi trường dẫn tới viêm loét dạ dày. Viêm loét dạ dày có tỷ lệ biến chứng thành UTDD rất cao. Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, hiện nay việc điều trị UTDD có nhiều phương pháp như phẫu thuật, sử dụng thuốc, xạ trị, nhưng hiệu quả điều trị hạn chế và thời gian sống của bệnh nhân ngắn vì UTDD là căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, với những nghiên cứu khoa học và tiến bộ không ngừng của y học thế giới với việc ứng dụng liệu pháp Trastuzumab sẽ mở ra những hy vọng mới cho bệnh nhân UTDD ở Việt Nam. GS.TS Nguyễn Bá Đức cho biết, qua những nghiên cứu y khoa và ứng dụng liệu pháp Trastuzumab tại nhiều nước châu Âu cho thấy, liệu pháp trúng đích phân tử trong điều trị UTDD giúp tăng thời gian sống của bệnh nhân lên tới 4 tháng, có nghĩa là thời gian sống sẽ là 16 tháng so với 11,8 tháng nếu điều trị hóa chất đơn thuần, không có Trastuzumab. Ngoài ra, Trastuzumab còn giúp kéo dài thời gian sống mà bệnh UTDD không tiến triển bệnh, với khoảng thời gian là 6 - 7 tháng so với 5,5 tháng nếu điều trị hóa chất đơn thuần cho những bệnh nhân UTDD giai đoạn cuối di căn. Phòng tránh ung thư dạ dày: NÊN - Nội soi dạ dày tầm soát bệnh định kỳ 2 năm/lần sau tuổi 40 để phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên, những người trẻ hơn độ tuổi này cũng không nên chủ quan. - Nên ăn nhiều thức ăn tiền vitamin A, thức ăn màu đỏ, rau cải tươi, chanh và các chất chứa nhiều vitamin C khác sẽ giúp tránh ung thư dạ dày và nhiều loại ung thư khác. KHÔNG NÊN - Hút thuốc lá. - Ăn các thức ăn nhiều muối, nhiều gia vị hoặc có nhiều chất hóa học như nitrate. . Ung thư dạ dày có thể chữa khỏi 100% nếu phát hiện sớm. (Ảnh minh họa). Hạn chế ăn mặn, chua để tránh ung thư dạ dày - GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho hay, ung. dạ dày mạn tính vì nhiễm vi trùng Helicobacter pylori (một loại vi trùng sống thư ng trú trong dạ dày) . Một yếu tố nguy cơ cao nữa là do chế độ ăn uống bất hợp lý như ăn mặn, chua. Bình thư ng,. chủ quan. - Nên ăn nhiều thức ăn tiền vitamin A, thức ăn màu đỏ, rau cải tươi, chanh và các chất chứa nhiều vitamin C khác sẽ giúp tránh ung thư dạ dày và nhiều loại ung thư khác. KHÔNG

Ngày đăng: 09/08/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan