ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNHChê bai và hy vọng Đã có thời pdf

7 316 0
ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNHChê bai và hy vọng Đã có thời pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH Chê bai và hy vọng Đã có thời gian quá dài, điện ảnh Việt Nam tụt hậu so với khu vực và thế giới. Không phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu, khảo sát, chúng ta cũng biết hàng năm Việt Nam chỉ sản xuất trên dưới 10 bộ phim truyện từ ba hãng phim nhà nước: Hãng phim Truyện Việt Nam, Hãng phim Truyện I và Hãng phim Giải Phóng. Còn các hãng phim tư nhân, những năm gần đây mới chính thức ra đời, số lượng phim sản xuất hàng năm cũng không nhiều. Số lượng phim như vậy so với số dân Việt Nam hiện tại trên 80 triệu người có nhu cầu xem phim thì đó là một tỷ lệ quá nhỏ. Vào những năm 1964, 1965 khi nước ta bước vào cuộc chiến tranh chống Mỹ, cả nước có 336 đơn vị chiếu bóng gồm bãi, rạp và đội chiếu bóng lưu động, đã chiếu phục vụ được 71.414.720 lượt người xem, thì hiện nay, số đơn vị chiếu bóng, buổi chiếu và số lượt người xem chỉ còn rất ít, chắc gì được 1/10 hay 1/20 của thời còn chiến tranh. Dẫu biết rằng sự so sánh này không hoàn toàn chính xác, nhưng trong khi đất nước phát triển mà điện ảnh Việt Nam lại đứng yên và tụt hậu thì điều đó phải được xem xét, đánh giá nghiêm túc, nếu như muốn có một nền điện ảnh dân tộc thực sự như khẩu hiệu đã đề ra là xây dựng một nền điện ảnh tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc. Chất lượng phim Việt Nam bị giảm sút, đó là điều mà người xem và các phương tiện thông tin đại chúng đã nói nhiều. Ngành điện ảnh cũng đã mất công sức, thời gian, mở nhiều cuộc hội thảo để bàn biện pháp nâng cao chất lượng phim. Bên cạnh đó, hàng năm ngành còn tổ chức đều đặn những trại sáng tác ở cả ba khu vực Bắc - Trung - Nam cũng nhiều lớp học nâng cao nghiệp vụ, tay nghề, những kỳ liên hoan phim (LHP) quốc gia, các cuộc bình xét trao giải Cánh diều và những cuộc thi sáng tác kịch bản…Công sức, tiền bạc tốn kém nhiều, nhưng hiệu quả đem lại rất ít, nếu không muốn nói là lãng phí. Mỗi năm chúng ta cũng mới chỉ làm được một, hai phim đạt chất lượng nghệ thuật, có sự tìm tòi sáng tạo, bộc lộ những cá tính và phong cách riêng của người nghệ sĩ. Những phim này không đi vào lối mòn, được tuyển chọn, mời tham dự các LHP quốc tế và giành được những giải thưởng có giá trị, nhận được sự động viên, cổ vũ của ban giám khảo cũng như đông đảo khán giả ở các nước. Có những phim được đề cử tranh những giải lớn như Cành cọ vàng, Sư tử vàng và Oscar… Đó là những giải thưởng điện ảnh danh giá thế giới. Nhiều nhà điện ảnh nước ngoài ghi nhận rằng điện ảnh Việt Nam có vị trí trên trường quốc tế mà điện ảnh nước họ chưa có hoặc ít có. Việt Nam trải qua hai cuộc chiến tranh làm cho thế giới khâm phục, ngưỡng mộ, đó là mảng đề tài lớn, nhưng đề tài hiện đại thì chưa có nhiều thành công, công nghiệp điện ảnh và nguồn lực tài chính của điện ảnh Việt Nam vẫn còn khó khăn và hạn chế. Chúng ta có thể tự hào, hy vọng và tin tưởng vì điện ảnh Việt Nam với một bề dày truyền thống, có những phim, đạt tới đỉnh cao nghệ thuật, nhưng thực tại thì nó đang rơi dần xuống tầm thấp với nhiều khó khăn và bế tắc. Hình như đang có một lực cản nào đó níu kéo sự phát triển của điện ảnh, đó là việc chưa thích nghi với cơ chế mới, cách làm mới của điện ảnh thế giới hiện đại. Điện ảnh Việt Nam vẫn đứng ngoài cuộc và hài lòng với những gì mà họ đang có. Những quan niệm, cách nghĩ về nghệ thuật và thương mại cũng rất cực đoan, cứng nhắc, không muốn và cũng không dám nhìn thẳng vào căn bệnh trầm kha của điện ảnh Việt Nam, để có những phương thuốc trị liệu đạt hiệu quả. Hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, phim Việt Nam vẫn chưa vươn ra được thị trường thế giới, chưa hề có thị trường và thị phần dù nhỏ, còn để được chạm tay vào giải Oscar hay Cannes thì quả là không dễ dàng. Một cơ cấu lưỡng thể Hiện nay trên thế giới, có lẽ không còn nước nào duy trì các hãng sản xuất phim nhà nước, vì phần lớn các quốc gia đã thực thi cơ chế thị trường, tham gia khối thị trường toàn cầu và tất nhiên điện ảnh cũng không nằm ngoài cơ chế đó. Điện ảnh dù là hàng hóa đặc biệt như nhiều người vẫn nói, thì nó vẫn phải chịu sự chi phối của quy luật thị trường: cung, cầu, sản xuất tiêu thụ, chất lượng, giá thành, cạnh tranh và đào thải. Ở những nước có nền điện ảnh phát triển, thời kỳ đầu họ cũng giống như ở nước ta, nhưng khi hãng phim tư nhân phát triển và có sự cạnh tranh, thì các hãng phim nhà nước đã bộc lộ những mặt yếu về cung cách làm ăn, chất lượng phim, thâm hụt tài chính dẫn đến tự giải thể. Điện ảnh nhà nước chỉ còn nắm giữ vai trò quản lý nhà nước về điện ảnh mà thôi. Ở nhiều nước thực thi cơ chế thị trường, loại phim tài liệu - khoa học họ không làm hoặc ít làm. Nếu làm, họ ít quay bằng máy và phim 35 ly (loại phim chuyên dùng) mà bằng máy và phim 16 ly cỡ nhỏ hơn để tiết kiệm phim cùng các phí tổn khác. Vì phim tài liệu - khoa học không kinh doanh được ở hệ thống rạp nên thường chiếu ở những phòng nhỏ với đối tượng hẹp. Điện ảnh quay bằng phim nhựa chuyên dùng từ 35 ly đến 70 ly và phải chiếu ở rạp có đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Ở ta phim tài liệu khoa học vẫn được làm rất công phu nhưng không được phổ biến vì không có chỗ chiếu. Thỉnh thoảng chiếu vài buổi ở trên truyền hình, đó là một lãng phí lớn. Bên cạnh đó các đài truyền hình trung ương và địa phương đã tự sản xuất phim tài liệu phóng sự, khoa học đủ đáp ứng cho nhu cầu phát sóng của đài mình… Coi điện ảnh là hàng hóa, đưa điện ảnh ra, khai thác thị trường nội địa và mở rộng xuất khẩu đã giúp cho điện ảnh nhiều nước phát triển hùng mạnh, trở thành một ngành kinh tế có lợi nhuận cao, không kém các ngành kinh tế khác. Ngoài ra, điện ảnh còn giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người ra thế giới, mà ở châu Á, điện ảnh Hàn Quốc là một ví dụ. Ngược lại ở Việt Nam có quá nhiều hãng phim nhà nước được duy trì từ thời bao cấp đến nay như Hãng phim Truyện Việt Nam, Hãng phim Truyện I, Hãng phim Giải Phóng, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, Hãng phim Hoạt hình, Xưởng phim Quân đội và Phát hành phim Quân đội của Bộ Quốc phòng, Điện ảnh Công an nhân dân đó là một cơ cấu mang nặng tính bao cấp, phân tán, dàn trải, kém hiệu quả. Nhiều mà không tinh, đông nhưng không mạnh. Khán giả vẫn thiếu phim để xem, rạp chiếu bóng thiếu phim Việt Nam để chiếu, nhưng khi có phim Việt Nam rạp vẫn vắng khách, doanh thu bị thua lỗ nặng, đó là một thực trạng đáng buồn chưa có phương thuốc chữa trị. Trong những năm gần đây nhờ có chính sách cởi mở, nhiều hãng phim tư nhân đã và đang lần lượt ra đời như hãng phim Thiên Ngân, Phước Sang, Phương Nam Film, các hãng phim Chánh Tín, Chánh Phương, Đông Á, BHD, HTD, Thế giới mới, Ánh Việt… Theo số liệu sơ bộ, cả nước hiện nay có hơn 40 hãng phim tư nhân đã được thành lập và hoạt động. Trong đó phía Nam có khoảng 33 hãng, còn lại là ở phía Bắc. Các hãng phim tư nhân đang tạo ra một lực lượng hùng hậu và sức mạnh cạnh tranh giúp tăng số lượng và chất lượng phim, thu hút được nguồn nhân lực và tài chính của xã hội cho phát triển điện ảnh. Đồng thời cũng xuất hiện một cơ cấu mới: cơ cấu lưỡng thể, vừa có hãng phim nhà nước vừa có hãng phim tư nhân song song tồn tại. Và nếu như nó được điều hành trong một cơ chế chính sách thống nhất thì đó sẽ là một bước tiến mới thúc đẩy tiến trình xã hội hóa điện ảnh phát triển. Ngược lại vẫn duy trì cơ chế chính sách lưỡng thể, nghĩa là các hãng phim nhà nước được cấp phát tài chính từ ngân sách để làm phim, và được bảo trợ việc phát hành; còn hãng phim tư nhân mọi thứ họ phải tự lo liệu, thì rõ ràng là có sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Cũng có thể lý giải cho vấn đề này mang tính giải pháp tình thế, là bước “quá độ” nhưng thực chất đây là cải cách, đổi mới nửa vời. Bởi vì đất nước đã chuyển sang cơ chế thị trường gần tròn một phần tư thế kỷ, nhưng điện ảnh thì vẫn còn nguyên trạng không thay đổi, không phát triển mà còn yếu, tụt hậu. Chủ trương cổ phần hóa các hãng phim nhà nước đã có từ lâu và được khởi động từ hai hãng phim lớn là Hãng phim truyện Việt Nam và Hãng phim Giải Phóng. Nhưng đến thời điểm này thì Hãng phim truyện I lại là đơn vị đầu tiên tiến hành các bước cổ phần hóa và thực hiện thành công phiên đấu giá cổ phiếu. Sự chậm trễ này do đâu và vì sao? Có lẽ những người hâm mộ và quan tâm đến điện ảnh Việt Nam cảm thấy con đường để tiến tới một cơ chế mới, một sự đổi thay mới cho điện ảnh nước nhà vẫn quá chật vật và gian nan. Tài trợ, đặt hàng và bao cấp Hầu hết các nước trên thế giới đều có chính sách tài trợ đặt hàng và những ưu đãi khác cho điện ảnh. Mức tài trợ ít hay nhiều là tùy thuộc vào tiềm lực kinh tế và sự quan tâm của mỗi nước. Nhưng tài trợ và đặt hàng hoàn toàn không đồng nghĩa với bao cấp, không đồng nghĩa với việc nhà nước cấp tiền nuôi các hãng phim. Tài trợ của nhà nước cho điện ảnh hay các ngành khác cũng vậy, nhằm vào những mục đích như: Hỗ trợ để nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn với quốc tế. Hỗ trợ để xây dựng cơ sở hạ tầng nhà xưởng, trường quay, mua sắm hoặc đổi mới thiết bị máy móc, hiện đại hóa công nghiệp điện ảnh để tiến kịp trình độ khoa học kỹ thuật chung của thế giới; hỗ trợ cho việc giáo dục đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, tiếp cận và sử dụng khoa học kỹ thuật điện ảnh hiện đại; hỗ trợ cho hoạt động đối ngoại, mở rộng quan hệ hợp tác với quốc tế về lĩnh vực điện ảnh… Ngoài ra nhà nước còn có các chính sách ưu đãi như miễn giảm thuế, giảm lãi suất cho vay vốn, tài trợ cho việc sản xuất và phổ biến những bộ phim, loại phim nghệ thuật không nhằm vào mục đích lợi nhuận mà nhằm vào việc nâng cao văn hóa, dân trí, nhân văn, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng… Phương thức tài trợ và đặt hàng của các nước cũng khác, họ không cấp tiền trước mà thường cấp sau khi tác phẩm hoặc công trình đã hoàn thành. Tức là nhà nước phải thấy được chất lượng và hiệu quả của sản phẩm đặt hàng hoặc tài trợ có đạt được yêu cầu của sự cam kết không. Nếu đạt yêu cầu thì các hãng phim sẽ nhận được số tiền cam kết tài trợ đặt hàng, nếu sai lệch hoặc yếu kém chất lượng các hãng phim sẽ bị trừ tiền hoặc bị phạt. Ở Việt Nam lại khác, các hãng phim nhà nước đang vận hành một cơ chế bao cấp. Cụm từ “tài trợ đặt hàng” đang được dùng ở các hãng phim hiện nay thực chất là sự “chuyển ngữ”, đổi cách dùng từ. Hiểu đúng nghĩa là nhà nước vẫn cấp tiền để các hãng phim làm phim tồn tại. Cũng vì vậy mà tiền tài trợ hay đặt hàng được cấp ngay từ đầu. Cụm từ có thể dùng là “tiền tài trợ” (tài trợ từ đầu) vì các hãng phim không có vốn, không có tiềm lực kinh tế, tài chính. Tiền cấp đến đâu họ làm phim đến đấy. Làm xong phim thì tiền tài trợ cũng hết. Khi phim được duyệt, được nghiệm thu thì các hãng phim hết trách nhiệm. Còn việc phổ biến (chiếu phim) có khách hay không, doanh thu lỗ hay lãi nhà nước chịu. Chúng ta đã biết cơ chế bao cấp thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm sức sản xuất, cũng như sự suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo. Đó là nguyên nhân chính để dẫn đến chất lượng phim Việt Nam yếu kém, càng làm phim càng thua lỗ vì đi ngược lại quy luật thị trường, quy luật sản xuất hàng hóa. Chủ thể không dùng tiền của mình để sản xuất, không chịu trách nhiệm đến khâu cuối cùng là chất lượng, hiệu quả của sản phẩm, tiêu thụ được hay không, lời hay lỗ, không có chế tài trách nhiệm. Cần một định hướng chiến lược phát triển Trong quá trình đổi mới và phát triển, những bất cập, yếu kém cũng bộc lộ, nhưng ở tầm vĩ mô, điện ảnh Việt Nam cần định hướng, chiến lược phát triển cho hiện tại và tương lai. Phải có một định hướng rõ ràng là thực hiện cơ chế thị trường hay cơ chế bao cấp? Để từ đó có một chiến lược phát triển điện ảnh được xây dựng trên những tư tưởng, quan điểm rõ ràng, với tầm nhìn quốc gia và quốc tế, với những dự báo chuẩn xác xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Đưa ra được một lộ trình và bước đi phù hợp cho từng chặng đường với mục tiêu, kế hoạch, chương trình thực hiện cụ thể. Chúng ta đã có những chương trình chấn hưng điện ảnh, có luật và các nghị định nhưng chưa đủ để làm đổi thay cơ bản nội tình của điện ảnh nước nhà. Trong quá trình phát triển đã nảy sinh những bất cập và mâu thuẫn. Ví như: mâu thuẫn giữa nhu cầu xem phim của người dân với phương thức và năng lực sản xuất nhỏ lẻ, thô sơ của các hãng phim; giữa yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa điện ảnh với việc sản xuất đơn chiếc và máy móc thiết bị lạc hậu, tiềm lực kinh tế còn yếu; giữa việc phải nâng cao số lượng và chất lượng phim với khả năng tài chính, nguồn vốn của các hãng phim; giữa sự phát triển với hệ thống cơ chế chính sách cũ, lạc hậu không đáp ứng và theo kịp với sự phát triển. Điện ảnh Việt Nam phải có những đổi thay cơ bản, bằng những hành động quyết liệt, mạnh mẽ, và quan trọng hơn là người ta có muốn làm hay không. Bởi vì sự bế tắc và sa sút của điện ảnh Việt Nam thì nhiều người đã thấy, đã biết nhưng vì sao vẫn để như vậy? . ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH Chê bai và hy vọng Đã có thời gian quá dài, điện ảnh Việt Nam tụt hậu so với khu vực và thế giới. Không phải mất nhiều thời gian để tìm. định hướng, chiến lược phát triển cho hiện tại và tương lai. Phải có một định hướng rõ ràng là thực hiện cơ chế thị trường hay cơ chế bao cấp? Để từ đó có một chiến lược phát triển điện ảnh được. không có chế tài trách nhiệm. Cần một định hướng chiến lược phát triển Trong quá trình đổi mới và phát triển, những bất cập, yếu kém cũng bộc lộ, nhưng ở tầm vĩ mô, điện ảnh Việt Nam cần định hướng,

Ngày đăng: 08/08/2014, 15:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan