MRI - Chụp cộng hưởng từ ppsx

5 779 2
MRI - Chụp cộng hưởng từ ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MRI - Chụp cộng hưởng từ Felix Bloch thuộc trường đại học Stanford và Edward Purcell thuộc trường đại học Harvard đã thực hiện đồng thời nhưng độc lập với nhau thí nghiệm về cộng hưởng từ thành công đầu tiên để nghiên cứu về các hợp chất hóa học vào năm 1946. Bác sĩ Bloch và bác sĩ Purcell đã được giải Nobel về vật lý vào năm 1952. Vào những năm đầu của thập kỷ 80 thuộc thế kỷ trước, máy chụp cộng hưởng từ (MRI - magnetic resonance imaging) dành cho người lần đầu tiên xuất hiện cho ra hình ảnh bên trong của cơ thể người. Máy MRI hiện nay có thể tạo ra hình ảnh 2 chiều và 3 chiều của cấu trúc cơ thể người với độ chi tiết cao.  MRI tương tự với CT scan ở chỗ nó tạo ra hình ảnh cắt lát của cơ thể. Nhìn vào hình ảnh cơ thể theo từng lớp cắt có thể giống với việc nhìn vào bên trong ruột ổ bánh mì bằng cách cắt bánh ra thành từng lát mỏng. Không giống như CT scan, MRI không dùng tia X mà thay vào đó, nó dùng một từ trường mạnh và sóng radio để tạo ra hình ảnh vi tính hóa ở bên trong cơ thể rất rõ ràng và chi tiết. MRI thường được dùng để khảo sát não, cột sống, các khớp, bụng và khung chậu. Một dạng MRI chuyên biệt có tên là cộng hưởng từ mạch máu (MRA - Magnetic resonance angiography) dùng để khảo sát các mạch máu.  MRI não cho hình ảnh rất chi tiết của não và thường được dùng đối với những bệnh nhân bị nhức đầu, đột quỵ, yếu ớt, nghe kém và nhìn mờ. Nó cũng có thể được dùng để khảo sát sâu hơn những bất thường thấy được trên CT scan. Khi chụp MRI não, người ta đặt một cuộn dây (head coil) xung quanh đầu bệnh nhân để giúp tạo ra hình ảnh chi tiết của não. Head coil không chạm vào người bệnh nhân và bệnh nhân có thể nhìn thấy mọi vật xung quanh qua những khoảng trống lớn ở trong cuộn dây.  Chụp MRI cột sống thường được dùng để khảo sát thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống ở những người bị đau cổ, tay, lưng và/hoặc chân. Nó cũng là phương tiện tốt nhất để kiểm tra thoát vị tái phát ở những người đã từng mổ thoát vị trước đó.  Chụp MRI xương và khớp có thể được dùng để kiểm tra gần như tất cả xương, khớp và mô mềm. MRI có thể được dùng để xác định các gân cơ, dây chằng, cơ, sụn, và xương bị tổn thương. Nó cũng có thể được dùng để tìm những chỗ nhiễm trùng hoặc các khối u.  Chụp MRI bụng thường được dùng nhất để khảo sát chi tiết hơn những bất thường thấy được ở những phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm hoặc CT scan. MRI thường được dùng để khảo sát gan, tụy, hoặc tuyến thượng thận.  Ở phụ nữ, chụp MRI khung chậu cho hình ảnh chi tiết của buồng trứng và tử cung và thường được dùng để theo dõi những bất thường thấy được trên siêu âm. Nó cũng được dùng để đánh giá mức độ lan rộng của ung thư tử cung. Ở nam giới, chụp MRI khung chậu thường được dùng để kiểm tra chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến. Chụp MRI khung chậu cũng có thể được dùng để khảo sát xương và cơ ở khung chậu.  Chụp MRI mạch máu (MRA) cho ta thấy được hình ảnh của các mạch máu. Các mạch máu ở cổ (động mạch cảnh và đốt sống) và ở não thường được khảo sát bởi MRA để tìm chỗ hẹp hoặc dãn. Ở bụng, các động mạch cung cấp máu cho thận cũng thường được khảo sát bởi kỹ thuật này. NGUY CƠ MRI rất an toàn. Từ trường mạnh chính bản thân nó không gây tổn thương cho người bệnh, trừ phi có một số bộ phận kim loại được cấy vào người. Từ trường có thể làm cho chúng di chuyển và có khả năng gây tổn thương.  Những người có các bộ phận kim loại trong cơ thể nên báo với kỹ thuật viên. Hầu hết những người có vật thể kim loại trong cơ thể sau phẫu thuật có thể chụp MRI. Chẳng hạn như những người được đặt hông hoặc đầu gối nhân tạo có thể chụp MRI vào khoảng 6 tuần sau mổ. Những thiết bị cấy ghép khác còn có thể chụp sớm hơn.  Một số thiết bị (như máy tạo nhịp tim, một số máy kích thích bơm, thần kinh cấy ghép) không bao giờ được tiếp xúc với máy MRI nếu không chúng sẽ gặp trục trặc hoặc hư hỏng. Một số kẹp phình mạch máu não cũng không được chụp MRI.  Những người đã từng được phẫu thuật trước đây phải báo với kỹ thuật viên trước khi chụp. Ngoài ra, nếu có kim loại ở bất kỳ phần nào của cơ thể do những chấn thương hoặc tai nạn trước đây cũng cần phải báo với kỹ thuật viên trước khi chụp. Một số người cũng không nên được chụp. Chẳng hạn như ở một trường hợp hiếm gặp, một người bị mù do chụp MRI vì ông ta có một mảnh kim loại trong mắt do tổn thương khi hàn.  Một số trường hợp chụp MRI cần phải tiêm thuốc tương phản từ hoặc thuốc nhuộm. Loại thuốc này rất an toàn là hoàn toàn khác với các thuốc cản quang được dùng trong những loại chẩn đoán hình ảnh bằng tia X, như chụp X quang bể thận có cản quang hoặc CT scan. Có thể có phản ứng dị ứng với thuốc nhưng rất hiếm gặp. Bác sĩ và kỹ thuật viên nên được thông báo sẵn sàng với bất kỳ trường hợp dị ứng nào.  Vẫn không phát hiện ra những tác dụng phụ nào của MRI trên thai kỳ. Hầu hết các trung tâm sẽ cho chụp MRI các sản phụ vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. CHUẨN BỊ Thông thường, tất cả những thiết bị kim loại và điện tử (như đồng hồ, trang sức, điện thoại di động, credit card) phải được tháo ra khỏi người trước khi chụp. Điều này giúp bảo vệ chúng khỏi những tác dụng của máy MRI.  Tùy thuộc vào phần nào của cơ thể được chụp, có thể cần mặc áo choàng của bệnh viện. Quần áo có khóa bằng kim loại hay được gắn kim loại nên được thay thế bằng áo choàng của bệnh viện.  Không cần phải chuẩn bị gì cả, trừ khi phải chụp ống mật, cách chụp này có tên là MRCP (magnetic resonance cholangiopancreatography), khi đó, bệnh nhân không được ăn hoặc uống trong vòng 2 - 3 giờ trước khi chụp. Trong những trường hợp khác, không cần phải nhịn ăn hay uống trước khi chụp.  Thuốc tương phản (hoặc thuốc nhuộm) có thể cần phải tiêm vào tĩnh mạch để giúp bác sĩ nhìn vào bên trong cơ thể. Thuốc tương phản an toàn và rất ít khi gặp phản ứng phụ. TRONG KHI CHỤP Có 2 kiểu máy chụp là máy chụp hở và máy chụp kín. Đối với máy chụp hở, bệnh nhân nằm ngửa mặt trên bàn, và bàn sẽ trượt dưới nam châm ở phía bên. Máy chụp kín trông giống như một cái ống, bệnh nhân nằm ngửa mặt trên bàn và trượt dần vào máy theo chiều từ đầu đến chân hoặc ngược lại tùy thuộc vào phần nào của cơ thể được chụp. Việc chụp MRI được thực hiện bên trong một nam châm lớn và bệnh nhân nằm trên bàn ngay chính giữa. Trong quá trình chụp, máy sẽ scan cơ thể bằng cách bật và tắt các nam châm nhỏ. Sóng radio sẽ được phóng vào cơ thể. Sau đó, máy sẽ thu nhận những sóng phản hồi trở lại và dùng máy vi tính để tạo ra hình ảnh của phần cơ thể được scan. Sóng radio dùng trong quá trình này là an toàn và tương tự như sóng ở các máy radio thông thường.  Máy scan sẽ tạo ra những tiếng động lớn, do đó bệnh nhân sẽ được cho một nút bịt tai hoặc headphone nghe nhạc. Những tiếng động này là do các nam châm nhỏ bên trong máy được bật và tắt.  Bệnh nhân sẽ phải giữ bộ phận cần chụp bất động khoảng 30 - 60 phút, đó là khoảng thời gian chụp MRI thông thường. Nếu bệnh nhân di động trong quá trình chụp, có thể sẽ phải chụp lại một phần hay hoàn toàn. Quá trình chụp được thực hiện theo nhiều phần. Kỹ thuật viên sẽ nói chuyện với bệnh nhân giữa mỗi phần để thông báo cho họ biết mọi việc diễn tiến đến đâu và nhắc nhở người bệnh nằm im.  Đôi khi phải dùng thuốc an thần. Ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ thường phải dùng thuốc an thần hoặc thuốc mê để giữ bất động trong khi chụp. Hầu hết những trẻ lớn và người trưởng thành không cần phải uống thuốc để thư giãn hoặc cần dùng thuốc an thần. Đôi khi, những người đang căng thẳng hoặc mắc chứng sợ bị giam giữ cần phải được uống thuốc an thần, và hiếm gặp hơn là cần phải uống thuốc mê.  Chứng sợ bị giam giữ: o Chứng sợ bị giam giữ là suy nghĩ thường gặp. Nhiều người tự hỏi rằng họ bị đưa vào sâu trong máy đến mức nào. Để cho hình ảnh đẹp nhất, phần được khảo sát phải nằm chính giữa máy scan. Chẳng hạn như, nếu muốn chụp MRI não, đầu bệnh nhân phải nằm giữa máy scan. Nếu bệnh nhân phải chụp MRI mắt cá chân thì mắt cá chân sẽ nằm giữa máy scan chứ không phải là đầu. o Không giống như những loại máy cũ mà bệnh nhân phải nằm vào trong một ống dài, hiện nay đã có một số loại máy mới có nòng ngắn hơn nhiều và làm cho bệnh nhân bị chứng sợ giam giữ cảm thấy thoải mái hơn. Đối với những người bị chứng này nặng nề, cần phải cho thuốc uống để thư giãn trong suốt quá trình chụp và cần phải có người chở về nhà sau khi chụp. SAU KHI CHỤP Nếu phải tiêm thuốc tương phản, đường truyền tĩnh mạch sẽ được lấy ra khỏi tay trước khi bệnh nhân về nhà. Không có tác dụng phụ nào của quá trình chụp và của thuốc tương phản. Trong những trường hợp hiếm gặp khi cần phải dùng thuốc an thần, bệnh nhân sẽ được đưa về nhà khi tỉnh dậy. Đối với những người phải uống thuốc an thần, cần phải có người chở về nhà. Không có tác dụng phụ nào sau khi chụp. NHỮNG BƯỚC TIẾP THEO Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh là người được đào tạo để phân tích những hình ảnh chụp được và kết quả phân tích sẽ được gửi cho bác sĩ. Thời gian chờ kết quả được chuyển đến bác sĩ điều trị tùy thuộc vào nơi chụp. . MRI - Chụp cộng hưởng từ Felix Bloch thuộc trường đại học Stanford và Edward Purcell thuộc trường đại học Harvard đã thực hiện đồng thời nhưng độc lập với nhau thí nghiệm về cộng hưởng từ. thuộc thế kỷ trước, máy chụp cộng hưởng từ (MRI - magnetic resonance imaging) dành cho người lần đầu tiên xuất hiện cho ra hình ảnh bên trong của cơ thể người. Máy MRI hiện nay có thể tạo ra. cần chụp bất động khoảng 30 - 60 phút, đó là khoảng thời gian chụp MRI thông thường. Nếu bệnh nhân di động trong quá trình chụp, có thể sẽ phải chụp lại một phần hay hoàn toàn. Quá trình chụp

Ngày đăng: 08/08/2014, 13:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan