Sáng kiến kinh nghiệm – Một vài biện pháp giúp trẻ học tốt môn Làm Quen Chũ Cái pot

10 1.5K 13
Sáng kiến kinh nghiệm – Một vài biện pháp giúp trẻ học tốt môn Làm Quen Chũ Cái pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm – Một vài biện pháp giúp trẻ học tốt môn Làm Quen Chũ Cái SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP CÀ MAU CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường MGTT Phường 6 Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc ¯¯¯¯¯ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : Một vài biện pháp giúp trẻ học tốt môn Làm Quen Chũ Cái 1. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Con người dù lớn hay nhỏ, muốn sinh tồn cần phải ăn, ngủ và làm việc. Muốn nhận thức cần phải có kiến thức; Để tiếp nhận được kiến thức thì phải học, kiến thức đi vào trong con người khởi từ đôi mắt, qua suy nghĩ và đọng lại trong trí nhớ, để được như vậy con người cần phải biết chữ. Nhưng biết như thế nào và biết từ lúc nào? Đây là điều mà những người có trách nhiệm về giáo dục nói chung và cô giáo mầm non nói riêng đang phải tìm ra những biện pháp để trẻ 5 -6 tuổi làm quen với việc đọc – viết một cách hợp lý. Trẻ em 5-6 tuổi là lứa tuổi tiền học đường để vào lớp một. Các cháu lớp Lá cần được giáo dục phát triển toàn diện về các mặt: Đức, trí, thể, mỹ, lao động và rèn luyện năng lực tiếp thu của các môn học mà trẻ sẽ được học ở lớp một, nhất là môn đọc và viết. Thế nhưng một mặt các cháu vẫn chỉ “Học bằng chơi, chơi mà học”, mặt khác chữ viết vẫn thuộc phạm vi trừu tượng. Thế thì giáo viên lớp Lá phải làm sao để trẻ tiếp cận việc làm quen với cách đọc, cách viết một cách hợp lý mà mang lại hiệu quả tích cực? Các cháu lớp Lá tiếp nhận việc đọc, viết một cách gián tiếp thông qua việc phát âm và tô chữ dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Do vậy với vai trò của giáo viên dạy lớp Lá, bản thân tôi luôn trăn trở phải tìm ra những biện pháp trong bộ môn làm quen chữ cái. Nói một cách cụ thể hơn là giúp trẻ đọc – viết một cách tích cực và có hiệu quả hơn. II. THỰC TRẠNG TẠI LỚP: Nhằm đáp ứng được những yêu cầu trên trong học tập cũng như trong vui chơi và ở mọi nơi mọi lúc, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 1. 1. Thuận lợi: Được Ban giám hiệu nhà trường bồi dưỡng môn làm quen chữ viết; Lên kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi theo từng chủ điểm phù hợp với chác chữ cái học trong chủ điểm; Hướng dẫn làm các tranh, các góc chữ cái để trẻ được làm quen ở mọi nơi mọi lúc. Phòng học tương đối rộng, thoáng và đầy đủ điều kiện để hoạt động. Trường luôn coi trọng đến việc tạo môi trường chữ viết phong phú, hấp dẫn để lôi cuốn trẻ. Lớp được trang bị máy vi tính có chương trình kidmarts để trẻ được tiếp cận với việc học chữ cái qua các trò chơi trên máy. Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học của con cái. 1. 2. Khó khăn: Các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng trình độ không đồng đều. Có cháu phát âm chuẩn, mau nhớ mặt chữ, biết cầm viết đúng kỹ năng, có tư thế ngồi viết đúng. Có nhiều cháu phát âm còn ngọng, không chuẩn, nói câu chưa tròn. Một số trẻ không được học qua lớp Mầm, Chồi nên trẻ còn ngỡ ngàng khi cầm bút… Nhiều phụ huynh rất nóng lòng trong việc cho con mình học đọc, học viết. Bên cạnh đó một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình. Trước thực trạng này tôi đã trăn trở để tìm ra những biện pháp thiết thực làm sao để tổ chức cho trẻ học mà chúng cứ nghĩ mình đang chơi, và tuy chơi nhưng lại mang hiệu quả tích cực. 1. III. BIỆN PHÁP 1. 1. Nâng cao trình độ bản thân: Bản thân tôi luôn tự bồi dưỡng và rèn luyện mình: Rèn cách phát âm chuẩn, chữ viết phải đúng và đủ nét, rèn tính kiên nhẫn trong việc viết … để từ đó có cơ sở uốn nắn trẻ, rèn cho trẻ cách cầm bút, cách phát âm chuẩn để làm tiền đề chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Tham gia đầy đủ các buổi họp và bồi dưỡng chuyên môn do trường tổ chức; Dự giờ chéo trong khối, nghiên cứu và học tập các chương trình mới do Phòng giáo dục tổ chức. Tham khảo thêm sách báo, tư liệu qua mạng; Đầu tư và làm nhiều đồ dùng đồ chơi, tạo các góc học chữ cái trong lớp để trẻ được tiếp cận và học hỏi mọi nơi mọi lúc. 1. 2. Tạo môi trường chữ viết: Tạo môi trường chữ viết trong và ngoài lớp dưới dạng các băng từ, câu đối, thơ, các bảng chữ cái, thẻ chữ cái, góc chữ cái … ở các vị trí thuận lợi nhất. Qua đó trẻ làm quen dần với 29 chữ cái, nên trong các hoạt động có chủ định trẻ không bị bỡ ngỡ. VD: Khi cô phân tích chữ b có một nét thẳng và một nét cong bên phải, trẻ dễ dàng nhận biết và chỉ cần học thuộc chữ b. Để cũng cố chữ cái đã học ở góc chữ cái tôi gắn các hình và kèm chữ cái. VD: Hình cái ca, có chữ “cái ca” kèm theo, hoặc mỗi bài thơ trong chủ điểm, cho trẻ tô màu vào các chữ cái đã học. Để nâng cao yêu cầu chữ viết, tôi gắn hình con cá trong chủ điểm động vật, bên cạnh là khoảng trống, trẻ có thể viết chữ con cá vào … Mỗi chủ điểm tôi lại thay vào nhiều hình ảnh khác nhau để tránh sự nhàm chán và kích thích sự khám phá ham muốn học hỏi nơi trẻ. Vấn đề tạo ra môi trường chữ không khó nhưng để môi trường mang tính thẩm mỹ thu hút sự quan sát, tìm tòi của trẻ là vấn đề khó hơn. Do đó tôi không ngừng nghiên cứu để tạo ra môi trường phong phú đa dạng, thẩm mỹ và thay đổi thường xuyên ở các góc tranh chuyện, góc chữ cái. Bên cạnh đó tôi còn sưu tầm những bộ tranh chuyện, thơ, tạp chí, họa báo với nhiều hình ảnh đẹp, có chữ cái to kèm theo, có chủ đề phù hợp các hoạt động theo từng chủ điểm. Về chuyện, tôi sưu tầm các chuyện cổ tích, chuyện dân gian, để trẻ kể chuyện theo tranh, kể chuyện sáng tạo, Ngoài ra còn có các bộ chữ cái, tranh lô tô chữ cái, bàn cờ chữ cái, tranh kèm nội dung theo chủ đề. - Ở góc chơi “Bé làm nội trợ” tôi còn thêm hình ảnh người đầu bếp và các món ăn, các dụng cụ liên quan, vừa để làm nổi bật góc chơi, vừa tạo ấn tượng để khơi gợi tính quan sát của trẻ. Dưới mỗi bức tranh, vật dụng trong lớp tôi đều làm các thẻ chữ, những từ, những câu có liên quan đến nội dung để mở rộng tầm hiểu biết và làm quen với mặt chữ. - Ở góc chơi như góc phân vai, trẻ chơi trò chơi bán hàng, bác sĩ… cho trẻ dùng viết ghi tên mặt hàng, hay tên bệnh nhân, tên thuốc . nét chữ của trẻ còn nguyệch ngoạc nhưng qua đó giúp trẻ ghi nhớ, tưởng tượng lại kí hiệu của chữ. Từ đó giúp trẻ nhận dạng được 1 cách chính xác chữ cái, nhận được chữ cái trong tập hợp các chữ cái tạo ra trong từ, câu. Cho trẻ phát âm chữ cái đó, hoặc điền chữ cái còn thiếu trong tên của mình… 1. 3. Trên tiết học: Hoạt động làm quen chữ cái là hoạt động tương đối khô khan so với các hoạt động khác, vì thế để giúp trẻ hứng thú tham gia với cô cách tích cực và để khắc sâu những kiến thức vừa học, tôi đã lồng ghép phương pháp “Học bằng chơi, chơi mà học” vào bài dạy. VD: Ở chủ điểm Thế giới động vật, tiết làm quen với chữ: I,T,C thay vì chỉ đơn giản gắn tranh có chứa từ: Gà mái, con vịt, cá chép … thì tôi tìm những hình ảnh động trong máy vi tính Gà mái mẹ dẫn gà con đi; vịt bơi lội, đàn cá chép bơi trong ao … Sau đó cho trẻ gọi tên các con vật và trẻ trả lời chúng đang làm gì? Rồi mới gắn băng từ có chữ cái đó. Hình ảnh “động” trẻ được quan sát trên máy sẽ làm trẻ thích thú và dẫn đến việc trẻ tập trung cao hơn, tiếp theo cô khéo léo đặt những câu hỏi và dẫn đưa trẻ vào bài cách say mê, nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, tôi luôn nhận ra khả năng đọc – viết khác nhau của từng trẻ để dẫn dắt trẻ vào hoạt động làm quen chữ cái mà không làm trẻ cảm thấy nặng nề. Song song với việc làm quen với mặt chữ còn phải hướng dẫn trẻ cách cầm sách đúng hướng , cách mở sách, lật trang, xem tranh nhận biết phần mở đầu, phần kết thúc của cuốn sách. Hướng dẫn trẻ nhận biết cách đọc và viết trên một trang giấy, cách cầm bút … Thực hiện việc này tuy đơn giản nhưng phải có nghệ thuật. Nét mặt, cử chỉ của cô khi hướng dẫn trẻ phải linh hoạt tạo sự gần gũi với trẻ, giải thích rõ ràng, không ê a kéo dài, cô ý thức tư thế và giọng nói, phát âm của cô luôn chuẩn để trẻ làm đúng. Việc này không chỉ trên tiết học chữ cái mà còn trên các tiết học khác như tạo hình và mọi nơi mọi lúc. 1. 4. Thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi: Để khắc sâu những chữ cái đã học, tôi tổ chức cho trẻ nặn đất sét những chữ cái qua những đường nét cơ bản, viết bằng phấn trên sân xi măng của trường, hoặc dùng dây mềm để bẻ, gấp các đường nét của chữ cái đó, tạo chữ cái bằng bàn tay (VD: Tạo dáng chữ o …) Để tạo môi trường ngôn ngữ nói phong phú, tôi xây dựng những nhóm bạn nhỏ trong lớp có cháu yếu, cháu giỏi để các cháu cùng chơi, nói chuyện với nhau, vì cháu hay bắt chước nên các cháu yếu sẽ bắt chước các cháu giỏi. Từ đó ngôn ngữ mạch lạc sẽ được phát triển nhanh ở trẻ. Chương trình Kidmarts có nhiều nội dung hấp dẫn, giúp các cháu đọc, viết các chữ cái theo cách rất mới lạ trên những trò chơi trên máy. VD: Các cháu tự tìm ghép các từ sao cho đúng với các hình ảnh trên màn hình Tôi còn có một thư viện sách nho nhỏ trong góc lớp, có rất nhiều chuyện tranh hấp dẫn, cháu lựa chọn theo ký tự cô đã làm sẵn. Cô hướng dẫn các cháu kỹ năng lật, giở sách, cách xem tranh, cách đọc chữ cái theo thứ tự từ trên xuống và từ trái qua phải … Mỗi chủ điểm, tôi viết các bài thơ treo ở góc lớp và cho trẻ tô màu vào các chữ cái đã học… 5. Hoạt động ngoài trời: Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian có đọc đồng dao như trò chơi “Rồng rắn lên mây” trong lúc đọc các từ ”Rồng, rắn, lúc lắc …” các cháu phải cong lưỡi vì có chữ: l và r qua đó trẻ sẽ phát âm chuẩn hơn. Hoặc chơi trò chơi “Bật qua rãnh”, nhảy lò cò … bật vào ô nào thì đọc to chữ cái trong ô đó. Trong sân trường nơi mỗi cây đều có bảng chữ tên của cây đó, khi đi dạo giới thiệu cho trẻ tên và công dụng từng loại cây, cho trẻ đọc theo và tập đánh vần các chữ cái đã học, cho trẻ tập nhận ra các chữ cái viết thường, chữ in, chữ hoa trên các biểu bảng trong sân trường như bảng nội quy, bảng thông tin … Giờ hoạt động ngoài trời tôi cũng cho các cháu chơi để ôn lại chữ cái đã học. VD: Tôi dùng một cái túi có chữ cái, tôi thò tay vào lấy chữ cái và mô tả đặc điểm rồi cho trẻ đoán tên chữ cái, sau đó lấy chữ cái ra, trẻ nào trả lời đúng là được khen. Hoặc chia làm hai nhóm thi đua với nhau, một trẻ mô tả và một trẻ đoán và viết chữ cái đó lên bảng con. Cô giáo làm trọng tài để động viên, cho phần thưởng cũng như khuyến khích những trẻ còn yếu … 6. Với phụ huynh: Để làm tốt công việc này, sự cộng tác của phụ huynh là việc rất cần thiết, vì thế tôi đã gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh vấn đề học và viết chữ của các cháu trong chương trình Mẫu giáo, nhất là những phụ huynh nóng lòng cho con học chữ sớm, những phụ huynh còn có quan niệm chưa đúng là trẻ phải biết đọc và viết được ngay độ tuổi Mẫu giáo. Thêm vào đó, tôi vận dụng phụ huynh ủng hộ những nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi cho các cháu, chủ ý cho phụ huynh biết từ những vật liệu đơn giản vẫn có thể trở thành đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Phụ huynh rất vui và ngạc nhiên khi bắt gặp những tờ lịch cũ, trở thành những tấm tranh có chủ đề, có chữ cái cho trẻ học, hoặc thấy những chiếc xe được kèm với từ (ô tô, xe buýt … ) trên những chiếc xe bằng vỏ hộp sữa, hộp bánh mà phụ huynh góp nhặt. 1. IV. KẾT QUẢ: Sau thời gian thực hiện những biện pháp như đã nêu trên, tôi thấy: Bản thân tôi tự tin và nhiều sáng tạo hơn khi dạy trẻ, biết kết hợp đan xen các hình thức cũng như lồng ghép trong phương pháp giảng dạy, biết tận dụng những cái mới lạ vào các hoạt động để các cháu hứng thú hơn. Khoảng 80% cháu trong lớp mạnh dạn, năng động, sáng tạo và tự tin trong các hoạt động, vui thích đến lớp; ngôn ngữ của trẻ phát triển đáng kể và cháu tiến bộ rõ rệt trong việc đọc và viết, không những biết đọc, viết mà còn đọc đúng, chuẩn và đúng tư thế. Phụ huynh dần hiểu ra được phương pháp học tập của chương trình Mẫu giáo tuy đơn giản như trò chơi nhưng lại mang nhiều kết quả tích cực. 1. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Muốn cho trẻ làm quen với việc đọc và viết cách tích cực, giáo viên cần phải: Tạo môi trường chữ viết trong và ngoài lớp một cách phong phú, với nhiều hình thức hấp dẫn và được thay đổi thường xuyên theo chủ đề. Tạo tình cảm gần gũi giữa cô và cháu, nắm bắt tâm lý, trình độ và cá tính của từng trẻ, kiên nhẫn và nhẹ nhàng giúp trẻ theo phương pháp “Chơi mà học, học bằng chơi”. Tận dụng mọi nguyên vật liệu đơn giản để làm nhiều học cụ, đồ dùng đồ chơi và cho trẻ học ở mọi lúc mọi nơi: Bằng giây mềm, bằng phấn vẽ trên sân, tạo chữ bằng những đường nét trên cơ thể trẻ … Thường xuyên trao đổi với phụ huynh, tạo sự gần gũi, tạo niềm tin, và thống nhất trong việc hướng dẫn trẻ làm quen với việc đọc và viết chữ cái. Bản thân cô giáo phải hy sinh nhiều thời gian để tham khảo, đầu tư từ cách tổ chức cách hoạt động sao cho phù hơp với các cháu cho đến việc làm thêm nhiều tranh ảnh đồ dùng đồ chơi, Cô giáo không ngừng rèn luyện cho mình tác phong, học hỏi nơi đồng nghiệp, tham dự hội thi khi có dịp và luôn phát huy tính tích cực ở mọi nơi mọi lúc có thể. VI.KẾT LUẬN Trên đây là một vài biện pháp tôi đã vận dụng và có hiệu quả cho lớp Lá 1 của tôi. Đây là một công việc tôi đã thực hiện và tôi vẫn còn đang nghiên cứu, tiếp tục thực hiện lâu dài để bổ sung cho những kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn, hầu mang lại kết quả hữu hiệu cho trẻ hơn nữa trong môn học “Làm quen chữ cái”. Rất mong được sự góp ý của Ban giám hiệu nhà trường, của các cấp quản lý giáo dục và các bạn đồng nghiệp, để những kinh nghiệm bé nhỏ của tôi ngày càng được hoàn thiện và mang lại kết quả cho các em nhiều hơn trong quá trình giảng dạy. Cà Mau, ngày 07 tháng 11 năm 2010 Người viết Phan Thị Ngọc Hoa . Do – Hạnh Phúc ¯¯¯¯¯ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : Một vài biện pháp giúp trẻ học tốt môn Làm Quen Chũ Cái 1. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học. Sáng kiến kinh nghiệm – Một vài biện pháp giúp trẻ học tốt môn Làm Quen Chũ Cái SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP CÀ MAU CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường MGTT Phường 6 Độc Lập – Tự. lớp Lá, bản thân tôi luôn trăn trở phải tìm ra những biện pháp trong bộ môn làm quen chữ cái. Nói một cách cụ thể hơn là giúp trẻ đọc – viết một cách tích cực và có hiệu quả hơn. II. THỰC TRẠNG

Ngày đăng: 08/08/2014, 03:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan