BÀI tập NHÓM THÁNG i môn kĩ NĂNG GIAO TIẾP NGHỀ LUẬT

12 1.1K 13
BÀI tập NHÓM THÁNG i môn kĩ NĂNG GIAO TIẾP NGHỀ LUẬT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập nhóm tháng I môn Kĩ năng giao tiếp nghề luật  LỜI MỞ ĐẦU  Trong tổ chức bộ máy nhà nước ta hiện nay, thì Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử. Hoạt động xét xử là một hoạt động đặc thù của ngành Tòa án, trong đó vai trò của người tiến hành tố tụng (chủ yếu là Thẩm phán) là hết sức quan trọng. Do đó, trong hoạt động nghề nghiệp của mình để đạt được hiệu quả cao nhất đòi hỏi Thẩm phán phải đáp ứng các yêu cầu của kỹ năng giao tiếp. Do vậy, để có một cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này, trong nội dung bài tập nhóm tháng lần này, nhóm xin được đi vào tiếp cận đề tài:“Phân tích đặc điểm hoạt động của thẩm phán. Từ đó đưa ra mục đích yêu cầu của kĩ năng giao tiếp trong hoạt động nghề nghiệp của thẩm phán”.  NỘI DUNG  I. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA THẨM PHÁN 1. Một vài khái quát về nghề nghiệp Thẩm phán, khái niệm Thẩm phán Thẩm phán là một trong những người hoạt động nhân danh pháp luật, nhân danh công lý và lấy quy tắc ứng xử đạo đức nghề Thẩm phán làm chuẩn mực cho hành vi ứng xử nghề nghiệp. Theo Điều 1 Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm tòa án nhân dân thì “Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án”. Bên cạnh đó, theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân thì công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất, đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của pháp luật, có năng lực làm công tác xét xử, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán. Như vậy, có thể hiểu khái niệm Thẩm phán như sau: “Thẩm phán là người tiến hành tố tụng, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, có chức năng xét xử vụ án Trang 1 Bài tập nhóm tháng I môn Kĩ năng giao tiếp nghề luật nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, xã hội và của công dân. Hay nói cách khác, thẩm phán là người nhân danh Nhà nước, nhân danh công lý bằng quy tắc ứng xử đạo đức nghề nghiệp thông qua hoạt động xét xử để đưa ra một bản án công minh, đúng đắn”. 2. Đặc điểm hoạt động của thẩm phán Căn cứ vào những dấu hiệu cơ bản của một nghề, có thể đưa ra các đặc điểm hoạt động của Thẩm phán như sau: Thứ nhất: Xét về đối tượng lao động, Thẩm phán là nghề buộc phải tiếp xúc trực tiếp với con người trên cả hai phương diện, sinh mệnh chính trị - pháp luật và các đảm bảo vật chất đảm bảo sự sinh tồn đối với cuộc sống bình thường của các nhân con người trong điều kiện chung của xã hội. Tính chất của việc “tiếp xúc” giữa người hành nghề (Thẩm phán) với đối tượng của nghề nghiệp (hiểu theo nghĩa là một hoạt động lao động của người thẩm phán ) ở vào trạng thái rất đặc biệt, đó là gây ra những ảnh hưởng khác nhau (tích cực – tiêu cực) đến sinh mệnh và điều kiện sinh tồn của đương sự và bị cáo; Thứ hai: Xét về mục đích lao động, Thẩm phán là nghề vừa có mục đích nhận thức đối tượng, tức tìm ra sự thật vụ án có liên quan đến đối tượng hoạt động nghề nghiệp thẩm phán, vừa có mục đích biến đổi đối tượng ( theo cả nghĩa cải tạo, giáo dục người phạm tội hoặc đem lại công bằng cho người có lợi ích hợp pháp bị xâm hại và buộc người có trách nhiệm phải trả giá cho những sai lầm họ đã mắc phải ). Nếu người thầy thuốc có mục đích cứu chữa người bệnh thì thẩm phán có mục đích chữa lành nỗi đau tinh thần, bảo vệ cá nhân con người và bảo vệ trật tự xã hội khỏi sự xâm hại của các hành vi trái pháp luật. Mục đích của nghề thẩm phán vì vậy luôn được thể hiện trên cả hai bình diện và bảo vệ lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng; Thứ ba: Xét về công cụ lao động, Thẩm phán là nghề mà công cụ lao động hoàn toàn khác tất cả các nghề nghiệp thông thường khác trong xã hội. Công cụ lao động của nghề thẩm phán là pháp luật, thông qua hoạt động sử dụng, viện dẫn áp Trang 2 Bài tập nhóm tháng I môn Kĩ năng giao tiếp nghề luật dụng pháp luật, dựa vào pháp luật để tác động đến các quan hệ phát sinh giữa con người cùng tài sản, danh dự uy tín, nhân phẩm con người trong quá trình giải quyết các vụ án có tính chất khác nhau. Toàn bộ hoạt động lao động nghề nghiệp của thẩm phán được bảo vệ, được thúc đẩy, diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, với trình tự, thủ tục tố tụng do pháp luật quy định; Thứ tư: Về điều kiện lao động (với nghĩa là môi trường lao động). Thẩm phán là nghề gắn với môi trường bảo vệ, thực thi “Quyền lực tư pháp” của nhà nước. Cùng với công cụ pháp luật, người hành nghề thẩm phán đòi hỏi phải tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp nghiêm ngặt, với chức năng nghề nghiệp là bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, pháp nhân, nhà nước, bảo vệ công lý, công bằng xã hội. Môi trường lao động của nghề thẩm phán gắn với môi trường chính trị - pháp luật và luôn chịu sự kiểm soát của pháp luật cũng như giám sát của nhân dân; Thứ năm: Sản phẩm lao động của nghề thẩm phán vô cùng đặc thù so với các nghề nghiệp xã hội khác, đó là nhân danh nhà nước, nhân danh pháp luật để ra bản án chứa đựng những phán quyết cuối cùng về việc giải quyết vụ án theo hướng có tội hay không có tội, đúng hay sai. Phán quyết này có tác động trực tiếp sinh mệnh chính trị của một con người nên nếu thẩm phán quyết định sai thì hậu quả và tổn thất về tài sản, tính mạng sức khỏe, danh dự uy tín nhân phẩm có cá nhân, tổ chức, pháp nhân và nhà nước sẽ to lớn khó bù đắp lại. Như vậy, với một số đặc điểm cơ bản nêu trên, có thể thấy Thẩm phán là nghề nghiệp đặc thù trong hệ thống nghề nghiệp xã hội và thuộc nhóm nghề luật (bao gồm các nghề luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên ) trong đó người hành nghề phải đáp ứng được những tiêu chí nghề nghiệp nhất định và được đào tạo, bổ nhiệm theo phương thức, trình tự đặc thù chứ không dựa vào ý chí và sự lựa chọn của người hành nghề. Ngoài đặc tính chung của nghề luật như đảm nhiệm công việc chuyên môn trong lĩnh vực thực thi, áp dụng luật, gắn với số phận con người, hoạt động nghề nghiệp tuân theo quy định pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, bất khả Trang 3 Bài tập nhóm tháng I môn Kĩ năng giao tiếp nghề luật kiêm nhiệm thì đặc điểm riêng của nghề thẩm phán chính là quyền phán quyết cuối cùng đối với vụ án. Với những đặc điểm nghề nghiệp đó, bên cạnh việc pháp luật có quy định chặt chẽ quyền, nghĩa vụ cho thẩm phán thì yêu cầu nghề nghiệp còn bắt buộc thẩm phán phải tôn trọng và giao tiếp theo đúng quy tắc đạo đức nghề nghiệp khắt khe có tác dụng hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót trong hoạt động tố tụng giải quyết vụ án. II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA KĨ NĂNG GIAO TIẾP TRONG HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP CỦA THẨM PHÁN 1. Mục đích kĩ năng giao tiếp trong hoạt động nghề nghiệp của thẩm phán Với vị trí của một người nắm giữ cán cân công lý, là người ra phán quyết cuối cùng và có hiệu lực pháp luật. Thẩm phán sử dụng kĩ năng giao tiếp để thu thập chứng cứ, tìm ra sự thật, xử đúng người đúng tội. Khi đối diện với bị cáo, bị đơn và luật sư người đại diện bào chữa cho họ, Thẩm phán phải khéo léo sử dụng kĩ năng giao tiếp để khai thác thông tin vụ việc. Mục đích và cũng là nhiệm vụ chính của thẩm phán là thực hiện chức năng xét xử .Thẩm phán sử dụng kĩ năng giao tiếp của mình để thực hiện nhiệm vụ xét xử. Thẩm phán phải là người có khả năng nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lý bên trong của đương sự, của những người tham gia tố tụng khác và bản thân đồng thời biết sử dụng hợp lí các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích của hoạt động xét xử. Thẩm phán là người ra phán quyết cuối cùng trong một vụ án, với phán quyết của mình, Thẩm phán làm cho pháp luật được thi hành và đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, phán quyết của Thẩm phán chắc chắn cũng sẽ động chạm đến lợi ích của một số cá nhân, tổ chức khác. Vì vậy, Thẩm phán phải khéo léo sử dụng các kĩ năng giao tiếp của mình để khi ra phán quyết ko có những lời nói quá “đụng chạm” đến Trang 4 Bài tập nhóm tháng I môn Kĩ năng giao tiếp nghề luật các cá nhân, tổ chức khác nhưng vẫn giữ được sự nghiêm minh của pháp luật. Mục đích là để phán quyết có tính thuyết phục cao, tác động đến đương sự của vụ án cũng như những người tham dự phiên tòa. 2. Yêu cầu kĩ năng giao tiếp trong hoạt động của Thẩm phán 2.1. Kĩ năng xây dựng mối quan hệ của thẩm phán Thẩm phán luôn tôn trọng chức năng tư pháp mà mình đại diện, giữ gìn niềm tin của công chúng vào những phán quyết được tuyên nhân danh Nhà nước. Thẩm phán hiện diện trước những người tố tụng, người tham gia tố tụng và trước xã hội trong hình ảnh công lý – công bằng – chuẩn mực ứng xử đạo đức xã hội và nghề nghiệp. Như vậy đòi hỏi Thẩm phán phải có kĩ năng xây dựng mỗi quan hệ của riêng mình, mà tuân theo quy định của pháp luật trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng. Khi tham gia vào quá trình tố tụng thẩm phán phải tuân thủ các nguyên tắc mà pháp luật quy định như: Thẩm phán hoạt động một cách độc lập chỉ tuân theo pháp luật (Thẩm phán không bị lệ thuộc hay bị tác động bởi bất kì một chủ thể nào hay ảnh hưởng bởi bất ki mối quan hệ nào khác như:công tác,gia đình,xã hội); Nguyên tắc thẩm phán không được phân biệt đối xử giữa những người tham gia tố tụng. Trong việc xem xét đánh giá chứng cứ phải khách quan,toàn diện xem xét một cách tổng thể không chỉ dựa trên cơ sở nhân thức quan điểm của cá nhân và phải đúng pháp luật. Điều này yêu cầu thẩm phán phải tôn trọng các đương sự (không được thể hiện thái độ lạnh lùng, sử dụng lời lẽ quát mắng, miệt thị bị cáo hay đương sự khác; không được đưa ra những câu hỏi xâm phạm vào đời tư cũng như nhân phẩm của những người tham gia phiên tòa mà phải thể hiện sự tôn trọng,học hỏi,lắng nghe ý kiến và có tinh thần giúp đỡ mọi người).Tại phiên tòa, Thẩm phán phải có tác phong đúng đắn thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật không để ai phàn nàn về cách ứng xử của mình. Ví dụ như: Tại phiên tòa, Thẩm phán không được cười đùa; khi các đương sự trình bày không được mất chú ý, nhìn đi chỗ khác Điều này tạo cho đương sự và Trang 5 Bài tập nhóm tháng I môn Kĩ năng giao tiếp nghề luật những người tham gia tố tụng cảm giác Thẩm phán làm việc quan liêu, không quan tâm đến việc giải quyết vụ án, từ đó tạo nên tâm lý không tin vào pháp luật, pháp luật không nghiêm minh, coi thường pháp luật Thẩm phán phải sử dụng ngôn ngữ rõ ràng chính xác, không nói ngọng, không sử dụng từ địa phương. Thẩm phán phải thận trong khi tiếp xúc với các mối quan hệ xã hội, không thể vì các mối quan hệ hay vì quyền lợi của cá nhân, của gia đình mà làm ảnh hưởng đến phẩm chất nghề nghiệp và công việc xét xử. Đối với trường hợp bị can, bị cáo, đương sự là vợ chồng, con, cha, mẹ hay có chứng cứ cho rằng Thẩm phán không vô tư khách quan thì thẩm phán phải từ chối tham gia hoặc bị thay đổi 2.2. Kỹ năng lắng nghe Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp. Thẩm phán là người hành nghề luật, là người "cầm cân nảy mực", đem lại công lý cho mọi người, vì vậy để đưa ra phán quyết thấu tình đạt lý nhất thì người Thẩm phán cần phải biết lắng nghe. Lắng nghe là một kỹ thuật phức tạp gồm thu nhận, phân tích, đánh giá thông tin, ghi chép lại thông tin, quan sát tinh tế để hiểu được người đang nói và đưa ra những phản hồi khi nghe họ trình bày. Kỹ năng lắng nghe của Thẩm phán là quá trình tiếp nhận thông tin một cách có chủ ý và có mục đích, từ hai chiều: Kiểm sát viên, Bị cáo hoặc Luật sư phản biện hay các bên đương sự Thẩm phán cần phải: + Biết thu nhận, phân tích và đánh giá thông tin: kết hợp tri giác với tư duy, kinh nghiệm, hành vi để thu nhận, phân tích và đánh giá thông tin, hiểu bản chất pháp lý của sự việc, hiểu mong muốn và nguyện vọng của các chủ thể tham gia tố tụng; đánh giá tính chính xác, tính đầy đủ của thông tin, xác định thông tin nào là đúng, thông tin nào là sai. + Biết ghi chép lại, tổng hợp thông tin: ghi chép những thông tin về nội dung sự việc, thông tin có liên đới đến sự việc, thông tin về các chủ thể trong vụ việc (đặc điểm tâm lý, nhân thân, thái độ đối với sự việc ). Để đánh giá đúng bản chất của sự việc. Trang 6 Bài tập nhóm tháng I môn Kĩ năng giao tiếp nghề luật + Biết quan sát tinh tế để hiểu tâm lý của bên bị hại và bị cáo, tâm lý của Luật sư bào chữa, nguyện vọng của các bên. + Biết phản hồi bằng hành vi và ngôn ngữ: là người có vai trò quan trọng và là "trọng tài" nên những ngôn từ hay cử chỉ của Thẩm đều phải nghiêm túc và công bằng, nhưng để đạt được hiệu quả giao tiếp cao, Thẩm phán nên: nhìn vào mắt người nói khi họ đang nói, người hơi nghiêng về phía người đang nói, nét mặt diễn tả thích hợp với những gì người nói đang nói, thể hiện thái độ cởi mở và mong muốn lắng nghe, sử dụng các phản ứng từ ngữ đơn giản như: "à há!", "tôi hiểu!", "mm!", "hmm!", "đúng!", "tôi đồng ý", và tương ứng với gật đầu để thể hiện sự tán đồng , ; hay diễn giải lại bằng ngôn ngữ những gì người nói trình bày. Sự lắng nghe của Thẩm phán trong giao tiếp hướng tới thu nhận và hiểu các thông tin cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ của Thẩm phán. Vận dụng kỹ năng lắng nghe, Thẩm phán không chỉ thu được thông tin về sự việc, hiểu nội tình sự việc, mà còn quan sát để hiểu tâm lý của họ. Sự phản hồi khi lắng nghe còn là cách để Thẩm thể hiện sự quan tâm, chú ý và sẵn sàng chia sẻ, đồng cảm với bên bị hại, bên bị cáo, qua đó khích lệ họ tích cực cung cấp thông tin và là cách để Thẩm phán kiểm tra lại tính đúng đắn trong nhận thức của mình, đồng thời đưa ra được phán quyết đúng đắn nhất, đem lại công bằng cho xã hội. 2.3. Kỹ năng hỏi Kĩ năng đặt câu hỏi đối với thẩm phán là vô cùng quan trọng. Đặt câu hỏi là việc đưa ra những thông điệp nhất định tác động đến đối tượng để họ cung cấp thông tin cần thiết, do đó việc đặt câu hỏi giúp điều khiển quá trình cung cấp thông tin ở các đương sự. Mục đích của kĩ năng hỏi đó chính là khai thác thông tin một cách hiệu quả hơn. Như chúng ta đã biết, trong quá trình giải quyết vụ án thì đương sự chỉ trình bày những vấn đề có lợi cho họ còn những tình tiết không có lợi thì họ sẽ không tự giác cung cấp. Vì vậy, để có thể xác định đúng đắn vụ án thì Thẩm phán phải sử dụng kĩ năng hỏi. Thông qua việc hỏi các đương sự sẽ trình bày những tình tiết liên quan đến vụ án. Trang 7 Bài tập nhóm tháng I môn Kĩ năng giao tiếp nghề luật Để làm được điều này thì Thẩm phán phải biết đặt câu hỏi để làm sáng tỏ, diễn biến tính chất sự việc liên quan đến mặt pháp lí và những nội dung mà đương sự quan tâm. Chẳng hạn, tại phiên tòa xử vụ án tranh chấp về từa kế quyền sử dụng đất thì Thẩm phán phải hỏi các đương sự về việc có di chúc về việc chia di sản hay không? Nếu có di chúc hợp pháp thì chia theo di chúc nếu không có thì chia theo pháp luật; Các chứng cứ mà các đương sự chứng minh quyền của mình? Lí do tranh chấp? Trong quá trình đưa ra câu hỏi thẩm phán phải biết sử dụng các câu hỏi hợp lí sao cho câu trả lời sau có thể kiểm tra câu trả lời trước của các đương sự. Biết sử dụng những câu hỏi để điều khiển giao tiếp trong việc thu thập thông tin.Tùy vào mục đích hỏi và trường hợp cụ thể mà có cách hỏi khác nhau. Khi hỏi phải tạo ra bầu không khí phù hợp không nên tạo ra bầu không khí quá căng thẳng với khuôn mặt lạnh như tiền và sử dụng liên tục những câu truy vấn “Tại sao”. Ngoài ra trong quá trình hỏi thẩm phán phải biết kết hợp giữa việc sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ trong việc đặt câu hỏi như cử chỉ, nét mặt, giọng điệu 2.4. Kĩ năng phản hồi Kỹ năng phản hồi là khả năng con người trả lời lại một cách chính thức ý kiến, quan điểm của đối tượng giao tiếp trong quá trình giao tiếp. Như vậy, kỹ năng phản hồi của thẩm phán là khả năng trả lời một cách chính thức quan điểm, ý kiến của những người tham gia tố phiên tòa.Thẩm phán là một trong những người hoạt động nhân danh pháp luật, nhân danh công lý và lấy quy tắc ứng xử đạo đức nghề thẩm phán làm chuẩn mực cho hành vi ứng xử nghề nghiệp. Để phản hồi thông tin có hiệu quả Thẩm phán cần: Phản hồi một cách cụ thể, rõ ràng; thông tin trung thực, chính xác: Thẩm phán xem xét tất cả các tình tiết vụ án bằng tư duy tổng thể tức thẩm phán dựa vào quan điểm của các nhân trên cơ sở quy định của pháp luật để nhận định, đánh giá về các tình tiết, sự kiện của vụ án và phải xem xét quan điểm của Cơ quan điều tra cũng như Viện kiểm sát cuối cùng, sau khi đã nghiên cứu, đánh giá đầy đủ các tình tiết của vụ án. Trên cơ sở lắng nghe những ý kiến của luật sư, kiểm sát viên, bị cáo, Trang 8 Bài tập nhóm tháng I môn Kĩ năng giao tiếp nghề luật người làm chứng…Thẩm phán đưa ra nhận định, ý kiến phản hồi. Ý kiến phản hồi phải cụ thể, rõ ràng, chính xác. Để nâng cao hiệu quả xét xử, mỗi lần phản hồi Thẩm phán nên xoáy vào những điểm mấu chốt, trọng tâm, tránh lan man… Trong phản hồi, Thẩm phán nên thăm dò nhu cầu và tâm lý của người nhận phản hồi, kiểm tra xem họ có hiểu đúng ý phản hồi của mình không. Trong quá trình phản hồi cũng nên chú ý tới việc sử dụng ngôn ngữ, điều chỉnh thái độ phù hợp. Với tư cách là người nhận phản hồi, Thẩm phán nên lắng nghe và tóm tắt các ý kiến phản hồi chính, nếu cần nên hỏi lại cho rõ để đảm bảo mình hiểu đúng ý phản hồi của người tham gia tố tụng. Xử lý thông tin và ghi nhận hoặc giải trình, đưa tiêu chí để nhận được những phản hồi rõ và cụ thể cũng là một việc quan trọng mà thẩm phán cần lưu ý trong quá trình phản hồi. 2.5. Kỹ năng trình bày, thuyết phục Kĩ năng trình bày là kĩ năng sử dụng ngôn ngữ để truyền đặt thông tin. Kĩ năng thuyết phục nhằm mục đích làm cho người nghe tin theo, làm theo mà trước đó họ không tin, không làm theo.Thẩm phán sử dụng tốt kĩ năng này thì bản án, quyết định mà mình đưa ra ngay cả đương sự và bị cáo cũng đồng tình và không có kháng cáo phản đối. Như vậy: Thẩm phán phải biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp với trình độ, đặc điểm của đương sự. Thẩm phán khi giao tiếp với các đương sự hoặc những người tham gia tố tụng khác liên quan đến vụ án phải tùy vào đặc điểm tâm lí riêng của từng đối tượng (trình độ văn hóa, tính cách, khí chất, khả năng) như thế nào mà Thẩm phán sử dụng ngôn ngữ nói cho phù hợp. Đối với người có trình độ ngôn ngữ thấp phải khác với việc sử dụng ngôn ngữ đối với những người có trình độ ngôn ngữ cao. Đối với người có tâm lí rụt rè ít nói thì phải khác với những người hay nói… Ngôn ngữ nói của Thẩm phán phải được thể hiện cả về nội dung và hình thức, yêu cầu về ngôn ngữ của Thẩm phán phải sâu sắc về nội dung và giản dị về hình thức. Để đương sự và những người có liên quan có thể hiểu nhưng phải đảm bảo Trang 9 Bài tập nhóm tháng I môn Kĩ năng giao tiếp nghề luật tính đúng đắn chính xác. Để làm được điều này Thẩm phán phải biết sử dụng ngôn ngữ chính xác từ ngữ súc tích và đảm bảo truyền tải đúng nội dung mà mình đưa ra tránh tình trạng bản án, quyết định khó hiểu hoặc có thể hiểu theo nhiều cách khiến cho các cơ quan thì hành án khó thực hiện. Hiện nay tình trạng bản án ra được hiểu theo nhiều cách vẫn còn phổ biến. Chẳng hạn như bản án của Tòa án để giải quyết việc đòi nợ có nội dung: “Buộc bị đơn phải lấy tài sản của mình ra trả cho nguyên đơn”. Nhưng một điều khó là tài sản thì có nhiều loại tài sản thì sẽ lấy tài sản nào hoặc có tài sản có giá trị hơn khoản nợ thì có cần lấy hết tài sản ra để trả nợ không. Hay nội dung bản án về giải quyết tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất Tòa án quyết định “Yêu cầu bị đơn trả đất cho nguyên đơn” nhưng lại không giải quyết phần tài sản gắn liền với đất là nhà ở. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác thi hành án. Vì bản án mà Thẩm phán đưa ra có ý nghĩa rất lớn đến các đương sự nó nhân danh quyền lực nhà nước nên để bản án có tính thuyêt phục cao thì bản án phải rõ ràng rành mạch khúc chiết.  Rút ra nhận xét của nhóm : Trên đây là một số kĩ năng mà Thẩm phán cần sử dụng linh hoạt trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, các kĩ năng này không đứng riêng lẻ mà nó nằm trong một thể thống nhất, luôn luôn có sự tác động và hỗ trợ lẫn nhau.Vì vậy, để hoạt động nghề nghiệp của mình đạt hiệu quả tốt nhất thì Thẩm phán không nên sử dụng riêng lẻ từng kĩ năng mà nên có sự phối hợp một cách linh hoạt, mềm dẻo và sáng tạo các kĩ năng này.  LỜI KẾT  Có thể nói với những đặc điểm hoạt động nghề nghiệp đặc thù như vậy thì việc sử dụng kết hợp các kỹ năng giao tiếp cơ bản trên sẽ giúp cho Thẩm phán có cái nhìn toàn diện hơn khi giải quyết vụ án. Mặc dù việc sử dụng các kỹ năng này đòi hỏi những yêu cầu khác nhau nhưng không thể phủ nhận hiệu quả mà chúng mang lại. Do vậy, Thẩm phán cần rèn luyện hơn nữa các kỹ năng giao tiếp nghề luật để phù hợp với đặc trưng hoạt động nghề nghiệp của mình./. Trang 10 [...].. .B i tập nhóm tháng I môn Kĩ năng giao tiếp nghề luật ˜ DANH MỤC T I LIỆU THAM KHẢO™ 1 Chu Văn Đức Giáo trình kỹ năng giao tiếp Hà N i 2005; 2 Trường Đ i học Luật Hà N i Tập b i giảng kỹ năng giao tiếp nghề luật Hà N i 2012; 3 Nguyễn Văn Đồng, Tâm lí học giao tiếp, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà N i, 2009; 4 Sổ tay thẩm phán; 5 THS Chu Liên Anh,THS Dương Thị Loan Tâm... trả l i lý thuyết gi i b i tập tình huống và trắc nghiệm Nxb Chính trị -Hành chính, Hà N i, 2010; 6 Một số trang web: http://toaan.gov.vn http://luathinhsu.wordpress.com Trang 11 B i tập nhóm tháng I môn Kĩ năng giao tiếp nghề luật ˜ MỤC LỤC™ A L I MỞ ĐẦU:…………………… …………………… ……………… 1 B GI I QUYẾT VẤN ĐỀ:………………… ……………… …….…………1 I PHÂN TÍCH ĐẶC I M HOẠT ĐỘNG CỦA THẨM PHÁN……….1 1 Một v i kh i quát về nghề. .. quát về nghề nghiệp Thẩm phán, kh i niệm Thẩm phán….1 2 Đặc i m hoạt động của Thẩm phán…………………………………….2 II MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP CỦA THẨM PHÁN ……………… …4 1 Mục đích kỹ năng giao tiếp trong hạt động nghề nghiệp của Thẩm phán…………………………………………………………………… …4 2 Yêu cầu kỹ năng giao tiếp trong hoạt động của Thẩm phán………… 5 2.1 Kỹ năng xây dựng m i quan hệ……………………………………... trong hoạt động của Thẩm phán………… 5 2.1 Kỹ năng xây dựng m i quan hệ…………………………………… 5 2.2 Kỹ năng lắng nghe…………………………………………………6 2.3 Kỹ năng h i ……………………………………………………….7 2.4 Kỹ năng phản h i …………………………………………………8 2.5 Kỹ năng trình bày, thuyết phục……………………………………9 C L I KẾT:……………………………………………………………… .10 D DANH MỤC T I LIỆU THAM KHẢO:………………………………… 11 Trang 12 . môn Kĩ năng giao tiếp nghề luật  DANH MỤC T I LIỆU THAM KHẢO  1. Chu Văn Đức. Giáo trình kỹ năng giao tiếp. Hà N i 2005; 2. Trường Đ i học Luật Hà N i. Tập b i giảng kỹ năng giao tiếp nghề luật. . Thẩm phán ph i khéo léo sử dụng các kĩ năng giao tiếp của mình để khi ra phán quyết ko có những l i n i quá “đụng chạm” đến Trang 4 B i tập nhóm tháng I môn Kĩ năng giao tiếp nghề luật các cá. những ý kiến của luật sư, kiểm sát viên, bị cáo, Trang 8 B i tập nhóm tháng I môn Kĩ năng giao tiếp nghề luật ngư i làm chứng…Thẩm phán đưa ra nhận định, ý kiến phản h i. Ý kiến phản h i ph i cụ

Ngày đăng: 07/08/2014, 22:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan