Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 2 quan hệ pháp luật dân sự ppsx

4 636 1
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 2 quan hệ pháp luật dân sự ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 2 quan hệ pháp luật dân sự BÀI 2 QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ 1. I. KHÁI NIỆM 2. 1. Khái niệm QHPLDS là quan hệ xã hội do các QPPL DS điều chỉnh, tức là QHXH phát sinh trong lĩnh vực dân sự, các quan hệ liên quan đến yếu tố nhân thân và tài sản trong các lĩnh vực dân sự, HN-GĐ, lao động, thương mại…à Các QHXH này rất đa dạng và rất rộng. 1. 2. Đặc điểm 2. 3. 2.1 Chủ thể tham gia QHPLDS rất đa dạng nhưng độc lập về tài sản và tổ chức: Lý do tại sao lại đa dạng: Bởi vì QHPL DS là các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh thường nhật đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, cho hoạt động sản xuất và kinh doanh à Đây là những quan hệ xã hội phát sinh thường nhật trong một phạm vi rất rộng, đáp ứng nhu cầu của bất cứ chủ thể nào trong xã hội. - Biểu hiện của sự đa dạng: Chủ thể trong QHPLDS bao gồm: + Cá nhân; + Pháp nhân; + Tổ hợp tác; + Hộ gia đình; + Nhà nước. - Độc lập về tổ chức: Chủ thể khi tham gia vào QHDS đều độc lập, không lệ thuộc về mặt tổ chức à Tránh trường hợp đổ lỗi trách nhiệm cho nhau. - Độc lập về tài sản: Có sự rành rẽ, độc lập về tài sản (chú ý: Nếu vợ và chồng tiến hành một qh mua bán tài sản thì chỉ được áp dụng với tài sản riêng, không nằm trong tài sản hợp nhất của cả hai vợ chồng). 2.2 Địa vị pháp lý của các chủ thể dựa trên cơ sở bình đẳng và không phụ thuộc vào các yếu tố xã hội khác - Các chủ thể luôn bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý, không có sự phân biệt về thành phần xã hội, tôn giáo, dân tộc, trình độ văn hóa, nghề nghiệp… - Thể hiện của đặc điểm này trong QHPLDS: + Các chủ thể bình đẳng về tài sản: Các bên bình đẳng với nhau, thực hiện quyền và nghĩa vụ bằng tài sản của mình. + Bình đẳng về mặt tổ chức: Các chủ thể không lệ thuộc với nhau về mặt tổ chức, phải tự chịu trách nhiệm về những thiệt hại do mình gây ra. 2.3 Lợi ích (chủ yếu là lợi ích kinh tế) là tiền đề cho các QHPLDS - Lý do để khẳng định lợi ích (chủ yếu là lợi ích kinh tế) là tiền đề cho các QHPLDS: Có hai lý do: + Thứ nhất là các quan hệ PLDS chủ yếu là QH tài sản nên nó cũng mang các đặc điểm là có tính chất hàng hóa – tiền tệ và tính chất đền bù tương đương nên lợi ích về vật chất là một biểu hiện phổ biến trong QHDS. + Các bên thiết lập một QHDS nhằm một mục đích nhất định, tức là đều hướng đến một lợi ích nhất định (có thể là lợi ích tinh thần hoặc lợi ích vật chất từ các QH nhân thân hay QH tài sản). 2.4 Các biện pháp cưỡng chế đa dạng không chỉ do PL quy định mà có thể các bên trong QHPLDS quy định các biện pháp (không trái với PL) - Các biện pháp cưỡng chế trong QHDS có nhiều biện pháp: + Các biện pháp mang tính chất tinh thần như xin lỗi, cải chính công khai…à Chủ yếu nhằm mục đích khắc phục các vấn đề thuộc về đời sống tinh thần, về các giá trị nhân thân. + Các biện pháp mang tính chất tài sản như: Bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hợp đồng…à Những biện pháp này lại nhằm vào mục đích vật chất, buộc các bên phải bồi thường các giá trị vật chất. - Ngoài ra, các chủ thể có thể tự thỏa thuận các biện pháp khác để cưỡng chế việc thực hiện QHPLDS (phải đảm bảo không xâm phạm tới lợi ích của bên có nghĩa vụ cũng như đảm bảo việc thực hiện quyền cho bên có quyền). . Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 2 quan hệ pháp luật dân sự BÀI 2 QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ 1. I. KHÁI NIỆM 2. 1. Khái niệm QHPLDS là quan hệ xã hội do các. vực dân sự, các quan hệ liên quan đến yếu tố nhân thân và tài sản trong các lĩnh vực dân sự, HN-GĐ, lao động, thương mại…à Các QHXH này rất đa dạng và rất rộng. 1. 2. Đặc điểm 2. 3. 2. 1 Chủ. vì QHPL DS là các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh thường nhật đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, cho hoạt động sản xuất và kinh doanh à Đây là những quan hệ xã hội phát sinh

Ngày đăng: 07/08/2014, 21:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan