“Đánh giá chất lượng các nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã nam tiến – huyện phổ yên – tỉnh thái nguyên”

80 853 4
“Đánh giá chất lượng các nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã nam tiến – huyện phổ yên – tỉnh thái nguyên”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là nhu cầu thiết yếu của sự sống, đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Nước có vai trò quan trọng trong hoạt động của tất cả các ngành, lĩnh vực cũng như mọi vấn đề của đời sống, xã hội. Nước sạch và vệ sinh môi trường đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu; nó không chỉ trong phạm vi mỗi quốc gia hay từng khu vực mà nó là một vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Trong những năm qua, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đang là một vấn đề có ý nghĩa được Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Vị trí, vai trò và ý nghĩa của các mục tiêu này đã liên tục được đề cập trong nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước và Chính phủ như: Nghị quyết Trung ương VIII, Nghị quyết Trung ương IX, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Chiến lược quốc gia về Nước sạch và vệ sinh nông thôn giai đoạn 2000 đến 2020, và gần đây nhất là Nghị quyết 26-NQ/TƯ Hội nghị lần thứ 7 BCH T.Ư Đảng khóa X về Nông nghiệp, nông dân và nông thôn. [3] Tài nguyên nước vô cùng phong phú nhưng không phải vô tận; cùng với các tác động trong quá trình tồn tại và phát triển do nhu cầu ngày càng tăng của con người, những sức ép từ các mặt của đời sống xã hội do vậy cần có biện pháp trong quản lý và sử dụng một cách hợp lý. Nếu không quản lý tốt tài nguyên nước sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên nước, ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và cả trong tương lai. Phần lớn diện tích và dân số của Việt Nam tập trung tại khu vực nông thôn nơi có phạm vi địa bàn rộng lớn, đời sống khó khăn và trình độ dân trí còn lạc hậu. Nước sinh hoạt nông thôn đang là nhu cầu bức thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay của quá trình phát triển. Nó có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ, sâu rộng đến chất lượng và quá trình phát triển khu vực nông thôn. Khu vực nông thôn vùng trung du, miền núi phía Bắc mang đầy đủ các đặc trưng của khu vực nông thôn Việt Nam và có những đặc thù riêng như: địa hình không bằng phẳng, dân cư phân bố rải rác, trình độ dân trí thấp và kinh tế xã hội thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước. Xã Nam Tiến, huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên do đặc thù của khu vực, nằm trong vùng dân cư nông thôn trung du miền 1 núi, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, trình độ dân trí chưa cao. Cơ sở vật chất, mặt bằng kỹ thuật chưa được đầu tư mạnh mẽ cho vấn đề nước sinh hoạt nông thôn. Để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo chất lượng môi trường thì việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới là điều hết sức cần thiết. Trong đó, việc đảm bảo chất lượng nước sạch và vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí được đặt lên hàng đầu. Xuất phát từ thực tế tại xã Nam Tiến và nguyện vọng bản thân dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lương Văn Hinh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá chất lượng các nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Tiến – huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên” nhằm đánh giá chất lượng nước trên địa bàn nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị trong việc khai thác, sử dụng đảm bảo chất lượng môi trường. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được tình hình sử dụng và chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Tiến. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Điều tra tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại xã Nam Tiến – huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên - Đánh giá thực trạng quản lý khai thác và sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Tiến. - Phân tích, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn tại xã Nam Tiến. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý; khai thác, sử dụng cũng như nâng cao chất lượng nước sinh hoạt nông thôn. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Cung cấp cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng các nguồn nước phục vụ sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho công tác quản lý khai thác và sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Tiến nói riêng cũng như khu vực huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên nói chung. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1 Khái niệm nước sinh hoạt nông thôn Nước được cung cấp tại khu vực nông thôn đã qua xử lý, sau hệ thống phân phối, dùng trong sinh hoạt gọi là nước sinh hoạt nông thôn. [13] 1.1.2. Các thông số đánh giá chất lượng các nguồn nước cung cấp cho mục đích sinh hoạt 1.1.2.1. Các chỉ tiêu về lý học [10] Độ pH của nước: Định nghĩa về mặt toán học: pH = -log[H+]. pH là thông số đánh giá chất lượng nguồn nước, nó quyết định đến tính axit, bazơ cũng như khả năng hòa tan của các chất tan trong nước, sự thay đổi của pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng cacbonat,…), các quá trình sinh học trong nước. pH dưới 7 là có tính axit và độ pH trên 7 có tính bazơ. pH được xác định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ. Nhiệt độ (0C): Nhiệt độ của nước có ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh học xảy ra trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh, vào thời gian trong ngày, vào mùa trong năm… Nhiệt độ cần được xác định tại chỗ (tại nơi lấy mẫu). Độ màu của nước: Nước nguyên chất không có màu. Màu sắc gây nên bởi các tạp chất trong nước (thường là do chất hữu cơ: chất mùn hữu cơ, acid humic; một số ion như sắt…; một số loài thủy sinh vật). Độ màu thường được xác định bằng phương pháp so màu với các dung dịch chuẩn là Clorophantinat Coban. Đơn vị Pt – Co. 3 Độ đục: Độ đục gây nên bởi các hạt rắn lơ lửng trong nước. Các chất lơ lửng trong nước có thể có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ hoặc các vi sinh vật, thủy sinh vật có kích thông thường từ 0,1 – 10m. Độ đục làm giảm khả năng truyền sáng của nước, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp. Độ đục được đo bằng máy đo độ đục (đục kế – turbidimeter). Đơn vị đo độ đục theo các máy do Mỹ sản xuất là NTU (Nephelometric Turbidity Unit). Tổng hàm lượng chất rắn (TS): Các chất rắn trong nước có thể là những chất tan hoặc không tan, bao gồm cả những chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ. Tổng hàm lượng các chất rắn (TS) là lượng khô tính bằng mg của phần còn lại sau khi làm bay hơi 1 lít mẫu nước trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở 105 0 C cho tới khi khối lượng không đổi (đơn vị tính bằng mg/l). Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS): Các chất rắn lơ lửng (các chất huyền phù) là những chất rắn không tan trong nước. Hàm lượng các chất lơ lửng (SS) là lượng khô của phần chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở 105 0 C cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l. Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (DS): Các chất rắn hòa tan là những chất tan được trong nước, bao gồm cả chất vô cơ lẫn chất hữu cơ. Hàm lượng các chất hòa tan (DS) là lượng khô của phần dung dịch qua lọc khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc có giấy lọc sợi thủy tinh rồi sấy khô ở 150 0 C cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l. DS = TS – SS Tổng hàm lượng các chất dễ bay hơi (VS): Hàm lượng các chất rắn lơ lửng dễ bay hơi (VSS) là lượng mất đi khi nung lượng chất rắn huyền phù (SS) ở 550 0 C cho đến khi khối lượng không đổi (thường được qui định trong một khoảng thời gian nhất định). Hàm lượng các chất rắn hòa tan dễ bay hơi (VDS) là lượng mất đi khi nung lượng chất rắn hòa tan (DS) ở 550 0 C cho đến khi khối lượng không đổi (thường được qui định trong một khoảng thời gian nhất định). 4 1.1.2.2. Các chỉ tiêu về hóa học Độ kiềm toàn phần: Là tổng hàm lượng các ion HCO 3 , CO 3 2- , OH - có trong nước. Độ kiềm trong nước tự nhiên thường gây nên bởi các muối của acid yếu, đặc biệt các muối carbonat và bicarbonat Độ cứng của nước: Là tổng hàm lượng của các ion Ca 2+ và Mg 2+ . Độ cứng của nước gây nên bởi các ion đa hóa trị có mặt trong nước. Chúng phản ứng với một số anion tạo thành kết tủa. Các ion hóa trị 1 không gây nên độ cứng của nước. Hàm lượng oxigen hòa tan (DO): Là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước. DO trong nước phụ thuộc nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ, thành phần hóa học của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật… Khi DO xuống đến khoảng 4 – 5 mg/l, số sinh vật có thể sống trong nước giảm mạnh. Nếu hàm lượng DO quá thấp nước sẽ có mùi và trở nên đen do trong nước lúc này diễn ra chủ yếu là các quá trình phân hủy yếm khí, các sinh vật không thể sống được trong nước này nữa. Đơn vị mg/l. Nhu cầu oxigen hóa học (COD - nhu cầu oxy hóa học): Là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. COD giúp phần nào đánh giá được lượng chất hữu cơ trong nước có thể bị oxid hóa bằng các chất hóa học (tức là đánh giá mức độ ô nhiễm của nước). COD được khi xác định bằng phương pháp KMnO4 hoặc K2Cr2O7. Đơn vị mg/l Nhu cầu oxigen sinh hóa (BOD - nhu cầu oxy sinh hoá): Là lượng oxigen cần thiết để vi khuẩn có trong nước phân hủy các chất hữu. BOD dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước. Đơn vị mg/l Một số chỉ tiêu hóa học khác trong nước: − Sắt: chỉ tồn tại dạng hòa tan trong nước ngầm dưới dạng muối Fe2+ của HCO3-, SO42-, Cl-…, còn trong nước bề mặt, Fe2+ nhanh chóng bị oxid hóa thành Fe3+ và bị kết tủa dưới dạng Fe(OH)3. Nước thiên nhiên thường hcứa hàm lượng sắt lên đến 30 mg/l. Với hàm lượng sắt lớn hơn 0,5 mg/l nước có mùi tanh khó chịu, làm vàng quần áo khi giặt… Các cặn kết tủa của sắt có thể gây tắc nghẽn đường ống dẫn nước. Trong quá trình xử lý nước, sắt được loại bằng phương pháp thông khí và keo tụ. 5 − Các hợp chất Clorua: Clor tồn tại trong nước dưới dạng Cl - . Nói chung ở mức nồng độ cho phép thì các hợp chất clor không gây độc hại, nhưng với hàm lượng lớn hơn 250 mg/l làm cho nước có vị mặn. Nước có nhiều Cl - có tính xâm thực ximăng. Đơn vị mg/l. − Các hợp chất Sulfat: Ion SO42- có trong nước do khoáng chất hoặc có nguồn gốc hữu cơ. Với hàm lượng lớn hơn 250 mg/l gây tổn hại cho sức khỏa con người. Ở điều kiện yếm khí, SO 4 2- phản ứng với chất hữu cơ tạo thành khí H 2 S có độc tính cao. Đơn vị mg/l. 1.1.2.3. Các chỉ tiêu về sinh học Coliform: Là chỉ số cho biết số lượng các vi khuẩn gây bệnh đường ruột trong mẫu nước. Không phải tất cả các vi khuẩn coliform đều gây hại. Tuy nhiên, sự hiện diện của vi khuẩn coliform trong nước cho thấy các sinh vật gây bệnh khác có thể tồn tại trong đó. E.coli: Là chỉ số cho biết số lượng các vi khuẩn gây bệnh đường ruột trong mẫu nước. Sự có mặt của E.Coli trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi phân rác, chất thải của người và động vật và như vậy cũng có khả năng tồn tại các loại vi trùng gây bệnh khác. Số lượng E.Coli nhiều hay ít tùy thuộc mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Đặc tính của khuẩn E.Coli là khả năng tồn tại cao hơn các loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh khác nên nếu sau khi xử lý nước, nếu trong nước không còn phát hiện thấy E.Coli thì điều đó chứng tỏ các loại vi trùng gây bệnh khác đã bị tiêu diệt hết. Việc xác định số lượng E.Coli thường đơn giản và nhanh chóng nên loại vi khuẩn này thường được chọn làm vi khuẩn đặc trưng trong việc xác định mức độ nhiễm bẩn do vi trùng gây bệnh trong nước. Đơn vị VK/100ml 1.1.3. Tiêu chuẩn nước nguồn Để đánh giá chất lượng nước sông, nước ngầm…. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã đưa ra các quy chuẩn quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt, nước ngầm. Các quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồn nước, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp. Sau đây là một số quy chuẩn Việt Nam hiện hành có liên quan về chất lượng nước nguồn (bảng 1.1 và bảng 1.2). 6 Bảng1.1. QCVN 08:2008/Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn A B A1 A2 B1 B2 1 pH mg/l 6-8.5 6-8.5 5.5-9 5.5-9 2 Ôxy hòa tan (DO) mg/l 6 5 4 2 3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100 4 COD mg/l 10 15 30 50 5 BOD 5 (20 0 C) mg/l 4 6 15 25 6 Amoni (NH + 4 ) (tính theo N) mg/l 0.1 0.2 0.5 1 7 Clorua (Cl - ) mg/l 250 400 600 - 8 Florua (F - ) mg/l 1 1.5 1.5 2 9 Nitrit (NO 2 ) (tính theo N) mg/l 0.01 0.02 0.04 0.05 10 Nitrat (NO 3 ) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15 11 Asen (As) mg/l 0.01 0.02 0.05 0.1 12 Chì (Pb) mg/l 0.02 0.02 0.05 0.05 13 Đồng (Cu) mg/l 0.1 0.2 0.5 1 14 Kẽm (Zn) mg/l 0.5 1 1.5 2 15 Sắt (Fe) mg/l 0.5 1 1.5 2 16 Thủy ngân (Hg) mg/l 0.001 0.001 0.001 0.002 17 E. Coli MPN /100 ml 20 50 100 200 18 Coliform MPN /100 ml 2500 5000 7500 10000 (Nguồn: Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, ban hành ngày 31/12/2008)[6] Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau: A1 – Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2. A2 – Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn dạng thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1,B2. B1 – Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. 7 B2 – Giao thông thủy và các mục đích khác vì yêu cầu nước chất lượng thấp. Bảng 1.2. QCVN 09:2008/Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn 1 pH - 5.5 – 8.5 2 Độ cứng (tính theo CaCO 3 ) mg/l 500 3 Chất rắn tổng số mg/l 1500 4 COD (KMnO 4 ) mg/l 4 5 Amoni (tính theo N) mg/l 0.1 6 Clorua (Cl - ) mg/l 250 7 Florua (F - ) mg/l 1 8 Nitrit (NO - 2 ) (tính theo N) mg/l 1 9 Nitrat (NO - 3 ) (tính theo N) mg/l 15 10 Sunfat (SO 4 2- ) (tính theo N) mg/l 400 11 Asen (As) mg/l 0.05 12 Chì (Pb) mg/l 0.01 13 Crom VI (Cr 6+ ) mg/l 0.05 14 Đồng (Cu) mg/l 1 15 Kẽm (Zn) mg/l 3 16 Mangan (Mn) mg/l 0.5 17 Thủy ngân (Hg) mg/l 0.001 18 Sắt (Fe) mg/l 5 19 E. Coli MPN/100ml Không phát hiện thấy 20 Coliform MPN/100ml 3 (Nguồn: Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, ban hành ngày 31/12/2008)[7] 1.1.4. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt ăn uống Nước sạch có thể được hiểu là nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh. Tỉ lệ các chất độc hại và vi khuẩn không quá mức độ cho phép của mỗi quốc gia. Ô nhiễm nước là sự biến đổi các thành phần của nước khác biệt với trạng thái ban đầu. Đó là sự biến đổi các chất lý, hóa, sinh vật và sự có mặt của chúng trong nước làm cho nước trở nên độc hại… Sự nguy hại đến sức khỏe con người do uống nước trực tiếp, sử dụng nước trong sinh hoạt vệ sinh cá nhân. 8 Việc xây dựng tiêu chuẩn giúp cho các nhà chức trách và các nhà điều hành đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng nước đáp ứng sự mong đợi của người sử dụng và các nguyên tắc phát triển bền vững. Phạm vi mà các tiêu chuẩn nêu ra sẽ bao gồm việc đánh giá chất lượng và các chỉ số hoạt động đo lường kết quả dịch vụ, do đó góp phần quản lý và điều hành việc đánh giá dịch vụ một cách tốt hơn. Các tiêu chuẩn sẽ góp phần bảo tồn nước bằng cách tăng hiệu quả của dịch vụ phân phối nước và giảm sự rò rỉ trong hệ thống dịch vụ nước, do đó ngăn cản được sự thất thoát nước không cần thiết. [15] Bảng 1.3. QCVN 01:2009/BYT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn tối đa Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ 1 Màu sắc TCU 15 2 Mùi vị - Không có mùi, vị lạ 3 Độ đục NTU 2 4 pH - 6,5-8,5 5 Độ cứng, tính theo CaCO 3 mg/l 300 6 Tổng chất rắn hoà tan (TDS) mg/l 1000 7 Hàm lượng Amoni mg/l 3 8 Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0,01 9 Hàm lượng Clorua mg/l 250 10 Hàm lượng Florua mg/l 1,5 11 Hàm lượng Sắt tổng số (Fe 2+ + Fe 3+ ) mg/l 0,3 12 Hàm lượng Mangan tổng số mg/l 0,3 13 Hàm lượng Nitrat mg/l 50 14 Hàm lượng Nitrit mg/l 3 15 Chỉ số Pecmanganat mg/l 2 Vi sinh vật 16 Coliform tổng số Con/100ml 0 17 E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt Con/100ml 0 (Nguồn: Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo thông tư số: 04/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009)[6] Bảng 1.4. QCVN 02: 2009/BYT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt 9 TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giới hạn tối đa cho phép I II 1 Màu sắc(*) TCU 15 15 2 Mùi vị(*) - Không có mùi vị lạ Không có mùi vị lạ 3 Độ đục(*) NTU 5 5 4 Clo dư mg/l 0,3-0,5 - 5 pH(*) - 6,0 - 8,5 6,0 - 8,5 6 Hàm lượng Amoni(*) mg/l 3 3 7 Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2 + + Fe3 + )(*) mg/l 0,5 0,5 8 Chỉ số Pecmanganat mg/l 4 4 9 Độ cứng tính theo CaCO3(*) mg/l 350 - 10 Hàm lượng Clorua(*) mg/l 300 - 11 Hàm lượng Florua mg/l 1.5 - 12 Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0,01 0,05 13 Coliform tổng số Vi khuẩn/ 100ml 50 150 14 E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt Vi khuẩn/ 100ml 0 20 Ghi chú: - (*) Là chỉ tiêu cảm quan. - Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước. - Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy). (Nguồn: Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo thông tư số: 05/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009)[9] 1.1.5. Một số công nghệ xử lý 1.1.5.1 Công nghệ xử lý nước mặt Nước mặt bao gồm các nguồn nước trong các ao, đầm, hồ chứa, sông suối. Do kết hợp từ các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặt trưng của nước mặt là: − Chứa khí hòa tan, đặc biệt là oxy. − Chứa nhiều chất rắn lơ lửng, riêng trường hợp nước chứa trong các ao, đầm, hồ, do xảy ra quá trình lắng cặn nên chất rắn lơ lửng còn lại tương đối thấp và 10 [...]... - Các nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu hiện trạng các nguồn nước phục vụ sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; - Phân tích, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Nam Tiến 2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.2.1 Địa điểm nghiên cứu - Địa điểm: Xã Nam Tiến – huyện Phổ Yên – tỉnh Thái. .. - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020; - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020; 1.3 Hiện trạng cấp nước sạch trên thế giới và tại Việt Nam 1.3.1 Hiện trạng cấp nước sạch trên toàn thế giới Chất lượng các nguồn nước của chúng ta ngày càng bị đe dọa bởi ô nhiễm Chính hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm chất lượng nguồn nước. .. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phổ Yên, Niên giám thống kê huyện Phổ Yên , … 2.4.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn thực địa Đây là phương pháp được áp dụng nghiên cứu chủ yếu để thực hiện đề tài, triển khai hầu hết địa bàn xã Nam Tiến Thông qua việc điều tra, khảo sát, phỏng vấn người dân sống trên địa bàn xã, tiến hành xác định hiện trạng khai thác, sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu... thực địa, lấy mẫu, phân tích mẫu Để bổ sung thông tin, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn từ quá trình thu thập thông tin từ thực tế; tiến hành lấy mẫu để kiểm chứng và bổ sung các thông tin nhằm đánh giá sát thực nhất chất lượng nước sinh hoạt tại địa phương Đề tài tiến hành lấy mẫu nước giếng đào, giếng khoan và mẫu nước mưa tại các hộ dân nhằm đánh giá chất lượng nước sử dụng 31 Nước. .. Tiến nằm ở phía nam của huyện Phổ Yên, cách trung tâm huyện 3km theo đường Quốc lộ 3 với diện tích tự nhiên 831,04 ha, bao gồm 11 xóm Địa giới hành chính được xác định: - Phía bắc giáp Thị trấn Ba Hàng - Phía Nam giáp xã Trung Thành - Phía đông giáp xã Đồng Tiến và xã Tân Hương - Phía tây giáp xã Vạn Phái và xã Đắc Sơn Từ xã Nam Tiến có thể liên kết dễ dàng với trung tâm huyện Phổ Yên và các khu vực có... Nguyên 2.2.2 Thời gian nghiên cứu - Từ tháng 8/2012 đến tháng 9/2013 2.3 Nội dung nghiên cứu - Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về điều kiện kinh tế xã hội xã Nam Tiến - Điều tra khảo sát tình hình quản lý, khai thác và sử dụng nước sinh hoạt nông thôn tại địa phương - Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn tại địa phương - Đưa ra những biện pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt tại địa. .. hướng kinh tế xã hội của tỉnh và của huyện qua các tuyến đường giao thông như tuyến QL 3, tuyến đường trục huyện kết nối xã với xã Vạn Phái và các xã của huyện Sóc Sơn – TP.Hà Nội Tuyến đường sắt Hà Thái đi qua xã là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, đi lại đến Thủ đô Hà Nội và Thành phố Thái Nguyên [21] 3.1.1.2 Địa hình, địa mạo Xã Nam Tiến là xã trung du thuộc vùng Đông Bắc mang các đặc điểm... - Tiến hành lựa chọn các điểm nghiên cứu theo phương án xác định các xóm trên địa bàn nghiên cứu + Tiến hành điều tra 11 xóm trên địa bàn xã với tổng số phiếu phát ra là 110 phiếu Mỗi xóm lựa chọn ngẫu nhiên 10 hộ gia đình để điều tra về tình hình sử dụng và chất lượng các nguồn nước phục vụ sinh hoạt + Các hộ được lựa chọn mang đầy đủ nội dung và mục tiêu đã lựa chọn đối tượng nghiên cứu Trong các. .. tác quản lý môi trường, các chương trình, dự án, đề án và các giải pháp thực hiện công tác bảo vệ môi trường 2.4.5 Phương pháp phân tích, đánh giá Từ kết quả về chất lượng nước sinh hoạt, phân tích chỉ ra nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt 2.4.6 Phương pháp xử lý số liệu - Các kết quả thu được thống kê thành bảng trên phần mềm Microsoft... của Xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của Sông Công Sông Công bắt nguồn từ Đèo Khế, tỉnh Thái Nguyên chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, chạy qua địa bàn xã với chiều dài khoảng 5 km - Hệ thống nước mặt khu vực: Hệ thống nước mặt khu vực xã Nam Tiến tương đối thưa thớt Cụ thể, các ao hồ tự nhiên và nhân tạo trong xã có số lượng ít, phân bố nhỏ lẻ, chủ yếu đóng vai trò điều hòa nước mưa và lưu trữ một phần nước . Hinh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá chất lượng các nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Tiến – huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên” nhằm đánh giá chất lượng nước trên địa bàn nghiên. - xã hội tại xã Nam Tiến – huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên - Đánh giá thực trạng quản lý khai thác và sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Tiến. - Phân tích, đánh giá chất lượng nước sinh. nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Tiến nói riêng cũng như khu vực huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên nói chung. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1 Khái niệm nước

Ngày đăng: 07/08/2014, 21:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.2.1. Các chỉ tiêu về lý học [10]

  • 1.1.2.2. Các chỉ tiêu về hóa học

  • Độ kiềm toàn phần:

  • 1.1.2.3. Các chỉ tiêu về sinh học

  • Coliform:

  • 1.1.5.1 Công nghệ xử lý nước mặt

  • 1.1.5.2. Công nghệ xử lý nước ngầm

  • 1.1.5.3. Giải pháp thu gom nước mưa

  • 3.5.2.1 Đối với các hộ dân

  • Nhà máy cấp nước

  • Tham gia của cộng đồng

  • CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  • HIỆN TRẠNG CUNG CẤP NƯỚC SẠCH

  • TẠI XÃ NAM TIẾN – HUYỆN PHỔ YÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN

  • Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý ông/bà để hoàn thành các câu hỏi sau đây:

    • II. NỘI DUNG KHẢO SÁT:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan