các phương pháp giải bài tập hóa học hữu cơ

6 1.3K 21
các phương pháp giải bài tập hóa học hữu cơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

các phương pháp giải bài tập hóa học hữu cơ tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất...

Trước khi đưa ra những phương pháp giải này tôi khuyến cáo các bạn học sinh không nên học thuộc một cách máy móc mà nên rèn luyện bài tập để tích lũy kinh nghiệm, kĩ năng giải các dạng bài tập. Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo. Chúc các bạn một kì thi thành công Các phương pháp giải bài tập hóa học hữu cơ 1. Dựa vào CTTQ của loại hợp chất đó Bài 1: Công thức tổng quát của hiđrocacbon A có dạng (C n H 2n+2 ) m thuộc dãy đồng đẳng nào ? a. Ankan ; b. Anken ; c. Ankin d. Aren 2. Khi đốt cháy hiđrocacbon thì cacbon tạo ra CO 2 và hiđrô tạo ra H 2 O. Tổng khối lượng C và H trong CO 2 và H 2 O bằng khối lượng hiđrocacbon Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn m g hỗn hợp gồm CH 4 ;C 3 H 6 ;C 4 H 10 thu được 17,6g CO 2 và 10,8 g H 2 O . Giá trị m là : a. 2 g b . 4 g c. 6g d. 8 g 3. Khi đốt cháy ankan thu được số mol H 2 O lớn hơn số mol CO 2 và số mol ankan cháy bằng hiệu số của số mol H 2 O và số mol CO 2 Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hh 2 ankan thu được 9,45g H 2 O . Cho sản phẩm cháy vào dd Ca(OH) 2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là : a. 37,5 g b. 52,2g c. 15g d. 42,5g Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn hh 2 hiđrocacbon liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 11,2 lít CO 2 (đktc) và 12,6g H 2 O . Hai hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng nào : a. Ankan ; b. Anken c. Ankin . d Aren Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn hh 2 hiđrocacbon liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 22,4 lít CO 2 (đktc) và 25,2g H 2 O . Hai hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng nào : a. C 2 H 6 và C 3 H 8 ; b. C 3 H 8 và C 4 H 10 c. C 4 H 10 và C 5 H 12 . d C 5 H 12 và C 6 H 14 Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn hh gồm một ankan và một anken . Cho sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng P 2 O 5 dư và bình 2 đựng KOH dư thấy bình 1 tăng 4,14g bình 2 tăng 6,16g . Số mol ankan có trong hh là: a. 0,06 b. 0,09 c. 0,03 d. 0,045 Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hh gồm một CH 4 ; C 4 H 10 và C 2 H 4 thu được 0,14 mol CO 2 và 0,23 mol H 2 O . Số mol ankan và anken có trong hh lần lượt là: a. 0,09 và 0,01 b. 0,01 và 0,09 c. 0,08 và 0,02 d. 0,02 và 0,08 4. Dựa vào phản ứng cộng của anken với Br 2 có tỉ lệ mol 1:1 Bài 8 : Cho hh 2 anken qua bình dd brom thấy làm mất màu vừa đủ dd chứa 8g brom. Tổng số mol 2 anken là: a. 0,1 b . 0,05 c. 0,025 d. 0,005 5. Dựa vào phản ứng cháy của anken mạch hở cho số mol CO 2 bằng số mol H 2 O Bài 9:: Đốt cháy hoàn toàn hh 2 hiđrocacbon mạch hở trong cùng dãy đồng đẳng thu được 11,2 lít CO 2 (đktc) và 9g H 2 O . Hai hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng nào : a. Ankan ; b. Anken c. Ankin . d Aren Bài 10: Một hh khí gồm 1 ankan và 1 anken có cùng số nguyên tử C trong phân tử và có cùng số mol. Lấy mg hh này thì làm mất màu vừa đủ 80g dd Br 2 20%. Đốt cháy hoàn toàn m g hh đó thu được 0,6 mol CO 2 .ankan và anken có trong hh lần lượt là: a. C 2 H 6 và C 2 H 4 ; b. C 3 H 8 và C 3 H 6 c. C 4 H 10 và C 4 H 8 . d C 5 H 12 và C 5 H 10 6.Đốt cháy ankin thu được số mol CO 2 lớn hơn số mol H 2 O và số mol ankin cháy bằng hiệu số của số mol CO 2 và số mol H 2 O Bài 11: Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) một ankin thể tích thu được CO 2 và H 2 O có tổng khối lượng là 25,2g. Nếu cho sản phẩm cháy qua dd Ca(OH) 2 dư thu được 45 g kết tủa A Giá trị của V là : a. 6,72 lít b. 2,24 lít c. 4,48 lít d. 3,36 lít B. CTPT của ankin là : a. C 2 H 2 b. C 3 H 4 c. C 4 H 6 d . C 5 H 8 Bài 12: Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) một ankin thu được 10,8 g H 2 O . Nếu cho sản phẩm cháy qua dd Ca(OH) 2 dư khối lượng bình tăng 50,4 g . Giá trị của V là : a. 3,36 lít b. 2,24 lít c. 6,72 lít d. 4,48 lít 1. Dựa vào PTK trung bình M của hh để biện luận Bài 13:A,B là 2 anol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng . Cho hh gồm 1,6g A và 2,3 g B tác dụng hết với Na thu được 1,12 lít H(đktc). CTPT của 2 ancol là : a.CH 3 OH và C 2 H 5 OH b.C 2 H 5 OH và C 3 H 7 OH c.C 3 H 7 OH và C 4 H 9 OH d C 4 H 9 OH và C 5 H 11 OH 8. Dựa trên phản ứng tách H 2 O của ancol no đơn chúc thành anken thì số mol anken bằng số mol ancol và số nguyên tử cacbon không thay đổi . Vì vậy đốt ancol và đốt anken tương ứng cho số mol CO 2 như nhau Bài 14:Chia a g ancol etylic thành 2 phần bằng nhau - Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn được 2,24 lít CO 2(đktc) -Phần 2 mang tách H 2 O hoàn toàn thành etylen.Đốt cháy hoàn toàn lượng etylen này được mg H 2 O Gía trị m là : a. 1,6g b. 1,8g c. 1,4g d. 1,5g 9. Đốt 2 chất hữu cơ phân tử có cùng số nguyên tử C được cùng số mol CO 2 thì lượng 2 chất hữu cơ đem đốt có cùng số mol Bài 15: Đốt cháy a g C 2 H 5 OH tạo 0,2 mol CO 2 đốt b g CH 3 COOH tạo 0,2 mol CO 2 Cho a g C 2 H 5 OH tác dụng với b g CH 3 COOH có H 2 SO 4 đặc làm xúc tác và nhiệt độ hiệu suất là 100% được c g este . Giá trị của c là : a. 4,4g b. 8,8g c. 13,2 g d. 17,6g PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL DẠNG 1 : Biện luận tìm CTPT của ancol - Từ công thức đơn giản hoặc công thức thực nghiệm ta suy luận dựa vào công thức tổng quát của ancol (no đơn chức, không no đơn chức, đa chức…) - Trong CTTQ: C x H y O z ta luôn có: y ≤ 2x+2 và y luôn chẵn. - Trong ancol đa chức thì số nhóm OH ≤ số C DẠNG 2 : Phản ứng thế nguyên tử H trong nhóm OH Cho ancol hoặc hỗn hợp ancol tác dụng với Na,K tạo thành muối ancolat + H 2 R(OH) n + nNa → R(ONa) n + n/2H 2 Dựa vào tổng số mol giữa ancol và H 2 để xác định số nhóm chức = nAncol nH 2 2 1 → Ancol đơn chức , = nAncol nH 2 1 → Ancol 2 chức , = nAncol nH 2 2 3 → Ancol 3 chức Nếu nH 2 ≥ nA ncol → Ancol đa chức Chú Ý: - nNa = 2nH 2 - Nếu kim loại kiềm dư thì chúng sẽ phản ứng tiếp với nước để tạo ra khí H 2 - Sự dụng các phương pháp : Tăng giảm khối lượng : 1mol Ancol → 1mol muối tăng 22 gam Phương pháp bảo toàn khối lượng, Phương pháp trung bình. DẠNG 3 : Phản ứng tách H 2 O a. Tách nước ở 170 0 C → Anken - Nếu tách 1 ancol → 1anken duy nhất → ancol no đơn chức có C ≥ 2 - Nếu 1 hỗn hợp ancol tách nước cho ra 1 anken → hỗn hợp ancol phải có 1ancol là CH 3 OH hoặc 2ancol là đồng phân của nhau. - Ancol bậc bao nhiêu thì khi tách nước sẽ cho tối đa bấy nhiêu anken. - Khi tách nước của 1ancol → 1anken duy nhất thì ancol đó phải là ancol bậc 1 hoặc đối xứng. - Trong phản ứng tách H 2 O → Anken: ∑ =nAncol ∑ =nAnken ∑ OnH 2 ∑ =mAncol ∑ +mAnken ∑ OmH 2 - Khi tách nước của ancol thì số C không thay đổi, nên khi đốt ancol và anken đều thu được CO 2 bằng nhau. b. Tách H 2 O tạo ete ở 140 0 C . - Số ete thu được khi tách n ancol là 2 )1( +nn ∑ =nAncol 2 ∑ =nAnken 2 ∑ OnH 2 ∑ =mAncol ∑ +mEte ∑ OmH 2 - Khi ancol no đơn chức tách nước tạo thành ete thì khi đốt ete này ta vẫn thu được : nEte = nH 2 O – nCO 2 Chú ý : Tách nước của ancol X thu được sản phẩm hữu cơ Y. Nếu dY/X < 1 hay 1< X Y thì Y là anken dY/X >1 hay 1> X Y thì Y là ete DẠNG 4 : Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn: Tác nhân oxi hóa là CuO(t 0 ), O 2 (xt). Ancol bậc 1 → ][O Andehit Ancol bậc 2 → ][O Xeton Ancol bậc 3 không bị oxi hóa - Trong phản ứng oxi hóa với CuO : Khối lượng bình CuO giảm = Khối lượng O trong CuO phản ứng. n andehit đơn chức = nCuO = nO . - Trong phản ứng Ancol no đơn chức : C n H 2n+2 O + CuO → C n H 2n O + Cu + H 2 O Thì 1mol ancol tao thành 1 mol andehit hoặc xeton thì khối lượng tăng thêm 2 gam - Thông thường phản ứng oxi hóa không hoàn toàn của ancol(RCH 2 OH) thường thu được hỗn hợp gồm Andehit (RCHO) , Axit (RCOOH) nếu có, Ancol dư, và H 2 O. Dựa vào các dự kiện của bài toán mà ta có thể xác định các đại lượng cần thiết: + T/d Na: gồm ancol, axit, nước + T/d AgNO 3 /NH 3 chỉ có andehit ( và HCOOH nếu có) + Phản ứng trung hòa ( - OH) : chỉ co axit DẠNG 5 : Phản ứng cháy No đơn chức : C n H 2n+2 O + 2 3n O 2 → nCO 2 +(n+1)H 2 O nH 2 O > nCO 2 → nAncol = nH 2 O – nCO 2 Số C = nCO 2 /nAncol nO 2 pư = 3/2nCO 2 No đa chức : C n H 2n+2 O x + 2 13 xn −+ O 2 → nCO 2 +(n+1)H 2 O Không no đơn chức : C n H 2n O + 2 13 −n O 2 → nCO 2 +nH 2 O nCO 2 = nH 2 O PHENOL Xác định CTCT của hợp chất phenol dựa vào số nhóm OH liên kết vào vòng benzen hoặc nhánh TQ: Cho H/C thơm A (không chứa axit , este) tác dụng với NaOH , Na Nếu A: - Có n nhóm OH trên vòng benzen và m nhóm OH trên nhánh: 2R(OH) n+m + 2(n+m)Na → 2R(ONa) n+m (n+m)H 2 = nA nH 2 2 mn + → (n+m) là số nhóm OH - Chỉ có n nhóm OH trên vòng benzen phản ứng với NaOH R(OH) n+m + nNaOH → R(OH) m (ONa) n + nH 2 O Từ phản ứng này ta tìm được n, rồi tìm m. Phương pháp hóa hữu cơ A. Anđehit Công thức phân tử của anđehit: - Đơn chức: - Đa chức: Dạng 1: Toán về phản ứng tráng bạc Đây là dạng toán về phản ứng tráng bạc của anđehit, có một số lưu ý khi giải bài toán dạng này: - Các anđehit dạng RCHO tham gia phản ứng tạo ra Ag theo tỉ lệ: . Chỉ có duy nhất anđehit fomic cho tỉ lệ 1: 4 - Nếu hỗn hợp hai anđehit đơn chức tham gia phản ứng tráng bạc tạo Ag với thì khẳng định ngay một trong hai anđehit này là fomic. - Nếu một hiđrocacbon hợp nước tạo thành anđehit thì hiđrocacbon đó là axetilen và anđehit đó là anđehit fomic. - Bài toán xác định công thức phân tử của anđehit thường liên quan đến phản ứng tráng bạc. Khi đề bài cho: đó là anđehit đơn chức thì phải tiến hành như sau: + B1: Giả sử anđehit đó là anđehit fomic (tráng bạc theo tỉ lệ 1 : 4), và thử xem có đúng không + B2: Xét trường hợp anđehit đó không phải là anđehit fomic và giải bình thường. Dạng 2: Toán về phản ứng cháy Trong mỗi nhóm CHO có một liên kết ∏ nên phản ứng cháy của anđehit không giống với rượu về tỉ lệ lượng và tạo ra. Nếu đốt cháy một anđehit mà thu được thì khẳng định đó là anđehit no, đơn chức. B. Axit cacboxylic Dạng 1: Toán về phản ứng với bazơ Bài toán về phản ứng với bazơ thường được dùng để xác định số nhóm COOH hoặc số mol của axit - Số nhóm COOH = - Số mol NaOH = (Áp dụng tăng giảm khối lượng) - Nếu hỗn hợp hai axit tác dụng với NaOH cần thì ít nhất một trong hai axit là đa chức Dạng 2: Toán về phản ứng với rượu Phản ứng của axit với rượu hay còn gọi là phản ứng este hoá là phản ứng thuận nghịch, thông thường bài toán dạng này có liên quan đến hiệu suất. Hiệu suất phản ứng được tính theo rượu hoặc axit tuỳ trường hợp. Giả sử hiệu suất phản ứng = 100% và xem chất nào phản ứng hết. + Nếu rượu hết thì hiệu suất phản ứng được tính theo rượu. + Nếu axit hết thì hiệu suất phản ứng được tính theo axit + Nếu hai chất phản ứng vừa đủ thì hiệu suất phản ứng tính theo một trong hai chất đều được. Dạng 3: Toán về phản ứng cháy Hoàn toàn tương tự như toán về phản ứng cháy của anđehit. . đưa ra những phương pháp giải này tôi khuyến cáo các bạn học sinh không nên học thuộc một cách máy móc mà nên rèn luyện bài tập để tích lũy kinh nghiệm, kĩ năng giải các dạng bài tập. Tài liệu. Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo. Chúc các bạn một kì thi thành công Các phương pháp giải bài tập hóa học hữu cơ 1. Dựa vào CTTQ của loại hợp chất đó Bài 1: Công thức tổng quát của hiđrocacbon. với nước để tạo ra khí H 2 - Sự dụng các phương pháp : Tăng giảm khối lượng : 1mol Ancol → 1mol muối tăng 22 gam Phương pháp bảo toàn khối lượng, Phương pháp trung bình. DẠNG 3 : Phản ứng tách

Ngày đăng: 07/08/2014, 11:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan