Tìm và phân tích ít nhất 5 vụ việc thực tế về xung đột giữa TGĐGĐ với HĐQTHĐTV trong thực tiễn kinh doanh của Doanh nghiệp. Nguyên nhân và giải pháp Tiểu luận Luật kinh tế

29 1.5K 6
Tìm và phân tích ít nhất 5 vụ việc thực tế về xung đột giữa TGĐGĐ với HĐQTHĐTV trong thực tiễn kinh doanh của Doanh nghiệp. Nguyên nhân và giải pháp  Tiểu luận Luật kinh tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Trong thời gian qua đã có không ít các vụ mâu thuẫn, xung đột giữa nội bộ ban quản trị các công ty và Hội đồng quản trịHội đồng thành viên; có những vụ việc chỉ “lời qua tiếng lại” giữa các bên trên báo chí rồi lặng lẽ đi vào quên lãng nhưng cũng có những vụ việc các bên kiện nhau ra tòa và vẫn chưa có hồi kết. Nhân thời gian đang nghiên cứu tìm hiểu về môn luật kinh tế, Nhóm 3 nhận được đề tài: “Tìm và phân tích ít nhất 5 vụ việc thực tế về xung đột giữa TGĐGĐ với HĐQTHĐTV trong thực tiễn kinh doanh của Doanh nghiệp. Nguyên nhân và giải pháp”; qua đề tài này nhóm cũng muốn góp phần tìm hiểu cặn kẽ hơn về các vụ lùm xùm giữa Giám đốcTổng Giám đốc và Hội đồng quản trịHội đồng thành viên của công ty và từ đó đưa ra một số kiến nghị hữu ích cho các nhà quản lý công ty, các cổ đông. Ngoài ra, nhóm cũng mong muốn thông qua đề tài giúp cho những người quản lý, các cổ đông có một cái nhìn rõ ràng, nhận thức đúng hơn về vai trò, quyền hạn và nghĩa vụ của mình trong công ty; và quan trọng hơn hết là phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về lĩnh vực mình kinh doanh hoặc đầu tư. Nhân đây, nhóm 3 xin cám ơn PGS.TS Bùi Xuân Hải đã dành thời gian quý báu của Thầy để hướng dẫn tận tình cho nhóm. Do kiến thức còn hạn chế và thời gian hạn hẹp nên Bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm 3 mong Thầy và các bạn trong lớp đóng góp ý kiến để nhóm hoàn thiện thêm. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 MỤC LỤC 4 I. PHÂN TÍCH CÁC VỤ XUNG ĐỘT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 5 1. Vụ kiện giữa chủ tịch Hoa sen và cựu Tổng Giám đốc 5 2. Vụ xung đột lợi ích trong công ty FPT 8 3. Mâu thuẫn giữa chủ tịch HĐQT và TGĐ công ty Sabeco 11 4. Rắc rối việc bổ nhiệm Tổng Giám đốc Sudico 15 5. Mâu thuẫn nội bộ trong công ty Bông bạch tuyết dẫn đến thất bại của công ty 17 6. Mâu thuẫn giữa nội bộ công ty cổ phần Tràng Tiền 20 7. Tình huống tại công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Phương Đông 22 II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 24 1. Một số kiến nghị dưới góc độ quản lý doanh nghiệp 25 2. Một số kiến nghị thay đổi luật doanh nghiệp 25 KẾT LUẬN 27 Tài liệu tham khảo 28 I. PHÂN TÍCH CÁC VỤ XUNG ĐỘT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1. Vụ kiện giữa chủ tịch Hoa sen và cựu Tổng Giám đốc 1.1 Sơ nét về công ty Hoa Sen Trong thời gian khoảng giữa tháng 4 năm 2012, chúng ta cũng thấy vụ lùm xùm kiện cáo giữa chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen với cựu Tổng Giám đốc. Tập đoàn Hoa sen được thành lập ngày 882001. Tập đoàn Hoa Sen có trụ sở tại Thị Xã Dĩ An, Bình Dương. Qua hơn 10 năm phát triển thì công ty từ số vốn 30 tỷ đồng lúc thành lập với 22 nhân viên và 3 chi nhánh; đến năm 2012 công ty đã đạt doanh thu xuất khẩu hơn 180 triệu USD, trở thành một trong những doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ hàng đầu Đông Nam Á, tổng số chi nhánh bán lẻ trên 108. 1.2 Sơ lược và phân tích về vụ kiện Vào giữa tháng 4 năm 2012, cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen (HSG) Phạm Văn Trung đã nộp đơn khởi kiện HSG, doanh nghiệp mình từng làm việc hơn 10 năm với lý do đã “vu khống, bôi nhọ, xúc phạm danh dự” ông. Tòa án huyện Dĩ An, Bình Dương đã tiếp nhận đơn kiện. Vụ lùm xùm giữa HSG và cựu CEO của mình bắt đầu gay cấn khi Chủ tịch HĐQT HSG Lê Phước Vũ phát biểu tại Đại hội cổ đông ngày 223 về lý do mà ông Phạm Văn Trung nghỉ việc tại HSG là vì thiếu minh bạch trong điều hành. Sau đó, trên các phương tiện truyền thông bắt đầu cuộc khẩu chiến giữa cựu CEO của HSG với những lãnh đạo cốt cán của HSG hiện tại. Đến ngày 174, ông Phạm Văn Trung đã chính thức đệ đơn lên Tòa án Nhân dân huyện Dĩ An (Bình Dương) khởi kiện HSG về việc vu khống, bôi nhọ, xúc phạm danh dự của ông. Ông yêu cầu HSG phải cải chính thông tin sai sự thật và xin lỗi công khai trên 3 kỳ báo. Đáp lại, ngày 184 HSG đã gửi lên Ủy ban chứng khoán nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán TPHCM bản công bố thông tin cho biết là sẽ khởi kiện ông Phạm Văn Trung đòi bồi thường 26 tỷ đồng và nhiều quyền lợi khác. Theo HSG, vào ngày 22102010, ông Phạm Văn Trung đã ký cam kết về chế độ trách nhiệm của cán bộ quản lý đối với HSG, trong đó ghi rõ: “Trong thời gian hiệu lực hợp đồng và trong vòng 36 tháng kể từ khi nghỉ việc tại công ty, tôi không được phép: cung cấp thông tin, tiết lộ bí mật kinh doanh ra ngoài, không được phép hợp tác, sản xuất, kinh doanh, làm đại lý sử dụng, tiết lộ thông tin về khách hàng, mặt hàng, sản phẩm tương tự của công ty cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào nhằm phục vụ công việc riêng của cá nhân mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản từ phía công ty. Trường hợp bị phát hiện, cá nhân

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM  Môn: Luật kinh tế Đề tài: Tìm và phân tích ít nhất 5 vụ việc thực tế về xung đột giữa TGĐ/GĐ với HĐQT/HĐTV trong thực tiễn kinh doanh của Doanh nghiệp. Nguyên nhân và giải pháp. GVHD: PGS.TS BÙI XUÂN HẢI NTH: Nhóm 3. Lớp đêm 4 – Khóa 22. Danh sách nhóm 1. Cao Nữ Nguyệt Anh 2. Trần Quốc Huy 3. Ngô Thị Yến Nhi 4. Trịnh Thị Thu Phương 5. Lê Trung Quốc (Nhóm trưởng) 6. Lê Thị Phương Thảo 7. Đặng Thị Phương Trang 8. Mai Nguyễn Huyền Trang TPHCM, tháng 03 năm 2013. GVHD: PGS.TS BÙI XUÂN HẢI NTH: Nhóm 3 – lớp Đêm 4- K22 Nhận xét của Giảng viên. 2 GVHD: PGS.TS BÙI XUÂN HẢI NTH: Nhóm 3 – lớp Đêm 4- K22 LỜI MỞ ĐẦU Trong thời gian qua đã có không ít các vụ mâu thuẫn, xung đột giữa nội bộ ban quản trị các công ty và Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên; có những vụ việc chỉ “lời qua tiếng lại” giữa các bên trên báo chí rồi lặng lẽ đi vào quên lãng nhưng cũng có những vụ việc các bên kiện nhau ra tòa và vẫn chưa có hồi kết. Nhân thời gian đang nghiên cứu tìm hiểu về môn luật kinh tế, Nhóm 3 nhận được đề tài: “Tìm và phân tích ít nhất 5 vụ việc thực tế về xung đột giữa TGĐ/GĐ với HĐQT/HĐTV trong thực tiễn kinh doanh của Doanh nghiệp. Nguyên nhân và giải pháp”; qua đề tài này nhóm cũng muốn góp phần tìm hiểu cặn kẽ hơn về các vụ lùm xùm giữa Giám đốc/Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên của công ty và từ đó đưa ra một số kiến nghị hữu ích cho các nhà quản lý công ty, các cổ đông. Ngoài ra, nhóm cũng mong muốn thông qua đề tài giúp cho những người quản lý, các cổ đông có một cái nhìn rõ ràng, nhận thức đúng hơn về vai trò, quyền hạn và nghĩa vụ của mình trong công ty; và quan trọng hơn hết là phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về lĩnh vực mình kinh doanh hoặc đầu tư. Nhân đây, nhóm 3 xin cám ơn PGS.TS Bùi Xuân Hải đã dành thời gian quý báu của Thầy để hướng dẫn tận tình cho nhóm. Do kiến thức còn hạn chế và thời gian hạn hẹp nên Bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm 3 mong Thầy và các bạn trong lớp đóng góp ý kiến để nhóm hoàn thiện thêm. 3 GVHD: PGS.TS BÙI XUÂN HẢI NTH: Nhóm 3 – lớp Đêm 4- K22 MỤC LỤC Nhận xét của Giảng viên 2 LỜI MỞ ĐẦU 3 MỤC LỤC 4 I.PHÂN TÍCH CÁC VỤ XUNG ĐỘT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 6 1.Vụ kiện giữa chủ tịch Hoa sen và cựu Tổng Giám đốc 6 2.Vụ xung đột lợi ích trong công ty FPT 9 2.1 Sơ nét về công ty FPT 9 Công ty Cổ phần FPT thành lập ngày 13/09/1988, trong gần 25 năm phát triển, FPT luôn là công ty Công nghệ thông tin và Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam với doanh thu hơn 1,2 tỷ USD (Báo cáo tài chính 2012), tạo ra gần 15.000 việc làm và giá trị vốn hóa thị trường năm 2012 đạt gần 10.000 tỷ đồng (tương đương gần 480 triệu USD), nằm trong số các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam (theo báo cáo của Vietnam Report 500). 9 Với các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin và Viễn thông, FPT cung cấp dịch vụ tới 46/63 tỉnh thành tại Việt Nam, không ngừng mở rộng thị trường toàn cầu 9 2.2 Sơ lược và phân tích về vụ xung đột 9 3.Mâu thuẫn giữa chủ tịch HĐQT và TGĐ công ty Sabeco 12 4.Rắc rối việc bổ nhiệm Tổng Giám đốc Sudico 16 5.Mâu thuẫn nội bộ trong công ty Bông bạch tuyết dẫn đến thất bại của công ty 19 6.Mâu thuẫn giữa nội bộ công ty cổ phần Tràng Tiền 22 7.Tình huống tại công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Phương Đông 23 II.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 26 4 GVHD: PGS.TS BÙI XUÂN HẢI NTH: Nhóm 3 – lớp Đêm 4- K22 1.Một số kiến nghị dưới góc độ quản lý doanh nghiệp 26 2.Một số kiến nghị thay đổi luật doanh nghiệp 27 KẾT LUẬN 28 Tài liệu tham khảo 29 5 GVHD: PGS.TS BÙI XUÂN HẢI NTH: Nhóm 3 – lớp Đêm 4- K22 I. PHÂN TÍCH CÁC VỤ XUNG ĐỘT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1. Vụ kiện giữa chủ tịch Hoa sen và cựu Tổng Giám đốc I.1 Sơ nét về công ty Hoa Sen Trong thời gian khoảng giữa tháng 4 năm 2012, chúng ta cũng thấy vụ lùm xùm kiện cáo giữa chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen với cựu Tổng Giám đốc. Tập đoàn Hoa sen được thành lập ngày 8/8/2001. Tập đoàn Hoa Sen có trụ sở tại Thị Xã Dĩ An, Bình Dương. Qua hơn 10 năm phát triển thì công ty từ số vốn 30 tỷ đồng lúc thành lập với 22 nhân viên và 3 chi nhánh; đến năm 2012 công ty đã đạt doanh thu xuất khẩu hơn 180 triệu USD, trở thành một trong những doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ hàng đầu Đông Nam Á, tổng số chi nhánh bán lẻ trên 108. I.2 Sơ lược và phân tích về vụ kiện Vào giữa tháng 4 năm 2012, cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen (HSG) Phạm Văn Trung đã nộp đơn khởi kiện HSG, doanh nghiệp mình từng làm việc hơn 10 năm với lý do đã “vu khống, bôi nhọ, xúc phạm danh dự” ông. Tòa án huyện Dĩ An, Bình Dương đã tiếp nhận đơn kiện. Vụ lùm xùm giữa HSG và cựu CEO của mình bắt đầu gay cấn khi Chủ tịch HĐQT HSG Lê Phước Vũ phát biểu tại Đại hội cổ đông ngày 22/3 về lý do mà ông Phạm Văn Trung nghỉ việc tại HSG là vì thiếu minh bạch trong điều hành. Sau đó, trên các phương tiện truyền thông bắt đầu cuộc khẩu chiến giữa cựu CEO của HSG với những lãnh đạo cốt cán của HSG hiện tại. Đến ngày 17/4, ông Phạm Văn Trung đã chính thức đệ đơn lên Tòa án Nhân dân huyện Dĩ An (Bình Dương) khởi kiện HSG về việc vu khống, bôi nhọ, xúc phạm danh dự của ông. Ông yêu cầu HSG phải cải chính thông tin sai sự thật và xin lỗi công khai trên 3 kỳ báo. Đáp lại, ngày 18/4 HSG đã gửi lên Ủy ban chứng khoán nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán TPHCM bản công bố thông tin cho biết là sẽ khởi kiện ông Phạm Văn Trung đòi bồi thường 26 tỷ đồng và nhiều quyền lợi khác. Theo HSG, vào ngày 22/10/2010, ông Phạm Văn Trung đã ký cam kết về chế độ trách nhiệm của cán bộ quản lý đối với HSG, trong đó ghi rõ: “Trong thời gian hiệu lực hợp đồng và trong vòng 36 tháng kể từ khi nghỉ việc tại công ty, tôi không được phép: cung cấp thông tin, tiết lộ bí mật kinh doanh ra ngoài, không được phép hợp tác, sản xuất, kinh doanh, làm đại lý sử dụng, tiết lộ thông tin về khách hàng, mặt hàng, sản phẩm tương tự của công ty cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào nhằm phục vụ công việc riêng của cá nhân mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản từ phía công ty. Trường hợp bị phát hiện, cá nhân đó sẽ bị khởi tố trước pháp luật”. 6 GVHD: PGS.TS BÙI XUÂN HẢI NTH: Nhóm 3 – lớp Đêm 4- K22 Ông Trung giữ các vị trí điều hành quan trọng của HSG từ tháng 4/2007 với chức danh Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh. Ông chính thức trở thành Tổng giám đốc HSG từ ngày 1/4/2011. Đến ngày 18/4 thì ông Trung nộp đơn xin thôi việc. Hội đồng quản trị HSG chấp thuận miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc của ông Trung từ ngày 27/4/2011 nhưng chưa cho thôi việc. Đến ngày 19/11/2011 thì ông Trung được bầu vào làm thành viên Hội đồng quản trị của công ty thép Nam Kim. Trong cùng ngày hôm đó, ông Trung được bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc NKG. Theo Hội đồng quản trị HSG, việc ông Phạm Văn Trung hợp tác làm việc với NKG với chức danh thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc sau khi tự ý thôi việc tại HSG mới chỉ 7 tháng là đã vi phạm nghiêm trọng cam kết chế độ trách nhiệm nêu trên. Thời điểm đó HSG đã củng cố hồ sơ để khởi kiện ông Trung vi phạm cam kết này. Trong đó, trọng điểm là HSG sẽ khởi kiện ông Phạm Văn Trung đòi bồi thường những thiệt hại của HSG do ông Phạm Văn Trung gây ra liên quan đến các hợp đồng mua bán với ước tính thiệt hại khoản 26 tỷ đồng; yêu cầu ông Trung hoàn trả những khoản tiền tạm ứng, tiền nợ mua hàng mà ông Trung không thanh toán cho HSG và bồi thường những thiệt hại khác của HSG do ông Trung gây ra trong thời gian ông điều hành HSG. Theo Hội đồng quản trị HSG thì việc khiếu kiện này có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, uy tín và giá cổ phiếu NKG trên thị trường chứng khoán. Theo HSG thì công ty này không có ý định cạnh tranh không lành mạnh với bất kỳ công ty nào, trong đó có NKG nhưng buộc phải làm những động thái trên để bảo vệ quyền lợi của mình. Trong công bố thông tin của mình, HSG đề nghị NKG chấm dứt sử dụng lao động đối với ông Phạm Văn Trung và các cán bộ quản lý khác đã từng làm việc tại HSG và có cam kết chế độ trách nhiệm với HSG. Hội đồng quản trị HSG khẳng định: “Nếu NKG không tiến hành chấm dứt sử dụng lao động đối với các đối tượng trên thì HSG được quyền xem như NKG có chủ trương thông đồng, cấu kết với các cá nhân trên để cạnh tranh không lành mạnh với HSG và làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của HSG. Trong trường hợp đó, chúng tôi buộc phải sử dụng các biện pháp pháp lý và truyền thông cần thiết để bảo vệ lợi ích hợp pháp của chúng tôi”. Qua các thông tin về vụ lùm xùm giữa Hoa Sen, cụ thể là chủ tịch Lê Phước Vũ và cựu CEO, nhóm xin có những phân tích và bình luận như sau:  Việc Hoa Sen yêu cầu ông Trung bồi thường thiệt hại liên quan đến các hợp đồng mua bán trong thời gian ông Trung điều hành tại Hoa Sen thì phải căn cứ vào nội dung các quy định của công ty, hợp đồng lao động ký kết để xem xét và giải quyết; 7 GVHD: PGS.TS BÙI XUÂN HẢI NTH: Nhóm 3 – lớp Đêm 4- K22 cụ thể tại khoản 4 điều 116 có nêu: “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty”.  Việc Hoa sen yêu cầu Nam Kim chấm dứt sử dụng lao động đối với ông Trung thì không hợp lý vì: - Việc một doanh nghiệp ngăn cấm một người lao động đã từng làm việc cho mình không được làm việc cho các doanh nghiệp khác trong một thời gian nhất định là không thể được, dù lý do của việc ngăn cấm là hợp lý. Điều này trái với các quy định của Hiến pháp và các quy định của Bộ Luật lao động nước ta; cụ thể: + Tại điều 55 của Hiến pháp năm 1992: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân”. + Tại điều 5 của Bộ Luật lao động quy định: “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo”. - Qua các thông tin về vụ kiện thì chúng ta có thể thấy không có bất kỳ nội dung nào cấm ông Trung không được phép làm việc với tư cách là người lao động cho công ty đối thủ. Ngoài ra, người lao động có quyền tự do lựa chọn, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi đâu mà pháp luật không cấm. - Ngoài ra, Nam Kim là một đơn vị pháp nhân có tư cách độc lập, có quyền tự do thuê mướn, tuyển dụng lao động mà không phụ thuộc hoặc phải xin phép bất kỳ bên thứ ba nào.  Nguyên nhân: - Chưa phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của Tổng Giám đốc. - Các văn bản quy định, cam kết giữa công ty và TGĐ không rõ ràng.  Giải pháp: - Mô tả công việc rõ ràng, chi tiết cho chức danh TGĐ. - Quy định định rõ quyền hạn và trách nhiệm của TGĐ. - Hợp đồng lao động, các cam kết phải được nêu rõ ràng tránh các quy định chung chung gây khó khăn khi thực hiện. 8 GVHD: PGS.TS BÙI XUÂN HẢI NTH: Nhóm 3 – lớp Đêm 4- K22 2. Vụ xung đột lợi ích trong công ty FPT 2.1 Sơ nét về công ty FPT Công ty Cổ phần FPT thành lập ngày 13/09/1988, trong gần 25 năm phát triển, FPT luôn là công ty Công nghệ thông tin và Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam với doanh thu hơn 1,2 tỷ USD (Báo cáo tài chính 2012), tạo ra gần 15.000 việc làm và giá trị vốn hóa thị trường năm 2012 đạt gần 10.000 tỷ đồng (tương đương gần 480 triệu USD), nằm trong số các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam (theo báo cáo của Vietnam Report 500). Với các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin và Viễn thông, FPT cung cấp dịch vụ tới 46/63 tỉnh thành tại Việt Nam, không ngừng mở rộng thị trường toàn cầu. 2.2 Sơ lược và phân tích về vụ xung đột Như đã biết công ty cổ phần là loại hình công ty có cơ cấu tổ chức phức tạp do tính chất đối vốn và số lượng cổ đông lớn, quy mô hoạt động lớn. Chính điều này quyết định đến cơ cấu tổ chức của công ty. Tuy công ty cổ phần được thành lập bởi các sáng lập viên, song sau khi cổ phần được phát hành, các sáng lập viên đó phải chia sẻ quyền lực với các cổ đông khác. Ngoài ra, số lượng cổ đông linh hoạt thay đổi vì cổ đông dễ dàng chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác Trong đó, trách nhiệm tối cao của hội đồng quản trị (HĐQT) trong một công ty cổ phần là đại diện cho quyền lợi của các cổ đông. Một HĐQT hoạt động minh bạch, đặt quyền lợi của cổ đông và sự phát triển của công ty lên trên lợi ích riêng của mình là một trong những mục tiêu hướng đến của thông lệ tốt trong quản trị doanh nghiệp mà VN đang cố gắng xây dựng. Cổ đông là người sở hữu cổ phần đã phát hành của DN và có quyền quyết định đến các vấn đề liên quan đến DN phụ thuộc vào tỷ lệ nắm giữ cổ phần. Hãy hình dung công ty cũng giống như một Nhà nước, mỗi nhóm cổ đông sẽ đại diện cho một giai cấp nên bất kỳ sự biến động chính trị nào cũng sẽ tác động ít nhiều đến lợi ích của các giai cấp khác trong xã hội. Thông thường, xung đột lợi ích giữa các cổ đông lớn và Hội đồng quản trị (HĐQT) trong nội bộ công ty đã là một vấn đề gây khó khăn cho DN Từ câu chuyện 11 thành viên trong HĐQT Công ty FPT tự cho mình cái “đặc quyền” được góp vốn vào các công ty “con” của FPT, cho thấy cơ chế bảo vệ lợi ích và đảm bảo sự đối xử công bằng đối với mọi cổ đông trong FPT đã bị xâm phạm nặng nề. Các cổ đông thiểu số của FPT không thể kiện vì HĐQT đã làm đúng theo quyền hạn mà họ đã được đại hội cổ đông trao, tức được lập công ty con và quyết định những ai được quyền góp vốn trong những công ty này. Thế giới cũng đã thống kê rằng các xung đột quyền lợi “kiểu” FPT không phải là hiếm. 9 GVHD: PGS.TS BÙI XUÂN HẢI NTH: Nhóm 3 – lớp Đêm 4- K22 Cho nên, trong các rủi ro liên quan đến quản trị doanh nghiệp yếu kém, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một trong các rủi ro lớn nhất là gian lận trong chuyển nhượng tài sản. Ở đó, các cán bộ cấp cao chuyển nhượng tiền hoặc tài sản của công ty ra ngoài công ty một cách không chính đáng. Đó chính là việc giá trị tài sản FPT được chuyển nhượng gần như bằng không trong các thương vụ góp vốn, đổi lại là các thành viên HĐQT FPT được quyền mua một tỉ lệ cổ phần lớn với giá gốc. Việc FPT “ký hợp đồng” bán cổ phần trong các công ty “con” cho các thành viên trong HĐQT được nhìn nhận là một kiểu lạm dụng quyền hạn của HĐQT và có thể đem lại rủi ro đáng kể cho các nhà đầu tư nhỏ, bởi giao dịch này diễn ra theo những điều khoản có lợi cho HĐQT và do đó đem đến bất lợi cho công ty như một tổng thể. Vụ đem thương hiệu công ty mẹ đi góp vốn tràn lan không chỉ cần xem xét ở góc độ đạo đức của người lãnh đạo mà cũng cần phân tích vai trò của ban kiểm soát công ty. Ban này được sinh ra với nhiệm vụ chủ yếu là xem xét các khoản chi đầu tư hoặc rút vốn đầu tư quan trọng, giám sát những xung đột quyền lợi tiềm ẩn của các thành viên HĐQT, thành viên ban giám đốc và các cổ đông lớn, trong đó có cả việc sử dụng sai tài sản công ty. Nếu nhận thấy điều lệ của FPT đang “sơ hở”, tạo điều kiện cho HĐQT lạm dụng để phục vụ lợi ích cho mình thì chính ban này phải kiến nghị đến các cổ đông để có những thay đổi cần thiết. Bên cạnh đó khác với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, các cổ đông trong công ty cổ phần không thể trực tiếp quản lý điều hành như thành viên trong công ty TNHH. Các cổ đông phải họp lại với nhau, tạo nên Đại hội đồng cổ đông, chọn ra một số người thay mình quản lý công ty. CTCP có sự tách bạch giữa sở hữu và quản trị điều hành trong công ty. Do đó, CTCP là sự biểu hiện rõ nét nhất của mô hình quản lý 3 cấ p: Đại hội đồng cổ đông (cơ quan chủ sở hữu), Hội đồng quản trị (cơ quan quản lý), Ban giám đốc (cơ quan điều hành) . Mỗi cấp quản lí có một nhiệm vụ, chức năng riêng biệt hoàn thiện bộ máy quản trị công ty. Ngoài ra, Ban kiểm soát được thành lập ở những công ty có trên 11 cổ đông là cá nhân, hoặc có cổ đông là tổ chức nắm trên 50% tổng số cổ phần của công ty, có chức năng giám sát hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty. Chính vì vậy, việc tổ chức quản lí công ty cổ phần sẽ khó khăn và dễ dẫn đến lạm quyền nếu không được pháp luật quy định một cách chặt chẽ. Như đã biết một trong những sự kiện đáng nhớ nhất diễn ra tại FPT là vào ngày 31/12/2008, khi Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Trương Gia Bình công bố quyết định sẽ chuyển giao vị trí Tổng Giám đốc điều hành cho Chủ tịch HĐQT FPT Software, lúc đó là ông Nguyễn Thành Nam. Đây là bước chuyển mới khi tách bạch giữa cơ quan quản lý và cơ quan điều hành. Tuy nhiên ông Nguyễn Thành Nam đã rời khỏi ghế CEO của FPT chỉ sau vỏn vẹn hai năm trong sự tiếc nuối của nhiều người. Lý do khi từ nhiệm của ông được công bố đơn giản là: do FPT muốn thực hiện trẻ hóa đội ngũ nhân sự cao cấp. Chỉ xét về tuổi tác đơn thuần, ở độ tuổi 50 như ông Nguyễn Thành Nam, đương nhiên lý do này rất hợp lý. Nhưng những người hiểu nội tình FPT lại không hiểu như lý do mà FPT công bố. 10 [...]... hạn và trách nhiệm của mình  Giải pháp: - Thực hiện bổ nhiệm và bãi nhiệm TGĐ theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ công ty - Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của ban lãnh đạo; chủ tịch HĐQT - Nâng cao tinh thần đoàn kết trong nội bộ công ty nhằm lèo lái công ty đạt được kết quả kinh doanh tốt 5 Mâu thuẫn nội bộ trong công ty Bông bạch tuyết dẫn đến thất bại của công ty 5. 1 Sơ nét về công... HĐQT và Tổng Giám đốc, mất đoàn kết trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến hoạt động và uy tín của TCty 15 GVHD: PGS.TS BÙI XUÂN HẢI NTH: Nhóm 3 – lớp Đêm 4- K22 - Không phân định rõ quyền hạn của cổ đông góp vốn; của chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc trong điều hành kinh doanh của tổng công ty - Cơ quan quản lý vốn của nhà nước - Bộ Công Thương can thiệt quá sâu vào hoạt động kinh doanh của mình: Với những... và KTT thì phải căn cứ vào quyền hạn và trách nhiệm của GĐ công ty và KTT khi thực hiện các công việc chuyên môn của mình có gây tổn hại thiệt hại cho công ty hay không? Vì theo khoản 2 điều 116 có nêu: “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc. .. …) Qui định như vậy, sẽ hạn chế sức ép của cổ đông lớn lên cổ đông thiểu số trong việc thực hiện các quyền của cổ đông/thành viên theo qui định của pháp luật 27 GVHD: PGS.TS BÙI XUÂN HẢI NTH: Nhóm 3 – lớp Đêm 4- K22 KẾT LUẬN Qua phân tích về các tình huống mâu thuẫn trong thực tiễn các doanh nghiệp chúng ta nhận thấy cách hành xử của các thành viên, các cổ đông trong công ty có những hành vi chưa đúng... luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty Chủ tịch HĐQT không được quyền tự ý để bổ nhiệm và bãi nhiệm TGĐ  Nguyên nhân: 18 GVHD: PGS.TS BÙI XUÂN HẢI NTH: Nhóm 3 – lớp Đêm 4- K22 - Mâu thuẫn về quan điểm quản lý điều hành công ty giữa chủ tịch HĐQT và TGĐ - Thiếu sự phối hợp giữa các lãnh đạo và phòng ban nghiệp vụ của công ty - Việc bổ nhiệm và bãi nhiệm TGĐ không theo đúng pháp luật và điều lệ công... ích chung của công ty, của các cổ đông và sau đó là các cán bộ nhân viên của công ty Việc nhóm của ông Cường tiến hành họp Hội đồng cổ đông chỉ được tiến hành nếu có “số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định” (theo điều 102 của luật doanh nghiệp); việc bầu chủ tịch HĐQT mới phải đảm bảo có “số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng... 50 % từ lợi nhuận sau thuế để chi lương kinh doanh là hoàn toàn không đúng về nội dung kinh tế của tiền lương, trái qui định trong luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập DN về việc sử dụng LNST Đối với công ty cổ phần thì lợi nhuận sau thuế là của các cổ đông Tiền được dùng từ LNST để chia cho cổ đông được gọi là cổ tức, đó nó là lợi nhuận thu về từ việc đầu tư vốn chứ không có ý nghĩa trả... đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao” Việc sa thải để có câu trả lời chính xác thì phải cần nhiều thông tin hơn  Nguyên nhân - GĐĐH chưa nhận thức đúng quyền hạn và trách nhiệm của mình trong công ty - Việc công bố thông tin của công ty không được chuẩn bị, nghiên cứu và cân nhắc đến tác dụng của nó  Giải pháp - Việc công bố thông tin khi họp báo có thể... hữu vốn (HĐQT) và những người điều hành doanh nghiệp (giám đốc) và có thể là những lao động trong doanh nghiệp (mà không phải là cổ đông) dẫn đến cần hiểu rõ quyền hạn và nghĩa vụ và việc giám sát của các bên tham gia trong mối quan hệ này - Ban giám sát hoạt động không thực sự hiệu quả  Giải pháp: - Phải tách bạch giữa các cơ quan : cơ quan chủ sỡ hữu, cơ quan quản lý, cơ quan điều hành và ban giám... cấp phép, và đương nhiên, việc đó là đúng pháp luật Ông Diệp nhấn mạnh, việc kinh doanh dự án Nam An Khánh đảm bảo đúng luật, nếu sai phạm ông sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật “Cở sở hạ tầng của Nam An Khánh có chỗ ổn định, có chỗ không, có chỗ xong, có chỗ chưa xong Chỗ nào đủ cơ sở pháp lý chúng tôi mới kinh doanh Ông Diệp cũng khẳng định không có mâu thuẫn với ông Vi Việt Dũng về dự án . 5 /3/ 2009, cũng việc mua hộp và nắp lon bia 33 3, ông Nguyễn Quang Minh ký hợp đồng số 102/HĐ-MH với Công ty Cổ phần tập đoàn HANAKA (Công ty trong nước) mua 120.000.000 bộ lon và nắp hộp bia 33 3 HANAKA (Công ty trong nước) mua 120.000.000 bộ lon và nắp hộp bia 33 3. Điều khác biệt trong hợp đồng này với hợp đồng mua lon 33 3 nêu trên là giá thành chỉ có 75,00USD/1.000 bộ. So với hợp đồng. 43. 120.000 USD. Đến ngày 24/2/2009, ông Nguyễn Quang Minh ký phụ kiện Hợp đồng số 01 - Hợp đồng số 98 với Công ty TNHH Crown Beverage CansSaigon điều chỉnh giá giảm còn 97,5USD/1.000 lon 33 3.

Ngày đăng: 07/08/2014, 09:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nhận xét của Giảng viên.

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • MỤC LỤC

  • I. PHÂN TÍCH CÁC VỤ XUNG ĐỘT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

  • 1. Vụ kiện giữa chủ tịch Hoa sen và cựu Tổng Giám đốc

  • 2. Vụ xung đột lợi ích trong công ty FPT

  • 2.1 Sơ nét về công ty FPT

  • Công ty Cổ phần FPT thành lập ngày 13/09/1988, trong gần 25 năm phát triển, FPT luôn là công ty Công nghệ thông tin và Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam với doanh thu hơn 1,2 tỷ USD (Báo cáo tài chính 2012), tạo ra gần 15.000 việc làm và giá trị vốn hóa thị trường năm 2012 đạt gần 10.000 tỷ đồng (tương đương gần 480 triệu USD), nằm trong số các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam (theo báo cáo của Vietnam Report 500).

  • Với các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi  thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin và Viễn thông, FPT cung cấp dịch vụ tới 46/63 tỉnh thành tại Việt Nam, không ngừng mở rộng thị trường toàn cầu.

  • 2.2 Sơ lược và phân tích về vụ xung đột

  • 3. Mâu thuẫn giữa chủ tịch HĐQT và TGĐ công ty Sabeco

  • 4. Rắc rối việc bổ nhiệm Tổng Giám đốc Sudico

  • 5. Mâu thuẫn nội bộ trong công ty Bông bạch tuyết dẫn đến thất bại của công ty

  • 6. Mâu thuẫn giữa nội bộ công ty cổ phần Tràng Tiền

  • 7. Tình huống tại công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Phương Đông

  • II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

  • 1. Một số kiến nghị dưới góc độ quản lý doanh nghiệp

  • 2. Một số kiến nghị thay đổi luật doanh nghiệp

  • KẾT LUẬN

  • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan