Đề tài: Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Hợp Tác Xã Nông Nghiệp ở Xã Vĩnh Trường Huyện An Phú Tỉnh An Giang pdf

4 1.3K 7
Đề tài: Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Hợp Tác Xã Nông Nghiệp ở Xã Vĩnh Trường Huyện An Phú Tỉnh An Giang pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường Đại Học An Giang Khoa NN - TNTN Họ và Tên: Phạm Văn Danh Lớp: DH9PN MSSV: DPN084057 Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Hợp Tác Xã Nông Nghiệp ở Xã Vĩnh Trường Huyện An Phú Tỉnh An Giang 1. Đặt vấn đề 1.1. Giới thiệu chung Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong gần 30 năm qua, nông nghiệp, nông dân, nông thôn lại đi trước mở đường trong quá trình đổi mới, tạo điều kiện để đất nước vươn lên. Những năm qua, ngành nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, giá trị và giá trị sản lượng nông nghiệp liên tục tăng, chủng loại cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng gia tăng sản phẩm đã qua chế biến, giảm cung cấp sản phẩm thô, từ đó an ninh lương thực trong nước được đảm bảo, nhiều sản phẩm nông nghiệp trở thành những hàng hóa xuất khẩu chủ đạo, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế như gạo, thủy hải sản, cà phê, cao su (Hà Đức Hoài, 2008) Trong đó, hợp tác xã nông nghiệp đã góp phần quan trọng để các sản phẩm có được thương hiệu, nguồn cung và cầu ổn định, giá được bình ổn… 1.2. Lý do chọn đề tài Xã Vĩnh Trường huyện An Phú tỉnh An Giang là xã thuộc khu vực 1, vùng sâu vùng xa giáp biên giới. Ngoài ra xã Vĩnh Trường còn được gọi là Cù lao xã Vĩnh Trường. Xã Vĩnh Trường nằm giữa hai nhánh sông của Sông Hậu, lượng nước và phù sa hằng năm dồi giàu góp phần quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Đa số người dân nơi đây sống chủ yều bằng nghề làm lúa, trồng hoa màu, làm thuê… và thường thất nghiệp khi mùa vụ kết thúc. Khi sản phẩm nông nghiệp thu hoạch người dân chỉ biết trông chờ vào thương lái trên thị trường đến thu mua, vì thế thương lái thường mua giá thấp sản phẩm nông nghệp của người dân so với thị trường. Theo các người dân: Hố Văn Điển Tống Phước Khởi Phạm Thành Thới Võ Hoàng Khâm cho biết “ thường hay bán xộ giá hoặc mất giá lúa ”. (Phạm Văn Danh + cán bộ xã, 2011) Bên cạnh đó trong quá trình chờ thương lái đến mua sản phẩm hay chờ giá phù hợp thì một số sản phẩm bị già, biến sắc …làm sản phẩm bị giảm sản lượng và chất lượng.(Trần Thanh Tuấn cho biết “mỗi loại cây trồng sẽ có thời gian thu hoạch, chế độ bảo quản khác nhau”, 2011) Vì vậy, tôi làm đề tài này để giúp bà con nông dân hiểu được mục đích, giá trị, lợi ích của việc hình thành, đổi mới và phát triển của HTX nông nghiệp. 2. Thực Trạng và Giải Pháp Phát Triển Hợp Tác Xã (HTX) Nông Nghiệp ở xã Vĩnh Trường huyện An Phú tỉnh An Giang 2.1. Thực trạng HTX nông nghiệp ở Xã Vĩnh Trường huyện An Phú tỉnh An Giang Xã Vĩnh Trường có tống diện tích đất nông nghiệp là 884ha trong đó đất trồng lúa chiếm khoảng 582ha, đất trồng cây hàng năm khoảng 225ha còn lại là một số cây trồng khác. Tuy có số diện tích đất nông nghiệp khá lớn so với các xã khác (xã Phú Hữu đất nông nghiệp 3587ha, đất trồng lúa chiếm khoảng 3447ha, đất trồng cây hàng năm chiếm khoảng 48ha còn lại là cây trồng khác, xã Vĩnh Hội Đông đất nông nghiệp 573ha, đất trồng lúa chiếm khoảng 508ha, đất trồng cây hàng năm chiếm khoảng 16ha còn lại là cây trồng khác) nhưng hiện tại xã Vĩnh Trường vẫn chưa có một HTX nào hoạt động, nên tình hình giá và thị trường đầu ra sản phẩm nông nghiệp gặp nhiều bất ổn gây ảnh hưởng đến lợi ích và tâm lý trong sản xuất người dân. (Nguyễn Thanh Hùng, 2011) 2.2. Giải pháp phát triển HTX nông nghiệp ở Xã Vĩnh Trường huyện An Phú tỉnh An Giang Trên thực tế còn nhiều phức tạp, khó khăn trong quá trình thành lập mới và phát triển HTX nông nghiệp Để hình thành, phát triển HTX nông nghiệp thực sự đem lại hiệu quả và đúng mục đích cho người dân tại xã Vĩnh Trường thì cần phải thấy rõ những tồn tại khó khăn, phức tạp để đề ra giải pháp thiết thực. 2.2.1. Những khó khăn khi thành lập HTX nông nghiệp Nhận thức về HTX nông nghiệp của nông dân còn chưa thấu đáo và còn mới lạ đối với người dân tại địa phương, mặt khác trên thực tế việc thành lập mới HTX nông nghiệp còn mang nặng tính hình thức và thiếu những mô hình hoạt động có hiệu quả làm ảnh hưởng đến tâm lý, lòng tin của người dân. Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX nông nghiệp còn yếu kém đang là một trong những khó khăn trong quá trình xây dựng mới và phát triển. Trình độ cán bộ quản lý HTX nông nghiệp còn bất cập so với cơ chế quản lý mới ( đặc biệt là theo tiêu chí nông thôn mới hiện nay). Bên cạnh đó HTX nông nghiệp chưa thu hút được cán bộ quản lý có trình độ cao về công tác tại HTX nông nghiệp và các xã viên thì chưa nhận thức hết trách nhiệm, tự nguyện trong quá trình làm việc. Sự quan tâm và giúp đỡ của UBND xã đối với sự hình thành và phát triển của HTX nông nghiệp vẫn chưa sâu sắc và chú trọng. Nhiều chính sách đã được ban hành nhưng đến nay các HTX nông nghiệp chưa được hưởng lợi từ những chính sách đó như: hổ trợ vốn, mở lớp tập huấn cho cán bộ quản lý, phối hợp hổ trợ tư vấn và tuyên truyền lợi ích, mục đích và giá trị của HTX nông nghiệp…(Phạm Tấn Tháo, 2011) 2.2.2. Một số giải pháp phát triển HTX nông nghiệp Khi HTX nông nghiệp mới thành lập thì cần phải dựa vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của các HTX nông nghiệp đã và đang hoạt động có hiệu quả. UBND xã cần kết hợp với HTX nông nghiệp để triển khai công tác tuyên truyền lợi ích, giá trị và mục đích… cùng các văn bản hướng dẫn thi hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về HTX nông nghiệp cho người dân. HTX nông nghiệp phải mở rộng các hình thức vốn góp của xã viên, không chỉ vốn góp mà còn cả vốn dưới dạng tài sản cố định, đất đai, máy móc, trâu bò và các yếu tố khác có thể quy về vốn. HTX nông nghiệp cần tích lũy vốn để giúp nông dân trong quá trình sản xuất với lãi suất thấp khoảng 6-8%/năm (Theo ViệtNam + “ lãi suất cho vay xuống còn từ 17-19% từ đầu tháng 9”, 26/08/2011). Bên cạnh đó HTX nông nghiệp có thể bao tiêu sản phẩm của nông dân với giá thị trường hoặc với giá cao hơn thị trường từ 4-6 % khi nông dân sử dụng giống, thuốc và phân bón của HTX nông nghiệp. UBND xã cần mở lớp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý trước khi hình thành và xây dựng HTX nông nghiệp để nhằm nâng cao nguồn nhân lực hiện tại và lâu dài, tăng cường hoạt động kinh doanh có hiệu quả bằng cách mở rộng quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác với các thành phần kinh tế khác. UBND xã và các cấp cần hỗ trợ giúp đỡ HTX nông nghiệp làm đại lý cung ứng vật tư và thu gom nguyên liệu, phân cấp quản lý thuỷ nông và làm cơ sở chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, trình diễn mô hình như là điểm tựa cho xây dựng nông thôn mới. Cán bộ quản lý cần phải tiến hành tổng kết, nghiên cứu và tổ chức tham quan các mô hình HTX nông nghiệp có hiệu quả để tích lũy và học hỏi kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển HTX nông nghiệp. Ngoài ra, còn có ý nghĩa và tác dụng rất lớn trong việc xóa bỏ mặc cảm, tâm lý thiếu tin tưởng của người dân. Chức năng và nhiệm vụ của HTX nông nghiệp không chỉ phục vụ cho kinh tế HTX nông nghiệp mà còn có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức sản xuất kinh tế cho người dân. Ngoài ra, khi HTX nông nghiệp đã và đang hoạt động hiệu quả thì vấn đề thiết yếu đối với cán bộ quản lý HTX nông nghiệp là phải làm cho HTX nông nghiệp có được tính bền vững lâu dài, ổn định trong tương lai và không gây hại đến môi trường sống xung quanh. 3. Kết Luận Giúp người dân hiểu được giá trị, mục đích, lợi ích của HTX nông nghiệp. Bên cạnh đó nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc lựa chọn đầu ra phù hợp với giá trị mà sản phẩm nông nghiệp có được. Người dân giờ không phải mong chờ thương lái hay thường phải bán xộ giá. Ngoài ra giúp người dân có được lòng tin, sự yên tâm trong sản xuất. Sự hình thành, đổi mới và phát triển HTX nông nghiệp thành công thì cần phải có sự thống nhất, đồng bộ từ sự quản lý, giúp đỡ, đóng góp và tạo điều kiện thuận lợi của Đảng, Nhà nước, UBND xã, xã viên… Bên cạnh đó xã viên, cán bộ quản lý HTX nông nghiệp cần phải nâng cao sự hiểu biết thông qua tập huấn, giao lưu và học hỏi kinh nghiêm từ các HTX nông nghiệp đã thành công… nhằm hiểu được sự đúng đắn mà HTX nông nghiệp đang và sẽ hoạt động như thế nào để đem lại lợi ích cho nông dân và HTX nông nghiệp. 4. Kiến Nghị Để HTX nông nghiệp hình thành, phát triển và hoạt động thành công thì Đảng, Nhà nước và đặc biệt là UBND xã Vĩnh Trường cần phải có sự quan tâm sâu sắc và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho HTX nông nghiệp. HTX nông nghiệp phải có sự tuyên truyền rộng rãi tại địa phương thông qua đài phát thanh của xã, mở lớp thường xuyên trên các địa bàn khác nhau tại xã để giúp nông dân hiểu được lợi ích, giá trị, mục đích…của HTX nông nghiệp. Bên cạnh đó các cán bộ quản lý HTX nông nghiệp cần phải có hoạch định lâu dài gắn liền với tiêu chí nông thôn mới nhằm mục đích để HTX nông nghiệp hoạt động, phát triển một cách bền vững và không làm ảnh hưởng đến môi trường. Tài Liệu Tham Khảo Chú_Bác, cán bộ xã Vĩnh Trường huyện An Phú tỉnh An Giang 1. Đọc từ: 1958-QD-UBND quyết định ban hành bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới (đọc ngày 25/04/2011) 2. Hà Đức Hoài. 27/07/2008. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Viêt Nam: Hôm nay va mai sau. Đọc từ: http://canbotre.danang.vn/home/showthread.php?t=1616 (đọc ngày 28/04/2011). 3. Đọc từ: http://cafeland.vn/tin-tuc/3-13392-cac-ngan-hang-lon-dong-thuan-ha-lai-suat-cho- vay.html (đọc ngày 28/09/2011) 4. Đọc từ: http://angiang.officeonline.vn/?page=mapcity&act=detail&id=2 (đọc ngày 29/4/2011) 5. Đọc từ: http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/7340/ (đọc ngày 5/5/2011) 6. Đọc từ: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/12/15/2094/ (đọc 7/5/2011) 7. Đọc từ: http://www.vca.org.vn/Default.aspx?tabid=82&News=155&CategoryID=2 (đọc ngày 19/7 2011) 8. Đọc từ: http://www.vca.org.vn/Default.aspx?tabid=84&News=2078&CategoryID=4 (đọc ngày 4/8/2011) 9. Đọc từ: http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=3253&cap=3&id=4580 (đọc ngày 11/8/2011) 10. Đọc từ: http://muabannhadat.com.vn/ban-do/ban-do-Xa-Vinh-Truong-Huyen-An-Phu-p10645- q3-t55/ (đọc ngày 14/8/2011) . mới và phát triển của HTX nông nghiệp. 2. Thực Trạng và Giải Pháp Phát Triển Hợp Tác Xã (HTX) Nông Nghiệp ở xã Vĩnh Trường huyện An Phú tỉnh An Giang 2.1. Thực trạng HTX nông nghiệp ở Xã Vĩnh Trường. Trường Đại Học An Giang Khoa NN - TNTN Họ và Tên: Phạm Văn Danh Lớp: DH9PN MSSV: DPN084057 Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Hợp Tác Xã Nông Nghiệp ở Xã Vĩnh Trường Huyện An Phú Tỉnh An Giang 1 ở Xã Vĩnh Trường huyện An Phú tỉnh An Giang Trên thực tế còn nhiều phức tạp, khó khăn trong quá trình thành lập mới và phát triển HTX nông nghiệp Để hình thành, phát triển HTX nông nghiệp thực

Ngày đăng: 07/08/2014, 00:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan