tìm hiểu kỹ thuật ương giống cá chim vây vàng (trachinotus blochiilacepede, 1801) giai đoạn từ 0 đến 60 ngày tuổi tại lương sơn, nha trang

63 511 0
tìm hiểu kỹ thuật ương giống cá chim vây vàng (trachinotus blochiilacepede, 1801) giai đoạn từ 0 đến 60 ngày tuổi tại lương sơn, nha trang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản, tôi đã được tiếp xúc và vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất giống cá nhân tạo. Tôi đã được trực tiếp thực hiện các thao tác kỹ thuật, nắm vững các qui trình trong việc sản xuất giống không chỉ ở cá chim vây vàng mà ngay cả các loài cá chẽm, cá hồng bạc… Ở các đợt thực tập chuyên ngành trước, tôi chỉ biết qua sách và làm qua loa các thao tác, các qui trình nuôi do số lượng sinh viên quá đông. Nhưng qua đợt thực tập này, tôi đã một mình tự tay nuôi ra những chú cá khỏe mạnh và đáng yêu với sự cố vấn của những người có kinh nghiệm. Tôi thực sự cảm thấy hứng thú và càng thêm yêu nghề hơn. Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô, các anh và các bạn ở trại sản xuất giống. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban Chủ nhiệm Khoa Nuôi trồng Thủy sản đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ tận tình của thầy cô trong khoa Nuôi trồng Thủy sản, đặc biệt là TS. Nguyễn Địch Thanh, Th.S Vũ Trọng Đại và KS. Nguyễn Đức Thịnh đã định hướng và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập cũng như trong suốt khóa học vừa qua. Nha Trang, tháng 6 năm 2012 Sinh viên thực tập Trần Văn Tú ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC HÌNH vii LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển trên thế giới và Việt Nam 3 1.1.1. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển trên thế giới 3 1.1.2. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển ở Việt Nam 6 1.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cá Chim vây vàng trên thế giới và Việt Nam 7 1.2.1. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cá Chim vây vàng trên thế giới 7 1.2.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cá Chim vây vàng ở Việt Nam 8 1.3. Một số đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng 10 1.3.1. Hệ thống phân loại 10 1.3.2. Đặc điểm hình thái 10 1.3.3. Đặc điểm phân bố. 11 1.3.4. Đặc điểm dinh dưỡng 12 1.3.5. Đặc điểm sinh trưởng 12 1.3.6. Đặc điểm sinh sản 13 1.3.7. Quá trình phát triển của ấu trùng cá chim vây vàng 13 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu. 14 2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 14 2.3. Phương pháp nghiên cứu 15 2.3.1. Hệ thống công trình và công tác chuẩn bị bể 15 iii 2.3.2. Thức ăn và kỹ thuật cho ăn 15 2.3.3. Kỹ thuật chuẩn bị thức ăn tươi sống 16 2.3.3.1. Nuôi tảo 16 2.3.3.2. Nuôi luân trùng 16 2.3.3.3. Ấp nở artemia 16 2.3.3.4. Thức ăn công nghiệp 16 2.3.4. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường và các công thức tính toán. 17 2.3.5. Phương pháp xử lí số liệu. 18 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19 3.1. Tìm hiểu hệ thống công trình và kỹ thuật chuẩn bị sản xuất 19 3.1.1. Hệ thống công trình ương 19 3.1.3. Kỹ thuật chuẩn bị bể ương 21 3.2. Kỹ thuật chuẩn bị thức ăn tươi sống 22 3.2.1. Kỹ thuật nuôi tảo. 22 3.2.2. Kỹ thuật nuôi luân trùng 24 3.2.3. Kỹ thuật ấp artemia 27 3.3. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý bể ương 28 3.3.1. Thả giống và mật độ thả giống 28 3.3.2. Thức ăn và kỹ thuật cho ăn 29 3.3.2.1. Kỹ thuật cấp tảo cho bể ương 30 3.3.2.2. Kỹ thuật cấp luân trùng cho bể ương 31 3.3.2.3. Kỹ thuật cấp Artemia vào bể ương 32 3.3.2.4. Kỹ thuật làm giàu artemia và luân trùng 33 3.3.2.5. Thức ăn tổng hợp 34 3.3.3. Chế độ thay nước và siphon 35 3.3.3.1. Chế độ thay nước 35 3.3.3.2. Siphon 35 3.3.4. Theo dõi các yếu tố môi trường của bể nuôi 36 3.3.5. Phân cỡ và san thưa mật độ 37 iv 3.3.6. Theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá ương 39 3.3.6.1. Tốc độ tăng trưởng 39 3.3.6.2. Tỉ lệ sống 41 3.3.7. Kĩ thuật phòng và trị bệnh 42 3.3.8. Thu hoạch và vận chuyển 43 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 PHỤ LỤC v DANH MỤC VIẾT TẮT cm : Centimet g : Gram h : Giờ kg : Kilôgram l : Lít mL : Mililít mm : Milimét m 2 : Mét vuông m 3 : Mét khối ppm : Phần triệu ppt : Phần nghìn % : Phần trăm ct : Cá thể vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Đơn vị, dụng cụ, độ chính xác của dụng cụ đo các yếu tố môi trường. 17 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu môi trường trong khoảng thích hợp 22 Bảng 3.2: Thời gian và hàm lượng thức ăn cho luân trùng. 25 Bảng 3.3: Thành phần dinh dưỡng của artemia 27 Bảng 3.4: Thành phần lipit trong artemia 27 Bảng 3.5: Số lượng và mật độ ương ấu trùng 29 Bảng 3.6: Khẩu phần thức ăn cho ấu trùng cá chim vây vàng 30 Bảng 3.7: Một số chỉ tiêu chất lượng thức ăn NRD 34 Bảng 3.8: Biến động của các yếu tố môi trường trong quá trình ương 37 Bảng 3.9: Tăng trưởng về chiều dài của cá trong hai đợt ương 39 Bảng 3.10: Tỉ lệ sống của cá chim vây vàng. 41 vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) 10 Hình 1.2: Phân bố của cá chim vây vàng trên thế giới 11 Hình 2.1: Sơ đồ nội dung nghiên cứu 14 Hình 2.2: Sơ đồ cung cấp thức ăn cho cá 15 Hình 3.1: Hệ thống bể ương 20 Hình 3.2: Bể lọc cơ học và bể xử lý nước 20 Hình 3.3: Máy thổi khí và hệ thống điện 21 Hình 3.4: Nuôi sinh khối tảo 24 Hình 3.5: Luân trùng B. plicatilis sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng cá chim 24 Hình 3.6: Quy trình nuôi luân trùng trong bể xi măng 26 Hình 3.7: Thu luân trùng 26 Hình 3.8: Artemia bung dù (A), nau-artemia (B) và artemia trưởng thành (C) 27 Hình 3.9: Ấp artemia trong xô. 28 Hình 3.10: Men bánh mì và selco plus làm giàu luân trùng 31 Hình 3.11: Làm giàu luân trùng. 32 Hình 3.12: Quy trình làm giàu luân trùng và artemia. 33 Hình 3.13: Thức ăn công nghiệp NRD 34 Hình 3.14: Quá trình thay nước và siphon 36 Hình 3.15: Quá trình thay nước kết hợp với siphon. 36 Hình 3.16: Phân cỡ cá. 38 Hình 3.17: Đồ thị biểu diễn tỉ lệ phân đàn hai đợt ương 38 Hình 3.18: Chiều dài trung bình của cá trong hai đợt ương 40 Hình 3.19: Đồ thị biểu diễn tỉ lệ sống của cá trong hai đợt ương 41 Hình 3.20: Trimeseptol phòng nấm đỏ. 43 1 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, với nhiều eo, vũng vịnh kín gió, nhiều đầm phá rộng lớn tạo điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển Nuôi trồng Thủy sản, đặc biệt là nuôi biển, trong đó nuôi cá biển ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, hiện trạng nghề nuôi cá biển ở Việt Nam hiện nay vẫn còn manh mún và lạc hậu, tốc độ phát triển chậm hơn nhiều so với các nước khác. Nguyên nhân là do không tự làm ra con giống có chất lượng, đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước, nguồn giống chủ yếu được thu từ tự nhiên và nhập ngoại với số lượng và chất lượng không ổn định. Mặt khác, quá trình nuôi và sản xuất giống cá biển theo mô hình nhỏ lẻ, tự phát mà không theo quy hoạch khiến nguồn nước ô nhiễm và lây lan dịch bệnh. Hiện nay, một số loài cá có giá trị kinh tế đã và đang được nuôi ở Việt Nam như: cá mú (Epinephelus spp), cá giò (Rachycentron canadum), cá chẽm (Lates sp.), cá cam (Seriola spp), cá hồng (Lutijanus erythropterus) và cá chim vây vàng (Trachinotus blochii). Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) là loài cá có phân bố tương đối rộng ở vùng biển nhiệt đới như Tây Thái Bình Dương, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, miền Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cá phân bố chủ yếu ở vịnh Bắc Bộ, miền Trung và Nam Bộ. Sau từ 6-12 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ thương phẩm từ 0,6 -1 kg/con, giá bán ngay tại lồng hoặc ao đầm là từ 130.000-150.000 VNĐ/kg, thị trường xuất khẩu chính là Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Mỹ, Singapore. Mặc dù là đối tượng mới nhưng với chủ trương đa dạng hóa đối tượng nuôi nên cá chim vây vàng đã được nuôi ở Việt Nam trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, hiện nay nguồn giống cá chim vây vàng ở nước ta phần lớn đều phải nhập từ Trung Quốc và Đài Loan nên giá thành cao, nguồn cung không ổn định mà sức khỏe cá giống không được tốt và tỉ lệ sống thấp do thời gian vận chuyển lâu. Trong khi đó, nguồn giống cá Chim vây vàng được sản xuất trong nước chưa ổn định, tỷ lệ sống thấp, vì vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện qui trình sản xuất giống để 2 nâng cao tỷ lệ ra giống, đảm bảo nguồn giống ổn định có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của người nuôi. Xuất phát từ thực tế trên, được sự cho phép của Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang, tôi thực hiện đề tài “Tìm hiểu kỹ thuật ương giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) giai đoạn từ 0 đến 60 ngày tuổi tại Lương Sơn - Nha Trang” với các nội dung sau: 1. Tìm hiểu hệ thống bể ương và vệ sinh bể. 2. Thả giống và mật độ ương. 3. Các biện pháp kỹ thuật quản lý và chăn sóc. Trong quá trình thực hiện đề tài, chắc chắn không tránh được thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của Thầy, Cô và các bạn để báo cáo được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nha Trang, tháng 6 năm 2012 Sinh viên thực hiện Trần Văn Tú 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển trên thế giới Nghề nuôi biển trên thế giới bắt đầu phát triển từ những năm 70 của thế kỉ trước với những đối tượng nuôi chủ yếu là: cá hồi, cá cam, cá mú, cá chẽm, cá măng… Năm 2004, tổng sản lượng nuôi cá biển là 4,299 triệu tấn vì đã chủ động được con giống nhân tạo (FAO, 2007). Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số đối tượng cá biển có giá trị kinh tế khác chưa sản xuất được giống nhân tạo thành công và nguồn giống còn dựa chủ yếu vào khai thác từ tự nhiên. Vì vậy, việc chủ động sản xuất giống nhân tạo cá biển là một yêu cầu bức thiết của tất cả các nước nhằm phát triển nền công nghiệp nuôi cá biển, góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, nghề nuôi cá biển trên thế chia thành 4 khu vực phát triển chính gồm: Tây Bắc Âu, Địa Trung Hải, Bắc Mỹ và Châu Á [7]. ● Khu vực Tây Bắc Âu. Đây là khu vực đứng đầu thế giới về nuôi cá biển cho mục tiêu xuất khẩu cả về sản lượng, trình độ khoa học công nghệ, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Đặc điểm nổi bật của nghề nuôi cá biển ở khu vực này là chọn đối tượng có nhu cầu cao không chỉ ở châu Âu mà còn trên phạm vi thế giới, đó là các loài cá như: cá hồi đại tây dương (Salmo salar), cá tráp vàng (Sparus aurata), cá chẽm (Lates sp.)… Năm 1981, sản lượng cá hồi ở Na Uy chỉ đạt 8.000 tấn. Nhưng đến năm 1998, sản lượng cá hồi đại tây dương đã đạt tới 340.000 tấn (Hjelt, 2000). Sự thành công của nền công nghiệp nuôi cá hồi ở Na Uy đã góp phần thúc đẩy nghề nuôi cá biển trên thế giới ngày một lớn mạnh hơn. Theo thống kê của FAO, giai đoạn từ năm 1988 - 1997 sản lượng cá nước mặn và lợ trên toàn thế giới tăng trên 10% hàng năm. Năm 1997, sản lượng cá biển nuôi trong khu vực này đạt 2 triệu tấn, trị giá 8 tỷ USD, trong đó sản lượng cá hồi đại dương chiếm ưu thế với 640.000 tấn tương ứng 2,56 tỷ USD (Hambrey, 2000). [...]... thành th c c a cá b m t trung bình 81,54%, t l th tinh trung bình 78,53%, t l n 61,66-89,12%, s m t u trùng thu ư c qua 17 l n p là 12.628 .00 0 con, em ương v i 18- 60 con/l, sau 30- 37 ngày thu ư c 644. 800 con cá hương c 17.2-26 .0 mm, t l s ng trung bình ương m t t 14.43% Cá hương c 17.2-26 .0 mm sau 20- 36 ngày 1 .00 0-1. 500 con/m3 thu ư c 404 . 500 con cá gi ng c 4-5 cm [6] Tóm l i cá chim vây vàng là loài... tia vây [ 20] 14 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C U 2.1 i tư ng, th i gian và - a i m nghiên c u i tư ng: cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1 801 ) - Th i gian: 12 /02 -12 /06 / 201 2 2.2 Sơ a i m: tr i s n xu t gi ng, thôn Cát L i, xã Vĩnh Lương, thành ph Nha Trang kh i n i dung nghiên c u Tìm hi u k thu t ương gi ng cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1 801 ) giai o n t 0 n 60 ngày. .. luân trùng, Copepod, Artemia) làm th c ăn cho cá chim vây vàng giai o n t cá b t lên cá gi ng K t qu cho th y, t l nuôi v thành th c cá b m cá chim vây vàng 63,5 – 100 %, t l t 73,3 - 100 %, t l th tinh trung bình t 28 - 56 %, t l s ng t cá b t lên cá hương hương lên cá gi ng t t 46,34 %, t n t 31 - 35 %, t l s ng t cá t 50 - 62,5 % T k t qu này, cá chim vây vàng ã ư c s n 9 xu t gi ng thành công trong... c 0, 5 - 1 kg/con Theo Trương Bang Ki t ( 200 1), th i kỳ u c a quá trình ương gi ng, cá chim vây vàng sinh trư ng ch m, nhưng sau 192 ngày nuôi, cá dài 9,9 cm t kh i 13 lư ng 20, 53 g Bình quân kh i lư ng ngày tăng 0, 6 g và h s sinh trư ng trung bình ngày 1 ,04 % [13] Trong i u ki n nhân t o cá 1 ngày tu i có chi u dài 0, 2 cm; sau 30 - 35 ngày ương 1.3.6 t chi u dài 3,4 cm [ 20] c i m sinh s n Cá Chim vây. .. múc cá vào b ương 29 Khi cá vào b , ph i nh nhàng vì lúc này, cơ th cá r t m nh d và y u t M t ương t 18 – 60 u trùng/L tùy thu c s lư ng u trùng thu ư c So v i m t ương cá ch m t 50 – 100 u trùng/L (Kungvankij, 1986), cá h ng b c t 70 – 100 u trùng/L (Nguy n ch Thanh, 200 9) thì m t ương cá chim vây vàng tr i là 19 – 31 u trùng/L, th p hơn nhi u so v i các nghiên c u trên Tuy nhiên, so v i m t ương cá. .. Tatuman và CTV ( 200 4) cho th y hàm lư ng protein m c 45% là phù h p cho ương nuôi cá chim vây vàng loài T.ovatus McMaster ( 200 3) thí nghi m nuôi cá chim vây vàng m n 19‰, s d ng th c ăn c a công ty Aquafeed v i hàm lư ng protein là 43%, lipit là 10% cho k t qu sau 4 tháng nuôi t c gi ng 10g cá t c 110g (L i Văn Hùng và CTV, 201 1) Lan và CTV ( 200 7), ã th nghi m ương gi ng cá chim vây vàng c 4,9222con/m3,... cho cá c b ng ½ cá cái và tiêm 2 l n, kho ng cách gi a các l n là 24h, cá thư ng tr ng sau khi tiêm l n 2 t 12 - 24h, cá kho ng 60 - 70 % t ng s tr ng có trong bu ng tr ng, ư ng kính tr ng th tinh khi trương nư c là 0, 8 - 0, 85 mm [ 20] 1.3.7 Quá trình phát tri n c a u trùng cá chim vây vàng Chi u dài trung bình c a u trùng cá chim vây vàng 1 ngày tu i là 2,77 mm Noãn hoàng có chi u dài trung bình 0, 55... 11 da giai o n cá gi ng, gi a các gai có màng li n nhau, cá trư ng thành màng thoái hóa thành nh ng gai tách r i nhau [ 20] 1.3.3 c i m phân b Theo Forlan ( 200 4), cá chim vây vàng có phân b vùng bi n h Thái Bình Dương, vây vàng phân b i Tây Dương, n a lý r ng, cá s ng Dương châu Á, cá chim mi n Nam Nh t B n, Indonesia, Trung Qu c, ài Loan nư c ta, cá chim vây vàng ư c tìm th y trên v nh B c B , mi... cá có th thành th c s m hơn, cá b m có kh i lư ng t 2 - 6 kg, tu i 3+ có th ư c tuy n ch n S c sinh s n tuy t nuôi v cho s n xu t gi ng nhân t o [19] i c a cá chim vây vàng t 40 - 60 v n tr ng /cá cái Theo Nur và CTV ( 200 8), cá chim vây vàng s d ng cho sinh s n nhân t o v i t l c : cái là 1 : 1, s d ng k t h p hormone HCG (li u lư ng 2 50 IU/kg cá cái thành th c) và Fibrogen (li u lư ng 50 IU/kg cá cái... Ngh nuôi cá bi n khu v c này trong nh ng năm g n ây ã có nh ng bư c phát tri n nhanh chóng T ng s n lư ng nuôi cá bi n c a toàn khu v c tăng 11% t năm 200 4 (1 ,03 1, 800 t n) n năm 200 5 (1,143,719 t n) tương ng v i tăng 9% v giá tr (3.815 t USD trong năm 200 4 và 4.141 t USD trong năm 200 5) Qu c gia có s n lư ng nuôi cá bi n cao nh t hi n nay là Trung Qu c v i s n lư ng nuôi năm 200 5 là 659 ,00 0 t n và . Đại học Nha Trang, tôi thực hiện đề tài Tìm hiểu kỹ thuật ương giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1 801 ) giai đoạn từ 0 đến 60 ngày tuổi tại Lương Sơn - Nha Trang với các nội. làm thức ăn cho cá chim vây vàng giai đoạn từ cá bột lên cá giống. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ cá chim vây vàng đạt 63,5 – 100 %, tỷ lệ đẻ đạt 73,3 - 100 %, tỷ lệ thụ. 12.628 .00 0 con, đem ương với mật độ 18- 60 con/l, sau 30- 37 ngày thu được 644. 800 con cá hương cỡ 17.2-26 .0 mm, tỷ lệ sống trung bình đạt 14.43%. Cá hương cỡ 17.2-26 .0 mm sau 20- 36 ngày ương

Ngày đăng: 06/08/2014, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan