Báo cáo khoa học: "ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ THÔNG TIN DI ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA SỬ DỤNG GIẤY PHÉP LÁI XE NGOÀI HIỆN TRƯỜNG" pps

10 463 0
Báo cáo khoa học: "ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ THÔNG TIN DI ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA SỬ DỤNG GIẤY PHÉP LÁI XE NGOÀI HIỆN TRƯỜNG" pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ THÔNG TIN DI ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA SỬ DỤNG GIẤY PHÉP LÁI XE NGOÀI HIỆN TRƯỜNG TS. ĐẶNG CÔNG CHIẾN Phó trưởng phòng KHCN & HTQT Cục Đường bộ Việt Nam Tóm tắt: Trong khoảng mười năm gần đây sự gia tăng số lượng các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tốc độ rất cao, điều đó dẫn đến việc quản lý người điều khiển các phương tiện giao thông nói chung và phương tiện cơ giới đường bộ nói riêng ngày càng phức tạp. Trong một khoảng thời gian dài, do nhiều nguyên nhân đã xảy ra hiện tượng người điều khiển phương tiện giao thông không có giấy phép lái xe (GPLX) hợp lệ, hiện tượng đó là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tai nạn giao thông nhất là tai nạn giao thông đường bộ. Sau khi có chỉ thị 13 của BBT TW Đảng và Luật giao thông đường bộ được ban hành, các cơ quan chức năng đã tăng cường quản lý, kiểm tra chặt chẽ việc cấp, đổi, sử dụng giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi điều khiển phương tiện giao thông không có GPLX hợp lệ. Để đối phó với những biện pháp kiểm tra kiên quyết và gắt gao của các cơ quan chức năng, một số người kém ý thức về pháp luật đã tìm mọi thủ đoạn để trốn tránh sự quản lý của các cơ quan chức năng bằng cách sử dụng GPLX giả hoặc hết hiệu lực pháp lý. Hành vi sử dụng GPLX giả hoặc không hợp lệ là một hiện tượng đặc trưng cho thủ đoạn này và ngày càng có chiều hướng gia tăng. Nội dung của tham luận nhằm nghiên cứu những hành vi lưu hành giấy phép lái xe không hợp lệ, đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ tin học và thông tin di động vào việc phát hiện và chống lại hành vi tiêu cực đó một cách chính xác và nhanh chóng. Summary: It is very complicated to manage transport means in general and means of road transport in particular due to the increasing number of vehicles in the last ten years. For a long time, because of many reasons, there is a phenomenon that vehicle users do not have the valid driving licence, which is one of the causes to increasing traffic accidents, especially road traffic accidents. After Instruction No.13 by the Secretariat of the CPV Central Committee and the Highway Traffic Law, appropriate authorities have strengthened management, closely examined driving licence issuance, changing for road transport means, at the same time severely fined law offenders without valid licences. To escape from the fines, some ill-law abiding people ave sought every possible trick, such as using expired or imitated driving licences. This paper studies acts of circulating invalid driving licences, and proposes a measure to apply IT and mobile communication to correctly and quickly discover and cope with such negative acts. ĐT I. HÀNH VI SỬ DỤNG GIẤY PHÉP LÁI XE KHÔNG HỢP LỆ Muốn ngăn chặn hiện tượng tiêu cực trên và tìm giải pháp tăng cường khả năng chống hành vi lưu hành GPLX không hợp lệ chúng ta cần tìm hiểu hiện trạng và một số hành vi sử dụng GPLX không hợp lệ trong xã hội hiện nay một cách cụ thể. Cần có phương pháp tiếp cận khoa học, nghiên cứu và đề xuất những giải pháp hiệu quả chống lại hành vi vi phạm pháp luật này. Trước tiên hãy phân tích các biểu hiện của hành vi sử dụng GPLX không hợp lệ. Qua nghiên cứu, phân tích các vụ vi phạm trong lĩnh vực này do các cơ quan chức năng phát hiện, ta thấy tồn tại một số phương thức sử dụng GPLX không hợp lệ như sau: - Sử dụng các phương tiện kỹ thuật in với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để sản xuất phôi GPLX giả. Sau đó thực hiện các công đoạn tiếp theo để sản xuất GPLX giả. Với công nghệ này nhờ sự phát triển của kỹ thuật sao chụp, in ấn kẻ phạm pháp có thể sản xuất ra những phôi GPLX mà bằng nghiệp vụ thông thường rất khó phát hiện. Loại GPLX này trước kia thường được sử dụng cho việc làm giả GPLX A1, song sau khi có quy định đánh dấu vi phạm pháp luật về giao thông khi điều khiển phương tiện lên GPLX thì nó được những người lái xe chuyên nghiệp sử dụng xuất trình cho cảnh sát giao thông khi phạm lỗi. Sử dụng GPLX hợp lệ, sau đó bằng các biện pháp kỹ thuật tinh vi thay đổi một số thông tin trên GPLX như: + Thay ảnh. + Thay đổi các thông tin về nhân thân. + Thay đổi thông tin về hạn sử dụng, ĐT + Thay đổi chủng loại phương tiện được điều khiển của GPLX. - Khai báo mất GPLX một cách giả tạo để được cấp GPLX mới với mục đích sử dụng nhiều GPLX cùng một thời điểm của cùng một người (lưu hành GPLX hết hiệu lực pháp lý). - Lợi dụng những sơ hở của công tác quản lý dùng phôi thật nhưng làm giả hoặc sai lệch hồ sơ để cấp GPLX cho những người không đủ tiêu chuẩn. Có thể có một số kiểu như sau: + Làm giả hồ sơ cho người không tham dự đào tạo và không qua sát hạch lái xe. + Thay đổi hồ sơ để khi chuyển vùng quản lý để đổi GPLX giả thành thật. Đây là công nghệ tinh vi nhất vì nó thực sự là “từ trong đánh ra” vì nó do chính những người quản lý việc cấp đổi GPLX thực hiện trên phôi GPLX thật, con dấu thật nên việc chống lại nó không thể là giải pháp kỹ thuật đơn thuần mà phải bằng biện pháp tổ chức và quy chế nghiệp vụ. Điển hình cho công nghệ này là vụ việc xảy ra ở sở GTVT Hà Tĩnh đã để toàn bộ qui trình quản lý phôi – in GPLX – Trình ký - Đóng dấu chỉ do một chuyên viên phụ trách dẫn đến việc chuyên viên này đã lấy phôi in GPLX đem bán lấy tiền gây hậu quả nghiêm trọng. Đối với trường hợp này đề nghị phải ban hành qui trình chung cho việc quản lý phôi và cấp đổi GPLX trên phạm vi cả nước, bắt buộc phải tách riêng người quản lý phôi và người phụ trách in ấn GPLX v.v… đồng thời cũng cần thống nhất quản lý danh sách thí sinh dự sát hạch và danh sách cấp GPLX và kiểm soát việc đổi GPLX với CSDL tập trung của quốc gia về GPLX. Một tình huống khác cũng hay xảy ra là làm giả hồ sơ hoặc thay đổi hồ sơ trong quá trình chuyển vùng quản lý theo quy định để sau khi đổi GPLX từ giả biến thành thật ở nơi quản lý mới. GPLX không hợp lệ trên thực tế có rất nhiều biến tướng nhưng ta có thể phân loại chúng theo bốn loại đã đề cập ở trên. Như vậy, để chống lại những hành vi sử dụng GPLX không hợp lệ ta phải loại trừ cả bốn “Công nghệ làm giả” trên. Đương nhiên nếu chỉ dựa vào các giải pháp kỹ thuật tăng cường tính bảo mật của phôi GPLX thì chẳng những hiệu quả không cao mà còn không thể triệt phá được hết những hành vi làm giả . II. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỬ DỤNG GPLX GIẢ Để có thể đưa ra được giải pháp tốt cho việc loại trừ vấn nạn này ta hãy phân tích lại quy trình quản lý cấp đổi GPLX hiện nay theo quan điểm quản lý thông tin. Giấy phép lái xe hiện nay bao gồm những thành phần chủ yếu sau đây (mặt trước của GPLX): 1. Các ký hiệu bảo mật chống làm giả không thay đổi với mọi GPLX: - Tem chống làm giả (1). - Hoa văn nền phôi GPLX (5). - Màng dán bảo vệ kết hợp chống làm giả (4). - Một số ký hiệu bảo mật khác thông qua mẫu chữ và hình thức bố trí thông tin trên phôi GPLX (thông tin công bố trong phạm vi hạn chế). ĐT Hình 1. Cấu trúc thông tin trên mặt trước GPLX 2. Thông tin về nhân thân của người sở hữu GPLX - Ảnh của người sở hữu GPLX (3). - Thông tin về cá nhân: Họ và tên; năm sinh; địa chỉ; quốc tịch (7). 3. Thông tin về thời hạn - Ngày cấp (8). - Hạn sử dụng của GPLX (11). 4. Thông tin về cơ quan quản lý - Cơ quan và người cấp GPLX (6). - Nơi cấp (9). - Số Seri của phôi GPLX (2). - Dấu nổi của cơ quan quản lý (10) 5. Thông tin trên mặt sau của GPLX Hình 2. Cấu trúc thông tin trên mặt sau GPLX Phần thông tin có thể thay đổi ở mặt sau là cột ngày cấp phép. Cột ghi ngày cấp phép ứng với loại phương tiện được điều khiển, những ô bị gạch chéo có nghĩa là loại phương tiện tương ứng người sở hữu GPLX này không có quyền điều khiển khi tham gia giao thông. ĐT Theo quy trình quản lý hiện nay, khi kiểm tra GPLX của một người nào đó, người kiểm tra sẽ căn cứ vào thông tin thuộc nhóm A để xác định phôi thật hay giả; So sánh ảnh trên GPLX và người sở hữu GPLX. Nếu có chứng minh thư thì so sánh thêm với thông tin của CMT. Còn lại các thông tin khác muốn kiểm tra phải cần có thời gian. Người (hoặc cơ quan) kiểm tra gửi yêu cầu đến cơ quan quản lý cấp đổi GPLX để xác minh. Như vậy là nếu làm được phôi giả giống phôi thật thì gần như những GPLX sử dụng phôi giả hoặc thay đổi thông tin trên GPLX rất dễ thoát khỏi sự kiểm tra. Đây chính là khâu sơ hở bị lợi dụng nhiều nhất trong thời gian qua làm cho vấn nạn GPLX giả ngày càng trầm trọng (vì quá trình kiểm tra chủ yếu là ở ngoài đường, cảnh sát giao thông không thể có đầy đủ phương tiện và thời gian để xác minh ngay). Qua phân tích trên ta thấy 4 nhóm thông tin B, C, D và E chỉ được sử dụng tại cơ quan quản lý cấp đổi GPLX và đối tượng làm giả không thể tiếp cận được. Chỉ khi đổi GPLX hết hạn hoặc vì một lý do nào khác những thông tin này mới được đối chiếu. Những thông tin này các đối tượng làm giả không thể có được để sử dụng làm giả GPLX. Như vậy, các cơ quan quản lý có thể sử dụng những thông tin này (B, C, D và E) như là một thứ vũ khí lợi hại nhằm chống lại hành vi sản xuất và lưu hành GPLX giả. Để sử dụng hiệu quả các thông tin nhóm B, C, D và E vào việc kiểm tra GPLX chúng ta cần xây d ựng một cơ sở dữ liệu quốc gia về GPLX cùng công cụ cập nhật và quy chế khai thác phục vụ cho các cơ quan chức năng. Để có được cơ sở dữ liệu quốc gia, thì quy trình quản lý cấp đổi GPLX có thể thực hiện như sau: Hình 3. Quy trình cập nhật dữ liệu GPLX lên CSDL quốc gia Sau khi thông tin về người lái xe được đưa vào máy tính để in ra GPLX nó đồng thời được gửi lên cơ quan quản lý GPLX ở trung ư ơng (xem sơ đồ hình 3) để xây dựng cơ sở dữ liệu về GPLX trên phạm vi cả nước phục vụ cho mục đích kiểm soát sau này. Hiện nay đường liên kết thông tin đứt quãng (- - -) trên hình 3 chưa được sử dụng (Quy trình liên kết này chúng ta sẽ đề cập sau). Hiện nay tại tất cả các cơ quan quản lý cấp đổi GPLX (các Sở GTVT, GTCC) dữ liệu đều được lưu vào máy tính cục bộ dưới các dạng tệp tin như: Foxpro, Excel, CSDL Access. Sau khi các mục thông tin B, C, D và E được cập nhật lên cơ sở dữ liệu quốc gia về GPLX thì ở bất kỳ đâu ta cũng có thể cho phép khai thác cơ sở dữ liệu để kiểm tra. Để thuận tiện cho người sử dụng, chúng ta xây dựng 2 kênh truy cập vào cơ sở dữ liệu bằng công cụ WEB và qua hệ thống thông tin di động (cả GSM và CDMA) bằng công cụ tin nhắn SMS,MMS hoặc GPRS. Quy trình khai thác được minh họa trên hình 4. ĐT Về quy trình khai thác trên WEB sẽ dựa trên hệ thống hiện tại (trang WEB của Cục ĐBVN). Khai thác qua trang WEB chỉ phù hợp với những nơi có sẵn máy tính kết nối với INTERNET. Hiện nay hệ thống điện thoại di động hầu như phủ sóng cả nước, nên vấn đề sử dụng hệ thống thông tin di động vào công tác kiểm tra GPLX trở nên khả thi. Trên sơ đồ hình 4 mô phỏng luồng thông tin của quá trình kiểm tra tính xác thực của một GPLX nào đó. Hình 4. Sơ đồ luồng thông tin khi kiểm tra GPLX. Bước 1: Người kiểm tra (NKT) xem xét những đặc điểm của GPLX theo các dấu hiệu của mục (A), nếu không có dấu hiệu khác thường sẽ thực hiện việc kiểm tra dữ liệu qua mạng điện thoại di động. Bước 2: NKT soạn tin nhắn theo mẫu định trước gửi đi số seri của GPLX (vì số này là duy nhất không trùng lặp). Thí dụ : gplx m046275 x . Bước 3: Gửi tin nhắn đã soạn vào số máy cho trước (có thể tùy thuộc vào khu vực) thí dụ, 0973549373 là cổng tin nhắn tại Cục ĐBVN. Hình 5. Sơ đồ quy trình kiểm tra GPLX. ĐT Nếu tin nhắn gửi đi thành công, hệ thống sẽ phân tích yêu cầu và tự động gửi lại cho số máy yêu cầu một tin nhắn. Thời gian trả lời tùy thuộc vào lưu lượng thông tin trên mạng có thể từ 5 ~ 30” (Xem quy trình xử lý thông tin trên hình 5) : Trường hợp 1: Hệ thống tìm thấy GPLX có số seri theo tin nhắn đã gửi, thì nội dung của tin nhắn trả lời gồm: - Họ và tên người sở hữu GPLX. - Địa chỉ ghi trên GPLX. - Loại GPLX (A1,A2,… ). - Nơi cấp. - Ngày cấp. - Hạn sử dụng. - Số lần vi phạm còn chưa hết thời hạn hiệu lực pháp luật quy định. Trường hợp 2: Hệ thống không tìm thấy GPLX có số seri đã gửi, thì hệ thống trả lời “Không có GPLX có số Seri như tin đã gửi”. Căn cứ vào nội dung tin nhắn trả lời mà ta biết được GPLX đó là giả hay thật bằng cách so sánh thông tin trên GPLX với thông tin tương ứng nhận được từ hệ thống qua tin nhắn. Với thông tin trên chúng ta loại trừ được cả 4 hình thức làm giả. Kể cả trường hợp dùng phôi thật để cấp GPLX không có hồ sơ lưu. Mọi s ự sửa chữa trên GPLX đều bị phát hiện. Ngoài ra nếu mở rộng hệ thống này chúng ta có thể cho phép một nhóm số điện thoại có thể cập nhật lỗi vi phạm của lái xe vào cơ sở dữ liệu bằng việc cấp mật khẩu cập nhật được gửi kèm theo. ĐT Hình 5. Sơ đồ quy trình xử lý thông tin kiểm tra GPLX trên hệ thống SMS Ưu điểm nổi bật của hệ thống này là: Có thể - triển khai được ngay cả với hệ thống quản lý cấp đổi GPLX hiện tại mà chưa cần thay đổi quy trình quản lý và phôi GPLX. - Xây dựng hệ thống ít tốn kém (hiện nay giá ĐTDĐ có chức năng nhắn tin chỉ khoảng 20 US$). - Hướng dẫn sử dụng đơn giản, vì hiện nay gần như dịch vụ tin nhắn ai cũng biết sử dụng, nhất là CSGT và TTGT là những lực lượng được đào tạo cơ bản. Muốn sử dụng được những ưu điểm trên, việc cần thực hiện trước tiên là xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia với những quy định về thông tin GPLX hiện tại. Công việc này trước hay sau ta cũng phải thực hiện dù chúng ta sử dụng bất kỳ công nghệ sản xuất GPLX nào. Hệ thống kiểm tra GPLX trên đây đã được xây dựng thử nghiệm cho số GPLX của Sở GTVT Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Lạng Sơn và Cục ĐBVN với hơn 1 000 000 GPLX hoạt động cả trên trang WEB và hệ thống thông tin di động với tổng đài tin nhắn của Cục ĐBVN (0973549373). Cơ quan quản lý cấp đổi GPLX chỉ cung cấp số liệu khi CSDL có thay đổi. Hệ thống thử nghiệm có CSDL được xây dựng trên nền SQL_SERVER 2000 với cấu trúc dữ liệu sơ bộ như trên hình 6. Hình 6. Cấu trúc cơ sở dữ liệu GPLX. III. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG KIỂM TRA GPLX Trên đây ta đã phân tích một số công nghệ làm giả và lưu hành GPLX không hợp lệ và giải pháp ngăn chặn những hành vi trái pháp luật đó. Qua phân tích và thử nghiệm đã nêu ở phần I, II ta thấy việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về GPLX là cốt lõi của hệ thống thông tin quản lý GPLX. Hiện nay tình hình quản lý và lưu trữ dữ liệu về GPLX tại các đơn vị mới chỉ thống nhất được ở mức độ mẫu biểu và sổ sách, còn việc lưu trữ điện tử cũng được thực hiện ở hầu hết các đơn vị nhưng lại không theo một chuẩn thống nhất. Từ thực tế trên, việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về GPLX sẽ tiến hành theo những bước sau: ĐT 1. Tập trung dữ liệu về số lượng phôi GPLX đã bán cho các đơn vị quản lý cấp đổi GPLX (các sở). Số liệu này sẽ đưa vào cơ sở dữ liệu để kiểm tra sơ bộ tính hợp pháp của GPLX theo số seri (thí dụ phôi GPLX có seri m025463 được cung cấp cho Sở GTVT Bắc Giang nhưng trên GPLX lại do Sở GTVT Vĩnh Long cấp là không hợp pháp v.v…) như vậy sơ bộ kiểm tra số seri ta đã có thể phát hiện được một số GPLX giả. 2. Tập trung toàn bộ số liệu cấp đổi GPLX được lưu trữ dưới dạng tệp tin máy tính (dữ liệu dạng số hóa) của các đơn vị để chuyển sang một dạng dữ liệu điện tử thống nhất (tạm thời sang format MS SQL_Server). Để có được toàn bộ dữ liệu, một số đơn vị có thể phải nhập bổ sung bằng tay. Công việc này phải được tiến hành càng sớm càng tốt vì trước hay sau chúng ta đều cần dữ liệu này, sau này muốn quản lý theo công nghệ nào thì cũng cần đến số liệu theo một cấu trúc thống nhất trên máy tính, từ định dạng MS SQL_Server chúng có thể dễ dàng được chuyển qua bất kỳ môt định dạng dữ liệu nào với chi phí không đáng kể (có thể coi như không cần chi phí, các định dạng dữ liệu ngày nay đều có công cụ chuyển đổi tự động). Việc này còn giúp rút ngắn thời gian thực hiện dự án hiện đại hoá công tác quản lý GPLX sau này cũng như cho phép chúng ta thực hiện ngay hệ thống kiểm tra GPLX trên điện thoại di động đã nêu ở trên. 3. Về kinh phí chuyển đổi dữ liệu theo tính toán sơ bộ là không lớn, chi phí cho công việc này khoảng 25-40 triệu đồng bình quân cho 1 sở (khoảng 3 tỷ đồng cho một cơ sở dữ liệu quốc gia là không hề lớn nếu không nói là nhỏ). Kinh phí này có thể lấy từ nguồn tập trung hoặc từ nguồn lệ phí cấp đổi GPLX của từng đơn vị. IV. KẾT LUẬN Những ý tưởng được đề cập trong bài này đã được nghiên cứu trong đề tài cấp bộ (Đề tài khoa học công nghệ mã số: DT074009 của Bộ GTVT do tác giả làm chủ nhiệm) đã được nghiệm thu năm 2007. Từ những kết quả trên một phương án chung có thể được tính đến là UBATGTQG (Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia) xây dựng hệ thống SMS chung để phục vụ cho toàn bộ các cơ quan quản lý có liên quan đến an toàn giao thông. Như ta đã biết: hiện nay các chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực ATGT được Chính phủ phân công như sau: Cục CSGT Đường bộ - Đường Sắt Bộ Công an – đăng ký phương tiện; Cục ĐBVN cấp GPLX; Cục ĐSoVN – cấp GP điều khiển phương tiện thủy nội địa; Cục ĐKVN – cấp phép lưu hành và hệ thống kiểm định phương tiện giao thông. Hiện nay tất cả các cơ quan nói trên đều đã đưa công nghệ thông tin vào phục ụ công tác quản lý của mình, nhưng việc phối hợp và khai thác chung cơ sở dữ liệu chưa thật chặt chẽ, tình trạng trên làm giảm hiệu quả công tác của các đơn vị. Cái đích chúng ta là cần tiến tới việc xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia chung về an toàn giao thông cho tất cả các cơ quan có liên quan. Nếu xây dựng được hệ thống tập trung như mô tả ở trên thì việc kiểm tra trên hiện trường của cảnh sát giao thông rất thuận lợi và nhanh chóng, giảm phiền hà cho người tham gia giao thông, tiết kiệm một lượng lớn thời gian lao động xã hội (Mô hình của hệ thống này được mô tả trên hình 7). ĐT Theo sơ đồ này toàn bộ hệ thống từ thu thập giữ liệu đến khai thác đều được chia sẻ cho các cơ quan quản lý theo từng lĩnh vực đã được Chính phủ phân công. Chúng ta không chỉ dùng công nghệ này để phục vụ việc tìm ra những GPLX giả mà còn tìm ra những xe hết niên hạn lưu hành, xe mang biển số giả mà không cần dừng phương tiện. Ngoài ra hiện nay có một vấn đề mà các cơ quan quản lý cấp đổi GPLX thường gặp là nhiều người lái xe GPLX đến hạn phải đổi nhưng do công việc không để ý nên bị quá hạn. Theo quy định, nếu quá hạn một khoảng thời gian nào đó thì phải thi lại lý thuyết, nếu quá nữa thì phải sát hạch lại toàn bộ chương trình. Thực tế do áp lực công việc và thời điểm đổi lại cách xa từ 3 hoặc 5 năm, nên rất nhiều người quên. Từ thực tế này chúng tôi đề xuất dịch vụ công - cung cấp thông tin về thời hạn phải đổi cho những người có nhu cầu được nhắc nhở nếu giấy phép đến hạn đổi (đây là dịch vụ tự nguyện không bắt buộc). Nếu khai thác CSDL và hệ thống SMS_Geteway cùng phục vụ cho dịch vụ này thì rất hiệu quả. Có thể tóm tắt giải pháp như sau: Hệ thống kiểm soát giao thông thường có nhu cầu khai thác dữ liệu cao điểm vào ban ngày, thời gian từ 23 h – 5 h rất ít giao dịch với hệ thống. Trong khoảng thời gian tải thấp của hệ thống kích hoạt ứng dụng kiểm tra hạn GPLX, nếu đến thời điểm phải thông báo thì tự động gửi tin nhắn đến số điện thoại đã đăng ký hoặc in ra danh sách gửi theo đường thư bưu chính. Đối với những người đăng ký dịch vụ này phải trả một khoản phí nào đó để được thông báo và thậm chí có thể nộp phí đổi GPLX cho lần sau để khi mang đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu đến cơ quan quản lý là được nhận ngay GPLX mới không phải đến lần thứ hai nữa. Hình 7. Sơ đồ quy trình xử lý thông tin kiểm tra ATGT trên hệ thống SMS. Với thời giá hiện nay nếu thông báo qua nhắn tin thu phí khoảng 10000đ. Chi phí như sau: 350đ x 4 tin =1400 đ (cách 1 tháng đến hạn phải đổi nhắn tin đầu tiên, sau đó 10 ngày nhắn 1 tin cho đến thời hạn phải đổi). ĐT Như vậy còn được 8600 đ chi cho hệ thống. Nếu 300 000 GPLX phải đổi hàng năm, trong đó có 1/3 sử dụng dịch vụ công này, tức là ta có 3 600 đ x 100 000 = 860 000 000 (tám trăm sáu mươi triệu đồng). Đây là số tiền đủ để trang trải cước viễn thông và chi phí của hệ thống SMS_Gateway trong năm. Rõ ràng rằng nếu dịch vụ này được triển khai thì cả người dân và Cục ĐBVN đều có lợi. Ngoài ra, đây cũng là một xu hướng tất yếu trong tiến trình cải cách hành chính, nó đồng thời góp phần giảm nhu cầu phải tham gia giao thông để thực hiện công việc đổi GPLX (ít nhất mỗi người phải mất 2 lần đến cơ quan quản lý GPLX để nộp hồ sơ và nhận GPLX) giảm tình trạng quá tải của hệ thống giao thông hiện nay trên đường bộ. Tài liệu tham khảo [1]. Luật Giao thông đ ường bộ số 26/2002/QH 10 ngày 29/6/2001 [2]. http://smslib.org [3]. http://www.ozekisms.com [4]. Christian Bauer and Gavin King, Java Persistence with Hibernate [5]. Nghị định 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007. [6]. Các văn bản, quy định về quản lý đào tạo và cấp đổi Giấy phép lái xe của Bộ GTVT, Cục ĐBVN♦ . ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ THÔNG TIN DI ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA SỬ DỤNG GIẤY PHÉP LÁI XE NGOÀI HIỆN TRƯỜNG TS. ĐẶNG CÔNG CHIẾN Phó trưởng phòng KHCN. vi lưu hành giấy phép lái xe không hợp lệ, đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ tin học và thông tin di động vào việc phát hiện và chống lại hành vi tiêu cực đó một cách chính xác và nhanh chóng sóng cả nước, nên vấn đề sử dụng hệ thống thông tin di động vào công tác kiểm tra GPLX trở nên khả thi. Trên sơ đồ hình 4 mô phỏng luồng thông tin của quá trình kiểm tra tính xác thực của một

Ngày đăng: 06/08/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan