nghiên cứu sự lưu hành của virus đậu dê, cừu trên đàn dê, cừu nuôi tại một số tỉnh nam trung bộ

66 885 5
nghiên cứu sự lưu hành của virus đậu dê, cừu trên đàn dê, cừu nuôi tại một số tỉnh nam trung bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực tập, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu trường Đại học Nha Trang, Ban lãnh đạo Phân viện thú y Miền Trung, các thầy cô giáo trong Viện công nghệ sinh học và môi trường, trong Khoa Chế biến, các cán bộ - Bộ môn Nghiên cứu Siêu Vi Trùng và tập thể cán bộ công nhân viên ở Phân viện, cùng các cô chú cán bộ thú y cơ sở và các bạn học cùng lớp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nha Trang và Ban lãnh đạo Phân viện thú y Miền Trung. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa, người đã hướng dẫn tôi cùng các thầy cô giáo trong bộ môn, trong Viện công nghệ sinh học và môi trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Ths. Đỗ Văn Khiên, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành đồ án tốt nghiệp trong bộ môn nghiên cứu Siêu Vi Trùng – Phân viện thú y Miền Trung. Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể cô chú, anh chị trong bộ môn Siêu Vi Trùng đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo trong thời gian tôi thực tập ở đây. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến những người thân trong gia đình đã động viên, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm đồ án. Tôi cũng xin cảm ơn các cô chú cán bộ thú y cơ sở và các bạn học cùng lớp. Nha Trang, ngày 18 tháng 11 năm 2008 Sinh viên Lâm Thị Huế MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. GIỚI THIỆU MỘT VÀI NÉT VỀ PHÂN VIỆN THÚ Y MIỀN TRUNG 3 1.2. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI DÊ, CỪU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 4 1.2.1. Trên Thế Giới 4 1.2.2. Tại Việt Nam 5 1.3. BỆNH ĐẬU DÊ, CỪU (GOAT AND SHEEP VARIOLA) 7 1.3.1. Giới thiệu chung về bệnh 7 1.3.2. Tình hình dịch bệnh đậu dê, cừu trên Thế giới và tại Việt Nam 8 1.3.3. Động vật cảm nhiễm 13 1.3.4. Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích 14 1.4. VIRUS ĐẬU DÊ, CỪU (GOAT AND SHEEP POX VIRUS) 15 1.4.1. Phân loại virus 15 1.4.2. Hình thái - cấu tạo 16 1.4.3. Đặc tính nuôi cấy và sự nhân lên của virus 18 1.4.4. Sức đề kháng của virus 18 1.4.5. Đường truyền bệnh 19 1.5. MIỄN DỊCH CHỐNG VIRUS 19 1.5.1. Miễn dịch không đặc hiệu 19 1.5.2. Miễn dịch đặc hiệu 19 1.6. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐẬU DÊ, CỪU 21 1.6.1. Chẩn đoán lâm sàng 21 1.6.2. Bệnh tích mổ khám 22 1.6.3. Chẩn đoán phân biệt 22 1.6.3. Chẩn đoán thí nghiệm 22 1.7. PHÒNG BỆNH 26 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 28 NGHIÊN CỨU 28 2.1. ĐỐI TƯỢNG 28 2.2. NGUYÊN LIỆU 28 2.3. DỤNG CỤ VÀ HOÁ CHẤT 28 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.4.1. Phương pháp điều tra dịch tễ 29 2.4.2. Phương pháp lấy mẫu 30 2.4.3. Phương pháp xử lý mẫu 31 2.4.4. Phương pháp PCR 33 2.4.4.1. Chuẩn bị phản ứng 37 2.4.4.2. Thực hiện phản ứng 38 2.4.4.3. Chạy điện di 38 2.4.4.4. Đọc kết quả 39 2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 39 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40 3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH ĐẬU DÊ, CỪU BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA DỊCH TỄ 40 3.1.1. Kết quả điều tra tình hình bệnh đậu trên dê, cừu theo tổng đàn điều tra 40 3.1.2. Kết quả điều tra tỷ lệ dê, cừu mắc bệnh đậu theo mùa vụ (tháng 1- 10/2008) 42 3.1.3. Kết quả điều tra tỷ lệ dê, cừu mắc bệnh đậu theo độ tuổi 43 3.1.4. Kết quả điều tra tỷ lệ mắc bệnh đậu theo phương thức chăn nuôi 44 3.2. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NHIỄM VIRUS ĐẬU DÊ TRONG CÁC MẪU BỆNH PHẨM THU THẬP BẰNG PHƯƠNG PHÁP PCR 46 3.2.1. Tỷ lệ nhiễm virus đậu dê theo khu vực chăn nuôi 46 3.2.2. Tỷ lệ mẫu dương tính với virus đậu dê theo đối tượng gia súc 48 3.2.3. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm virus đậu theo độ tuổi dê , cừu 49 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 50 KẾT LUẬN 50 ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Số lượng các gia súc chính qua các năm 2000-2003 5 Bảng 1.2: Mười tỉnh có số lượng đàn dê, cừu nhiều nhất nước 6 Bảng 1.3: Kế hoạch phát triển dê, cừu giai đoạn 2006-2010; 2015 7 Bảng 1.4: Phân bố tình hình bệnh đậu dê, cừu trên thế giới 9 Bảng 2.1: Thành phần Master Mix cho một mẫu phản ứng PCR 38 Bảng 3.1: Kết quả điều tra tỷ lệ dê, cừu mắc bệnh đậu theo tổng đàn điều tra 41 Bảng 3.2: Kết quả điều tra tỷ lệ dê, cừu mắc bệnh đậu theo mùa vụ 58 Bảng 3.3: Kết quả điều tra tỷ lệ dê, cừu mắc bệnh đậu dê theo độ tuổi 43 Bảng 3.4: Kết quả điều tra tỷ lệ mắc bệnh đậu dê theo phương thức chăn nuôi 58 Bảng 3.5: Tỷ lệ mẫu dương tính với virus đậu dê theo khu vực chăn nuôi 47 Bảng 3.6: Tỷ lệ mẫu dương tính với virus đậu dê theo đối tượng 48 Bảng 3.7: Tỷ lệ nhiễm virus đậu theo độ tuổi dê, cừu 59 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ bộ máy hoạt động của Phân Viện 3 Hình 1.2. Bệnh tích đậu trên da mặt và trên da bụng của dê 15 Hình 1.3. Cấu trúc của virus Capripoxvirus 17 Hình 2.1. Quy trình tách chiết ADN từ vảy mụn đậu 32 Hình 2.2. Các bước thực hiện phản ứng PCR 36 Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn kết quả điều tra tỷ lệ dê, cừu mắc bệnh đậu theo mùa 42 Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn kết quả điều tra tỷ lệ dê, cừu mắc bệnh đậu theo phương thức chăn nuôi 45 Hình 3.3. Sản phẩm chạy PCR 46 Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ mẫu dương tính với virus đậu dê theo độ tuổi 49 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ADN : Desoxyribonucleic acid Bp : Base pair EDTA: Ethylenediaminetetraacetic acid Kb : Kilobase PCR : Polymeration Chain Reaction UV : Ultraviolete TBE: Tris-aminimethane Boric acid EDTA TE: Tris-aminomethane EDTA 1 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, chăn nuôi có vai trò quan trọng trong cung cấp thực phẩm thịt sữa và sức kéo cho cả nhân loại trên thế giới. Trong những năm đầu của thế kỷ 21 việc đẩy mạnh phát triển về số lượng gia súc đang được nhiều quốc gia quan tâm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người về thịt, sữa và các sản phẩm khác của chăn nuôi. Chăn nuôi dê, cừu cần ít vốn, quay vòng vốn nhanh, tận dụng được lao động và điều kiện tự nhiên ở mọi vùng sinh thái. Chăn nuôi dê, cừu là định hướng hợp lý cho phát triển chăn nuôi của nông dân nghèo. Khuyến khích chăn nuôi gia súc nhai lại nhỏ là cuộc cách mạng thích hợp để giải quyết các vấn đề đói nghèo cho nhân dân các tỉnh trung du và miền núi hơn các chương trình phát triển đại gia súc khác. Chăn nuôi gia súc lớn đầu tư vượt quá khả năng của đa số nông dân, thời gian thu hồi lâu hơn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về kinh tế. Chăn nuôi dê, cừu phát triển góp phần đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, ổn định kinh tế và xã hội, giảm đói nghèo, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp. Những năm gần đây, nhờ có chính sách đầu tư và hỗ trợ của nhà nước cùng nhiều tiến bộ trong việc lai tạo giống cũng như kỹ thuật chăn nuôi cho nên chăn nuôi dê, cừu được nhiều hộ nông dân ở khu vực Miền Trung quan tâm đầu tư phát triển với quy mô từ vài chục đến vài trăm con cho mỗi đàn. Một số tỉnh như Khánh Hòa, Ninh Thuận có điều kiện tự nhiên thuận lợi và người dân ở đây có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi dê, cừu giống và dê, cừu thương phẩm. Theo số liệu thống kê của Cục chăn nuôi, cả nước hiện có 757 trang trại nuôi dê, cừu trong đó Ninh Thuận dẫn đầu với 470 trang trại [41], tuy nhiên dịch bệnh vẫn đang là lực cản lớn. Ngoài các bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, viêm loét miệng truyền nhiễm, bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa,…hiện nay còn xuất hiện bệnh đậu dê, cừu gây nhiều thiệt hại đáng kể, làm giảm khả năng sinh sản và chất lượng của thịt, lông, da và thiệt hại lớn về kinh tế. . 2 Bệnh đậu dê, cừu là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho dê và cừu được tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) xếp vào bảng A- bảng các bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm. Bệnh xuất hiện trên thế giới từ rất lâu khoảng năm 200 sau Công nguyên, nhưng đến năm 1879, Hansen ở Nauy thông báo phát hiện bệnh đậu dê [3],[4],[31]. Ở Việt Nam, bệnh mới chỉ xuất hiện từ đầu năm 2005, năm 2006 -2007 bệnh bùng phát thành dịch ở nhiều địa phương, đã gây nhiều thiệt hại về kinh tế đặc biệt đối với hộ chăn nuôi nghèo và ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội khác. Bệnh đậu dê, cừu do virus Capripoxvirus thuộc họ Poxvidae gây nên, bệnh lây lan rất nhanh, có thể xảy ra ở dê và cừu mọi lứa tuổi, mọi giống, trên cả con đực và con cái [3],[4]. Bệnh đậu dê là bệnh quan trọng nhất trong số các bệnh đậu của loài nhai lại, gây tỉ lệ chết cao trong dê con. Xuất phát từ tình hình thực tế trên chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu: “Nghiên cứu sự lưu hành của virus đậu dê, cừu trên đàn dê, cừu nuôi tại một số tỉnh Nam Trung bộ”. Với mục đích: giám sát sự lưu hành của virus đậu dê, cừu làm cơ sở khoa học để đề ra biện pháp phòng chống dịch bệnh đậu dê, cừu đạt hiệu quả. Nội dung của đề tài:  Điều tra tình hình dịch bệnh đậu dê, cừu ở một số tỉnh Nam Trung bộ  Xác định tỉ lệ nhiễm virus đậu dê, cừu trong các mẫu bệnh phẩm đã thu thập. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 . GIỚI THIỆU MỘT VÀI NÉT VỀ PHÂN VIỆN THÚ Y MIỀN TRUNG Phân viện trưởng Phân Viện Thú Y Miền Trung: TS. Nguyễn Đức Tân Phân Viện Thú Y Miền Trung được thành lập theo quyết định số 213 NN/TC- QĐ ngày 23 tháng 7 năm 1977 của Bộ Nông Nghiệp (nay là Bộ Nông Nghiệp và PTNT). Phân Viện Thú y hoạt động theo cơ chế 115 từ ngày 27/06/2007 theo QĐ – 178/QĐ – BNN – TCCB của Bộ NN & PTNT. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KHCN số 05/2007/SKHCN ngày 04/12/2007. Sơ đồ bộ máy hoạt động của phân viện: Hình 1.1. Sơ đồ bộ máy hoạt động của Phân Viện Ghi chú: - SX VX: sản xuất vắc xin - TBKT: thiết bị kỹ thuật - ĐV: động vật BAN L ÃNH Đ ẠO -01 Phân viện trưởng -01 Phó Phân viện trưởng Phòng chẩn đoán bệnh ĐV Các phòng chức năng Các bộ môn nghiên c ứu Kế hoạch vật tư Tài chính kế toán Kí sinh trùng Vi trùng Virus Chuyển giao TBKT Tổ SX VX vi trùng Tổ kiểm nghi ệm Tổ SX VX virus Hành chính quản trị [...]... sát sự lưu hành của virus đậu dê, cừu làm cơ sở khoa học để đề ra biện pháp phòng chống dịch bệnh đậu dê, cừu đạt hiệu quả 27 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG Dê, cừu ốm chết nghi mắc bệnh đậu dê, cừu trên đàn dê, cừu nuôi tại 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắc Lắc 2.2 NGUYÊN LIỆU  Các biểu mẫu điều tra (mẫu phiếu điều tra xem phần phụ lục)  Mẫu kiểm tra: mẫu máu, vảy đậu của. .. gen virus vaccine F11L , N2L, K7L Sự vắng mặt của những gen này trong hệ gen của virus đậu dê, cừu được phỏng đoán là chúng có vai trò quan tr ọng trong xác định phạm vi vật chủ là bò [35],[37] Hệ gen của virus đậu dê, cừu có chứa các nucleotide đặc hiệu khác nhau, được cho là chúng thuộc về các loài riêng biệt Một số sự thay đổi nhỏ trong bộ gen của virus đậu dê và virus đậu cừu được giải thích là sự. .. thích virus tạo ra số lượng lớn kháng nguyên trong quá trình n hân lên của virus Kháng huyết thanh kháng lại chúng tăng lên có thể trung hoà đặc hiệu tính gây bệnh của virus vì có một số kháng nguyên hoà tan có cấu trúc là thành phần của virus [30] 1.4.3 Đặc tính nuôi cấy và sự nhân lên của virus Virus đậu dê thích hợp nuôi cấy trên các môi trường là mô tổ chức có nguồn gốc từ bò, dê, cừu, đặc biệt trên. .. phòng cho dê, cừu 1năm/2 lần Không tiêm vắc xin cho dê, cừu đang ốm, sắp đẻ, mới đẻ Không tiêm vắc xin trong vòng 14 ngày trước khi giết mổ Trên cơ sở tổng hợp tài liệu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài với nội dung của đề tài:  Điều tra về tình hình dịch bệnh đậu dê, cừu ở một số tỉnh Nam Trung bộ  Xác định tỷ lệ nhiễm virus đậu dê, cừu trong các mẫu bệnh phẩm đã thu thập Mục đích của đề tài:... khả năng gây bệnh ở vật chủ Gen của virus đậu dê và đậu cừu rất giống nhau và giống với gen của virus gây bệnh u da ở bò, có tới 97% thành phần nucleotide giống nhau [25],[35] Tất cả các gen của virus đậu dê, cừu đều có mặt trong hệ gen của vir gây us bệnh u da ở bò Điểm khác biệt là trong bộ gen của virus đậu dê, cừu không có mặt của 9 gen quy định độc lực và hệ vật chủ của LSDV bao gồm 1 gen cho LSDV... thuộc nhóm Capripoxvirus, họ Poxviridae [23] Trong nhóm Capripoxvirus, ngoài virus gây bệnh đậu dê còn có virus gây bệnh đậu cừu, virus gây bệnh u da ở bò (Lumpy skin disease virus – LSDV) và một số virus gây bệnh đậu khác Tuy nhiên, trong điều kiện tự nhiên chỉ có virus đậu dê và đậu cừu có thể gây nhiễm chéo cho hai loài dê và cừu, còn virus gây bệnh u da ở bò không lây sang dê, cừu Khi giải trình... chống bệnh đậu dê, đậu cừu, nhưng vắc xin chết chỉ gây miễn dịch trong thời gian ngắn Vắc xin sống giảm độc gây miễn dịch cao nhưng có nhược điểm là tạo ra nốt đậu hoặc có thể gây chết một số động vật được tiêm vaccin do sự phát triển của bệnh Thông thường, việc sử dụng vắc xin gồm các chủng đang được lưu hành tại địa phương rất thành công trong việc bảo vệ đàn dê, cừu chống lại bệnh đậu dê, cừu Ở những... 1.2 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI DÊ, CỪU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 1.2.1 Trên Thế Giới Chăn nuôi cừu Cừu thuộc loại gia súc nhỏ, được nuôi để lấy thịt, lông, sữa, mỡ và da, nhưng quan trọng nhất là lấy thịt và lông Giống cừu lấy thịt nổi tiếng là cừu Linh Côn (Anh) Thịt cừu là thức ăn hàng ngày của người Mông Cổ, Tây Tạng, Trung Á và Ô-xtrây-li-a Giống cừu lấy lông tốt nhất là cừu Merinốt Cừu là loại dễ tính,... bảo vệ dê chống lại bệnh đậu dê, bảo vệ cừu chống lại bệnh đậu cừu 1.6 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐẬU DÊ, CỪU 1.6.1 Chẩn đoán lâm sàng Tại khu vực chăn nuôi dê, cừu chúng ta có thể nghi ngờ gia súc mắc bệnh đậu dê khi con vật có các biểu hiện như: sốt cao, chảy nhiều nước mắt, nước mũi, ủ rũ, kém ăn, lưng cong lên Trên da nổi ban, bắt đầu với các vùng ban đỏ đặc biệt tại các phần cơ thể không... mẽ cho chăn nuôi dê, cừu phát triển Chăn nuôi dê, cừu ở nước ta đã và đang bắt đầu được đầu tư cả về chính sách, nguồn lực và có một hứa hẹn thị trường trong và ngoài nước không ngừng được phát triển Công tác nghiên cứu về giống, thức ăn, thú y, mô hình chuồng trại và sản xuất, kinh doanh đã và đang có nhiều thành tựu Đa số các tỉnh đều có kế h oạch tăng trưởng đàn dê Một số dự án nghiên cứu, điều tra, . tôi đặt vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu sự lưu hành của virus đậu dê, cừu trên đàn dê, cừu nuôi tại một số tỉnh Nam Trung bộ . Với mục đích: giám sát sự lưu hành của virus đậu dê, cừu làm cơ sở. chống dịch bệnh đậu dê, cừu đạt hiệu quả. Nội dung của đề tài:  Điều tra tình hình dịch bệnh đậu dê, cừu ở một số tỉnh Nam Trung bộ  Xác định tỉ lệ nhiễm virus đậu dê, cừu trong các mẫu. GIỚI THIỆU MỘT VÀI NÉT VỀ PHÂN VIỆN THÚ Y MIỀN TRUNG 3 1.2. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI DÊ, CỪU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 4 1.2.1. Trên Thế Giới 4 1.2.2. Tại Việt Nam 5 1.3. BỆNH ĐẬU DÊ, CỪU (GOAT

Ngày đăng: 06/08/2014, 14:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan