Báo cáo khoa học: "Tìm hiểu tư tưởng giáo dục của khổng tử" pdf

5 808 6
Báo cáo khoa học: "Tìm hiểu tư tưởng giáo dục của khổng tử" pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu t tởng giáo dục của khổng tử ThS. Nguyễn tuyết mai Bộ môn Triết học Khoa Mác Lênin, t tởng Hồ Chí Minh Trờng Đại học GTVT Tóm tắt: Bi báo ny nêu lên một số nguyên tắc v nội dung giáo dục của Khổng Tử, từ đó thấy đợc ảnh hởng của t tởng giáo dục v đo tạo con ngời của Nho Giáo đối với lịch sử v xã hội hiện tại. Summary: This article presents some principles and contents of Confucianism ideas of education, through which their influences on history and the current society can be recognized. i. đặt vấn đề Khổng Tử là ngời sáng lập đạo Nho. Quan điểm về đào tạo, giáo dục con ngời của ông đã đặt cơ sở cho sự nghiệp giáo dục của xã hội phong kiến phơng Đông sau này. Nghiên cứu quan điểm của Khổng Tử về giáo dục không những giúp chúng ta hiểu biết những t tởng làm nên sự nghiệp giáo dục dới thời kỳ phong kiến mà còn hiểu đợc ý nghĩa của chúng đối với sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện tại. KT-ML ii. nội dung 1. Về nguyên tắc giáo dục T tởng giáo dục của Khổng Tử có hai nguyên tắc lớn: Một là, hữu giáo vô loại. Chế độ giáo dục mà Khổng Tử mở ra khiến cho ai ai cũng có cơ hội học tập. Luận Ngữ, thiên Vệ Linh Công viết: Khổng Tử nói: Về việc dạy dỗ không phân biệt loại ngời (Tử viết: Hữu giáo vô loại) [3.588], tức là nói con ngời, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, khôn ngu, miễn là đến học, thì đều có cơ hội tiếp thu sự giáo dục. Điều này đã phá vỡ quan niệm giáo dục chỉ đợc dành riêng cho giai cấp quý tộc. Chủ trơng giáo dục mang tính cách mạng này ra đời ở thời đó hẳn không đơn giản. Dới khẩu hiệu đó, ai ai cũng có quyền lợi đợc tiếp thu giáo dục, đều có t cách đến học với Khổng Tử. Khổng Tử nói: Đối với những ngời đem lễ xin học từ một bó nem trở lên, ta cha hề chối ngời nào, không dạy bảo (Tự hành thúc tu dĩ thợng, ngô vị thờng vô hối dã- Luận Ngữ. Thuật nhi) [3.347]. Miễn là có tâm cầu học, thì dù chỉ có một lễ đơn bạc nh mời chiếc nem, ngời đó cũng trở thành học trò của Khổng Tử. Nh Nhan Hồi, Nguyên Hiến, là những ngời vô cùng nghèo khổ, nhng qua sự dạy dỗ của Khổng Tử, đều trở thành những bậc danh hiền. Quý tộc nh Mạnh ý Tử, T Mã Ngu cũng trở thành học trò nổi tiếng của Khổng Tử. Hơn nữa, bất kể là thiên t ngời xin học nh thế nào, Khổng Tử cũng hết lòng dạy dỗ, nh Tăng Sâm, Trọng Do, thờng bị Khổng Tử chê trách vì thiên t có hạn, song qua sự dạy dỗ của Khổng Tử vẫn phát huy đợc khả năng của mình, và có những thành tựu đáng kể. Quan niệm và tinh thần hữu giáo vô loại của Khổng Tử bên cạnh việc phá tan chế độ giáo dục quý tộc thời cổ đại, đã làm cho học thuật phát triển, khiến cho những ngời bình dân ai ai cũng có cơ hội tiếp thu giáo dục, ảnh hởng đến cả cơ cấu chính trị, cơ cấu quyền lực đơng thời. Tuy nhiên, nguyên tắc hữu giáo vô loại của Khổng Tử cũng còn có những hạn chế. Khổng Tử chủ trơng hữu giáo vô loại nhng laịi phân chia con ngời thành quân tử và tiểu nhân. Đặc biệt ông căn cứ vào khí chất của từng hạng ngời mà chia xã hội ra làm bốn loại: Một là hạng ngời sinh ra đã biết đạo lý. Hai là hạng ngời học rồi mới biết đạo lý. Ba là hạng ngời gặp khốn khó mới chịu học đạo lý. Bốn là hạng ngời không chịu học đạo lý nên không biết đạo lý. Nh vậy là, vẫn có hai hạng ngời không phải là đối tợng giáo dục của Nho học. Đó là hạng ngời thứ nhất và hạng ngời thứ t. Hai là, giáo dục đạo đức và nhân cách. Nguyên tắc lớn thứ hai trong giáo dục của Khổng Tử là thực thi giáo dục đạo đức và nhân cách. Ông cho rằng chỉ có đề xớng giáo dục đạo đức và nhân cách thì mới có thể cứu xã hội qua khỏi cơn phong ba loạn lạc, vì vậy Khổng Tử lấy giáo dục đạo đức làm chủ yếu. Khổng Tử dạy các môn: văn chơng, đức hạnh, trung và tín thì trong đó, ngoài văn chơng ra, còn lại đều thuộc lĩnh vực đạo đức. Nhng từ đó ta cũng thấy đợc văn chơng và đức hạnh có liên quan mật thiết với nhau, vì văn chơng cũng là văn chơng của các thánh hiền xa để lại. Các thánh hiền xa là Nghiêu, Thuấn, Văn Vơng, Vũ vơng, Chu Công. Khổng Tử thấy rằng, tu dỡng phẩm chất đạo đức là vô cùng quan trọng, nên ông bắt các đệ tử của mình trớc tiên phải tu d ỡng đạo đức bản thân, sau đó mới đợc học văn chơng. Luận Ngữ còn ghi lại: Các đệ tử khi vào phải hiếu với cha mẹ, khi ra phải kính nhờng ngời lớn tuổi, làm việc phải cẩn thận và giữ chữ tín, thơng yêu mọi ngời mà thân với ngời dân. Làm những việc đó có d sức mới dành cho việc học văn chơng (Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cần nhi tín, phiếm ái chúng nhi thân nhân. Hành hữu d lực tắc dĩ học văn Luận ngữ. Học nhi) [3.201] Hiếu, đễ, cẩn, tín, phiếm ái, thân nhân đều thuộc phạm vi đạo đức, những ngời vào học, tất trớc hết phải học cho đợc những cái đó, rồi sau mới học đến văn chơng. Có thể thấy đạo đức là tiêu chuẩn cơ bản của giáo dục Khổng Tử. Khổng Tử nói: Nên để tâm chí vào đạo, nắm vững đức hạnh, noi theo điều nhân, vui thích với lục nghệ (Chí đạo, cứ đức, y nhân, du nghệ - Luận Ngữ. Thuật nhi) [3.346]. Các đệ tử của Khổng Tử đều hết sức chú trọng đến tu dỡng đạo đức bản thân, trong số đó, những ngời nổi tiếng về đức hạnh có Nhan Uyên, Mẫn Tử Khiên, Trọng Cung, Nhan Uyên nói: Phu tử cứ tuần tự mà chỉ bảo cho ngời, rất khéo, ngời mở rộng (kiến thức) cho ta nhờ văn chơng, ớc thúc ta nhờ lễ (Phu tử tuần tuần nhiên thiện dụ nhân, bác ngã dĩ văn, ớc ngã dĩ lễ - Luận Ngữ. Tử hãn) [3.404]. Dạy học trò rất quảng bác, song vẫn dùng lễ để ớc thúc, đó chính là cuối cùng thì Khổng Tử vẫn lấy đạo đức làm trọng yếu. KT-ML Theo Khổng Tử, thì một nhân cách cần có của kẻ sĩ quân tử là phải giữ cái danh của mình cho trong sáng. Cái danh mà Khổng Tử thờng nói đến chính là mang nghĩa nhân cách. Ông nói: Ngời quân tử chỉ hận rằng chết rồi mà chẳng để tiếng tăm (Quân tử tật một thế nhi danh bất xng yên - Luận Ngữ. Vệ Linh Công) [3.577]. Ngời có nhân cách cao thợng và có sự nghiệp vĩ đại, cần phải để lại danh tiếng cho đời sau, còn nh lẳng lặng mà qua đời là cái mà ngời quân tử lo sợ nhất. Ông cũng nói: Quân tử bỏ đạo nhân, ôi sao mà nên danh (Quân tử khử nhân, nhân ô hồ thành danh - Luận Ngữ. Lý nhân) [3.269]. Tức là ngời quân tử mà xa rời nhân nghĩa, thì không thể nào hoàn thành nhân cách quân tử đợc. Khổng Tử cho rằng, ý nghĩa của cuộc đời nằm ở chỗ truy cầu nhân cách toàn thiện toàn mỹ, và giáo dục chính là để bồi dỡng nhân cách hoàn thiện đó, vì vậy Khổng Tử đặc biệt chú trọng đến giáo dục nhân cách. Giáo dục bằng sự gơng mẫu chứ không phải bằng lý thuyết. Ông nói: Bản thân (nhà cầm quyền) ngay thẳng, tuy không ra lệnh, mọi việc vẫn trôi chảy; bản thân không ngay thẳng, dẫu có ra lệnh dân cũng chẳng theo (Kỳ thân chính, bất lệnh nhi hành. Kỳ thân bất chính, tuy lệnh bất tùng- Luận Ngữ. Tử Lộ.[3.502] Có lấy bản thân làm phép tắc, làm gơng, cảm hoá nhân cách, thì việc dạy dỗ rất dễ dàng. Điều này cũng tơng tự với nguyên tắc chính sự. Khổng Tử nói với Quý Khang Tử: Chính trị là ngay thẳng. Nếu ngài lấy điều ngay thẳng dẫn dắt mọi ngời, thì ai lại dám không ngay thẳng? (Chính giả chính dã. Quân suất dĩ chính, thục cảm bất chính? - Luận Ngữ. Nhan Uyên) [3.487]. Làm chính sự cũng nh dạy học, nếu tự bản thân mình không chính đính, ngay thẳng, thì không thể làm ngời khác ngay thẳng đợc. Khổng Tử cho rằng, phải dùng nhân cách của chính mình để cảm hoá học trò. Điều đó cũng thể hiện tinh thần học không biết chán, daỵ không biết mỏi. 2. Về nội dung giáo dục Khổng Tử căn cứ vào nhu cầu xã hội đơng thời mà xác định nội dung giáo dục, hay trọng tâm của giáo dục. Luận Ngữ chép: Phu Tử lấy bốn điều để dạy ngời: văn chơng, đức hạnh, lòng trung thực và lòng thành tín (Tử dĩ tứ giáo: văn, hạnh, trung, tín Luận ngữ. Thuật nhi) [3.361], có thể thấy Khổng Tử lấy văn, hạnh, trung, tín làm mục tiêu giáo dục. Song, Khổng Tử lấy đức hạnh làm nội dung cơ bản, làm trung tâm. Trong khi dạy học, Khổng Tử thờng tùy vào năng khiếu của mỗi ngời mà chia ra bốn loại phạm vi học thuật để đạt đợc mục tiêu giảng dạy. Bốn loại đó là đức hạnh, ngôn ngữ, chính sự, văn chơng. Đức hạnh nhằm phát triển cho những ngời thực hành phẩm chất đạo đức. Ngôn ngữ chủ yếu dành cho những ngời cần biện luận lý thuyết. Chính sự dành cho những ngời hoạt động chính trị, cai quản quốc gia. Văn học dành cho những ngời muốn đi sâu nghiên cứu văn chơng. Dựa vào bốn loại đó, Khổng Tử đã đào tạo thành công các học trò của mình. Luận Ngữ còn ghi: Về đức hạnh có: Nhan Uyên, Mẫn Tử Khiên, Nhiễm Bá Ngu, Trọng Cung. Về khoa ngôn ngữ có: Tể Ngã, Tử Cống. Về chính sự có: Nhiễm Hữu, Quý Lộ. Về văn học có: Tử Du, Tử Hạ (Đức hạnh: Nhan Uyên, Mẫn Tử Khiên, Nhiễm Bá Ngu, Trọng Cung. Ngôn ngữ: Tể Ngã, Tử Cống. Chính sự: Nhiễm Hữu, Quý Lộ. Văn học: Tử Du, Tử Hạ - Luận Ngữ. Tiên Tiến) [3.442]. Đây chính là Khổng Tử dựa vào sở trờng của từng ngời mà bồi dỡng thành nhân tài. Từ đó chúng ta cũng có thể thấy sự phân loại trong giáo dục của ông. Tài liệu giáo dục của Khổng Tử là lục kinh: Thi, Th, Dịch, Lễ, Nhạc, Xuân Thu. Kinh điển đợc ông coi trọng hơn cả là Kinh Thi, vì vậy nó đứng đầu lục kinh, sau đó là Kinh Th, Kinh Dịch, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Xuân Thu. Kinh Lễ và Kinh Nhạc là để bồi đắp thêm cho Kinh Thi. Khổng Tử đã từng nói: H ng khởi (tâm hồn) nhờ kinh Thi, gây dựng nhờ kinh Lễ, thành tựu nhờ kinh Nhạc (Hứng Thi, lập Lễ, thành Nhạc - Luận Ngữ. Thái Bá) [3.383], ba cái đó cùng kết hợp, bồi đắp với nhau. Thi tức là thơ, thơ có khả năng làm rung động lòng ngời một cách sâu sắc nhất, có thể cổ vũ ý chí con ngời, vì vậy mà nói là hứng Thi. Lễ tức là lễ giáo và khuôn phép ứng xử. Nhà nho cho rằng thị (nhìn), thính (nghe), ngôn (lời nói), động (hành động) của con ngời đều nằm trong phạm vi của lễ. Một ngời mà mọi cảm giác, lời nói, hành động không thất lễ mới có thể có chỗ đứng trong xã hội. Vì vậy mà nói lập lễ. Nhạc tức là âm nhạc, âm nhạc là để hàm dỡng tính tình con ngời, khiến con ngời trở về sự chính đáng, có hành vi cao thợng, trở thành một con ngời hoàn mỹ. Vì vậy mà nói thành nhạc. Khổng Tử lấy Thi, Lễ, Nhạc để dạy những điều đó. Nguyên lý giáo dục Thi, Lễ, Nhạc của Khổng Tử chính là nhằm làm cho con ngời thấu suốt về điều nghĩa, thuần thục về điều nhân (nghĩa tinh nhân thục). Thi là để kích thích ý thức hớng thợng của con ngời, Lễ có thể chỉ ra quy tắc hoạt động cho con ngời, Nhạc có thể đào luyện tính tình của con ngời. Ba môn học đó là không thể thiếu KT-ML đợc trong bất cứ một nền giáo dục nào. Khổng Tử rất coi trọng ba môn Thi, Lễ, Nhạc. Ông nói với đệ tử của mình nh sau: Sao các con chẳng chịu học kinh Thi? Kinh Thi khiến cho ta hng khởi tâm hồn, dạy cho ta xem xét, dạy ta biết hợp quần, dạy cho ta biết oán giận chính đáng. Gần thì biết thờ cha, xa thì biết thờ vua. Lại ghi nhớ tên gọi của nhiều loại chim, loài thú và cây cỏ (Tiểu tử hà mạc học phù Thi? Thi khả dĩ hng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán. Nhĩ chi sự phụ, viễn chi sự quân. Đa chí điều, thú, thảo mộc chi danh - Luận Ngữ. Dơng Hoá) [3.623]. Khổng Tử cũng dặn dò con trai của mình là Bá Ng: Con đã học Chu Nam, Thiệu Nam cha? Ngời nào chẳng học Chu Nam, Thiệu Nam thì cũng giống nh đứng quay mặt vào bức tờng chứ gì? (Nhữ vi Chu Nam, Thiệu Nam hĩ hồ? Nhân bất vi Chu Nam, Thiệu Nam kỳ do chính tờng diện nhi lập dã d? - Luận Ngữ. Dơng Hoá) [3.624]. Những công dụng của Kinh Thi nhiều nh vậy, nên có thể coi đây là một môn học tu thân tề gia, muốn làm ngời không thể không học. Đối với Khổng Tử, học Thi, học Lễ, học Nhạc là nhất quán, không thể bỏ đi, không thể coi nhẹ cái nào. Luận Ngữ còn chép lại một đoạn trò chuyện giữa đệ tử của Khổng Tử và con trai của Khổng Tử nh sau: Trần Cang hỏi Bá Ng: Anh có thờng đợc nghe Thày dạy bảo điều gì khác lạ cha?. Đáp rằng: Cha hề. Cha thờng đứng chơi một mình, Lý này vội rảo bớc qua sân. Có lần cha hỏi: Con đã học Kinh Thi cha?. Tha rằng cha hề, cha nói: Chẳng học kinh Thi, không lấy gì để nói năng cho gãy gọn. Lý này bèn lui ra tìm học Kinh Thi. Hôm khác, cha lại đứng một mình, Lý này rao bớc qua sân, cha hỏi: Con đã học Kinh Lễ cha?. Tha rằng cha hề, cha nói: Chẳng học Kinh Lễ, không lấy gì để lập thân. Lý này bèn lui ra, tìm học Kinh Lễ (Trần Cang vấn Bá Ng viết: Tử diệc hữu dị văn hồ?. Đối viết: Vị dã. Thơng độc lập, Lý xu nhi quá đình. Viết: Học Thi hồ?. Đối viết: Vị dã. Bất học Thi, vô dĩ ngôn. Lý thoái chi nhi học Thi. Tha nhật, hựu độc lập, Lý xu quá đình. Viết: Học Lễ hồ?. Đối viết: Vị dã. Bất học Lễ, vô dĩ lập. Lý thoái nhi học lễ - Luận Ngữ. Quý Thị) [3.239]. Nh vậy có thể biết Thi và Lễ quan trọng nh thế nào. Khổng Tử nói: Nh vậy có thể biết Thi và Lễ quan trọng nh thế nào. Khổng Tử nói: Nhắc đi nhắc lại về lễ, có phải nói tới ngọc quý, lụa tốt chăng? nhắc đi nhắc lại về nhạc, có phải nói tới chuông, trống chăng? (Lễ vân, lễ vân, ngọc, bạch vân hồ tai? Nhạc vân, nhạc vân, chung cổ vân hồ tai? - Luận Ngữ. Dơng Hoá) [3.625]. Ông cũng từng nói: Ngời mà không có lòng nhân, dùng lễ sao đợc? Ngời mà không có lòng nhân, dùng nhạc sao đợc? (Nhân nhi bất nhân, nh lễ hà? Nhân nhi bất nhân, nh nhạc hà? - Luận Ngữ. Bát dật) [3.239]. Từ đó có thể thấy, cái lễ và nhạc và Khổng Tử coi trọng không phải là hình thức, cái khí cụ bề ngoài, mà là nội dung của nhân ái. Khổng Tử dạy lễ, dạy nhạc, chính là dạy điều nhân. Khổng Tử nói với quan phụ trách nhạc của nớc Lỗ: Hiểu về nhạc cũng dễ thôi! Lúc mới tấu lên, tiếng nhạc phải dồn dập. Lúc vào bài, tiếng nhạc phải êm dịu, phải rõ ràng, phải ăn ý nhau. Nh vậy mới thành bản nhạc hay (Nhạc kỳ khả tri dã. Thủy tác, hấp nh dã. Túng chi, thuần nh dã, cảo nh dã, dịch nh dã, dĩ thành - Luận Ngữ. Bát dật) [3.261]. Âm nhạc lúc mới bắt đầu, các loại nhạc cụ hoà hợp với nhau, rồi âm thanh từ đấy mà nổi lên, vô cùng hoà hợp với nhau, các âm tiết phân minh rõ ràng, âm nọ nối tiếp âm kia mà nổi lên. Câu nói đó không chỉ thể hiện khả năng thẩm âm của Khổng Tử, mà còn thể hiện nên sự nhất quán của Khổng Tử trong t tởng, tiến trình âm nhạc cũng chính là tiến trình giáo dục, tiến trình đạt đến nhân. KT-ML Ngoài ba môn Thi, Lễ, Nhạc ra thì Th, Dịch, Xuân Thu cũng là nội dung giáo dục của Khổng Tử. Kinh Th là cuốn lịch sử Trung Quốc cổ đại, Kinh Dịch là cuốn sách triết lý về sự vận hành của vũ trụ vạn vật, Kinh Xuân Thu có thể gọi là một cuốn sách lý luận chính trị. Khổng Tử thờng lấy những kinh điển đó để dạy đệ tử của mình. Có thể thấy rằng Khổng Tử lúc bình sinh rất chú trọng giáo dục các kinh điển cho đệ tử, đồng thời sáu kinh điển đó cũng là tài liệu giáo dục về mọi mặt trong cuộc sống đơng thời. Tóm lại, Khổng Tử coi Lục kinh là tài liệu giảng dạy chủ yếu cho học trò. Khi giảng Lục kinh, ông tập trung vào bốn mặt: văn, hạnh, trung, tín và lấy những diễn biến xã hội trớc mắt để chứng minh cho đạo lý. Ông chú trọng dạy đạo làm ngời trớc dạy văn. Ông còn kết hợp dạy lục nghệ cho học trò. Nhng trọng tâm giáo dục học trò của ông vẫn là hành vi đạo đức và ý thức trách nhiệm đối với xã hội, đối với vua, đối với cha mẹ và anh em bè bạn. Ông đã nêu ra cả một hệ thống các chuẩn mực đạo đức cần có của một ngời học đạo giúp đời. Điểm hạn chế trong nội dung giáo dục của Khổng Tử là ở chỗ, ông không đa những tri thức về tự nhiên, về sản xuất và kinh doanh vào chơng trình giảng dạy. Ông cũng không quan tâm đến việc ứng dụng những tri thức học đợc vào lĩnh vực sản xuất và các hoạt động kinh tế. III. kết luận Quan điểm về giáo dục và đào tạo con ngời chính là sản phẩm lịch sử của xã hội loài ngời. Nó đã không ngừng tác động trở lại xã hội và làm cho xã hội đợc củng cố và phát triển. Quan điểm về giáo dục và đào tạo con ngời của Nho giáo là sản phẩm của chế độ phong kiến tông pháp. Nó đã đạt tới một trình độ lý luận rõ ràng, một đờng lối chính trị nhân nghĩa, một giá trị nhân sinh rõ rệt. Xã hội phong kiến Trung Quốc có một lịch sử lâu dài, nó tạo ra nhiều học thuyết về giáo dục và đào tạo con ngời. Song, không có học thuyết nào để lại dấu ấn rõ rệt và sâu sắc nh Nho giáo. Quan điểm về giáo dục và đào tạo con ngời của Nho giáo đã có ảnh hởng rất lớn tới văn hoá, t tởng và nếp sống của các nớc Đông á. Việt Nam tiếp thu Nho giáo và đặc biệt là tiếp thu quan điểm về con ngời và đào tạo con ngời của Nho giáo. Điều đó có ảnh hởng nhiều mặt đối với đời sống xã hội, nhất là đối với sự nghiệp giáo dục và hệ thống chuẩn mực đánh giá con ngời của các nhà t tởng Việt Nam. Xã hội Việt Nam ngày nay là xã hội có nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu phấn đấu là làm cho dân giàu nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xã hội này đã khác xa với xã hội thời phong kiến, song quan điểm về giáo dục và đào tạo con ngời của Nho giáo vẫn còn có ý nghĩa. Vì vậy, phải có một phơng pháp kế thừa thích hợp để khai thác đợc tối đa những yếu tố tích cực của Nho giáo, cũng nh nhanh chóng gạt bỏ đợc những yếu tố tiêu cực mà Nho giáo để lại. Tài liệu tham khảo [1]. Phan Văn Các (1995). Nho học trong sự nghiệp đổi mới đất nớc, Tạp chí Cộng sản (9). [2]. Doãn Chính (chủ biên - 2002). Đại cơng triết học Trung Quốc. NXB Thanh niên. [3]. Chu Hi (1998). Tứ th tập chú. Nguyễn Đức Lân dịch v chú giải. NXB Văn hóa- Thông tin. [4]. Phan Đại Doãn (chủ biên - 1998). Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [5]. Quang Đạm (1994). Nho giáo xa và nay. NXB Văn hoá, Hà Nội. [6]. Phạm Minh Hạc (1996). Phát triển giáo dục, phát triển con ngời phục vụ phát triển xã hội kinh tế. NXB Văn hoá xã hội, Hà Nội. KT-ML [7]. Phạm Minh Hạc (1999). Giáo dục Việt nam trớc ngỡng cửa thế kỷ XXI. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [8]. Vũ Khiêu (1997). Nho giáo và phát triển ở Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. [9]. Nguyễn Hiến Lê (1996). Khổng Tử. NXB Văn hoá, Hà Nội. [10]. Nguyễn Thế Long (1995). Nho học ở Việt Nam Giáo dục và thi cử. NXB Giáo dục, Hà Nội. [11]. H Thúc Minh (1996). Phải chăng Nho giáo là động lực phát triển kinh tế, Tạp chí Triết học (6). [12]. Quan Phong, Lâm Duật Thời (1963). Bàn về Khổng Tử. NXB Sự thật, Hà Nội. [13]. Lê Văn Quán (1997). Đại cơng lịch sử t tởng Trung Quốc. NXB Giáo dục, Hà Nội. [14]. Nguyễn Ti Th (1994). Xã hội là cơ sở của những đòi hỏi về giáo dục con ngời, Tạp chí Nghiên cứu lý luận (6). [15]. Nguyễn Khắc Viện (1993). Bàn về đạo Nho, NXB Thế giới, Hà Nội . đối tợng giáo dục của Nho học. Đó là hạng ngời thứ nhất và hạng ngời thứ t. Hai là, giáo dục đạo đức và nhân cách. Nguyên tắc lớn thứ hai trong giáo dục của Khổng Tử là thực thi giáo dục đạo. tại. KT-ML ii. nội dung 1. Về nguyên tắc giáo dục T tởng giáo dục của Khổng Tử có hai nguyên tắc lớn: Một là, hữu giáo vô loại. Chế độ giáo dục mà Khổng Tử mở ra khiến cho ai ai cũng có cơ. Khổng Tử về giáo dục không những giúp chúng ta hiểu biết những t tởng làm nên sự nghiệp giáo dục dới thời kỳ phong kiến mà còn hiểu đợc ý nghĩa của chúng đối với sự nghiệp giáo dục trong

Ngày đăng: 06/08/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan