Báo cáo khoa học: "TIẾP CẬN ĐA XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGHIÊN CỨU LÍ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM VỀ BÊ TÔNG HIỆN NAY" pdf

8 547 2
Báo cáo khoa học: "TIẾP CẬN ĐA XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGHIÊN CỨU LÍ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM VỀ BÊ TÔNG HIỆN NAY" pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TIẾP CẬN ĐA XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGHIÊN CỨU LÍ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM VỀ BÊ TÔNG HIỆN NAY ThS. TRẦN THẾ TRUYỀN Bộ môn Cầu hầm GS. TS. NGUYỄN VIẾT TRUNG Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố Khoa Công trình Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Bài báo góp phần phân tích tiếp cận đa cấp trong xu hướng phát triển của các nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm về ứng xử của bê tông ở Việt nam và trên thế giới; ứng dụng trong tính toán các công trình xây dựng, giao thông hay lò điện nguyên tử; vấn đề đặt ra cho thực trạng nghiên cứu về vật liệu và kết cấu bê tông hiện nay ở Việt nam, và một số đề xuất giải pháp để các nghiên cứu trong nước có thể theo kịp xu hướng phát triển của thế giới. Summary: This paper contributes to the analysis of the multi-scaling approach in the current trend of theoretical and experimental studies on the behavior of concrete in Vietnam and around the world; its application in calculation of civil structures, transport works or nuclear power plants; questions proposed for the actual research into concrete materials and structures in Vietnam; some recommendations to enable domestic studies to catch up with the world’s development trend. CT 2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi tiến hành các nghiên cứu về ứng xử của vật liệu không đồng nhất nói chung và bê tông nói riêng, người ta thường đứng trên hai góc độ khác nhau, dưới con mắt của nhà vật liệu học bê tông thật sự là một vật liệu rất không đồng nhất, tồn tại với các pha khác nhau; còn dưới con mắt của các kỹ sư xây dựng vật liệu bê tông được xem là một môi trường gần như đồng nhất và hoàn toàn có thể dùng các lý thuyết của môi trường liên tục hoặc liên tục yếu để mô phỏng. Trong các quan điểm tính toán cổ điển về bê tông hai góc nhìn này thường bị tách rời nhau, do vậy các kỹ sư gần như chẳng quan tâm đến cấu trúc nội tại của các loại bê tông như thế nào, điều này dẫn đến độ chính xác của kết quả tính toán giảm đi rất nhiều, đặc biệt là trong trường Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Số 21 - 03/2008 hợp bê tông bắt đầu xuất hiện các đường nứt nhỏ và khi tương tác với các yếu tố môi trường thì các kết quả tính toán đồng nhất lại càng không chính xác. Việc kết hợp đồng thời các quan điểm vĩ mô và vi mô trong một tiếp cận đa cấp về ứng xử của vật liệu và kết cấu bê tông đã và đang là xu hướng được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới tiến hành. Trong bài báo này chúng tôi muốn góp phần tổng hợp các xu hướng nghiên cứu đó để vừa cung cấp cho độc giả toàn cảnh về các nghiên cứu về bê tông hiện nay trên thế giới cũng như đánh giá hiện trạng các nghiên cứu về bê tông ở Việt nam nhằm có giải pháp để có thể khắc phục các hạn chế mà chúng ta đang gặp phải. II. CÁC TIẾP CẬN VĨ MÔ (MACROSCOPIC) VỀ SỰ LÀM VIỆC CỦA BÊ TÔNG Các tiếp cận vĩ mô (macroscopic) khi nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về bê tông đã và đang được ứng dụng rất thành công ở trong nước cũng như trên thế giới. Các mô hình ứng xử dựa trên cơ sở các nguyên lí ứng xử cơ bản của trường liên tục hoặc liên tục yếu đã góp phần mô phỏng được hầu hết các trường hợp ứng xử khi phá hoại của bê tông dưới tác động của tải trọng và các yếu tố môi trường. Đầu tiên phải kể đến các mô hình đàn hồi tuyến tính sử dụng hai tham số cơ bản là mô đun đàn hồi và hệ số Poisson được ứng dụng để tính toán nội lực trong các kết cấu sử dụng vật liệu bê tông trong giai đoạn trước phá hoại, các mô hình đàn hồi phi tuyến (Ahmed & Shah (1982) hoặc sử dụng gia tăng các biến trạng thái Gerstle (1981) cũng đã được đề nghị để kết quả tính toán chính xác hơn. Tiếp đó là các mô hình phức tạp hơn như mô hình đàn dẻo (Raynourd (1974), Franzetkakit (1987), Chen & Han (1988), Lubnier & Olivier (1989), Feentra & de Borst (1995), Nedjar (2002)…), mô hình đàn hồi-dòn (Mazars (1984), Simo & Ju (1987a,1987b), Pijaudier-cabot & Bazant (1988-1989), Jirasek (1996, 2004)…), các mô hình nứt (Dugdale & Barenblatt (1960-1962, Hiller Borg (1984), Bazant (1983)…) cũng lần lượt được đề nghị để tính đến ứng xử phi tuyến của bê tông sau đàn hồi, mỗi mô hình có những ưu nhược điểm khác nhau và được dùng hợp lí cho mỗi trường hợp nhất định. Cuối cùng là các mô hình kết hợp (Lemaitre(1992), Salari (2004), Faria (1998), Lemaitre (2000)…) đã và đang được nhiều tác giả trên thế giới phát triển nhằm mục đích mô phỏng ứng xử cơ học của bê tông trong trường hợp tổng quát. Các nghiên cứu thực nghiệm về mặt vĩ mô cũng được tiến hành song song với các nghiên cứu lí thuyết để kiểm chứng các kết quả tính toán và xác định các tham số đầu vào cho các mô hình lí thuyết. Số liệu thí nghiệm thu được được ghi nhận dưới dạng các đáp ứng vĩ mô thông qua các thiết bị đo trong phỏng thí nghiệm. Các tương tác nội tại của các điểm vật chất, của các đường nứt rất nhỏ, hiệu ứng của các lỗ rỗng… được bỏ qua mà không xem xét đến trong các tiếp cận vĩ mô này. CT 2 Điểm mạnh của các tiếp cận vĩ mô là đơn giản, dễ hiểu, các nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm giải thích được bản chất các đáp ứng quan sát được của bê tông khi chịu tải trọng và trong hầu hết các trường hợp đáp ứng được các yêu cầu tính toán đủ độ chính xác. Nhược điểm của các tiếp cận vĩ mô là không mô tả được quá trình phá huỷ nội tại bên trong vật liệu bê tông vốn không dễ dàng quan sát được, đặc biệt là khi bê tông tương tác với các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, chất hoá học…. Khi đó các tiếp cận vi mô sẽ là sự bổ sung cần thiết. Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Số 21 - 03/2008 III. CÁC TIẾP CẬN VI MÔ (MICROSCOPIC) VỀ SỰ LÀM VIỆC CỦA BÊ TÔNG Nhược điểm của các tiếp cận vĩ mô về bê tông được khắc phục bằng các nghiên cứu theo hướng vi mô xét đến sự tồn tại của các pha khác nhau cấu thành nên vật liệu bê tông. Một cách tổng quát, vật liệu bê tông được cấu thành từ 3 pha : Pha rắn, pha lỏng và pha hơi (Picandet - 2001, Marta -2006): CT 2 Hình 1. Các pha cấu thành cấu trúc vi mô của bê tông Pha rắn bao gồm vữa xi măng (50% C-S-H, 20% Ca(OH) 2 , 10% Ca 3 AH 6 và 20% CA 2 SH 8 , CA 3 …), các hạt cốt liệu và liên kết giữa chúng. Với các cốt liệu nguồn gốc đá vôi, liên kết giữa vữa xi măng và cốt liệu bền hơn so với trường hợp cốt liệu là đá silic. Pha lỏng gồm 3 dạng nước cùng tồn tại : Nước lỗ rỗng, nước hấp phụ và nước có liên kết hoá học với vữa xi măng. Nếu sức thấm hút (succion) của bê tông (là hiệu của áp lực không khí trừ đi áp lực nước) là không đáng kể thì nước lỗ rỗng có thể dễ dàng thoát ra ngoài. Nước hấp phụ dạng vật lý hoặc hoá học tồn tại trên bề mặt của các thành lỗ rỗng. Nước có liên kết hoá học tồn tại trong vữa xi măng không thoát ra ngoài trong mọi trưòng hợp. Pha hơi gồm không khí và hơi nước tồn tại trong bê tông. Pha hơi liên hệ chặt chẽ với độ rỗng của bê tông và chiếm khoảng 10% thể tích của bê tông. Pha hơi tồn tại cả trong vữa xi măng lẫn trong liên kết với các hạt cốt liệu. Như vậy trong trường hợp tổng quát, bê tông có thể tồn tại dưới 3 dạng khác nhau với cấu trúc vi mô như sau: Bê tông khô hay pha lỏng trong bê tông không được xét đến tương ứng với trường hợp khi bê tông bị sấy khô đến một nhiệt độ đủ lớn (thường là > 150 o C, Picadet-2001) trong một thời gian nhất định để nước và hơi nước thoát ra khỏi cấu trúc vi mô. Khi đó ứng xử nhiều pha của bê tông có thể biểu diễn lại như hình 2 sau đây. Bê tông = Vữa xi măng N pha rỗng N pha cốt liệu Hình 2. Cấu thành các pha của bê tông khô Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Số 21 - 03/2008 Bê tông bão hoà một phần tương ứng với bê tông có một độ ẩm nhất định, nghĩa là tồn tại cả pha hơi lẫn pha lỏng trong bê tông. Bê tông bão hoà hoàn toàn tương ứng với trường hợp nước lấp đầy các lỗ rỗng trong bê tông (có được khi ngâm bê tông trong nước trong một thời gian đủ dài). Rõ ràng ứng xử cơ học của bê tông trong 3 trường hợp trên là hoàn toàn khác nhau. Dưới tác dụng của tải trọng và thay đổi nhiệt độ, các đường nứt nhỏ ngày càng xuất hiện nhiều làm cho độ rỗng của bê tông tăng dần, cấu trúc vi mô của bê tông lại càng phức tạp và đặc biệt khi có các tác động của các chất hoá học thì ứng xử của bê tông càng phức tạp hơn nữa. Như vậy dưới góc độ vi mô, bản chất ứng xử của bê tông đòi hỏi có những lí thuyết vi mô để có thể mô tả đầy đủ ứng xử thực của vật liệu này. Lý thuyết cơ học vi mô (micromechanics), cơ học chất rỗng (mechanics of porous media) hay lí thuyết phá huỷ dòn vi mô (micro-damage mechanics) đã và đang là những công cụ được ứng dụng rộng rãi trên thế giới cho các tiếp cận nghiên cứu về ứng xử vi mô của bê tông. Điểm mạnh của các tiếp cận vi mô là mô tả được bản chất thật của ứng xử nội tại trong vật liệu bê tông khi chịu tác động cơ học thuần tuý hoặc các tác động hỗn hợp cơ-nhiệt-hoá…. Tuy vậy với những nhược điểm lớn là việc mô phỏng số bằng lý thuyết hay thực nghiệm đo đạc rất phức tạp nên các mô hình vi mô thuần tuý ít được sử dụng trong thực tế. IV. CÁC TIẾP CẬN ĐA CẤP VÀ KỸ THUẬT ĐỒNG NHẤT HÓA Tiếp cận trung gian (mesoscopic) hay kỹ thuật đa cấp (multi-scaling) được ứng dụng rất rộng rãi hiện nay để kết hợp các ưu điểm và khắc phục các hạn chế của các tiếp cận vi mô và vĩ mô. Theo đó các nghiên cứu về ứng xử của vật liệu bê tông sẽ được bắt đầu từ cấu trúc vi mô xét đến sự tương tác giữa các điểm vật chất, sự lan truyền của các đường nứt vi mô, ảnh hưởng của độ rỗng, hàm lượng nước hay sức thấm hút… trong các pha cơ bản. Các kết quả mô phỏng vi mô sẽ được tổng quát hoá dần dần theo các thang cấp khác nhau để cuối cùng có được ứng xử vĩ mô thể hiện thông qua các quan hệ của các biến trạng thái là trường ứng suất, trường biến dạng… của cấp vĩ mô là bê tông. Sơ đồ hoá của quá trình đồng nhất hoá (homogenization) có thể biểu diễn như hình 3 (cho trường hợp bê tông khô). CT 2 Đồn g nhất cấp I Đồn g nhất cấp II Đồn g nhất cấp III Hình 3. Nguyên lý đồng nhất hoá của tiếp cận đa cấp Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Số 21 - 03/2008 Một ví dụ về sử dụng kỹ thuật đa cấp trong mô phỏng phá huỷ của bê tông có tính đến tác động của nhiệt độ được Menou-2004 đề nghị. Theo đó phá huỷ do nhiệt của bê tông gồm ba phần : (i) ở cấp vĩ mô do tính siêu tĩnh của kết cấu (biến phá huỷ là D macro ), (ii) ở cấp trung gian do các biến dạng vi mô gây ra bởi sự co giãn khác nhau của vữa bê tông và các hạt cốt liệu (biến phá huỷ là D micro ), (iii) ở cấp độ vi mô là các phá huỷ nhiệt có nguồn gốc lý hoá (physico- chemical) (ký hiệu biến phá huỷ là D phyche ) trong vữa xi măng và trong liên kết giữa vữa xi măng và các hạt cốt liệu (phá huỷ cuối cùng này không liên quan đến biến dạng). Biểu thức biểu diễn cuối cùng của biến phá huỷ tổng cộng của bê tông do nhiệt độ và tải trọng sẽ có dạng như sau: (1 - D) = (1 - D mech ) (1 - D macro )(1 - D micro )(1 - D phuche ) (Vĩ mô) = Cơ học vi mô,vĩ mô Nhiệt vĩ mô Nhiệt vi mô Nhiệt lí-hoá Theo quan hệ này, phá huỷ vĩ mô của bê tông khi chịu đồng thời tải trọng và nhiệt độ sẽ có được từ kỹ thuật đồng nhất hoá đa cấp với các biến phá huỷ do tải trọng và nhiệt độ từ vi mô đến vĩ mô và cuối cùng sẽ được biểu diễn theo các biến trạng thái của ứng xử vĩ mô, rất thuận tiện cho việc lập trình mô phỏng. Với sự trợ giúp của các máy móc đo đạc ngày càng hiện đại như máy siêu âm 3 chiều, máy X-quang, máy thu phát tia hồng ngoại, máy đo độ rỗng , các nhà nghiên cứu ngày càng có thể quan sát được cấu trúc vi mô của bê tông bằng thực nghiệm, và đây sẽ là cơ sở để đề nghị các luật ứng xử vi mô trong tiếp cận đa cấp khi mô phỏng ứng xử của bê tông. CT 2 Như vậy tiếp cận đa cấp hay tiếp cận trung gian đã xét được các ứng xử vi mô của bê tông đồng thời tổng quát hoá đưa về cấp vĩ mô bằng các kỹ thuật đồng nhất hoá làm cho việc tính toán số trở nên dễ dàng hơn nhiều. Các ứng xử nội tại bên trong bê tông đã được kết hợp với ứng xử quan sát được ở bên ngoài bằng thực nghiệm làm cho kết quả tính toán chính xác hơn và sự xem xét đồng thời vật liệu bê tông dưới con mắt của nhà vật liệu học và dưới con mắt của các kỹ sư đã được đảm bảo thông qua kỹ thuật đa cấp như trên. V. CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI VỀ ỨNG XỬ CỦA BÊ TÔNG Như trên đã phân tích, chúng ta thấy rằng việc phát triển các nghiên cứu đa cấp để có thể xét đến ứng xử thực nhất của bê tông dưới tác động của tải trọng và các yếu tố môi trường đang là xu hướng chính của các nghiên cứu về bê tông trên thế giới. Kết hợp với các kỹ thuật riêng của bản thân các phương pháp số trong lập trình để giảm thiểu thời gian và khối lượng tính toán như kỹ thuật sử dụng kích thước phần tử hữu hạn khác nhau hay luật ứng xử khác nhau ở các vùng chịu lực khác nhau trên toàn bộ kết cấu bê tông… đã làm cho công việc tính toán bê tông Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Số 21 - 03/2008 ngày càng khả thi hơn và mô tả được ứng xử thực của bê tông trong các điều kiện làm việc khác nhau. Một số hướng nghiên cứu chính về bê tông đang được thực hiện ở Châu Âu và Mỹ hiện nay phải dựa trên các mô hình đa cấp gồm: - Ứng xử cơ - nhiệt đối của bê tông ở nhiệt độ cao hoặc bị cháy: Nghiên cứu ứng xử của bê tông dưới tác dụng đồng thời của nhiệt độ và tải trọng, ứng dụng trong phân tích các kết cấu nhà cửa hay cầu hầm chịu hoả hoạn. - Ứng xử cơ - thuỷ đối với bê tông bảo hoà hoàn toàn hoặc một phần: Nghiên cứu ứng xử của bê tông dưới tác động đồng thời của tải trọng và tác dụng của nước, ứng dụng trong phân tích ứng xử của các kết cấu bê tông trong môi trường nước như mố, trụ cầu, cảng biển… - Ứng xử cơ - hoá đối với bê tông trong môi trường chịu sự tác động của các chất hoá học: Nghiên cứu ứng xử của bê tông dưới tác dụng của các chất hoá học có trong môi trường tự nhiên hoặc là do con người tạo ra, ứng dụng trong phân tích sự ăn mòn bê tông và triết giảm cường độ bê tông trong các kết cấu cầu cảng trong môi trường nước có hàm lượng muối hoá học cao hay ứng xử của vỏ lò phản ứng hạt nhân. - Ứng xử cơ - thủy - nhiệt đối với bê tông trong quá trình đông cứng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ do quá trình hydrat hoá: Nghiên cứu ứng xử của bê tông bão hoà một phần hoặc hoàn toàn trong quá trình đông cứng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ do quá trình hydrat hoá trong bê tông gây ra, ứng dụng trong làm chậm hoặc tăng nhanh thời gian đông cứng của bê tông cho các công trình xây dựng nói chung. CT 2 - Ứng xử phức tạp cơ-thuỷ-hoá-nhiệt khi bê tông làm việc trong điều kiện khắc nghiệt: Là nghiên cứu ứng xử phức tạp nhất của bê tông đòi hỏi tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến sự làm việc của bê tông trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, ứng dụng trong phân tích sự làm việc của vỏ các lò phản ứng hạt nhân hay vỏ hầm chứa chất thải hạt nhân bằng bê tông. Ngoài các nghiên cứu cần sử dụng kỹ thuật đa cấp như trên, một số hướng khác vẫn tận dụng những ưu điểm của các tiếp cận vĩ mô về bê tông trên cơ sở các nghiên cứu vi mô như: Về lí thuyết: - Nghiên cứu đưa ra các luật ứng xử hỗn hợp đàn hồi – dòn – dẻo – nứt về bê tông hoàn thiện nhất để mô phỏng các kết cấu bê tông trong trường hợp tổng quát. - Nghiên cứu sự thấm nhập hay rò rỉ nước và không khí qua thành bê tông dưới tác dụng của tải trọng và nhiệt độ. - Nghiên cứu tương tác của mặt tiếp xúc giữa bê tông và cốt thép để đưa ra quy luật mô phỏng vĩ mô. Về thực nghiệm: - Nghiên cứu về các loại bê tông mới chất lượng cao, bê tông sử dụng các cốt liệu đặc biệt và ứng xử hỗn hợp của các loại bê tông này khi tương tác với các yếu tố môi trường. Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Số 21 - 03/2008 - Các nghiên cứu thực nghiệm kết hợp với mô phỏng số cho các ứng xử đặc biệt của bê tông dưới tác dụng của tải trọng phức tạp và các yếu tố môi trường nhằm tính đến các ứng xử bất đẳng hướng của bê tông. - Các nghiên cứu dựa trên đo đạc, chụp ảnh cấu trúc vi mô của bê tông và vữa xi măng bằng các máy đo đạc hiện đại. VI. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Xu hướng phát triển của các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về bê tông trên đây được các tác giả bài báo này phân tích khi tổng hợp rất nhiều các luận văn tiến sĩ và các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học về bê tông và kết cấu bê tông ở châu Âu và Mỹ đến tận cuối năm 2007. Có thể phân tích này chưa hoàn toàn đầy đủ, nhưng chắc chắn rằng các xu hướng trên đây đang là vấn đề thời sự đối với các bất kỳ một trường phái nghiên cứu về bê tông trên thế giới hiện nay. Với trong nước việc tiếp cận theo những cách nào đó để có thể cập nhật và theo dõi được những hướng nghiên cứu này là rất cần thiết để có thể theo kịp với xu hướng phá triển của các nghiên cứu về các vật liệu rỗng nói chung và về bê tông nói riêng trên thế giới. Một số kiến nghị cho các nghiên cứu trong nước là cần đầu tư hơn nữa cho các phòng thí nghiệm về vật liệu và kết cấu bê tông bằng cách mua sắm các thiết bị hiện đại trên cơ sở tham khảo cơ sở vật chất của các phòng thí nghiệm nổi tiếng trên thế giới và mua hoặc tự xây dựng các mã nguồn phân tích bê tông bằng các phương pháp số và phải xây dựng được đội ngũ để phát triển các nghiên cứu của mình trên cơ sở các trang thiết bị có được. CT 2 Tài liệu tham khảo [1]. Bazant.Z & Drahomir.N, Propose for standard test of modulus of rupture, ACI material journal, 2001. [2]. Bazant.Z & Os, Crack band theory for fracture of concrete, Material & Struct (RILEM) 16, 1983. [3]. Bhushan Karihaloo, fracture mechanics & structural concrete, Longman Scientific & Technical ; New York : Wiley, 1995. [4]. Docmieux.L, Kondo.D, Micromechanics of damage propagation in fluide-sturated cracked media, Revue europộenne de Genie civil.No8,2007. [5]. Dufour.F, Side effect in geomaterials, Revue europộenne de gộnie civil, Vol 11, 10/2007. [6]. Ignacio.C, Andres.I, Lopes.C, Caballero.I, Multiaxial behavior of concrete - A mesomechanical approach, Revue europộenne de Genie civil.No7,2007. [7]. Marta.C, Effet de la temperature, du chargement mecanique et de leurs interactions sur la permeabilite du beton de structure, These doctorat, Universite de Nantes, 2006. [8]. Menou.A, Etude du comportement thermomộcanique des bộtons a haute tempộrature : Approche multi echelles de l’endommagement thermique, These doctorat, LCPC, 2004. [9]. Simone.A, Continuous-discontinuous modeling of failure, Revue europộenne de Genie civil.No7,2007. [10]. Truyen.T.Tran, F.Collins, R.Charlier, Trung.V.Nguyen, Strain localization and nonlocal damage model with application in the simulation of concrete structures in transportation work, Submitted to the International Conference on Modern Design, Construction and Maintenance of Structures, MDCMS, Hanoi, Vietnam, 12/2007. Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Số 21 - 03/2008 [11]. Trần Thế Truyền, Nghiên cứu xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về các đặc trưng nứt của các loại bê tông thường dùng trong xây dựng cầu ở Việt nam, Đề tài NCKH cấp Bộ GD&ĐT, ĐHGTVT, 2006. [12]. Trần Thế Truyền, Nguyễn Viết Trung, Các mô hình ứng xử cơ học của vật liệu bê tông và lựa chọn mô hình tối ưu dùng trong tính toán ứng dụng, Tạp chí KHGTVT, 4/2007. [13]. Các bài báo khác về bê tông đăng trên Science direct online cho tới cuối năm 2007♦ CT 2 Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Số 21 - 03/2008 . việc phát triển các nghiên cứu đa cấp để có thể xét đến ứng xử thực nhất của bê tông dưới tác động của tải trọng và các yếu tố môi trường đang là xu hướng chính của các nghiên cứu về bê tông. của bê tông và vữa xi măng bằng các máy đo đạc hiện đại. VI. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Xu hướng phát triển của các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về bê tông trên đây được các tác. đang gặp phải. II. CÁC TIẾP CẬN VĨ MÔ (MACROSCOPIC) VỀ SỰ LÀM VIỆC CỦA BÊ TÔNG Các tiếp cận vĩ mô (macroscopic) khi nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về bê tông đã và đang được ứng dụng rất

Ngày đăng: 06/08/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan