Mùa Giáng sinh và những phong tục độc đáo trên thế giới pptx

9 424 0
Mùa Giáng sinh và những phong tục độc đáo trên thế giới pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mùa Giáng sinh và những phong tục độc đáo trên thế giới Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel, Christmas hay Xmas là ngày lễ kỷ niệm ngày Chúa Giê-su ra đời. Một số nước ăn mừng ngày này vào 25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12 và tại mỗi quốc gia, mỗi khu vực trên thế giới lại có những phong tục độc đáo riêng để đón chào ngày lễ này. Ba Lan Giáng Sinh là nghi lễ không thể thiếu được ở Ba Lan. Giáng Sinh là nghi lễ không thể thiếu được ở Ba Lan, được kết thúc bằng buổi lễ "Vidual" tổ chức ở nhà vào đêm Giáng Sinh. Trước khi Giáng sinh tới, mọi người thường quan tâm đến việc cùng chia sẻ và kết nối lại tình bạn để cho lễ kỉ niệm vào đầu mùa đông sẽ là sự kết hợp hài hoà giữa thời tiết và tinh thần của Giáng sinh. Lòng hiếu khách rất quan trọng. Những ngọn nến chiếu sáng ở mỗi ô cửa sổ để đón chào Thiên Chúa. Cây thông Nô-en được trang trí bằng hoa quả thật và bánh bích quy, cùng với cả các đồ trang trí khác hoặc giấy cắt và quả trứng. Nga Ông già Tuyết trong giáng sinh theo Chính thống giáo Nga mặc áo màu xanh Đối với những người theo Chính thống giáo Nga, nhiều nước Đông Âu và ở đất thánh Jerusalem, Giáng sinh rơi vào ngày 7/1 bởi họ dùng lịch cũ chứ không dùng lịch mới Gregorian có từ thế kỷ 16. Ông già Tuyết trong giáng sinh theo Chính thống giáo Nga có vẻ ngoài tương tự như "đồng nghiệp" ở phương Tây, nhưng lại mặc áo màu xanh và dắt theo một công chúa tuyết. Công chúa là người trao quà cho trẻ em. Với nhiều người Nga, lý do chính để ăn mừng Giáng sinh không phải bản thân ngày lễ này, mà đây là dịp để nghỉ ngơi. Người lao động có tới 10 ngày nghỉ, và với rất nhiều trong số họ thì đây là 10 ngày uống say sưa. Phần Lan Trước đêm Giáng sinh, người dân Phần Lan có tục lệ đi sauna - điều mà khách du lịch không thể bỏ qua khi đến đất nước này. Vào ngày Giáng sinh, hầu hết mọi người đều đến nhà thờ, sau đó đi thăm mộ những người thân trong gia đình để tưởng nhớ người đã khuất. Ở Phần Lan, người dân chuẩn bị đón sự kiện này cả tháng trước đó để chắc chắn rằng mọi chuyện diễn ra suôn sẻ. Trong đêm Giáng sinh, mọi thành viên trong gia đình quây quần bên bữa tối với các món ăn truyền thống: thịt heo bỏ lò, khoai tây nghiền, cá hồi, cháo đặc và gà tây. “Joulupukki” - ông già Noel Phần Lan - luôn ghé thăm mọi nhà bằng cửa chính và ông luôn hỏi các bé có ngoan không trước khi tặng quà. Áo Trong khi đó, từ ngày 6-12, ông già Noel của Áo đã đi phát kẹo, hạt dẻ và táo cho trẻ em. Còn đến ngày 24-12, lại là một nhân vật tí hon có cánh tên là Kristkindl mang quà và cây thông Noel tới cho trẻ em. Bọn trẻ sẽ chờ đợi tới khi nào nghe tiếng chuông leng keng mới được mở cửa bước vào phòng, nơi có cây thông Noel được trang trí những ngọn nến và kẹo mứt đang chờ chúng. Từ ngày 6-12, ông già Noel của Áo đã đi phát kẹo, hạt dẻ và táo cho trẻ em. Thụy Sĩ Ông già Noel ở Thụy Sĩ không cưỡi những con tuần lộc với chiếc mũ đỏ mà đi trên một chiếc xe buýt, chở trẻ em đi chơi vòng quanh khắp thành phố, hát hò với chúng và cho chúng một giỏ đầy kẹo. Trong khi Italia có lẽ là nước duy nhất trên thế giới không có ông già Noel. Theo truyền thuyết, một bà già tên là Strega Buffana bay quanh Italia trên một cây chổi và tặng đồ chơi, kẹo, trái cây cho những trẻ em ngoan, đồng thời phạt những đứa trẻ chưa ngoan. Australia Tại Australia, xe trượt tuyết của ông già Noel được kéo bởi những con kangguru trắng, chứ không phải là tuần lộc Tại Australia, xe trượt tuyết của ông già Noel được kéo bởi những con kangguru trắng, chứ không phải là tuần lộc như ở các quốc gia khác. Một trong những sự kiện không thể thiếu trong những ngày này là “Đêm đốt nến hát Thánh ca mùa Giáng sinh” (Carols By Candlelight). Sự kiện này bắt nguồn từ thành phố Melbourne vào năm 1937 và được duy trì cho đến ngày nay. Hàng nghìn người tụ tập cùng hát vang những bài Thánh ca với ngọn nến trong tay, truyền đi thông điệp “hoà bình trên khắp trái đất và niềm vui đến mọi nhà”. Ngày Giáng sinh ở Australia còn là ngày truyền thống của việc tặng quà và các sự kiện thể thao như: thi bóng chày và đua thuyền buồm. New Zeland Giáng sinh ở New Zeland lại bắt đầu vào giữa mùa hè. Còn Giáng sinh ở New Zeland lại bắt đầu vào giữa mùa hè. Thay vì uống nước nóng, ông già Noel thường nhận được một cốc bia mát lạnh. Nhiều gia đình đi picnic hay tắm biển vào chiều Giáng sinh. Họ thích dùng thịt xông khói hơn là một con gà tây nóng hổi theo truyền thống. Anh Tại Anh, trẻ em thường viết những lá thư cho ông già Noel rồi ném chúng vào lò sưởi. Bọn trẻ tin rằng, những lá thư này sẽ bay qua ống khói và đến Bắc Cực - nơi ở của ông già Noel. Không thể thiếu trên bàn tiệc Giáng sinh của người Anh là chiếc bánh pudding với những “điều đặc biệt” ẩn giấu trong nhân bánh, có khi là hạt đậu, lúc lại là một đồng xu, được cho là sẽ mang lại may mắn cho người nhận được nó. Tại Anh, Bọn trẻ tin rằng ông già Noel. sống ở Bắc Cực Nhật Bản Nhật Bản không có lễ Giáng Sinh chính thức. Giáng Sinh ở Nhật không mang màu sắc tôn giáo. Từ đầu tháng 12 phố xá đã bắt đầu treo đèn trang trí. Các trung tâm lớn ở Tokyo như ga Tokyo, Ikebukuro, Shinjuku, Shibuya, Roppongi, Ginza v.v. đều treo đèn gọi là illumination rất đẹp. Trai gái Nhật Bản thường lấy mùa Giáng Sinh để tỏ tình, tặng quà nhau mang ý nghĩa đặc biệt. Vào đêm Giáng Sinh các gia đình Nhật thường ăn bánh ngọt mùa Giáng Sinh do họ tự làm hoặc mua ở hiệu. . Mùa Giáng sinh và những phong tục độc đáo trên thế giới Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel, Christmas hay Xmas là ngày. này vào 25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12 và tại mỗi quốc gia, mỗi khu vực trên thế giới lại có những phong tục độc đáo riêng để đón chào ngày lễ này. Ba Lan Giáng Sinh. Trai gái Nhật Bản thường lấy mùa Giáng Sinh để tỏ tình, tặng quà nhau mang ý nghĩa đặc biệt. Vào đêm Giáng Sinh các gia đình Nhật thường ăn bánh ngọt mùa Giáng Sinh do họ tự làm hoặc mua ở

Ngày đăng: 06/08/2014, 05:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan