Báo cáo khoa học: "nghiên cứu ứng dụng phế thải xây dựng của Hà nội làm móng và mặt đường ôtô" pot

10 752 6
Báo cáo khoa học: "nghiên cứu ứng dụng phế thải xây dựng của Hà nội làm móng và mặt đường ôtô" pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

nghiên cứu ứng dụng phế thải xây dựng của H nội lm móng v mặt đờng ôtô pgs. ts. phạm huy khang Bộ môn Đờng bộ - ĐH GTVT Tóm tắt: Bi báo tập trung nghiên cứu, giải quyết có tính chất định hớng những giải pháp chủ yếu để xử lý chất thải xây dựng tại H nội dùng lm móng v mặt đờng ôtô. Những giải pháp chủ yếu l dùng chất liên kết vô cơ (vôi v xi măng) để gia cố chất phế thải đã qua xử lý sơ bộ, hoặc dùng phế thải xây dựng có chọn lọc để lm nền móng công trình nền đờng ôtô, bãi đỗ. Các kết quả nghiên cứu lý thuyết v thực nghiệm của tác giả đã thu đợc những kết quả bớc đầu tại H nội v mở ra một hớng mới trong việc tận dụng phế thải xây dựng - một vấn đề không chỉ có ý nghĩa kinh tế m còn có ý nghĩa xã hội, giải quyết vấn đề môi trờng, một thứ không thể tính đợc bằng tiền. Summary: The article focus on researching directedly solution to treat contruction waste in Ha Noi to make road - base and pavement. Main solutions use binders (lime and cement) to enforce primarily treated waste contruction or seclected contruction waste to make foundation of road, parking areas. The reaserches in theory and in practice of the auther have had initial results in Ha Noi and open a new direction in utilizing contruction waste - an issue which has not only economic and social significance but also enviroment problem which cannot be measured by money. I. Đặt vấn đề Phế thải nói chung và phế thải xây dựng nói riêng đang trở thành một gánh nặng cho các khu dân c, đặc biệt là với các thành phố lớn nh Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ giá thành để xử lý phế thải đang là một gánh nặng cho các thành phố đó mà điều cần quan tâm hơn chính là ảnh hởng bất lợi của môi trờng đến cuộc sống con ngời. Hầu hết hiện nay ngời ta cha có các giải pháp tích cực nào khác để tận dụng loại phế thải này mà chủ yếu là tìm cách loại bỏ thậm chí dùng đến các biện pháp cực đoan. Trong đề tài này sẽ trình bày đến vấn đề nghiên cứu các giải pháp xử lý các loại phế thải xây dựng dùng làm móng và mặt đờng ôtô. Các giải pháp chủ yếu đợc đề cập đến là nghiên cứu sử dụng các phơng pháp cơ học kết hợp với các phơng pháp hoá lý khác nhau với các chất liên kết vô cơ và hữu cơ nhằm gia cố vật liệu phế thải thành loại vật liệu có cờng độ nhất định, dùng làm móng và mặt đờng ôtô. II. Nội dung 1. Tình hình chung về phế thải xây dựng ở Hà nội Tại các thành phố lớn nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng, quá trình đô thị hoá đang diễn ra ngày một nhanh đồng thời với khối lợng phế thải tăng lên theo từng ngày, từng giờ. Hầu hết hiện nay ngời ta cha có giải pháp tích cực nào khác để tận dụng loại phế thải này mà chủ yếu là tìm cách loại bỏ thậm chí dùng đến các biện pháp mang tính cực đoan. Theo số liệu thống kê từ Công ty môi trờng đô thị, trên địa bàn thành phố Hà Nội sáu tháng cuối năm 2001 công ty đã thu dọn gần 40.000 tấn phế thải xây dựng các loại. Số phế thải này đợc chuyển về bãi đổ phế thải xây dựng Lâm Du thuộc huyện Gia Lâm một huyện ngoại thành Hà Nội. Theo thống kê, diện tích bãi đổ phế thải Lâm Du rộng cả hàng chục hécta chỉ trong thời gian vài năm trở lại đây đã gần nh bị san bằng. Trớc bãi Lâm Du có thể kể đến một số bãi đổ phế thải xây dựng khác nh Nam Sơn hay Mế Trì, các bãi này đều không còn khả năng chứa đựng thêm phế thải nữa. Trên thực tế lợng phế thải xây dựng còn lớn hơn rất nhiều do nhân dân tự ý đổ ra các nơi công cộng nh hồ nớc, ven các con sông Việc nêu lên số liệu đó nhằm mục đích cho chúng ta thấy đã đến lúc cần quan tâm đến vấn đề môi trờng và tác động của nó tới con ngời. - Quy hoạch quản lý chất thải rắn ở Thnh phố H nội Việc tính toán và dự báo khối lợng rác thải phát sinh hiện tại và trong tơng lai có ý nghĩa rất quan trọng trong quy hoạch quản lý chất thải rắn. Khối lợng rác thải tăng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh: tỷ lệ tăng dân số, mức tăng trởng kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật và dân trí đô thị. Dựa vào số liệu quản lý của Công ty cũng nh kết quả khảo sát, nghiên cứu thực trạng chất thải rắn phát sinh của Thành phố, đồng thời kết hợp với phơng thức dự báo, ta có bảng sau: Bảng 3.1 Dự báo khối lợng chất thải đô thị Thnh phố H nội Đơn vị: m 3 / ngy Chỉ tiêu 2002 2005 2010 2015 2020 Khối lợng rác sinh hoạt 1.528 1.771 2.246 2.848 3.611 Khối lợng rác thải công nghiệp 100 133 214 345 556 Khối lợng rác Bệnh viện 15 16 21 26 33 Khối lợng phế thải xây dựng 700 834 1.116 1.493 1.998 Tổng cộng 2.343 2.754 3.597 4.712 6.198 - Chiến lợc quản lý chất thải tại H nội + Mục tiêu chung: Chiến lợc quản lý chất thải rắn là một bộ phận trong chiến lợc bảo vệ môi trờng và phát triển bền vững của thủ đô Hà nội đến năm 2020, vì vậy quản lý chất thải rắn phải đợc coi là một trong những vấn đề trọng tâm cần u tiên trong các dịch vụ công cộng ở Hà nội. Công tác quản lý chất thải đô thị phải đợc hoạch định trong quy hoạch phát triển của Thành phố và phải đợc thực hiện đồng bộ trong tất cả các khâu từ công nghệ: phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và chôn lấp đến tổ chức quản lý, Cơ chế chính sách và pháp luật, hoạt động tuyên truyền nâng cao dân trí. Cần phát huy tối đa các nguồn lực của nền kinh tế thị trờng nhiều thành phần để từng bớc hình thành một hệ thống quản lý chất thải rắn đồng bộ, khoa học, hiệu quả. Nhằm bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất lợng cuộc sống của Nhân dân, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô. + Mục tiêu môi trờng: Phấn đấu đến 2010: - Đảm bảo thu gom, xử lý 100% chất thải phát sinh của Thành phố - Công nghệ xử lý: Đảm bảo xử lý 60% lợng chất thải bằng phơng pháp chôn lấp hợp vệ sinh, 20% đợc tái chế (trong đó chủ yếu là nghiên cứu tái sử dụng các chất thải xây dựng), khoảng 5% chất thải sẽ đợc đốt bằng các công nghệ tiên tiến có hạn chế khí dioxin (rác bệnh viện, rác công nghiệp), và 15% sẽ đợc xử lý chế biến thành phân hữu cơ sinh học. - Giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực gây ô nhiễm đến môi trờng: nguồn nớc, đất đai, không khí + Mục tiêu xã hội: - Nâng cao một bớc nhận thức của nhân dân để mọi ngời cùng tham gia bảo vệ môi trờng, xã hội hoá công tác vệ sinh môi trờng, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia với nhà nớc các công việc vệ sinh môi trờng. - Tăng cờng các giải pháp tái sử dụng chất thải để giảm tối đa diện tích đất đai dành cho xây dựng các bãi chôn lấp, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội do các dự án tái sử dụng chất thải đem lại. + Mục tiêu về ti chính - Nâng cao hiệu quả của việc quản lý chất thải rắn, sao cho một đồng vốn chi cho công tác VSMT sẽ đem lại hiệu quả cao nhất. - Giảm một phần chi từ ngân sách, tìm kiếm các nguồn lợi từ chất thải thông qua tái chế. Ban hành cơ chế, chính sách đòi hỏi các tổ chức, đơn vị phải có trách nhiệm trả tiền phí xử lý cho các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Từng bớc giảm dần sự phụ thuộc của Công ty Môi trờng đô thị Hà nội vào ngân sách nhà nớc. 2. Khái niệm phế thải xây dựng - Khái niệm về phế thải xây dựng Phế thải xây dựng bao gồm các loại phế thải trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá sinh ra, do quá trình cải tạo nâng cấp các công trình giao thông, xây dựng nhà cửa khu đô thị sinh ra. Phế thải xây dựng gồm các loại nh sau: Đất, đá, gạch vỡ, bê tông vỡ sinh ra do quá trình phá dỡ các công trình nhà cửa cũ, do quá trình xây dựng các công trình mới cần đào bỏ hoặc một phần do các yêu cầu kỹ thuật không đảm bảo cần thay thế bằng vật liệu mới. - Phân loại phế thải xây dựng Có thể phân ra một số loại điển hình nh sau: Loại 1: Đất các loại đợc loại ra do quá trình đào móng xây dựng các công trình nh nhà cửa, các công trình nền đờng ôtô. Lý do loại bỏ chủ yếu là do đất thừa hoặc do đất không đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật cần thiết với công trình xây dựng. Giải pháp hiện nay thông thờng là loại bỏ, vận chuyển đổ đi hoặc là tận dụng làm nền cho một số công trình có chất lợng thấp. Loại 2: Bê tông vỡ, gạch vỡ, vữa, đá, đất kích thớc lớn nhỏ khác nhau. Đây là sản phẩm của các công trình bị phá dỡ nh nhà cửa, các công trình phục vụ do nhu cầu xây dựng mới, cải tạo hoặc giải toả. Với loại vật liệu này giải pháp hiện nay chủ yếu là loại bỏ, hoặc đợc tận dụng một phần để làm lớp lót móng cho các công trình, thậm chí đợc dùng để đổ nền cho các công trình có yêu cầu kỹ thuật không cao. Đặc điểm của loại vật liệu này là tính không đồng nhất, kích thớc không đều, rời rạc và khó gia công nên ít đợc sử dụng. Loại3: Loại phế thải của mặt đờng ôtô hình thành, do cần cải tạo nâng cấp mặt đờng (cần đào bỏ lớp mặt do không đảm bảo kỹ thuật hoặc do không đợc phép tôn cao mặt đờng nh: đờng trong thành phố hoặc đờng trên cầu ) Loại vật liệu này bao gồm lớp bê tông cũ đợc cào bóc, lớp đá dăm cũ của mặt đờng, đá trộn nhựa, thâm nhập nhựa bị loại bỏ. - Đặc điểm chủ yếu của loại vật liệu này là khối lợng lớn, kích thớc khá đồng đều, dễ gia công, nhng chất lợng thờng là kém, cần có biện pháp gia công lại để tận dụng. Để có thể tiến hành gia cố, ngời ta phải tiến hành các biện pháp gia công và chọn lọc sơ bộ vật liệu, sau đó tiến hành trộn và gia cố. Vấn đề đặt ra không chỉ là giá thành để xử lý phế thải đang là một gánh nặng cho các thành phố đó mà điều cần quan tâm hơn chính là ảnh hởng bất lợi của môi trờng tới cuộc sống của con ngời. Trong khuôn khổ đề tài này tác giả chỉ trình bày về công nghệ gia công các loại phế thải xây dựng (loại 1 và loại 2) đã giới thiệu ở trên, từ vật liệu có kích thớc to nhỏ khác nhau thành sản phẩm có kích cỡ đồng đều đáp ứng đợc yêu cầu của vật liệu làm móng và mặt đờng. 3. Biện pháp xử lý A. Giải pháp hiện nay của H nội Do nhiều điều kiện khác nhau, ở nớc ta và thủ đô Hà nội nói riêng công nghệ xử lý phế thải nói chung mới chỉ ở bớc đầu. Chúng ta đã bắt đầu chú trọng đến phế thải xây dựng đã hình thành hệ thống xử lý phế thải xây dựng. + Tập kết vật liệu phế thải - Nguồn của vật liệu phế thải xây dựng bao gồm. - Nguồn do dân tự xây dựng nhà cửa thải ra. - Nguồn phê thải do các công sở, cơ quan cải tạo xây dựng. Nguồn loại này nghiêm túc hơn, thờng đợc thuê Công ty MTĐT đến để thu dọn. - Nguồn phế thải do công tác xây dựng đờng sá tạo nên Loại này cũng đợc tập trung và đợc vận chuyển nghiêm túc đến nơi quy định bằng chính xe của đơn vị thi công hoặc của Công ty MTĐT. - Tập trung phế thải xây dựng. Hiện tại Hà nội chúng ta có một số bãi dành chuyên để tập trung phế thải xây dựng. Hình 1. Hình 2. Thu gom v vận chuyển phế thải ở H nội (hình 1, 2). Hình 3. Hình 4. + Xử lý phế thải. Hiện nay Hà nội cha có công nghệ xử lý phế thải xây dựng. Tại Bãi Lâm Du, ngời ta mới sử dụng không đáng kể vật liệu phế thải ở các dạng sau. - Tận dụng một ít vật liệu xây dựng còn dùng đợc để tái sử dụng (khoảng vài chục m 3 mỗi năm). Hình 5. Hình 6. Bãi chứa vật liệu phế thải Lâm Du - H nội (hình 3, 4, 5, 6). Sơ đồ xử lý phế thải xây dựng ở H nội hiện nay Thu gom, tập trung phế thải xây dựng Tạo các điểm tập trungnhỏ. Thu gom tại nơi tạo phế thải. Các điểm phế thải XD tự phát Vận chuyển phế thải đến bãi tập trung của thành phố (Bãi Lâm Du) Có tính cớc vận chuyển Xử lý sơ bộ tại bãi (Bãi Lâm Du) Không tính cớc vận chuyển T ận dụng vật liệu còn dùng đợc (gạch để tái sử dụng) Tận dụng vật liệu còn dùng đợc để chế tạo bán thành phẩm (đóng gạch bi) San lấp nền công trình - Tận dụng sản xuất vật liệu xây dựng. Chủ yếu là dùng xỉ vôi + vôi để đóng bi xây dựng những ngôi nhà dân cấp thấp. - Tận dụng phế thải xây dựng để san lấp hồ ao. Cả 3 công việc này cũng chỉ mang tính tự phát cha có chủ trơng và sự quản lý chung. B. Giải pháp kiến nghị Giải pháp 1 - Phân loại lựa chọn để tái sử dụng lại một số vật liệu còn tốt nh gạch, ngói. Quá trình này đợc tiến hành ngay khi bắt đầu thu gom phế thải. Vật liệu này đợc sử dụng chủ yếu cho các công trình dân dụng nhỏ nh nhà cấp 4, các công trình tạm, công trình phụ trợ. - Tận dụng vật liệu sạch, đồng nhất, gia công chế biến, gia cố thêm vôi để sản xuất các vật liệu xây dựng thứ cấp nh gạch ba banh dới dạng xỉ. Hiện tại ở bãi Lâm du Gia lâm Hà nội Công ty MTĐT Hà nội đã tổ chức giải pháp này ngay tại bãi. Hiện tại lợng phế thải tận dụng theo dạng này chỉ chiếm khoảng 0.1% lợng phế thải hiện có. Việc sử dụng này chủ yếu do dân tự tổ chức và thực hiện. Giải pháp 2 - Dùng vật liệu phế thải để san, lấp nền các công trình xây dựng và làm sân đỗ cho các bến xe, kho xởng. Vật liệu dùng là các loại vật liệu phế thải loại 1 và loại 2 hoặc hỗn hợp cả hai loại trên. Sân đỗ xe của Công ty MTĐT Hà nội đã đợc xây dựng theo dạng này. Một thực tế đặt ra là hiện này dạng tận dụng loại này cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ khoảng 2 - 3% lợng vật liệu loại này. Nguyên nhân chủ yếu là do tính thiếu tập trung của vật liệu và do tiến độ các công trình đòi hỏi, ngoài ra một nguyên nhân khách quan khác là do tâm lý nhà đầu t còn khá ngại và e dè loại vật liệu này. - Dùng làm lớp lót móng cho các công trình xây dựng. Hiện tại nhiều công trình xây dựng lớn tại Hà nội đã thiết kế lớp lót móng bằng gạch vỡ hoặc BT gạch vỡ. Một nghịch lý đặt ra là loại vật liệu này hiện tại lại rất khan hiếm và giá thành đôi khi đắt hơn cả bê tông thờng. Nguyên nhân là do khâu quản lý và điều hành việc sử dụng vật liệu phế thải theo kiểu: Thừa thì đổ đi, cần lại đi mua hoặc thừa thì không biết đổ đi đâu, còn cần thì không biết mua ở đâu. Giải pháp 3 Gia công và dùng các chất liên kết vô cơ và hữu cơ (xi măng, vôi, nhựa). Dùng làm móng cho các đờng cấp cao. Tuỳ giải pháp lựa chọn mà vật liệu có thể là loại 1 hoặc loại 2. Thông thờng các loại vật liệu Loại 1 nên dùng gia cố vôi hoặc xi măng. Loại 2 nên dùng gia cố vôi sẽ tiết kiệm hơn. Đây có thể là một hớng đi có tính khả thi, tuy nhiên quá trình thực hiện sẽ còn gặp nhiều vấn đề cần tranh cãi nh môi trờng, đảm bảo giao thông vv Hiện tại tại Hà nội, tuy đã có những công trình nghiên cứu, nhng việc áp dụng nói chung cha có và cha đợc chú ý của các nhà quản lý. Giải pháp 4 Gia công chế biến lại dùng làm mặt đờng ô tô. Loại này thờng dùng các phế thải loại 3, đợc nghiền và trộn thêm một tỷ lệ thích hợp bitum và rải lại (riêng giải pháp này đã có đề tài nghiên cứu của NGUT. PGS. TS Nguyễn Quang Toản Trờng ĐHGTVT và đã đợc nghiệm thu - đánh giá tốt và đang đợc triển khai các bớc tiếp theo). 4. Đề xuất một số kết cấu mặt đờng điển hình có sử dụng vật liệu phế thải xây dựng Kết cấu mặt đờng (dùng cho các đờng phố chính có lu lợng xe lớn) 1 2 3 4 1 - Lớp BTN hạt min dày 5 - 7 cm ( ho ặ c BTN t ậ n dụng lại) 2 - Lớp CPĐD L1 dày 12 - 20 cm 3 - Lớp CPĐD L2 dày 15 - 20 cm 4 - Lớp hỗn h ợ p v ậ t liệu phế thải g ia cố xi măn g hoặc vôi (tỷ lệ từ 4 - 10%) dày từ 20 - 40 cm. Kết cấu mặt đờng (dùng cho các ngõ phố hẹp). 3 - Lớp hỗn hợp vật liệu phế thải gia cố xi măng hoặc vôi (tỷ lệ từ 4 - 10% ) dà y từ 20 - 30 cm. 2 - Lớp CPĐD L1 (hoặc đá dăm tiêu chuẩn) dày 12 - 20 cm 1 - Lớp BTN hạt mịn dày 5 cm hoặc láng nhựa. 1 2 3 III. Kết luận - Việc sử dụng phế thải xây dựng để làm móng đờng ô tô là hoàn toàn có căn cứ khoa học và thực tiễn. Các kết quả ban đầu về thử nghiệm tại hiện trờng và thí nghiệm trong phòng đối với phế thải xây dựng có gia cố hoặc không gia cố chất liên kết vô cơ đã có thể đánh giá một cách tổng quát, khoa học, toàn diện về mặt kinh tế kỹ thuật cũng nh phạm vi sử dụng của vật liệu phế thải xây dựng trong xây dựng móng đờng ô tô cũng nh các công trình xây dựng khác. - Qua nghiên cứu và thực tiễn thấy rằng: Khó khăn lớn nhất khi sử dụng vật liệu phế thải chính là sự phân tán và tính không đồng đều của vật liệu, do vậy phế thải xây dựng chỉ có thể tái sử dụng lại trong xây dựng nếu đợc gia công xử lý công nghiệp tập trung tại trạm thì có thể trở thành một loại vật liệu xây dựng mới dùng để thiết kế và thi công các lớp móng của đờng ô tô và một số kết cấu nền móng các công trình xây dựng khác. - Tỷ lệ gia cố nên từ 6 - 8 % với vôi hoặc 6 - 10 % với xi măng là thích hợp. Tuy nhiên việc lựa chọn loại vật liệu phế thải phù hợp là điều kiện quan trọng nhất. - Chất PTXD hiện đang là gánh nặng cho Thành phố. Hàng năm phải chi khoảng 5 tỷ đồng để thu gom, vận chuyển, xử lý chôn lấp (cha kể kinh phí đầu t cho GPMB và xây dựng các bãi chôn lấp loại chất thải này) và kinh phí này mỗi năm một tăng. Từ kết quả nghiên cứu ban đầu, đã mở ra một cơ hội có thể tìm ra một giải pháp tối u và hiệu quả về mọi mặt bằng cách tái sử dụng PTXD để sản xuất ra vật liệu xây dựng góp phần giảm chi cho ngân sách, tạo thêm công ăn việc làm, hạ giá thành các công trình có sử dụng loại vật liệu này. Đồng thời việc tái chế sẽ đem lại hiệu quả vô cùng to lớn không đo đợc bằng tiền đó là hiệu quả thiết thực về bảo vệ môi trờng. Việc tổ chức gia công xử lý PTXD rất đơn giản, chi phí đầu t ban đầu vào thiết bị, nhà xởng không cao, chi phí vận hành và duy trì trạm gia công xử lý PTXD không tốn kém. Nếu loại vật liệu này đợc công nhận đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, và xây dựng đợc quy trình thi công thì sẽ mở ra thị trờng tiêu thụ rất lớn và chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuận không nhỏ cho doanh nghiệp nào đầu t vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, trên đây mới chỉ là những kết luận mang tính lý thuyết, để có thể triển khai trong thực tế việc tận dụng PTXD trong thi công nền móng các công trình, cần phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu cũng nh thực nghiệm tại hiện trờng nhằm đa ra các kết luận có tính khoa học có đủ sức thuyết phục đợc các cấp có thẩm quyền, các nhà chuyên môn, các cơ quan quản lý kỹ thuật chuyên nghành ủng hộ và giúp sức cùng tổ chức thực hiện. Để thúc đẩy cho việc nghiên cứu cũng nh triển khai áp dụng đề tài vào thực tế, tôi có một số kiến nghị sau đây: - Khối lợng phế thải xây dựng phát sinh ngày càng nhiều theo tốc độ đô thị hoá của Hà nội. Khó khăn ngay trớc mắt là nếu không tận dụng các phế thải xây dựng thì bãi đổ hiện nay của Thành phố chỉ 6 - 7 năm nữa sẽ không còn chỗ chứa. Nếu phải tìm kiếm và xây dựng một nơi đổ mới sẽ rất tốn kém vì phải đền bù GPMB, chi phí vận chuyển cũng tăng do vị trí mới sẽ phải cách xa Thành phố. Do vậy cần kiến nghị với Thành phố, Sở GTCC có ngay kế hoạch nghiên cứu áp dụng đề tài nghiên cứu khoa học vào thực tế đồng thời triển khai lập dự án nghiên cứu khả thi xây dựng thí điểm 01 trạm gia công, xử lý PTXD thành vật liệu xây dựng tại khu vực bãi Lâm Du. Đồng thời cần tiến hành thử nghiệm tại hiện trờng một số kết cấu móng đờng bằng PTXD gia cố xi măng nhằm đánh giá kỹ càng hơn các yếu tố kinh tế, kỹ thuật, môi trờng của việc sử dụng phế thải xây dựng. - Thành phố nên tạo điều kiện về đất đai, về vốn để xây dựng trạm gia công PTXD thành vật liệu. Đồng thời nghiên cứu ban hành các chế độ, chính sách nhằm tạo những u đãi trong việc đầu t cho gia công xử lý phế thải xây dựng cũng nh tạo hành lang pháp lý cho công việc này. - Thành phố nên có những văn bản cần thiết và kết hợp với các Bộ Ngành liên quan nghiên cứu ban hành những quy định riêng về việc tái sử dụng vật liệu này và phải đợc coi nh một TCN nhằm tạo khung pháp lý cho các nhà thiết kế. - Một vấn đề không kém phần quan trọng là cần thiết phải cử các cán bộ, chuyên gia nghiên cứu, học tập các công nghệ xử lý PTXD của các nớc tiên tiến trên thế giới để áp dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam. Tài liệu tham khảo [1] áo đờng bằng đất gia cố - Tác giả V. M. BENZRUK và A. X. ELENOVITS. Nhà xuất bản KHKT. [2] Quy trình sử dụng đất gia cố bằng chất liên kết vô cơ trong xây dựng đờng 22 - TCN - 81 - 84. [3] Một số đề tài NC khác của Bộ môn đờng bộ - Trờng ĐHGTVT . sự phụ thuộc của Công ty Môi trờng đô thị Hà nội vào ngân sách nhà nớc. 2. Khái niệm phế thải xây dựng - Khái niệm về phế thải xây dựng Phế thải xây dựng bao gồm các loại phế thải trong quá. cơ và hữu cơ nhằm gia cố vật liệu phế thải thành loại vật liệu có cờng độ nhất định, dùng làm móng và mặt đờng ôtô. II. Nội dung 1. Tình hình chung về phế thải xây dựng ở Hà nội Tại các thành. 40.000 tấn phế thải xây dựng các loại. Số phế thải này đợc chuyển về bãi đổ phế thải xây dựng Lâm Du thuộc huyện Gia Lâm một huyện ngoại thành Hà Nội. Theo thống kê, diện tích bãi đổ phế thải Lâm

Ngày đăng: 06/08/2014, 05:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan