BÀI 9. ANCOL-PHENOL BÀI TẬP TỰ LUYỆN potx

3 481 13
BÀI 9. ANCOL-PHENOL BÀI TẬP TỰ LUYỆN potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa-Thầy Sơn Bài 9. Ancol-Phenol Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - BÀI 9. ANCOL-PHENOL BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 1: Số loại liên kết hiđro có thể có khi hoà tan ancol etylic vào nước là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2: Khi đun nóng hỗn hợp ancol gồm CH 3 OH và C 2 H 5 OH (xúc tác H 2 SO 4 đặc, ở 140 o C) thì số ete thu được tối đa là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 3: Đun nóng hỗn hợp metanol và etanol với H 2 SO 4 đặc trong khoảng nhiệt độ từ 130 o C đến 180 o C. Số lượng sản phẩm hữu cơ thu được là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 4: Ancol bị oxi hoá bởi CuO cho sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là A. propan-2-ol. B. etanol. C. pentan-3-ol. D. 2-metylpropan-2-ol. Câu 5: Ancol nào sau đây khó bị oxi hoá nhất ? A. Ancol sec-butylic. B. Ancol tert-butylic. C. Ancol isobutylic. D. Ancol butylic. Câu 6: Đồng phân nào của ancol C 4 H 10 O khi tách nước sẽ cho hai olefin ? A. Ancol butylic. B. Ancol isobutylic. C. Ancol sec-butylic. D. Ancol tert-butylic. Câu 7: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là A. HBr (t o ), Na, CuO (t o ), CH 3 COOH (xúc tác). B. Ca, CuO (t o ), C 6 H 5 OH (phenol), HOCH 2 CH 2 OH. C. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác). D. Na 2 CO 3 , CuO (t o ), CH 3 COOH (xúc tác), (CH 3 CO) 2 O. Câu 8: Oxi hoá ancol đơn chức X bằng CuO (đun nóng), sinh ra một sản phẩm hữu cơ duy nhất là xeton Y (tỉ khối hơi của Y so với khí hiđro bằng 29). Công thức cấu tạo của X là A. CH 3 -CHOH-CH 3 . B. CH 3 -CH 2 -CHOH-CH 3 . C. CH 3 -CO-CH 3 . D. CH 3 -CH 2 -CH 2 -OH. Câu 9: Phương pháp nào điều chế ancol etylic dưới đây chỉ dùng trong phòng thí nghiệm ? A. Lên men tinh bột. B. Thuỷ phân etyl bromua trong dung dịch kiềm khi đun nóng. C. Hiđrat hoá etilen xúc tác axit. D. Phản ứng khử anđehit axetic bằng H 2 xúc tác Ni đun nóng. Câu 10: Hiđrat hoá 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken đó là A. 2-metylpropen và but-1-en. B. propen và but-2-en. C. eten và but-2-en. D. eten và but-1-en. Câu 11: Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Đun nóng ancol metylic với H 2 SO 4 đặc ở 140 - 170 o C thu được ete. B. Ancol đa chức hoà tan Cu(OH) 2 tạo thành dung dịch màu xanh da trời. C. Điều chế ancol no, đơn chức bậc một là cho anken cộng nước. D. Khi oxi hoá ancol no, đơn chức thu được anđehit. Câu 12: Propan-2-ol không thể điều chế trực tiếp từ A. propilen. B. axeton. C. 2-clopropan. D. propanal. Câu 13: Cho sơ đồ chuyển hoá sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng): Tinh bột X Y Z metyl axetat Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là A. C 2 H 5 OH, CH 3 COOH. B. CH 3 COOH, CH 3 OH. C. CH 3 COOH , C 2 H 5 OH . D. C 2 H 4 , CH 3 COOH . Câu 14: Khi tách nước từ ancol 3-metylbutan-2-ol, sản phẩm chính thu được là A. 3-metylbut-1-en. B. 2-metylbut-2-en. C. 3-metylbut-2-en. D. 2-metylbut-3-en. Câu 15: Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C 4 H 10 O tạo thành ba anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. (CH 3 ) 3 COH. B. CH 3 OCH 2 CH 2 CH 3 . C. CH 3 CH(OH)CH 2 CH 3 . D. CH 3 CH(CH 3 )CH 2 OH. Câu 16: Khi tách nước từ 2 ancol đồng phân có công thức C 4 H 10 O với H 2 SO 4 đặc ở 170 o C thu được 3 anken (không kể đồng phân hình học). Công thức cấu tạo của hai ancol là A. CH 3 CH 2 CH 2 CH 2 OH và (CH 3 ) 2 CHCH 2 OH. B. (CH 3 ) 2 CHCH 2 OH và (CH 3 ) 3 COH. C. CH 3 CH(OH)CH 2 CH 3 và CH 3 CH 2 CH 2 CH 2 OH. D. CH 3 CH(OH)CH 2 CH 3 và (CH 3 ) 3 COH. Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa-Thầy Sơn Bài 9. Ancol-Phenol Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - Câu 17: Hiđro hoá chất A mạch hở có công thức C 4 H 6 O được ancol butylic. Số công thức cấu tạo có thể có của A là A. 4. B. 6. C. 5. D. 3. Câu 18: Có mấy đồng phân ứng với công thức phân tử C 4 H 8 Br 2 khi thuỷ phân trong dung dịch kiềm cho sản phẩm là anđehit ? A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 19: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: C 2 H 2 HCl A NaOH CH 3 CHO Công thức cấu tạo của chất A có thể là A. CH 2 =CHCl. B. CH 3 -CHCl 2 . C. ClCH 2 -CH 2 Cl. D. CH 2 =CHCl hoặc CH 3 -CHCl 2 . Câu 20: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH 2 -CH 2 OH (X) ; HOCH 2 -CH 2 -CH 2 OH (Y) ; HOCH 2 - CHOH-CH 2 OH (Z) ; CH 3 -CH 2 -O-CH 2 -CH 3 (R) ; CH 3 -CHOH-CH 2 OH (T). Những chất tác dụng được với Cu(OH) 2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là A. X, Y, R, T. B. X, Z, T. C. Z, R, T. D. X, Y, Z, T. Câu 21: Cho các hợp chất sau: (a) HOCH 2 -CH 2 OH ; (b) HOCH 2 -CH 2 -CH 2 OH (c) HOCH 2 -CH(OH)-CH 2 OH ; (d) CH 3 -CH(OH)-CH 2 OH (e) CH 3 -CH 2 OH ; (f) CH 3 -O-CH 2 CH 3 Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH) 2 là A. (a), (b), (c). B. (c), (d), (f). C. (a), (c), (d). D. (c), (d), (e). Câu 22: Chất hữu cơ X mạch hở, bền, tồn tại ở dạng trans có công thức phân tử C 4 H 8 O, X làm mất màu dung dịch Br 2 và tác dụng với Na giải phóng khí H 2 . Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH 2 =CHCH 2 CH 2 OH. B. CH 3 CH 2 CH=CHOH. C. CH 2 =C(CH 3 )CH 2 OH. D. CH 3 CH=CHCH 2 OH. Câu 23: Cho các phản ứng: HBr + C 2 H 5 OH o t C 2 H 4 + Br 2 C 2 H 4 + HBr C 2 H 6 + Br 2 askt (1 : 1 mol) Số phản ứng tạo ra C 2 H 5 Br là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 24: Cho sơ đồ chuyển hoá: Butan-2-ol X (anken) HBr Y Mg, ete khan Z Trong đó X, Y, Z là sản phẩm chính. Công thức của Z là A. (CH 3 ) 3 C-MgBr. B. CH 3 -CH 2 -CH 2 -CH 2 -MgBr. C. CH 3 -CH(MgBr)-CH 2 -CH 3 . D. (CH 3 ) 2 CH-CH 2 -MgBr. Câu 25: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C 6 H 5 - trong phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với A. dung dịch NaOH. B. Na kim loại. C. nước Br 2 . D. H 2 (Ni, nung nóng). Câu 26: Ảnh hưởng qua lại giữa nhóm -OH và gốc phenyl được chứng minh bởi phản ứng của phenol với A. Na và nước brom. B. dung dịch NaOH và nước brom. C. nước brom và dung dịch NaOH. D. dung dịch NaOH và fomanđehit. Câu 27: Đun nóng fomanđehit với phenol (dư) có axit làm xúc tác thu được polime có cấu trúc A. mạch không phân nhánh. B. mạch phân nhánh. C. mạng lưới không gian. D. Cả A, C đều đúng. Câu 28: Số chất ứng với CTPT C 7 H 8 O (là dẫn xuất của benzen) không tác dụng với dung dịch NaOH là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 29: Số hợp chất thơm có công thức C 7 H 8 O tác dụng với Na, với dung dịch NaOH lần lượt là A. 3 ; 2. B. 4 ; 3. C. 3 ; 4. D. 4 ; 4. Câu 30: Cho dãy các axit: phenic, picric, p-nitrophenol. Từ trái sang phải tính axit A. tăng. B. giảm. C. vừa tăng vừa giảm. D. không thay đổi. Câu 31: Dùng một hoá chất nào sau đây để nhận biết stiren, toluen, phenol ? A. Dung dịch Br 2 . B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch HNO 3 . Câu 32: Có 4 chất lỏng đựng trong 4 lọ bị mất nhãn: ancol etylic, toluen, phenol, axit fomic. Để nhận biết 4 chất đó có thể dùng nhóm thuốc thử nào sau đây ? A. Quỳ tím, nước Br 2 , dung dịch NaOH. B. Dung dịch Na 2 CO 3 , nước Br 2 , Na. C. Quỳ tím, nước Br 2 , dung dịch K 2 CO 3 . D. Na, dung dịch HCl, dung dịch AgNO 3 trong NH 3 . Câu 33: Cho sơ đồ: C 6 H 6 (benzen) 2 o Cl (1 : 1 mol) Fe, t X o t , P cao Y axit HCl Z Hai chất hữu cơ Y, Z lần lượt là A. C 6 H 6 (OH) 6 , C 6 H 6 Cl 6 . B. C 6 H 4 (OH) 2 , C 6 H 4 Cl 2 . C. C 6 H 5 OH, C 6 H 5 Cl. D. C 6 H 5 ONa, C 6 H 5 OH. Câu 34: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Metan (1) A 1 (2) A 2 (3) A 3 (4) A 4 (5) phenol H 2 SO 4 đặc, t o + NaOH đặc, dư Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa-Thầy Sơn Bài 9. Ancol-Phenol Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ A 1 , A 2 , A 3 , A 4 lần lượt là A. HCHO, C 6 H 12 O 6 , C 6 H 6 , C 6 H 5 Cl. B. CH CH, C 6 H 6 , C 6 H 5 NO 2 , C 6 H 5 NH 3 Cl. C. CH CH, CH 2 =CH 2 , C 6 H 6 , C 6 H 5 Cl. D. CH CH, C 6 H 6 , C 6 H 5 Br, C 6 H 5 ONa. Câu 35: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Toluen 2 o Br (1 : 1 mol) Fe, t X o t , P cao Y Z Trong đó X, Y, Z đều là hỗn hợp của các chất hữu cơ. Z có thành phần chính gồm A. m-metylphenol và o-metylphenol. B. benzyl bromua và o-bromtoluen. C. o-bromtoluen và p-bromtoluen. D. o-metylphenol và p-metylphenol. Câu 36: Cho 4 chất: phenol (A), ancol etylic (B), benzen (C), axit axetic (D). Độ linh động của nguyên tử hiđro trong phân tử các chất trên tăng dần theo thứ tự là A. A < B < C < D. B. C < D < B < A. C. C < B < A < D. D. B < C < D < A. Câu 37: Phenol tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ? A. Na, KOH, dung dịch Br 2 , HCl. B. K, NaOH, HNO 3 đặc, dung dịch Br 2 . C. Na, NaOH, CaCO 3 , CH 3 COOH. D. K, HCl, axit cacbonic, dung dịch Br 2 . Câu 38: Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là A. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na. B. nước brom, anhiđrit axetic, dung dịch NaOH. C. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH. D. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaCl. Câu 39: Trong thực tế, phenol được dùng để sản xuất A. nhựa poli(vinyl clorua), nhựa novolac và chất diệt cỏ 2,4-D. B. nhựa rezol, nhựa rezit và thuốc trừ sâu 666. C. poli(phenol-fomanđehit), chất diệt cỏ 2,4-D và axit picric. D. nhựa rezit, chất diệt cỏ 2,4-D và thuốc nổ TNT. Câu 40: Hợp chất hữu cơ X (phân tử có vòng benzen) có công thức phân tử là C 7 H 8 O 2 , tác dụng được với Na và với NaOH. Biết rằng khi cho X tác dụng với Na dư, số mol H 2 thu được bằng số mol X tham gia phản ứng và X chỉ tác dụng được với NaOH theo tỉ lệ số mol 1 : 1. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. C 6 H 5 CH(OH) 2 . B. HOC 6 H 4 CH 2 OH. C. CH 3 C 6 H 3 (OH) 2 . D. CH 3 OC 6 H 4 OH Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn Nguồn: Hocmai.vn + NaOH đặc (dư) + HCl (dư) . môn Hóa-Thầy Sơn Bài 9. Ancol-Phenol Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 190 0 58-58-12 - Trang | 1 - BÀI 9. ANCOL-PHENOL BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 1: Số. (CH 3 ) 3 COH. Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa-Thầy Sơn Bài 9. Ancol-Phenol Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 190 0 58-58-12 - Trang | 2 - Câu 17: Hiđro hoá chất. đặc, dư Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa-Thầy Sơn Bài 9. Ancol-Phenol Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 190 0 58-58-12 - Trang | 3 - Công thức cấu tạo của

Ngày đăng: 06/08/2014, 04:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan