Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam và sự cần thiết phải Bảo hiểm thất nghiệp.DOC

35 2.1K 13
Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam và sự cần thiết phải Bảo hiểm thất nghiệp.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam và sự cần thiết phải Bảo hiểm thất nghiệp.

Trang 1

2 Phân loại thất nghiệp: 7

2.1 Căn cứ vào tính chất thất nghiệp: 7

2.2 Căn cứ vào ý chí người lao động: 8

2.3 Căn cứ vào mức độ thất nghiệp: 8

3 Nguyên nhân và hậu quả của thất nghiệp: 9

4.4 Giảm độ tuổi nghỉ hưu: 12

4.5 Chính phủ tăng cường đầu tư cho nền kinh tế: 12

4.6 Trợ cấp thôi việc, mất việc làm: 13

4.7 Trợ cấp thất nghiệp: 13

Trang 2

4.8 Bảo hiểm thất nghiệp: 13

II Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam và sự cần thiết phải Bảohiểm thất nghiệp: 14

1 Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam trong những năm vừa qua: 14

2 Sự cần thiết phải Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam: 15

III Bảo thất nghiệp ở Việt Nam: 17

1 Đối tượng và phạm vi áp dụng Bảo hiểm thất nghiệp: 17

1.1 Đối tượng của Bảo hiểm thất nghiệp: 17

1.2 Đối tượng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp: 18

2 Điều kiện hưởng Bảo hiểm thất nghiệp: 19

3 Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: 20

3.1 Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp: 20

3.2 Quản lý và sử dụng quỹ Bảo hiểm thất nghiệp: 22

3.2.1 Quản lý quỹ Bảo hiểm thất nghiệp: 22

3.2.2 Sử dụng các quỹ Bảo hiểm thất nghiệp: 22

4 Mức trợ cấp và thời gian hưởng trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp: 23

4.1 Mức trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp: 23

4.2 Thời gian hưởng trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp: 24

5 Các trường hợp tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng Bảo hiểm thất nghiệp:

Trang 3

1 Hình thức triển khai thực hiện Bảo hiểm thất nghiệp: 27

2 Định hướng triển khai thực hiện: 28

2.1 Về tổ chức 28

2.2 Về quản lý quỹ Bảo hiểm thất nghiệp: 29

2.3.Về quản lý Nhà nước về Bảo hiểm thất nghiệp: 30

3 Giải pháp: 31

Kết luận 34

Tài liệu tham khảo 35

Trang 4

Lời mở đầu

Trong những năm chuyển đổi kinh tế vừa qua tình trạnh thất nghiệp ở Việt Nam diễn biến phức tạp Trong thời gian từ năm 1986 đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thất nghiệp cho người lao động khi mất việc làm như: Quyết định 217/HĐBT, Quyết định 227/HĐBT hay Quyết định 315/HĐBT của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Thủ tướng Chính phủ )…những chính sách này đã áp dụng hình thức trợ cấp lấy nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước và lập các quỹ hỗ trợ việc làm do Bộ Tài chính quản lý Tuy nhiên do việc từ trước đến nay Chính phủ ban hành thực hiện các chế độ hỗ trợ mất việc làm cho người lao động vẫn mang tính chắp vá, bị động và không đảm bảo lâu dài trong cuộc sống cho người lao động, đặc biệt là đối với lao động trẻ không có tay nghề nên chưa đáp ứng được yêu cầu của đại đa số người lao động Như nhà kinh tế học William Beverigde đã từng nói: “Trợ cấp thất nghiệp bản thân nó không thể giải quyết được vấn đề thất nghiệp” Do vậy để giải quyết thất nghiệp đòi hỏi phải có một chính sách tổng thể, được thiết kế để kích thích nền kinh tế Chính điều này đã tạo cơ hội cho sự ra đời của Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp được ban hành sẽ nhằm: Bù đắp một phần thu nhập thay thế cho người lao động khi mất việc làm; Tiến hành các biện pháp giúp người thất nghiệp có được việc làm, hòa nhập thị trường lao động Hơn thế nữa đây còn là nhu cầu thiết thực đối với Chính phủ nhằm ổn định Kinh tế - xã hội Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, em đã chọn nghiên cứu Bảo hiểm thất nghiệp trong đề án môn học của mình.

Do sự hạn chế về tư liệu và thông tin nên trong đề án của em không thể tránh khỏi sai sót Em mong có được sự đóng góp của thầy cô để đề án của em hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

I Giới thiệu chung về thất nghiệp

Trong điều kiện kinh tế thị truờng việc làm và thất nghiệp là vấn đề mang tính toàn cầu, vấn đề này không loại trừ một quốc gia nào cho dù quốc gia đó là nước đang phát triển hay là nước công nghiệp phát triển Vì vậy, giải quyết tình trạng thất nghiệp luôn là vấn đề nan giải, do thất nghiệp vừa là vấn đề kinh tế vừa là vấn đề chính trị -xã hội.

Để tìm ra phương hướng giải quyết nạn thất nghiệp và nhận thức một cách đầy đủ thì trước tiên phải có sự thống nhất trong nhận thức về “lao động”, “việc làm”, “thất nghiệp ”.

1 Các khái niệm

1.1 Lao động

Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, lao động luôn được coi là nhu cầu cơ bản nhất, chính đáng và lớn nhất của con người P.Ăng Ghen đã khẳng định “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống con người Đến một mức và trên một ý nghĩa nào đó chúng ta phải nói rằng: Lao động đã tạo ra chính bản thân con người ”.Có nhiều quan điểm khác nhau về lao động nhưng nhìn chung một khái niệm chung nhất là “Lao động là việc sử dụng lao động của con người, là hoạt động có mục đích của con người, hoạt động này diễn ra giữa con người và giới tự nhiên” Chính quá trình lao động của con người đã tạo ra của cải vật chất cho xã hội và nuôi sống chính bản thân con người

Trang 6

1.2 Việc làm

Muốn được lao động người lao động phải có việc làm để từ đó tạo ra của cải vật chất và dịch vụ-tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình của mình.

Theo các nhà kinh tế học lao động thì việc làm được hiểu là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người

Theo Bộ luật lao động nước ta, khái niệm việc làm được xác định là “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.

Từ quan điểm trên cho thấy, khái niệm việc làm bao gồm nội dung sau:

- Là hoạt động lao động của con người.

- Hoạt động lao nhằm mục đích tạo ra thu nhập.

- Hoạt động lao động đó không bị pháp luật ngăn cấm.

1.3 Thất nghiệp

Đã có nhiều khái niệm về thất nghiệp, xong định nghĩa thất nghiệp của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) được nhiều nhà kinh tế và nhiều nước tán thành Theo định nghĩa của tổ chức này thì: Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng không tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành.

Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động có khả năng lao

Trang 7

Như vậy, những người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không lao động, không có nhu cầu việc làm thì không được coi là người thất nghiệp.

2 Phân loại thất nghiệp

Có nhiều hình thức thất nghiệp khác nhau, tuỳ theo mục đích nghiên cứu và việc lựa chọn tiêu thức phân loại Nhưng thông thường để phân loại thất nghiệp người ta thường căn cứ theo những tiêu thức sau đây:

2.1 Căn cứ vào tính chất thất nghiệp

Theo tiêu thức phân loại này thì người ta phân ra làm các loại sau:

Thất nghiệp tự nhiên: Loại này xảy ra do quy luật cung cầu của thị

trường sức lao động tác động.Ở mỗi nước khác nhau thì tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên khác nhau và có xu hướng tăng lên.

Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra do mất cân đối giữa cung và cầu về các

loại lao động Cầu của loại này tăng lên, loại lao động khác lại giảm xuống Cung điều chỉnh không kịp cầu.

Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do sự di chuyển lao động giữa các

vùng, các miền, thuyên chuyển công tác giữa các gia đình khác nhau và quá trình sản xuất Loại này diễn ra theo chu kì và vì thế đã mang tính quy luật

Thất nghiệp thời vụ: Phát sinh theo các chu kỳ sản suất kinh doanh.

Loại này xảy ra rất phổ biến trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp.

Thất nghiệp công nghệ: Do sự áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ

thuật và công nghệ vào sản xuất ngày càng được tăng cường làm cho người

Trang 8

lao động trong các dây chuyền sản xuất bị dôi ra, từ đó làm phát sinh thất nghiệp công nghệ.

2.2 Căn cứ vào ý chí người lao động

Có thể phân ra làm hai loại thất nghiệp

Thất nghiệp tự nguyện: Là hiện tượng người lao động từ chối một

công việc nào đó do mức lương được trả không thoả đáng hoặc do không phù hợp với trình độ chuyên môn mặc dù họ vẫn có nhu cầu làm việc.

Thất nghiệp không tự nguyện: Là hiện tượng người lao động có khả

năng lao động, trong độ tuổi lao động có nhu cầu làm việc và chấp nhận mức lương được trả nhưng người sử dụng lao động không chấp nhận hoặc không có người sử dụng nên thất nghiệp.

2.3 Căn cứ vào mức độ thất nghiệp

Có thể chia ra làm thất nghiệp toàn phần và thất nghiệp bán phần.

Thất nghiệp toàn phần: Có nghĩa là người lao động hoàn toàn không

có việc làm hoặc thời gian làm việc thực tế một tuần dưới tám giờ và họ vẫn có nhu cầu làm việc thêm.

Thất nghiệp bán phần: Có nghĩa là người lao động vẫn có việc làm

nhưng khối lượng công việc ít hoặc thời gian lao động thực tế chỉ đạt ba đến bốn giờ trong một ngày.

Mỗi loại thất nghiệp có những tác động đến nền kinh tế một cách khác nhau và những quan tâm giải quyết theo các phương thức khác nhau.

Trang 9

3 Nguyên nhân và hậu quả của thất nghiệp

3.1 Nguyên nhân

Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều nguyên nhân gây ra thất nghiệp và kèm theo nhiều tác động xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội và sự ổn định của đất nước Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

- Chu kì kinh doanh có thể mở rộng hay thu hẹp do sự điều tiết của thị trường Khi mở rộng thi thu hút thêm lao động làm cho cung cầu trên thị trường co giãn, thay đổi phát sinh hiện tượng thất nghiệp.

- Do sự tiến bộ của khoa học công nghệ đặc biệt là sự tự động hoá quá trình sản xuất diễn ra nhanh chóng nên trong một chừng mực nhất định máy móc đã thay thế con người Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận các nhà sản xuất luôn tìm cách mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, đưa ra những dây chuyền tự động hoá vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh Một cỗ máy, một dây chuyền sản xuất tự động hoá có thể thay thế hàng chục, thậm chí hàng trăm công nhân Số công nhân bị máy móc thay thế lại tiếp tục bổ sung vào đội quân thất nghiệp.

- Sự gia tăng dân số và nguồn lao động cùng với quá trình quốc tế hoá và toàn cầu hoá nên kinh tế cũng có nhiều mặt tác động tiêu cực đến thị trường lao động làm một bộ phận người lao động bị thất nghiệp Nguyên nhân này chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển Ở những nước này, dân số và nguồn lao động thường tăng nhanh, để hội nhập với nền kinh tế thế giới một cách nhanh chóng họ phải tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp Những doanh nghiệp làm ăn thua nỗ phải giải thể hoặc phá sản Số doanh nghiệp còn lại phải nhanh chóng đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ và sử dụng lao động ít lao động dần dẫn đến lao động dư thừa.

Trang 10

- Do người lao động không ưa thích công việc đang làm hoặc địa điểm làm việc họ phải đi tìm công việc mới, địa điểm mới.

Những nguyên nhân trên đây làm cho tình trạng thất nghiệp luôn tồn tại Thất nghiệp ở các nước chỉ khác nhau về mức độ, không có trường hợp nào tỉ lệ thất nghiệp bằng không.

3.2 Hậu quả

Từ những nguyên nhân đã đưa ra ở trên, người ta nhận thấy rằng thất nghiệp không những ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và gia đình họ mà còn tác động mạnh mẽ đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị - xã hội của mỗi quốc gia.

Đối với nền kinh tế: Thất nghiệp là một sự lãng phí nguồn nhân lực xã

hội, là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm phát triển, làm khả năng sản xuất thực tế kém hơn tiềm năng, nghĩa là tăng thu nhập quốc gia (GNI) thực tế thấp hơn (GNI) tiềm năng Nếu tình trạng thất nghiệp gia tăng sẽ kéo theo sự gia tăng của lạm phát, từ đó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, khả năng phục hồi chậm Đối với người thất nghiệp, thu nhập bị mất đi dẫn đến đời sống khó khăn.

Đối với xã hội: Thất nghiệp đã làm cho người lao động hoang mang

buồn chán và thất vọng, tinh thần luôn bị căng thẳng và dẫn tới khủng hoảng lòng tin Về khía cạnh xã hội, thất nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên những hiện tượng tiêu cực, đẩy người thất nghiệp đến chỗ bất chấp kỷ cương, luật pháp và đạo đức để tìm kế sinh nhai như: Trộm cắp, cờ bạc, mại dâm, tiêm chích ma tuý

Thất nghiệp gia tăng còn làm cho tình hình chính trị xã hội bất ổn, hiện tượng bãi công, biểu tình có thể xảy ra Người lao động giảm niềm tin

Trang 11

vào chế độ, vào khả năng lãnh đạo của nhà cầm quyền Tỷ lệ thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu đánh giá uy tín của nhà cầm quyền.

4 Chính sách và biện pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp

Thất nghiệp tác động mạnh mẽ đến kinh tế xã hội, đến suy nghĩ và hành động của con người Khắc phục tình trạng thất nghiệp không những tạo điều kiện để kinh tế phát triển mà còn thúc đẩy sự ổn định của xã hội Một xã hội có nền kinh tế phát triển, tỷ lệ thất nghiệp thấp, kỷ luật, kỷ cương xã hội được thiết lập, duy trì và đẩy mạnh thì các tệ nạn xã hội cũng bị đẩy lùi Theo thực tế mà mỗi nước có chính sách và những biện pháp giải quyết khác nhau Dưới đây xin đưa ra một số chính sách và biện pháp giải quyết tình trạng thất nghiệp mà các nước đã và đang áp dụng.

4.1 Chính sách dân số

Chính sách này đã và đang được áp dụng ở nhiều nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam Thực hiện chính sách này có nghĩa là thực hiện các chương trình kế hoạch hoá gia đình, can thiệp sức khoẻ giảm tỉ lệ sinh để từ đó giảm được tỷ lệ gia tăng dân số, nguồn lao động Hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số có nghĩa là giảm được tỷ lệ tăng lực lượng lao động từ đó tạo thêm cơ hội tìm kiếm việc làm.

4.2 Ngăn cản di cư từ nông thôn ra thành thị

Ta thường thấy tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị thường cao hơn nông thôn do một bộ phận dân cư nông thôn vẫn có xu hướng di cư ra thành thị để tìm việc làm Bởi lẽ tâm lý người dân thường thích sống ở thành thị nơi có quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng họ có thể kiếm thu nhập cao hơn Chính điều này cũng gây ra một số lượng lớn người dân ở thành thị lâm vào tình trạng thất nghiệp Bởi vậy với những vùng tập trung dân cư đông đúc như: thành phố,các khu công nghiệp cần có chính sách di dân và phân

Trang 12

bố dân cư và lực lượng lao động hợp lý nhằm ngăn chặn dòng dân cư tự do vào các khu đô thị lớn.

4.3 Áp dụng các công nghệ thích hợp

Khoa học ngày càng phát triển, máy móc dần dần thay thế lao động của con người Vì vậy chính phủ thường khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp địa phương sử dụng công nghệ thích hợp để sản xuất ra những hàng hoá thu hút nhiều lao động phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người dân lao động Để sử dụng hiệu quả biện pháp này Nhà nước cần sử dụng công cụ thuế và lãi suất để điều tiết Chẳng hạn như: Nhà nước có thể đánh thuế cao đối với những hàng xa xỉ, còn những mặt hàng thiết yếu thì đánh thuế thấp hơn.

4.4 Giảm độ tuổi nghỉ hưu

Khi thực hiện chính sách này sẽ thu được một bộ phận người lao động bị thất nghiệp thay thế chỗ làm việc của người về hưu Nhưng đây chỉ là biện pháp “tình thế” Vì khi giảm độ tuổi nghỉ hưu thì làm cho số tiền trả trợ cấp hưu trí tăng lên gây gánh nặng cho ngân sách quốc gia Bên cạnh đó sẽ làm tăng khoản đóng góp của người lao động và chủ sử dụng lao động Do vậy khi triển khai biện pháp này cần tính toán và cân nhắc kĩ lưỡng.

4.5 Chính phủ tăng cường đầu tư cho nền kinh tế

Thực chất của chính sách này là tăng cầu lao động bằng cách chính phủ “bơm tiền” vào đầu tư cho nền kinh tế để xây dựng nhiều vùng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động Đây là giải pháp vừa cơ bản lâu dài, vừa khó khăn phức tạp, bởi lẽ cần chú trọng đến tình trạng lạm phát khi bội chi ngân sách.

Trang 13

4.6 Trợ cấp thôi việc, mất việc làm

Để góp phần giải quyết khó khăn và ổn định cuộc sống cho người lao động khi họ thôi việc hoặc mất việc làm do doanh nghiệp phá sản, giải thể, tinh giảm biên chế doanh nghiệp sẽ trợ cấp cho người lao động một khoản tiền để trợ cấp do họ có một quá trình đóng góp để tạo nên phúc lợi cho doanh nghiệp, thực chất là phần lợi nhuận mà trước đây người lao động đã tham gia tạo nên Mức trợ cấp phụ thuộc vào thời gian mà người lao động làm cho doanh nghiệp trước khi họ bị thôi việc,mất việc làm Tuy vậy một khó khăn gặp phải đó là khi doanh nghiệp có nhiều người thôi việc khi doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, do vậy sẽ gặp khó khăn trong việc chi trả cho người lao động

4.7 Trợ cấp thất nghiệp

Đây là một trong những chế độ của BHXH mà tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã khuyến cáo từ năm 1952 và cho đến nay đã có nhiều nước thực hiện Sau khi bị thất nghiệp người lao động được nhận một khoản tiền để ổn định cuộc sống và xúc tiến tìm việc làm mới Khoản trợ cấp này được lấy từ quỹ bảo hiểm quốc gia, với điều kiện người nhận bảo hiểm trợ cấp phải có quá trình đóng góp vào quỹ trước khi bị thất nghiệp Thực hiện trợ cấp thất nghiệp do Nhà nước thực hiện kết hợp với liên đoàn lao động Liên đoàn lao động thực hiện cho thành viên của mình là người lao động làm trong các doanh nghiệp không may bị thất nghiệp, còn Nhà nước thực hiện với những đối tượng còn lại Số tiền trợ cấp từ phía Nhà nước được lấy từ ngân sách

4.8 Bảo hiểm thất nghiệp

Đây là một chính sách nằm trong hệ thống các chính sách kinh tế xã hội của các quốc gia Bảo hiểm thất nghiệp là một bộ phận của BHXH

Trang 14

nhưng vì nhiều lý do khác nhau nó đã dần tách khỏi BHXH Ngày nay, BHTN được coi là một trong những chính sách có vai trò to lớn khắc phục tình trạng thất nghiệp.

II Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam và sự cần thiết phảiBảo hiểm thất nghiệp

1 Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam trong những năm vừa qua

Trong những năm vừa qua tình trạng thất nghiệp khu vực thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn cao Theo kết quả về cuộc điều tra thực trạng việc làm và thát nghiệp năm 2007 ( diễn ra vào tháng 7/ 2007) thì tỷ lệ thất nghiệp cả nước xấp xỉ 7%, vùng nông thôn khoảng 11% Số người chưa có công ăn việc làm còn 3.2 triệu người Hàng năm có trên 1.7 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động và chỉ có trên 35 vạn người rời khỏi độ tuổi lao động, trong khi đó mỗi năm chỉ giải quyết việc làm cho khoảng trên 1 triệu người lao động Như vậy số lao động dư thừa chưa tìm được việc làm sẽ lâm vào tình trạng thất nghiệp.

Hơn thế nữa khi hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam trở thành viên chính thức của WTO sẽ tăng cơ hội việc làm nhưng nó kéo theo sự dư thừa về lao động cục bộ do cơ cấu việc làm sẽ thay đổi, các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh kém hoặc do đã quá quen với sự bảo hộ của Nhà nước sẽ phải sắp xếp lại Tương ứng đó sẽ có hiện tượng dư thừa lao động và những người không qua đào tạo, kỹ năng tay nghề thấp không phù hợp với nhu cầu thị trường lao động tất yếu sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp Theo kết quả cuộc điều tra thực trạng việc làm và thất nghiệp năm 2006 thì tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo là 31.9% mặc dù tăng 6.6% so với năm 2005 nhưng tỷ lệ này vẫn nhỏ so với 94.2% lực lượng trong độ tuổi lao động.

Trang 15

Mặt khác chất lượng lao động đang làm việc vẫn còn sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn Nếu có 43/100 người lao động có việc ở khu vực thành thị có trình độ trung học phổ thông thì ở nông thôn con số này chỉ là 13/100 lao động có việc làm Một dẫn chứng nữa là ở khu vực thành thị có 51/100 lao động có việc làm đã qua đào tạo thì ở nông thôn là 17/100 lao động.

Cùng với thiếu việc làm ở nông thôn, thất nghiệp ở thành thị là vấn đề lớn và bức xúc hiện nay Bởi vậy Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và đã có nhiều biện pháp giải quyết vấn đề này như: Đổi mới giáo dục, đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động, tạo điều kiện cho những người mới bước vào thị trường lao động, người thất nghiệp thích nghi với môi trường

2 Sự cần thiết phải Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Vấn đề lao động luôn là một trong những điểm nóng của doanh nghiệp Nhà nước cũng như tư nhân nhiều nơi trên thế giới Tại Việt Nam, trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp nhà nước luôn bị áp lực tài chính do có số lao động dôi dư từ trước để lại khá cao và do tay nghề của lao động thấp hơn so với nhu cầu hiện tại của thị trường Ở nhiều nước theo nền kinh tế tập trung hay Xã hội chủ nghĩa, nhiều doanh nghiệp nhà nước thường gặp khó khăn tài chính khó có thể đứng vững vì không thể dễ dàng giảm thiểu số lao động dôi dư khi cần thiết Nhu cầu ổn định xã hội của Chính phủ thường không cho phép các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường.Trong trường hợp này tâm lý chung của người đi làm, lao động trí óc hay lao động chân tay, đều muốn có công ăn việc làm ổn định và được hưởng các phúc lợi xã hội Sự vắng mặt của các quỹ hay chương trình BHTN, các tổ chức thương mại thường đẩy nhiều người đi tìm cơ hội làm việc trong các cơ quan công quyền hay các doanh nghiệp nhà nước mặc dù lương có thể rất thấp so với khả năng và thị trường.

Trang 16

Nhiều nhà máy lớn như nhà máy thép, dệt may, xi măng…khi đóng cửa thường đưa hàng ngàn lao động ở địa phương vào tình trạng thất nghiệp kéo theo sự suy sụp kinh tế của địa phương vì chính quyền địa phương mất đi thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp và vì lao động không còn thu nhập để mua bán sinh sống như trước Sự có mặt của BHTN vì thế không là nhu của riêng người lao động mà còn là sự sống còn và phát triển cộng đồng địa phương Hay nói cách khác BHTN cần thiết cho cả người lao động, doanh nghiệp và chính quyền Có thể lấy ví dụ điển hình như Hoa Kỳ, nhờ có các quỹ BHTN mà nhiều doanh nghiệp tránh khỏi bị phá sản, các cơ sở làm ăn buôn bán và các cộng đồng địa phương vẫn giữ được tốc độ phát triển bình thường do khủng hoảng tài chính đầu thập niên 1930.

Thực tế ở Việt Nam trong thời gian qua, do chưa có chính sách BHTN khi người lao động bị mất việc làm, Nhà nước phải có nhiều chính sách để hỗ trợ và đã chi trả hàng ngàn tỷ đồng để giúp người lao động ổn định cuộc sống, như quyết định số 176/HĐBT, quyết định 111/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng và nghị định số 41/2002/NĐCP ngày 11/04/2002 của Chính phủ Đồng thời Nhà nước phải hình thành quỹ quốc gia để giải quyêt việc làm cho người lao động có thu nhập,ổn định cuộc sống Vì vậy cần thiết của chế độ BHTN để đáp ứng nguyện vọng của người lao động cũng như người sử dụng lao động, góp phần giảm gánh nặng cho Ngân sách nhà nước và doanh nghiệp , góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề người tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc.

Trang 17

III Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Bảo hiểm thất nghiệp xuất hiện đầu tiên ở Châu Âu, đặc biệt sau khi có công ước số 102 năm 1952 của Tổ chức lao động quốc tế thì một loạt nước trên thế giới đã triển khai BHTN và trợ cấp thất nghiệp Phần lớn các nước BHTN được hình thành và phát triển từ thực tế nạn thất nghiệp ở các nước Đặc điểm chung trong quá trình hình thành chế độ BHTN là từ tự phát, tự nguyện đến bắt buộc Quy mô cũng được mở rộng từ một số nước đến hầu hết các nước trên thế giới Hiện nay đã có 100 nước có chế độ BHTN Trong đó ở Châu Á đã có một số nước thực hiện BHTN như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…còn ở Việt Nam trong nghị quyết hội nghị Trung Ương khoá IX đã chỉ rõ “Khẩn trương bổ sung chính sách Bảo hiểm xã hội, ban hành chế độ Bảo hiểm thất nghiệp” Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ lao động – Thương binh xã hội đã xây dựng và trình Chính phủ và quốc hội luật Bảo hiểm xã hội trong đó có chương V quy định cụ thể chế độ Bảo hiểm thất nghiệp Luật BHXH đã được kỳ họp thứ 9 quốc hội khoá XI thông qua ngày 29/06/2006, chế độ BHTN sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 Việc ban hành chế độ Bảo hiểm thất nghiệp cùng các chế độ BHXH khác quy định trong luật BHXH, không những làm cho hệ thống pháp luật nước ta dần được hoàn thiện và đầy đủ mà ngày càng đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho người lao động tham gia BHXH

1 Đối tượng và phạm vi áp dụng Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là bảo hiểm bồi thường cho người lao động bị thiệt hại về thu nhập do bị mất việc làm Mục đích của BHTN là trợ giúp về mặt tài chính cho người thất nghiệp để họ ổn định cuộc sống cá nhân và gia đình trong một chừng mực nhất định từ đó tạo điều kiện cho họ tham gia vào thị trường lao động để có nhiều cơ hội mới về việc làm BHTN là một

Ngày đăng: 12/09/2012, 14:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan