Báo cáo nghiên cứu khoa học: "VỀ HIỆN TƯỢNG HÌNH SỰ HÓA CÁC QUAN HỆ KINH TẾ, DÂN SỰ TRONG LĨNH VỰC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG " ppsx

35 698 0
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "VỀ HIỆN TƯỢNG HÌNH SỰ HÓA CÁC QUAN HỆ KINH TẾ, DÂN SỰ TRONG LĨNH VỰC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG " ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VỀ HIỆN TƯỢNG HÌNH SỰ HÓA CÁC QUAN HỆ KINH TẾ, DÂN SỰ TRONG LĨNH VỰC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NGUYỄN VĂN VÂN TS., Khoa Luật Thương mại - Đại học Luật TP.HCM Hiện tượng lạm dụng các qui định tố tụng hình sự và các qui định pháp luật hình sự để giải quyết các quan hệ kinh tế dân sự là một tình trạng khá phổ biến trong đời sống xã hội và gây những hậu quả không nhỏ, làm xói mòn niềm tin vào kỷ cương phép nước, sự công bằng của pháp luật. Theo thống kê của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong năm 1999 và 6 tháng đầu năm 2000 có 76 vụ án và 349 bị can bị khởi tố, điều tra về các nhóm tội: Tội phạm kinh tế, xâm phạm sở hữu nhà nước, xâm phạm sở hữu công dân sau đó phải đình chỉ điều tra vì không có tội, thực chất đây là các vụ việc thuộc quan hệ dân sự, kinh tế. Cũng trong khoảng thời gian này có 115 người bị khởi tố, điều tra truy tố và đưa ra xét xử về các nhóm tội trên sau đó Tòa án xét xử và tuyên bố bị cáo không phạm tội 1. Đảng, Nhà nước và dư luận nhân dân quan tâm rất nhiều đến vấn đề này. Vừa qua, Bộ Tư pháp kết hợp với Phòng thương mại và công nghiệp VN tổ chức các tọa đàm ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với sự tham gia của các nhà doanh nghiệp và đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật, có nhiều ý kiến, tham luận bổ ích xung quanh vấn đề này. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi không có tham vọng nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện cả về lý luận lẫn thực tiễn của hiện tượng này, mà chỉ khái quát một số vấn đề liên quan đến hiện tượng thường được gọi là “hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự” trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. 1/ Khái niệm “Hình sự hoá”: Hiện nay, trong khoa học pháp lý VN chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào về vấn đề hình sự hóa và phi hình sự hóa, khái niệm này là vấn đề còn bỏ ngỏ trong lý luận. Trong ngôn ngữ phổ thông, ngôn ngữ báo chí và rải rác trong một số tham luận ở các hội thảo, tọa đàm, thuật ngữ “hình sự hóa” được hiểu là trường hợp những hành vi vi phạm nghĩa vụ trong các quan hệ kinh tế, dân sự được các cơ quan, cá nhân thực thi quyền điều tra, truy tố, xét xử chuyển hóa thành các hành vi phạm tội và áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết 2. Biểu hiện của hiện tượng hình sự hoá các quan hệ kinh tế, dân sự là việc các cơ quan pháp luật đã dùng pháp luật hình sự và các biện pháp tố tụng hình sự để giải quyết các quan hệ xã hội mà bản chất thực tế của nó là các quan hệ của hợp đồng kinh tế, dân sự. Trong các tài liệu pháp lý, về thuật ngữ “hình sự hoá”, tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau xuất phát từ các quan điểm sau: - Quan điểm thứ I: chấp nhận thuật ngữ “hình sự hoá” để chỉ một hiện tượng lạm dụng pháp luật hình sự để giải quyết các quan hệ kinh tế, dân sự. Đây là quan điểm chiếm đa số, thường gặp trên báo chí và rải rác trong một số tài liệu pháp lý. Hình sự hoá theo nghĩa này chỉ tập trung ở giai đoạn áp dụng luật, là một hành vi mang tính tiêu cực, thể hiện sự yếu kém, tiêu cực trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và xa hơn là sự lỏng lẻo của nhà nước trong quản lý kinh tế, là sự tùy tiện, lộng hành của một nhóm người nắm trong tay các công cụ quyền lực nhà nước. Chủ thể thực hiện việc hình sự hóa là các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng điều tra. Hình sự hóa, do đó phải được xem là hành vi trái luật, trái đạo đức. Vì vậy nếu hiểu hình sự hoá theo nghĩa này thì hiện tượng hình sự hoá các quan hệ dân sự kinh tế là hiện tượng vi phạm pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng xuất phát từ mục đích, động cơ cá nhân hoặc trình độ yếu kém của chính cá nhân, thực hiện công tác điều tra, truy tố…. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này hoàn toàn không hẳn là hệ thống pháp luật không đồng bộ hoặc kỹ thuật lập pháp của các cơ quan soạn thảo, ban hành pháp luật yếu kém - Quan điểm II: là quan điểm của các nhà nghiên cứu, tuy không phổ biến nhưng được xây dựng trên nền tảng lý luận vững chắc. Quan điểm này cho rằng hình sự hóa là sự chuyển hoá các quan hệ pháp luật dân sự, kinh tế thành các quan hệ pháp luật hình sự thông qua việc xây dựng các qui phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền 3. Trong cuộc sống xã hội, các quan hệ xã hội hình thành, phát triển, thay đổi cả về lượng và chất, mức độ nguy hiểm của một số hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, dân sự thay đổi theo hướng nặng hơn. Sau khi nghiên cứu đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tính phổ biến, mức độ trái với các qui phạm đạo đức, khả năng chứng minh về mặt tố tụng… nếu xét thấy cần thiết phải sử dụng biện pháp hình sự mới đấu tranh phòng ngừa các vi phạm, cơ quan lập pháp xác định hành vi ấy như một loại tội phạm mới trong pháp luật hình sự của quốc gia. Nếu hiểu hình sự hóa theo nghĩa này thì hiện tượng hình sự hóa là một tiến trình tích cực, hợp lý, và là công cụ thực hiện chính sách hình sự. Chủ thể thực hiện việc hình sự hoá chỉ có thể là cơ quan lập pháp. Về bản chất, đây là hoạt động thay đổi để phù hợp với nội dung chính trị- xã hội của pháp luật hình sự. Xung quanh quan điểm này cũng tồn tại hai ý kiến khác nhau 4: - Ý kiến thứ nhất: đồng nhất khái niệm hình sự hóa và khái niệm tội phạm hóa. Trong một chừng mực nào đó hai thuật ngữ này đồng nghĩa với nhau: hình sự hoá và tội phạm hoá là việc đưa vào Bộ luật hình sự các hành vi phải được qui định thành các tội phạm với tội danh cụ thể mà trước đó chưa xem là tội phạm. Hình sự hoá hay tội phạm hoá là sự qui định hoặc tuyên bố chính thức của cơ quan quyền lực nhà nước (cơ quan lập pháp) một hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm. - Ý kiến thứ 2 cho rằng các khái niệm hình sự hoá và tội phạm hoá là liên quan mật thiết với nhau nhưng hoàn toàn khác nhau về bản chất, trong đó: Tội phạm hoá là việc xác định một loại hành vi này hay loại hành vi khác là tội phạm, tức là xác định sự cần thiết phải trừng trị bằng các biện pháp hình sự. Ngược lại, phi tội phạm hoá là xác định một loại hành vi nào đó không là tội phạm và không cần thiết phải trừng trị bằng pháp luật hình sự Hình sự hoá là việc qui định hình phạt, tức là xác định loại hình phạt, điều kiện quyết định hình phạt đối với loại tội phạm này hay loại tội phạm khác, ngược lại phi hình sự hoá là việc loại bỏ hay giảm hình phạt đối với loại tội phạm này hay loại tội phạm khác. Như trình bày, thuật ngữ “hình sự hoá” được hiểu với hai nghĩa hoàn toàn khác nhau, thậm chí trái ngược nhau dưới phương diện ý nghĩa pháp lý- xã hội. Thiết nghĩ, thuật ngữ hình sự hoá hiểu theo quan điểm thứ I là không hợp lý, tạo ra một cách hiểu không thống nhất, dễ nhầm lẫn giữa việc tuỳ tiện lạm dụng pháp luật hình sự để giải quyết các quan hệ kinh tế, dân sự như một hành vi tiêu cực với việc xác định một tội danh mới, một hình phạt mới trong pháp luật hình sự nhằm thực hiện chính sách hình sự như một hành vi tích cực. Xuất phát từ nhầm lẫn trên, trong một vài tham luận tại các tọa đàm, hội thảo không đi tìm bản chất và nguyên nhân của hiện tượng mà chỉ trích gay gắt Bộ luật hình sự như khởi đầu của mọi nguyên nhân. Thiết nghĩ, hiện tượng vẫn thường được gọi là “hình sự hoá” theo quan điểm I cần phải được thay thế bằng thuật ngữ “lạm dụng pháp luật hình sự trong giải quyết các quan hệ kinh tế- dân sự”, xuất phát từ các lý do sau: - Thứ nhất: thuật ngữ này diễn tả được bản chất của hành vi: đây là hành vi tiêu cực, trong một số trường hợp đó là hành vi vi phạm pháp luật và cần loại trừ. - Thứ hai: phân định sự khác nhau giữa hiện tượng hình sự hóa trong hoạt động xây dựng pháp luật hình sự với hiện tượng tùy tiện lạm dụng pháp luật hình sự giải quyết các vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, ở bình diện chung, việc đi tìm một thuật ngữ mới cho một hiện tượng đã tồn tại không thể hoàn toàn giải quyết những vấn đề đặt ra và bao hàm ý nghĩa thực tiễn, điều quan trọng, đồng thời cũng là nhiệm vụ nặng nề của khoa học pháp lý là phân tích các qui định pháp luật hiện hành, đi tìm nguyên nhân, bản chất của hiện tượng nhằm khắc phục. 2/ Biểu hiện của hiện tượng lạm dụng pháp luật hình sự trong giải quyết các quan hệ tín dụng ngân hàng và cơ sở phân định trách nhiệm hình sự và trách nhiệm vật chất theo hợp đồng tín dụng ngân hàng: Quan hệ tín dụng ngân hàng là quan hệ được thiết lập trên cơ sở hợp đồng, theo đó tổ chức tín dụng (TCTD - bên cho vay) chuyển cho bên đi vay sử dụng tạm thời một khoản vốn nhất định theo những điều kiện về số tiền, thời hạn, lãi suất thoả thuận trong hợp đồng, bên đi vay sử dụng vốn vay và có nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi cho bên cho vay. Quan hệ tín dụng ngân hàng về bản chất là một quan hệ dân sự - kinh tế tuỳ thuộc vào tư cách chủ thể [...]... trạng tình hình hình sự hoá giao dịch dân sự, kinh tế hiện nay, Báo Diễn đàn doanh nghiệp, số 63 ngày 6/11/2000 2 Xem:Trần Hữu Huỳnh, Hình sự hoá các quan hệ dân sự, kinh tế: nguyên nhân và giải pháp; Vũ Thế Vậc, Một số giải pháp khắc phục tình trạng hình sự hoá các quan hệ dân sự, kinh tế trong hoạt động ngân hàng, Tham luận tại Diễn đàn doanh nghiệp “Chống hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế”... hối lộ nhằm bóp méo, thổi phồng các vi phạm nghĩa vụ vật chất trong các quan hệ kinh tế, dân sự thành tội phạm hình sự Trong các tài liệu nghiên cứu, các tham luận tại các Tọa đàm, Hội thảo đề cập khá nhiều về các nguyên nhân cũng như đưa ra các giải pháp với nội dung trên Song, việc đi tìm nguyên nhân và các giải pháp chống hiện tượng hình sự hoá các quan hệ kinh tế, dân sự sẽ không đi đến một kết quả... “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt” được hiểu khác nhau và khó khăn khi áp dụng luật Nên chăng, cần thiết phải cụ thể hoá thành các điều khoản cụ thể trong từng lĩnh vực nhằm đáp ứng được tính đa dạng các quan hệ trong nền kinh tế hàng hoá cũng như các dấu hiệu của hành vi lạm dụng tín nhiệm và lừa đảo Trong thực tiễn lập pháp các quốc gia trên thế giới, các tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng và hoạt động ngân. .. hiện xong hành vi chiếm đoạt, tức không trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn Trong các trường hợp khác, việc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người đi vay chỉ có thể áp dụng chế tài vật chất theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc theo các qui định pháp luật về hợp đồng 3/ Các giải pháp hạn chế hiện tượng lạm dụng pháp luật hình sự trong giải quyết các quan hệ dân sự, kinh tế: Nguyên nhân của hiện. .. tài chính - tiền tệ quốc gia Hiện tượng lạm dụng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự trong giải quyết các tranh chấp tín dụng ngân hàng thường biểu hiện dưới các trường hợp: Đến hạn trả nợ, người đi vay không trả được nợ cho ngân hàng, theo yêu cầu của ngân hàng, cơ quan điều tra thực hiện các thủ tục khởi tố bắt giam, điều tra, xét hỏi, theo Điều 140 BLHS Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đọat tài sản hoặc... đề này trong học thuật chính là chìa khoá hữu hiệu, định hướng cho tiến trình hoàn thiện pháp luật, ngăn chặn hiện tượng nhầm lẫn, tuỳ tiện, lạm dụng pháp luật hình sự trong các quan hệ kinh tế, dân sự và ngược lại Thứ ba, xây dựng nền tảng lý luận về nghĩa vụ, hậu quả pháp lý của vi phạm nghĩa vụ, các loại hình chế tài đối với các bên vi phạm hợp đồng nói chung và trong hợp đồng tín dụng ngân hàng nói... tài chính, khả năng kinh doanh, uy tín của người đi vay mà ngân hàng thiết lập quan hệ tín dụng dưới hình thức hợp đồng Không tồn tại một quan hệ tín dụng ngân hàng nào không dựa trên sự tín nhiệm, điều ấy có nghĩa trong tất cả các trường hợp không trả được nợ cho ngân hàng chỉ cần có dấu hiệu chiếm đoạt thì đã hội đủ các yếu tố cấu thành theo Đ.140 BLHS Yếu tố lừa đảo trong Đ.139 BLHS thông thường được... sách hình sự của Nhà nước ta là một bộ phận của chính sách pháp luật nói chung, ngày càng hoàn thiện và góp phần không nhỏ vào tiến trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong đó có lĩnh vực tín dụng ngân hàng Song, thực trạng lạm dụng pháp luật hình sự đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng ngân hàng thông qua việc can thiệp thái quá, không cần thiết của các cơ quan. .. đi sâu nghiên cứu bản chất của hiện tượng và đề xuất các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu Theo chúng tôi, một trong những nguyên nhân cốt lõi, sâu xa của hiện tượng trên là hiện nay trong khoa học pháp lý Việt Nam chưa có những công trình nghiên cứu một cách hoàn chỉnh dưới phương diện lý luận về các vấn đề sau: Thứ nhất, đi tìm một thuật ngữ pháp lý phù hợp cho hiện tượng lạm dụng, áp dụng tuỳ tiện các qui... qui định pháp luật hình sự đối với các vi phạm nghĩa vụ dân sự và nghĩa vụ theo hợp đồng kinh tế Tránh trường hợp nhầm lẫn với hình sự hoá, tội phạm hoá trong công tác lập pháp Thứ hai, nghiên cứu khái niệm các loại hình trách nhiệm pháp lý; trách nhiệm dân sự, trách nhiệm vật chất phát sinh từ hợp đồng kinh tế, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự; cơ sở, điều kiện phát sinh các loại trách nhiệm . VỀ HIỆN TƯỢNG HÌNH SỰ HÓA CÁC QUAN HỆ KINH TẾ, DÂN SỰ TRONG LĨNH VỰC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NGUYỄN VĂN VÂN TS., Khoa Luật Thương mại - Đại học Luật TP.HCM Hiện tượng lạm dụng các qui. 2. Biểu hiện của hiện tượng hình sự hoá các quan hệ kinh tế, dân sự là việc các cơ quan pháp luật đã dùng pháp luật hình sự và các biện pháp tố tụng hình sự để giải quyết các quan hệ xã hội. kinh tế, dân sự trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. 1/ Khái niệm Hình sự hoá”: Hiện nay, trong khoa học pháp lý VN chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào về vấn đề hình sự hóa

Ngày đăng: 05/08/2014, 09:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan