Kháng sinh fluoroquinolon thế hệ 4 trong phẫu thuật nhãn khoa pptx

4 321 0
Kháng sinh fluoroquinolon thế hệ 4 trong phẫu thuật nhãn khoa pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kháng sinh fluoroquinolon thế hệ 4 trong phẫu thuật nhãn khoa Trong thời gian gần đây, tại Mỹ các kháng sinh (KS) nhóm fluoroquinolon thế hệ 4 (đặc biệt là moxifloxacin, gatifloxacin) tác dụng tại chỗ được sử dụng phổ biến trước và sau phẫu thuật nhãn khoa, nhất là phẫu thuật đục thủy tinh thể và ghép giác mạc. Trong thời gian gần đây, tại Mỹ các kháng sinh (KS) nhóm fluoroquinolon thế hệ 4 (đặc biệt là moxifloxacin, gatifloxacin) tác dụng tại chỗ được sử dụng phổ biến trước và sau phẫu thuật nhãn khoa, nhất là phẫu thuật đục thủy tinh thể và ghép giác mạc. Mặc dù hiệu quả điều trị đã được ghi nhận hơn hẳn so với thế hệ 1 (acid nalidixic), thế hệ 2 (lomefloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin) và thế hệ 3 (levofloxacin), song về thời gian và liều dùng vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về sử dụng KS nhóm này. Giáo sư (GS) Christopher J.Rapuano cùng các cộng sự thuộc Trường đại học Y khoa Thomas Jefferson - bang Philadelphia cho rằng các KS nhóm fluoroquinolon thế hệ 4 có thể sử dụng được cho tất cả các loại phẫu thuật (PT) trước và sau mổ. Với PT đục thủy tinh thể, ghép giác mạc, cắt mộng thịt điều trị dự phòng trước PT một giờ với liều tra mắt 3 giọt, mỗi giọt cách nhau 5 phút. Trong PT tật khúc xạ, liều dùng giống như trên nhưng chỉ trước PT 1/2 giờ. Với PT có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn, liều dùng tăng lên 4 lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp trước PT. Tuy nhiên, GS. Terry Kim (Trường đại học Y khoa Duke, bang California) và GS. McCulley (Trường đại học Y khoa Tây Nam Texas, bang Texas ) cùng nhận thấy liều phòng ngừa 1-3 ngày trước PT là không cần thiết bởi độ thấm rất tốt qua kết mạc của KS nhóm fluoroquinolon, trong đó moxifloxacin thấm tốt hơn khi so sánh với gatifloxacin. Một quan điểm khác của GS. Eduardo Alfonso thuộc Viện nghiên cứu nhãn khoa Bascom Palmer, bang Florida cho rằng với PT mổ đục thủy tinh thể nên tra mắt 4 lần/ngày, mỗi lần một giọt trong 2 ngày. Sau đó trước PT một giờ, tra 4 giọt mỗi giọt cách nhau 5 phút. Liều dùng như vậy mới cho phép tăng nồng độ thuốc trên giác mạc, thủy dịch đủ đề phòng ngừa nhiễm khuẩn trước PT. Điều trị sau phẫu thuật LASIK (Laser in situ keratomileusis) và PRK (Photorefractive keratectomy), các quan điểm đều khuyến khích sử dụng KS nhóm fluoroquinolon thế hệ 4 với liều 4 lần/ngày trong 5-7 ngày liên tiếp. Liều dùng này sẽ tránh nguy cơ kháng thuốc, vì liều thấp hơn 1-2 lần/ngày chỉ ức chế chứ chưa đủ để diệt được vi khuẩn. Với bệnh nhân ghép giác mạc nên dùng thêm KS dạng mỡ như bacitracin hoặc erythromycin vào buổi tối trước đi ngủ. Sử dụng kéo dài KS nhóm fluoroquinolon thế hệ 4 không những ngăn ngừa nhiễm khuẩn mà còn giúp bảo vệ mắt cho đến tận khi liền biểu mô hóa. Nghiên cứu của bác sĩ Wagner và cộng sự thuộc Trường đại học Illionous - bang Chicago cho thấy ở gatifloxacin, quá trình liền biểu mô hóa diễn ra nhanh hơn khi dùng moxifloxacin. Tuy nhiên, quá trình này còn phụ thuộc vào kích cỡ của tổn thương biểu mô nên tùy theo tình trạng nhiễm khuẩn và tổn thương biểu mô để có chỉ định hợp lý nhất. Mặc dù hiệu quả dự phòng nhiễm khuẩn của KS nhóm fluoroquinolon thế hệ 4 đã được chứng minh, song kháng thuốc vẫn tiếp tục là một thách thức với bất kỳ KS nào. Các bác sĩ nhãn khoa tại Mỹ và châu Âu vẫn đang tiếp tục nghiên cứu các KS để kiểm soát sự kháng thuốc, ví dụ như sử dụng cefuroxim trong dịch truyền cùng lúc PT, đặc biệt dự phòng nhiễm khuẩn ở những PT có nguy cơ viêm nội nhãn. . Kháng sinh fluoroquinolon thế hệ 4 trong phẫu thuật nhãn khoa Trong thời gian gần đây, tại Mỹ các kháng sinh (KS) nhóm fluoroquinolon thế hệ 4 (đặc biệt là moxifloxacin,. biến trước và sau phẫu thuật nhãn khoa, nhất là phẫu thuật đục thủy tinh thể và ghép giác mạc. Trong thời gian gần đây, tại Mỹ các kháng sinh (KS) nhóm fluoroquinolon thế hệ 4 (đặc biệt là moxifloxacin,. trước và sau phẫu thuật nhãn khoa, nhất là phẫu thuật đục thủy tinh thể và ghép giác mạc. Mặc dù hiệu quả điều trị đã được ghi nhận hơn hẳn so với thế hệ 1 (acid nalidixic), thế hệ 2 (lomefloxacin,

Ngày đăng: 02/08/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan