Nên chú ý gì khi mua máy bộ PC? ppsx

10 179 0
Nên chú ý gì khi mua máy bộ PC? ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nên chú ý gì khi mua máy bộ PC? Việc chọn mua máy tính nguyên bộ không hề đơn giản như bạn nghĩ. Đối với những người dùng “không chuyên” về công nghệ, máy tính nguyên bộ thường là lựa chọn đầu tiên được cân nhắc khi mua PC. Lý do là vì người tiêu dùng thường tin tưởng về sự ổn định, tính tương thích đã được kiểm tra và chế độ bảo hành của các hãng sản xuất. Một lý do khác nữa cũng được đưa ra là vì, việc mua máy bộ đơn giản hơn rất nhiều so với việc phải lựa chọn từng linh kiện và sau đó lắp ráp lại với nhau. Mặc dù vậy, việc lựa chọn máy bộ chưa hẳn là đã tốt. Bạn không nền quá tin vào những lời đường mật từ tư vấn viên hoặc bị lóa mắt bởi poster hay tờ rơi quảng cáo. Trong bài viết này, GameK xin đưa ra một vài kinh nghiệm trong việc lựa chọn máy bộ. Kiểm tra thông số quan trọng Đối với những người không am hiểu về công nghệ, việc nhìn vào bảng thông số kỹ thuật hẳn là một cơn ác mộng. Bởi vậy, không nhiều thì ít, bạn cũng phải nắm được những yếu tố “cốt lõi” trong cấu hình của một chiếc máy vi tính trước khi móc hầu bao chi trả cho sản phẩm nào đó. Trong tất cả các loại linh kiện, có 3 thứ bạn cần quan tâm nhất. Đó chính là CPU (bộ vi xử lý trung tâm), VGA (Card màn hình) và HDD (ổ cứng) Thông thường, các hãng sản xuất phần cứng đều nhấn mạnh vào chỉ số xung nhịp của CPU (tính theo GHz) để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Lý do là vì người tiêu dùng thường nghe được từ bạn bè hoặc người thân rằng: “tốc độ xử lý của máy này lên đến vài Gi (GHz)”. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng, con số này không nói lên tất cả về sức mạnh của bộ vi xử lý. Nếu cứ “chạy theo” tốc độ cao, đó là một hành động ném tiền qua cửa sổ. Dell Vostro-230MT có xung nhịp cao nhưng dùng chip Dual-Core "lạc hậu". Để tránh bị “tiền mất, tật mang” khi mua máy bộ, bên cạnh tốc độ xung nhịp, hãy chú ý đến tên của loại CPU được sử dụng trong sản phẩm. Hiện nay, dòng chip Core i của Intel đang khá phổ biến. Sức mạnh của dòng chip này cũng tăng tương ứng từ i3, i5 và i7 (xem thêm bài viết tìm hiểu về dòng Core i của Intel ở đây). Thấp hơn nữa có Core 2 Duo. Còn với AMD, bạn cần tham khảo khá nhiều thông tin bởi lẽ hiệu năng và cấu trúc của dòng chip này hơi khác so với Intel. Còn về ổ cứng, người tiêu dùng cũng có xu hướng tập trung vào dung lượng. Đối với nhiều người, ổ cứng tốt và chứa được nhiều là tốt! Điều này đúng nhưng chưa đủ, bởi chắc chắn không ai muốn nhìn thấy ổ cứng của mình truyền tải dữ liệu như… rùa bò. Chính vì vậy, bên cạnh thông số về dung lượng (tính theo GB hoặc TB), hãy nhìn xem chuẩn giao tiếp của ổ cứng có phải là hiện đại nhất hay không (SATA II), hay tốc độ vòng quay của ổ đĩa là bao nhiêu (7200rpm là phổ biến nhất hiện nay). Yếu tố cần được quan tâm tiếp theo là card màn hình. Liệu chiếc máy bộ bạn đang mua sử dụng card màn hình rời hay chip xử lý đồ họa tích hợp? Đối với những người sử dụng máy tính cho nhu cầu văn phòng, chip xử lý đồ họa tích hợp trong mainboard hoặc CPU (như dòng Core i của Intel) là đủ đáp ứng một cách cơ bản. Còn đối với những người dự định mua máy để chơi game hoặc giải trí, card màn hình rời là một yếu tố bắt buộc phải có. Bởi vậy, hãy nhìn thật kỹ cấu hình của nhà sản xuất bạn nhé! Khả năng mở rộng Dell Vostro 230MT có 6 cổng USB, 4 cổng PCI (bao gồm 1 PCI-e). Tiếp theo, bạn nên xem xét máy tính của mình có khả năng nâng cấp về sau hay không. Nhiều người dùng thường có tâm lý: “Máy bộ, nhà sản xuất trang bị gì thì dùng nấy”. Tuy nhiên, đồ công nghệ cao thường bị lạc hậu rất nhanh và nâng cấp chính là biện pháp tối ưu nhất khi bạn muốn tăng sức mạnh cho PC mà chưa đủ kinh phí mua máy mới. Để kiểm tra khả năng nâng cấp, bạn nên hỏi nhân viên tư vấn hoặc xem thông tin từ nhà sản xuất về Mainboard. Bo mạch chủ hỗ trợ những dòng chip nào? Mấy khe cắm RAM? Hỗ trợ loại RAM nào (DDR2, DDR3?), băng thông bao nhiều (1066Mhz, 1333Mhz?) hay có mấy khe PCI, có khe PCI-e dành cho card đồ họa hay không? Giá Sau khi kiểm tra thông số cơ bản, vẫn còn một vài điểm cần chú ý trước khi bạn thanh toán và “rinh” chiếc PC mới về nhà. Trong đó, giá cả chính là yếu tố đáng lưu tâm nhất. Thông thường, giá cả của những chiếc máy bộ thường đắt hơn máy tính tự lắp, và mức giá cũng thay đổi tùy theo hãng sản xuất. Tuy nhiên, lời khuyên là bạn nên kiểm tra giá để chắc chắn rằng mình mua những thứ cần thiết và không chi trả cho những thứ không dùng đến. Thứ nhất, hãy kiểm tra xem giá nhà sản xuất đưa ra đã bao gồm màn hình hay chưa. Thứ hai, xem trong giá bán máy có bao gồm những phụ phí phần mềm như hệ điều hành, chương trình bảo mật, diệt virus hay không. . Nên chú ý gì khi mua máy bộ PC? Việc chọn mua máy tính nguyên bộ không hề đơn giản như bạn nghĩ. Đối với những người dùng “không chuyên” về công nghệ, máy tính nguyên bộ thường. chip Dual-Core "lạc hậu". Để tránh bị “tiền mất, tật mang” khi mua máy bộ, bên cạnh tốc độ xung nhịp, hãy chú ý đến tên của loại CPU được sử dụng trong sản phẩm. Hiện nay, dòng chip. màn hình. Liệu chiếc máy bộ bạn đang mua sử dụng card màn hình rời hay chip xử lý đồ họa tích hợp? Đối với những người sử dụng máy tính cho nhu cầu văn phòng, chip xử lý đồ họa tích hợp trong

Ngày đăng: 02/08/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan