Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa (2).DOC

29 1.1K 5
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa (2).DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO (vào ngày 7-11-2006), Quốc hội Hoa kỳ thông qua Quy chế bình thường vĩnh viễn (PNTR), Việt Nam việc tổ chức thành công các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao APEC tại Hà Nội( tháng 11-2006) Thì Việt Nam càng khẳng định hơn nữa vị thế của mình trong cộng đồng quốc tế, ngày càng hội nhập sâu hơn vào thị trường khu vực và thế giới Từ đó, làm gia tăng sự đầu tư của các tập đoàn kinh tế, các quốc gia lớn mạnh trên thế giới, làm gia tăng dòng vốn FDI vào Việt Nam Nhưng việc hiểu được hết vai trò của FDI lại gặp không ít khó khăn, nhất là việc sự dụng nguồn vốn FDI, việc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều trở ngại Những trở ngại này làm cho những tác dụng to lớn của FDI cũng giảm thiểu, nhất là tác dụng tạo việc làm cho nền kinh tế.

Với ý nghĩa nghiên cứu, phân tích một cách sâu sắc, tỷ mỉ về FDI và việc tạo việc làm thông qua FDI trong tiến trình toàn cầu hóa, từ đó đưa ra một số giải pháp để thu hút FDI và tăng việc làm trong khu vực FDI Em lựa chọn đề tài:

“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao

động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa”.

Trong quá trình ngiên cứu, em sử dụng một phương pháp như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp liên hệ, so sánh, thống kê, phân tích và một số phương pháp khác

Kết cấu của đề án gồm 3 phần:

Phần một : Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo

việc làm cho người lao động trong tiến trình toàn cầu hóa.

Phần hai : Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề tạo việc làm cho

người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa.

Phần ba : Những giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề

tạo việc làm cho người lao động Viêt Nam.

Trang 2

Phần một : Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn

đề tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình toàn cầu hóa.

1.1- Toàn cầu hóa, bản chất và tác dụng của nó.1.1.1- Quan niệm về toàn cầu hóa

Thuật ngữ toàn cầu hóa được sử dụng phổ biến từ khoảng cuối thập niên 1980 trở lại đây để diễn đạt một nhận thức mới của loài người về một hiện tượng, một quá trình quan trọng trong quan hệ quốc tế hiện đại Đó là hiện tượng trong đó các quan hệ xã hội được mở rộng trên toàn thế giới, đã loại trừ dần tình trạng khép kín, biệt lập giữa các quốc gia và đưa đến sự chuyển hoá lẫn nhau trong môi trường quốc tế Ở đó mỗi nước đều có những vị trí nhất định trong quá trình hình thành, xác lập những quan hệ và ứng xử cộng đồng, những tiêu chí và luật lệ, cơ chế và trật tự cộng đồng Sự mở rộng quan hệ này được tăng cường tới mức nhiều sự kiện xảy ra tại nơi này nhất thiết tác động đến những sự kiện xảy ra ở nơi khác

Toàn cầu hóa tác động trên nhiều mặt của đời sống thế giới: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, trong đó kinh tế đóng vai trò chính yếu Đòi hỏi mỗi quốc gia và toàn nhân loại phải chủ động khai thác hết được tiềm năng mà toàn cầu hóa mở ra, đồng thời kiểm soát và chế ngự được những tác động tiêu cực của nó đối với các nước kém phát triển, đang phát triển và nhân dân lao động toàn thế giới

1.1.2- Bản chất và đặc điểm của toàn cầu hóa

a Bản chất của quá trình toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu khách quan không cưỡng lại được của thời đại Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của kinh tế và thị trường thế giới, được thúc đẩy bởi những bước tiến như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mà tất yếu sẽ dẫn đến sự giao lưu, trao đổi và quốc tế hóa trên mọi lĩnh vực đời sống con người và đời sống các quốc gia trong công đồng thế giới.

Toàn cầu hóa là một quá trình xã hội hóa ngày càng sâu sắc sự phát triển của lực lượng sản xuất và của quan hệ sản xuất cùng với những mối quan hệ biện chứng giữa chính hai yếu tố này ở quy mô toàn cầu Động lực của "toàn cầu hóa" là sự

Trang 3

phát triển của lực lượng sản xuất, mà lực lượng sản xuất thì không ngừng lớn mạnh Ðây là quy luật chung nhất cho mọi thời đại, mọi chế độ xã hội.

Toàn cầu hóa là quá trình giao lưu và quốc tế hóa trên mọi lĩnh vực của đời sống con người và đời sống các quốc gia trong công động thế giới, trong đó toàn cầu hóa kinh tế ngày càng trở thành yếu tố quyết định trong toàn bộ quá trình giao lưu quốc tế Toàn cầu hóa kinh tế làm cho các nước có quan hệ kinh tế với nhau và phụ thuộc vào nhau chặt chẽ hơn Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật của xã hội loài người cả về chiều rộng và chiều sâu làm cho việc quốc tế hoá kinh tế có bước phát triển mới quan trọng.

b Đặc điểm của toàn cầu hóa kinh tế:

1) Toàn cầu hóa diễn ra trong sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích giữa các quốc gia với nhau và lợi ích chung toàn thế giới

2) Sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ của cách mạng tin học đã hình thành nền kinh tế tri thức.

3) Sự phát triển của kinh tế thị trường hiện đại thúc đẩy tự do hóa kinh tế và sự thâm nhập kinh tế giữa các nước

4) Vai trò quan trọng của Nhà nước và sự điều phối của các tổ chức kinh tế thế giới trong tiến trình toàn cầu hóa.

1.1.3- Tác dụng của toàn cầu hóa kinh tế.

a Đối với các nước đang phát triển

Toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội mà các nước đang phát triển có thể tận dụng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội Cụ thể:

 Toàn cầu hóa kinh tế tạo điều kiện cho các nước huy động được những nguồn lực từ bên ngoài cho việc phát triển kinh tế quốc gia: vốn, khoa học-kỹ thuật công nghệ-tri thức, Từ đó việc sử dụng nguồn lực trong nước có hiệu quả hơn  Mở ra khả năng cho các quốc gia phát triển chậm nhanh chóng tham gia vào hệ

thống phân công lao động quốc tế, hình thành cơ cấu kinh tế- xã có hiệu quả hơn , đẩy nhanh và rút ngắn tiến trình hiện đại hóa.

 Tạo điều kiện cho các nước nhanh chóng hội nhập vào khu vực và quốc tế

Trang 4

 Giúp cho các nước đang phát triển nhanh chóng tiếp nhận được thông tin, tri thức mới, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực.

 Làm nảy sinh dòng di chuyển lao động trong nước và quốc tế, như những cơ hội việc làm được tạo ra bởi dòng FDI, lao động di chuyển đến các khu công nghiệp-khu chế xuất hay xuất khẩu lao động ,…

Bên cạnh đó, các nước đang phát triển đang đứng trước những thách thức do toàn cầu hóa tạo ra:

 Khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển ngày càng lớn: những chênh lệch về năng lực, vốn, công nghệ, sự cách xa về trình độ phát triển, năng lực sản xuất,…làm các nước đang phát triển khó bắt kịp với các nước phát triển

 Toàn cầu hóa tạo ra một sự cạch tranh gay gắt trên phạm vi toàn thế giới: công ty có năng suất kém hơn bị phá sản, quốc gia phát triển kém hơn bị tụt hậu,… mà thường thì phần thua thiệt là các nước đang phát triển.

 Các nước đang phát triển trang trủ nguồn lực bên ngoài song chính vì thế mà phụ thuộc nhiều hơn vào hệ thống phân công lao động quốc tế, phụ thuộc vào các cường quốc kinh tế.

b Đối với vấn đề tạo việc làm

Toàn cầu hóa kinh tế tác động đến vấn đề tạo việc làm thông qua các nhân tố: di chuyển vốn, tự do hóa thương mại, di chuyển lao động mang tính chất toàn cầu, cụ thể: Di chuyển vốn kèm theo di chuyển công nghệ, kiến thức kinh doanh và quản lý làm tăng số lượng lao động và nâng cao chất lượng lao động, vốn FDI tạo ra nhiều việc làm mới ( cả việc làm trực tiếp và gián tiếp); Tự do hóa thương mại làm đa dạng chủng loại hàng hóa, thúc đẩy mở rộng phân công và hiệp tác lao động giữa các nước, làm cạnh tranh về giá cả, chất lượng hàng hóa, sản xuất, quản lý,…dẫn đến tạo việc làm mới và cũng dẫn đến thất nghiệp nhiều do DN bị phá sản; Việc di chuyển lao động tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động, đồng thời cũng tăng sức ép về việc làm và thất nghiệp.

Ngoài ra, các nhân tố gián tiếp khác của toàn cầu hóa kinh tế cũng tác động đến vấn đề tạo việc làm: sự phát triển của nền kinh tế tri thức, vận tải quốc tế,…

Trang 5

1.2- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment)1.2.1- Khái niệm, bản chất và đặc điểm của FDI

a Một số khái niệm cơ bản

Đầu tư là một hoạt động quan trọng quyết định trực tiếp tới sự phát triển của nền sản xuất xã hội, là chìa khóa của sự tăng trưởng và là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời, tồn tại và tiếp tục phát triển của mọi cở sở sản xuất kinh doanh dịch vụ Đầu tư nói chung là những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó Đầu tư của một quốc gia gồm có đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Đầu tư nước ngoài ( hay còn gọi là đầu tư quốc tế) là phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiến hành sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ với mục đích tìm lợi nhuận hoặc vì những mục tiêu chính trị, xã hôi nhất định Cũng với tiến trình toàn cầu hóa, đầu tư nước ngoài có vai trò ngày càng to lớn đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài ( nguồn đầu tư của tư nhân nước ngoài) chiếm vị trí quan trọng nhất.

b Khái niệm về Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment)

Hiện nay, khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và các quốc gia đưa ra Hiểu một cách chung nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chính là hoạt động đầu tư của tư nhân nước ngoài để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh và dich vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Quan điểm về FDI của Việt Nam theo quy định tại khoản 1, Điều 2, Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi, bổ sung năm 2000: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”, trong đó nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam Hay theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh và họ trực tiếp nắm quyền quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh đó.

Trang 6

Qua các định nghĩa về FDI, có thể rút ra định nghĩa về FDI như sau: “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi”.

c Bản chất của FDI

Qua nhiều lịch sử hình thành và nghiên cứu cho thấy của đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các thời kỳ có thể nhận thấy bản chất của FDI là nhằm mục đích tối đa hóa mục đích đầu tư hay tìm kiếm lợi nhuận ở các nước tiếp nhận đầu tư thông qua di chuyển vốn( bằng tiền và tài sản, công nghệ và trình độ quản lý của nhà đầu tư nước ngoài) từ nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư.

d Đặc điểm của FDI

FDI có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, FDI là một dự án mang tính chất lâu dài

Thứ hai, FDI là một dự án có sự tham gia quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài Các nhà đầu tư có quyền tham gia hoạt động quản lý trong các doanh nghiệp FDI, tùy thuộc vào tỷ lệ vốn đóng góp mà nhà đầu tư có quyền tham gia và quyền tham gia quản lý nhiều hay ít.

Thứ ba, đi kèm với dự án FDI là 3 yếu tố: hoạt động thương mại, chuyển giao công nghệ, di cư lao động quốc tế, trong đó di cư lao động quốc tế góp phần vào việc chuyển giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp FDI.

Thứ tư, FDI là hình thức kéo dài “ chu kỳ tuổi thọ sản xuất”, “ chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật” và “ nội bộ hóa di chuyển kỹ thuật” Trong nền kinh tế hiện đại chính phương thức đầu tư trực tiếp nước ngoài là một điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mình FDI sẽ giúp cho các doanh nghiệp thay đổi được dây chuyền công nghệ lạc hậu ở nước mình nhưng dễ được chấp nhận ở nước có trình độ phát triển thấp hơn và góp phần kéo dài chu kỳ sản xuất.

Thứ năm, FDI là sự gặp nhau về nhu cầu vốn của một bên là nhà đầu tư và một bên là nước tiếp nhận đầu tư

Thứ sáu, FDI gắn liền với sự phân công lao động quốc tế, với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tiến trình toàn cầu hóa kinh tế.

Trang 7

1.2.2- Tác dụng của FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của một quốc gia, bởi vì nó tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống, kinh tế- xã hội và chính trị Trước hết, FDI bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, đóng góp vào GDP, vào Ngân sách Nhà nước và kim ngạch xuất khẩu Đối với các nước nghèo và đang phát triển, vốn là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế Do đó, FDI là biện pháp hữu hiệu để tăng vốn cho đầu tư, từ đó, huy động các nguồn lực khác để phát triển kinh tế, kích thích sản xuất trong nước, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, từ đó kích thích tiêu dùng.

FDI góp phần nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực FDI không chỉ tạo ra số lao động trực tiếp và gián tiếp mà đã làm thay đổi cơ bản, nâng cao năng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp thông qua: trực tiếp đào tạo lao động và gián tiếp nâng cao trình độ lao động FDI tạo ra một bộ phận lực lượng lao động có trình độ cao ngang tầm với khu vực và quốc tế, với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, giúp tạo ra đòn bẩy nâng cao trình độ, năng suất lao động và điều kiện lao động trong toàn bộ nền kinh tế

FDI tác động đến phát triển công nghệ, tri thức, nâng cao kỹ năng và trình độ quản lý của một quốc gia Việc chuyển giao công nghệ thông qua FDI đã làm cho “khoảng cách công nghệ” giữa nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư được rút ngắn Mặt khác, FDI tạo ra những năng lực mới cho nền kinh tế, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.3- Việc làm và tạo việc làm cho người lao động.1.3.1- Một số khái niệm

a Việc làm

Nhìn chung, trong các lý thuyết về việc làm, các học giả đều thống nhất cho rằng mọi hoạt động được coi là việc làm khi đáp ứng đủ 2 tiêu chuẩn sau đây: Thứ nhất, hoạt động đó phải đem lại thu nhập cho người lao động hoặc tạo điều kiện cho người lao động tham gia để tạo thu nhập hoặc giảm chi phí gia đình Thứ hai, đó là các hoạt động không bị luật pháp ngăn cấm.

Trang 8

Bộ Luật lao động Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tại Điều 13 quy định: “ Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm”

Theo Giáo trình Kinh tế lao động của khoa Kinh tế Lao động- Trường Đai học kinh tế quốc dân, thì: “ Việc làm là trạng thái phù hợp về số lượng và chất lượng giữa tư liệu sản xuất với sức lao động để tạo ra hàng hóa theo yêu cầu của thị trình”

Hay theo Tổ chức Lao động quốc tế ( ILO): “Việc làm là hoạt động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật”.

Thất ngiệp là một hiện tượng kinh tế- xã hội phổ biến ở các nước đang phát triển cũng như các nước công nghiệp tiên tiến Theo đúng nghĩa của từ, thất nghiệp là mất việc làm hay sự tách rời sức lao động khỏi tư liệu sản xuất Thất nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia, nó không chỉ làm lãng phí “ tài sản” quý nhất là nguồn lực con người mà còn gây ra những hậu quả tâm lý- xã hội xấu đi kèm những tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự không lường.

Phạm trù việc làm và thất nghiệp luôn gắn liền với phạm trù con người, do vậy hình thành nên khái niệm người có việc làm, người thiếu việc làm, người thất nghiệp.

Tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 13 của Tổ chức Lao động quốc tế ( ILO) các nhà thống kê về Lao động đưa ra các khái niệm như sau:

Người có việc làm là người làm một việc gì đó được trả công, lợi nhuận bằng tiền hoặc hiện vật hoặc tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không nhận được tiền công hay hiện vật.

Người thiếu việc làm là người có số giờ làm việc trong tuần lễ điều tra dưới mức quy định chuẩn và họ có nhu cầu làm thêm.

Còn theo tài liệu điều tra lao động- việc làm hàng năm của Bộ Lao động , Thương binh và Xã hội thì khái niệm người thất ngiệp như sau: Người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế mà trong tuần lễ điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc nhưng không tìm được việc làm, được xác định dựa trên yếu tố:

Trang 9

 Có hoạt động đi tìm việc làm trong 4 tuần qua; hoặc không có hoạt động đi tìm việc làm trong 4 tuần qua vì các lý do không biết tìm ở đâu hoặc tìm mãi không được.

 Hoặc trong tuần lễ trước điều tra có tổng số giờ việc làm dưới 8 tiếng, muốn làm thêm nhưng không tìm được việc

b Tạo việc làm

Xét về bản chất thì việc làm là trạng thái phù hợp giữa hai yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất bao gồm cả về mặt số lượng và chất lượng Nhưng đây mới chỉ là điều liện cần thiết để có việc làm, chỉ là khâu đầu tiên, vì trạng thái phù hợp này còn cần nhiều yếu tố khác Chính vì vậy, tạo việc làm là quá trình:

Một là, tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất Việc tạo ra tư liệu sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như:vốn đầu tư, và tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất và khả năng quản lý, sử dụng đối với tư liệu sản xuất đó

Hai là, tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động Số lượng sức lao động phụ thuộc vào quy mô dân số, các quy định về độ tuổi lao động và sự di chuyển lao động Chất lượng lao động thì phụ thuộc vào sự phát triển của giáo dục, đào tạo và sự phát triển y tế, thể thao, chăm sóc sức khỏe cộng đồng…

Ba là, sự hình thành môi trường cho sư kết hợp các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động Môt trường cho sự kết hợp này bao gồm hệ thống các chính sách phát triển kinh tế- xã hội, chính sách khuyến khích và thu hút người lao động, chính sách thất nghiệp, chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư,…

Bốn là, thực hiện các giải pháp để duy trì việc làm ổn định và có hiệu quả cao Các giải pháp này có thể kể đến các nhóm giải phát về quản lý và điều hành, về thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, các giái pháp duy trì và nâng cao chất lượng của sức lao động, kinh nghiêm quản trị kinh doanh của người sử dụng lao động…

Mặt khác việc làm chỉ có thể tạo ra khi cả người sử dụng lao động và người lao động gặp gỡ trao đổi nhất trí về sử dụng sức lao động Do đó, cơ chế tạo việc làm phải được xem xét ở cả phía người sử dụng lao động và người lao động, đồng thời không thể thiếu vai trò của Nhà nước, cụ thể:

Trang 10

Về phía người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động có vai trò tạo chỗ làm việc và duy trì chỗ làm việc Để tạo chỗ làm việc phải có vốn, nắm bắt được công nghệ, có kiến thức và kinh nghiệm trong tổ chức quản lý và phải có được thị trường Mặt khác, muốn tạo việc làm người sử dụng lao động phải đến thị trường lao động để thuê lao động, chỉ khi người sử dụng lao động thuê được sức lao động cho chỗ làm việc của họ thì việc làm mới được hình thành.

Về phía người lao động

Người lao động muốn có việc làm phải có sức khỏe, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo phù hợp với công việc đòi hỏi Do vậy, người lao động phải đầu tư cho chính bản thân họ, thể hiện ở sự đầu tư nâng cao sức khỏe, đầu tư vào giáo dục và đào tạo, chuyên môn nghề nghiệp mặt khác, người lao động phải chủ động kiếm việc làm và nắm bắt các cơ hội về việc làm.

Về phía Nhà nước

Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo việc làm, thể hiện trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho việc làm hình thành và phát triển, tạo ra môi trường thuận lợi cho người sử dụng lao động và người lao động phát huy được khả năng của họ, đưa ra các chính sách liên quan đến người sử dụng lao động và người lao động, cụ thể như các chính sách về khuyến khích đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, các chính sách về giáo dục-đào tạo, chính sách về sức khỏe- y tế- xã hội… Nhà nước đảm bảo phân bổ các nguồn lực hợp lý, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh tạo việc làm Nhà nước có vai trò trong hệ thống hướng nghiệp, các trung tâm giao dịch, giới thiệu việc làm…

1.3.2- Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động

Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động được thể hiện bởi các lý do sau:

Một là, trong tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, việc dịch chuyển cơ cấu lao động sẽ kéo theo sự dich chuyển cơ cấu lao động và phân công lao động trong nước cũng như quốc tế Kết quả là một số nghề cũ mất đi, một số nghề mới

Trang 11

ra đời,lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị, từ nước này sang nước khác kiếm việc làm, gây nên sức ép về việc làm và tăng thất nghiệp Mặt khác, nước ta có quy mô dân số tương đối lớn, tỷ lệ tăng dân số cao và cơ cấu dân số thuộc loại dân số trẻ Hàng năm, có khoảng từ 1,4-1,5 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động, cùng với số lao động thất nghiệp của các năm trước sẽ trở thành gánh nặng cho các gia đình và xã hội Do đó, cần thiết phải tạo việc làm cho số lao động bị thất nghiệp và giảm sức ép về việc làm.

Hai là, tạo việc làm đầy đủ cho người lao động còn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động Người lao động được thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó có quyền cơ bản nhất là được làm việc, nuôi sống chính bản thân, gia định và góp phần xây dựng đất nước

Ba là, tạo việc làm cho người lao động sẽ làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống, từ đó tăng vị thế cho người lao động trong và ngoài xã hội.

Cuối cùng, với ý nghĩa con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội, con người với lao động của mình tạo ra của cải vật chất, tinh thần chủ yếu cho xã hội, quyết định sự phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia Song chỉ khi con người được làm việc, tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, thì nền kinh tế, xã hội ngày càng văn minh và phát triển Do đó, cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động.

1.4- Tác động của FDI với vấn đề tạo việc làm cho người lao động trong tiếntrình toàn cầu hóa.

1.4.1-Về mặt số lượng:

FDI tạo ra việc làm trực tiếp trong chính khu vực FDI Việc làm trực tiếp là việc làm được trực tiếp tạo ra bởi chính nguồn vốn FDI, đó là các việc làm do doanh nghiệp tuyển dụng và trả lương, được tính theo bảng lương của doanh nghiệp FDI.

Cùng với sự xuất hiện và lớn mạnh của khu vực FDI, một số khu vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho khu vực có FDI cũng phát triển theo và tạo ra số việc làm đáng kể Đa số các doanh nghiệp FDI có mạng lưới tiêu thụ rộng khắp sử dụng lao động bán hàng, quảng cáo, tiếp thị,…Khu vực FDI sử dụng các

Trang 12

nguồn lực khác trong nước ít nhiều nhờ đó tạo ra việc làm gián tiếp cho những đơn vị cung cấp Các dự án FDI cũng tạo ra hàng vạn chỗ làm việc cho ngành xây dựng trong nước thông qua nhu cầu xây dựng nhà xưởng, văn phòng, cơ sở hạ tầng,… Do vậy khi đánh giá tác động của FDI trong tạo việc làm còn phải xác định số lượng việc làm gián tiếp do FDI tạo ra Số lượng việc làm gián tiếp được xác định là việc làm tạo ra trong các hoạt động của các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp khác ngoài khu vực FDI nhưng lại phục vụ cho hoạt động của khu vực FDI Nhận thấy, phần lớn các doanh nghiệp FDI còn tạo ra việc làm gián tiếp với số lượng lớn hơn nhiều so với số lượng việc làm trực tiếp mà nó tạo ra.

Số lượng việc làm trực tiếp và gián tiếp phụ thuộc vào vốn đầu tư, vào điều kiện của từng quốc gia, từng khu vực và từng loại hoạt động được tiến hành.

1.4.2- Về mặt chất lượng:

Khi nghiên cứu tạo việc làm thông qua FDI các nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc xác định số lượng và các cơ hội việc làm tạo ra một cách một cách trực tiếp hay gián tiếp mà còn phân tích chất lượng của việc làm thông qua các chỉ tiêu Vốn/ lao động ( hay vốn/chỗ làm việc), trình độ lao động, điều kiện lao động, tiền lương và thu nhập của lao động, năng suất lao động, tính ổn định của lao động,… Nhìn chung, việc làm được tạo ra từ nguồn FDI có chất lượng cao hơn việc làm từ các nguồn trong nước.

Vốn đầu tư/ lao động là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng việc làm theo đầu vào Vốn và công nghệ thường có quan hệ thuận nên với với những điều kiện khác không đổi tỷ lệ vốn/lao động càng cao phản ánh trình độ công nghệ càng cao Chỉ tiêu vốn/ lao động trong khu vực có FDI cao hơn nhiều so với yêu cầu về vốn để tạo ra một chỗ làm việc ở khu vực trong nước Do đó, công nghệ sử dụng nguồn vốn FDI nói chung là cao hơn ở khu vực trong nước

Điều kiện lao động ở các doanh nghiệp có FDI tốt hơn so với các doanh nghiệp có vốn trong nước cùng ngành, cùng lĩnh vực, thể hiện ở điều kiện nhà xưởng, công cụ lao động, môi trường lao động,…

Việc làm trong khu vực có FDI đòi hỏi lao động có trình độ tương đối cao so với khu vực trong nước Lao động trong khu vực FDI được tuyển chọn cẩn thận và

Trang 13

phải đáp ứng các yêu cầu cao về chuyên môn kỹ thuật và nhất là kỷ luật, tác phong làm việc,…

Năng suất lao động cao hơn là một kết quả tất yếu của khu vực có FDI Với trình độ công nghệ cao hơn, trình độ quản lý và trình độ tổ chức cao hơn, năng suất lao động ở đây cao hơn khu vực khác.

Tiền lương và thu nhập ở khu vực FDI cao hơn so với các khu vực trong nước Từ mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định cho đến mức tiền lương bình quân ở khu vực này cũng cao hơn Mặt khác, do yêu cầu kỹ thuật và công nghệ cao hơn mà chi phí tiền lương cũng cao hơn so với khu vực trong nước.

Trang 14

Phần hai : Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề tạo việc

làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa.

2.1- Ảnh hưởng của tiến trình toàn cầu hóa đối với Việt Nam.

Toàn cầu hóa là một hiện thực mới ở Việt Nam Nước ta mới chỉ thực sự làm quen với toàn cầu hóa trong vòng 20 năm trở lại đây Hiện nay, làn sóng toàn cầu hóa xảy ra với tốc độ cao hơn, cường độ mạnh hơn và phạm vi rộng lớn hơn Làn song mới này mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho Việt nam Từ việc toàn cầu hóa là nhân tố thúc đẩy cơ cấu lại và hiện đại hóa kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động và cải thiện thu nhập cho người dân, làm tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế-xã hội Đến những tác động tiêu cực như: đói nghèo, bất bình đẳng, sự tụt hâu, thấp kém của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Do đó, Việt Nam cần phải tỉnh táo, chủ động hội nhập đối phó có hiệu quả với những thách thức và biết phát huy những cơ hội do toàn cầu hóa tạo ra.

2.2- Tình hình thu hút và thực hiện FDI ở Việt Nam

Trong nhiều năm trở lại đây, cùng với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, thu hút FDI tăng mạnh và đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam Với quy mô, cơ cấu, tổng vốn đầu tư, vốn thực hiện và thành quả mà FDI tạo ra, có thể nhận thấy FDI đã đóng góp một phần đáng kể vào GDP, Ngân sách Nhà nước, đã tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống, năng lực sản xuất cho nền kinh tế- xã hội Việt Nam.

Năm 2006, đầu tư trực tiếp nước ngoài là điểm sáng nổi bật nhất trong bức tranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam Tổng vốn FDI đăng ký mới và đầu tư bổ sung đạt 10,2 tỷ USD với số vốn đăng ký là 7,6 tỉ USDvà số vốn tăng thêm khoảng 2,42 tỉ USD Vốn bình quân 1 dự án 8,4 triệu USD tăng 1,2 triệu USD năm 2005 Ước tính vốn thực hiện trong năm 2006 đạt khoảng 4,1 tỉ USD, tăng 24,2% so với năm 2005 Xuất hiện của một số dự án mới có quy mô lớn từ các tập đoàn xuyên quốc gia Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, như dự án của Công ty thép Posco có vốn đầu tư 1,126 tỉ USD, dự án của Tập đoàn Intel với tổng vốn đầu tư 1 tỉ USD, dự án của Tập đoàn Tycoons với tổng vốn đầu tư 556 triệu USD,… Doanh thu của các doanh

Ngày đăng: 12/09/2012, 14:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan