ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN ELISA ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC THỂ LÂM SÀNG BỆNH ẤU TRÙNG SÁN DẢI HEO Ở NGƯỜI pdf

21 453 3
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN ELISA ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC THỂ LÂM SÀNG BỆNH ẤU TRÙNG SÁN DẢI HEO Ở NGƯỜI pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN ELISA ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC THỂ LÂM SÀNG BỆNH ẤU TRÙNG SÁN DẢI HEO Ở NGƯỜI Tóm tắt Trong khoảng thời gian 9 năm từ 1992-12/2000, ứng dụng kỹ thuật chẩn đoán ELISA để xét nghiệm 3814 mẫu huyết thanh của các bệnh nhân nghi ngờ bị nhiễm ký sinh trùng, phát hiện có 163 trường hợp nhiễm ấu trùng sán dải heo (ATSDH), tỉ lệ 4,3%. Về các thể lâm sàng do nhiễm ATSDH, gồm có thể ở da 4,9%, thể ở mắt 1,4% và thể thần kinh 93,7% trong đó thể thần kinh không triệu chứng 17,6% và thể thần kinh có biểu hiện lâm sàng 76,1%. Trong thể thần kinh có biểu hiện lâm sàng, các triệu chứng thường gặp là nhức đầu 30,6%, tăng áp lực nội sọ 26,9%, động kinh 27,8%, liệt vận động 16,7%. Trong thể ở da và thể da phối hợp, nang sán thường gặp ở chi trên 86,4% và chi dưới 77,3%. Thể ở mắt với các triệu chứng nhìn mờ, nhức đầu, giảm thị lực. SUMMARY In a 9 –year period, serum samples from 3814 patients suspected of having parasites were tested by ELISA to detect antibodies to Cysticercus cellulosae, 163/3814 sera (4.3%) were seropositive. Clinical manifestations included subcutaneous cysticercosis form (4.9%), ocular cysticercosis form (1.4%) and neurocysticercosis form (93.7%). Neurocysticercosis form included asymptomatic form (17.6%), neurocysticercosis caused clinical manifestations form (76.1%). In cases of neurocysticercosis cause clinical manifestations form, the most common symptoms were: headache (30.6%), seizures (27.8%), intracrianial hypertension (26.9%), paralysis (16.7%). CT Scan showed changes in 73.6% cases of neurocysticercosis cause clinical manifestations form. ĐẶT VẤN ĐE Bệnh ATSDH là bệnh nhiễm bởi ATSDH do nuốt trứng sán. Người có thể mắc bệnh ATSDH theo 2 cách: nuốt trứng sán hay tự nhiễm. Đây là bệnh ký sinh trùng ở dạng ấu trùng lạc chủ nên biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Có thể gặp bệnh ATSDH ở dưới da như ở mặt, cổ, tay, chân ; mắt; hệ thần kinh trung ương. Ngoại trừ bệnh ATSDH ở dưới da chẩn đoán trực tiếp bằng phương pháp sinh thiết, còn bệnh ATSDH ở nội tạng thì chẩn đoán khó, có thể chẩn đoán bằng hình ảnh như X – quang, CT Scanner, MRI Xu hướng ngày nay là dùng phương pháp miễn dịch học để chẩn đoán như ELISA vì ELISA có độ nhạy cao. Chúng tôi ứng dụng phương pháp này để chẩn đoán bệnh ATSDH, từ đó tìm hiểu các thể lâm sàng của bệnh ATSDH ở người. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Bộ môn Ký sinh học Trường Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh ** Khoa Nội Thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là 3814 bệnh nhân người lớn và trẻ em nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng gồm 2867 bệnh nhân có triệu chứng thần kinh hoặc CT Scan, MRI não có hình ảnh bất thường, 332 bệnh nhân có triệu chứng bệnh ở da, cơ, 210 bệnh nhân có triệu chứng bệnh ở mắt, 405 bệnh nhân mắc bệnh nào đó có bạch cầu ái toan trong máu tăng Những bệnh nhân này được các bác sĩ lâm sàng đề nghị làm huyết thanh chẩn đoán bệnh ký sinh trùng, trong đó có huyết thanh chẩn đoán bệnh ATSDH. Loại nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Các bệnh nhân trẻ em và người lớn ở các bệnh viện và phòng khám tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1992 đến 12/2000 Phân tích số liệu Các phép thống kê mô tả sẽ được dùng để tính các yêu cầu của đề tài Dùng phép kiểm c 2 , với độ tin cậy 95% để kiểm định kết quả. Kỹ thuật xét nghiệm Sử dụng kỹ thuật ELISA tiến hành tại Bộ môn Ký Sinh học Trường Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh với hiệu giá kháng thể từ 1/800 trở lên được coi là dương tính KẾT QUẢ Tỉ lệ huyết thanh dương tính Bảng 1: Số lượng và tỉ lệ phản ứng huyết thanh dương tính Số mẫu (+) Tì lệ (%) 3814 163 163/3814=4,3 Ghi chú: Trong số 163 mẫu huyết thanh nhiễm ATSDH gồm 157 trường hợp nhiễm ATSDH, 6 trường hợp đa nhiễm nghĩa là nhiễm ATSDH và nhiễm thêm một hay nhiều loài ký sinh trùng khác Bảng 2: Tỉ lệ nhiễm phân bố theo triệu chứng ở các cơ quan Tri ệu chứng Số ca Nhi ễm ATSDH Đa nhiễm S Tỉ lệ% Triệu ch ứng thần kinh 2867 121 5 126 126/2867 (4,4%) Triệu ch ứng da, cơ 332 7 7 7/332 (2,1%) Bệnh ở mắt 210 2 2 2/210 (0,9%) Tăng b ạch cầu ái toan trong máu 405 27 1 28 28/405 (6,9%) S 3814 157 6 163 163/3814 (4,3%) c 2 = 15,56 p<0,01 Nhận xét: Tỉ lệ nhiễm cao ở những bệnh nhân có bạch cầu ái toan tăng và bệnh nhân có triệu chứng thần kinh. Để nghiên cứu các thể lâm sàng ATSDH, chúng tôi loại bỏ các trường hợp đa nhiễm. Trong số 157 trường hợp nhiễm ATSDH, chúng tôi theo dõi 142 ca với các kết quả sau Các thể lâm sàng Dựa theo phân loại của José E. H. Pittela (11) Bảng 3: Phân bố 142 trường hợp nhiễm ATSDH theo thể lâm sàng Thể lâm sàng Số trường hợp T ỉ lệ (%) Thể ở da 7 7/142 = 4,9 Thể ở mắt 2* 2/142 = 1,4 Không triệu chứng 25 25/142 = 17,6 Th ể th ần kinh (133ca, 93,7%) Có bi ểu hiện lâm sàng 108** 108/142 = 76,1 S 142 142/142 = 100 c 2 = 205,2 P<0,001 Ghi chú: (*) Trong 2 trường hợp có 1 trường hợp có thêm nang sán dưới da (**)Trong 108 trường hợp thể thần kinh có 14 trường hợp có nang sán dưới da (13%) Nhận xét: tỉ lệ phân bố các thể lâm sàng khác nhau, thể thần kinh chiếm tỉ lệ cao nhất. Các triệu chứng của các thể lâm sàng Thể ở da Bảng 4: Vị trí của nang sán ở dưới da của thể ở da và thể da phối hợp Vị trí Th ể da đơn thuần (n=7) *Th ể da ph ối hợp (n=15) S (n= 22) Tỉ lệ (%) Nang sán ở đầu mặt 2 5 7 7/22=31,8 Nang sán ở co 1 4 5 5/22=22,7 Nang ở ngực bụng 5 10 15 15/22=68,2 Nang ở lưng 2 5 7 7/22=31,8 Nang sán ở chi trên 5 14 19 19/22=86,4 Nang ở chi dưới 4 13 17 17/22=77,3 Ghi chú: (*): Thể da phối hợp gồm 1 ca thể da-mắt, 14 ca thể da-thần kinh Nhận xét: các nang sán thường gặp ở chi trên và chi dưới Bảng 5: Triệu chứng lâm sàng của thể ở da đơn thuần Triệu chứng Số trư ờng hợp (n = 7) Tỉ lệ(%) Mệt mỏi 2 2/7 = 28,6 Đau nhức tứ chi 1 1/7 = 14,3 Thể lâm sàng ở mắt Bảng 6: Các triệu chứng lâm sàng của thể lâm sàng ở mắt Triệu chứng Số trư ờng hợp (n=2)* Tỉ lệ (%) Nhìn mơ 2 2/2 Nhức đầu 2 2/2 Thị lực giảm 2 2/2 Ghi chú: (*): 1 ca soi đáy mắt thấy nang sán ở đáy mắt, 1 ca siêu âm thấy nang sán ở pha lê the Thể thần kinh có biểu hiện lâm sàng Bảng 7: Các triệu chứng của thể thần kinh có biểu hiện lâm sàng [...]... chẩn đoán ELISA, phát hiện 163 trường hợp nhiễm ATSDH Nang ấu trùng có thể gặp khắp nơi trên cơ thể: ở da, mắt, thần kinh trong đó thể thể thần kinh chiếm tỉ lệ cao, với các triệu chứng nhức đầu, động kinh, liệt vận động Thể ở da có thể gặp nang ấu trùng ở cổ, lưng, ngực bụng, chi trên, chi dưới trong đó ở chi trên chi dưới chiếm tỉ lệ cao Thể ở da bệnh nhân có các triệu chứng mệt mỏi, đau tứ chi Ở mắt,... của các bệnh nhân nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng, với kỹ thuật ELISA phát hiện có 163 trường hợp bệnh do ATSDH, huyết thanh dương tính với hiệu giá từ 1/800 đến 1/3200, chiếm tỉ lệ 4,3% (bảng 1) Các thể lâm sàng ATSDH: (bảng 3) Tỉ lệ các thể lâm sàng có khác nhau (p 40 mg%) Tăng tế 39 bào ái toan 39/61 = 63,9% Bảng 10: Hình ảnh CT Scan của 53 bệnh nhân trong số bệnh nhân nhiễm ATSDH thể thần kinh có triệu chứng Số trường làm CT 53 Hình hợp . ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN ELISA ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC THỂ LÂM SÀNG BỆNH ẤU TRÙNG SÁN DẢI HEO Ở NGƯỜI Tóm tắt Trong khoảng thời gian 9 năm từ 1992-12/2000, ứng dụng kỹ thuật chẩn đoán ELISA. Bệnh ATSDH là bệnh nhiễm bởi ATSDH do nuốt trứng sán. Người có thể mắc bệnh ATSDH theo 2 cách: nuốt trứng sán hay tự nhiễm. Đây là bệnh ký sinh trùng ở dạng ấu trùng lạc chủ nên biểu hiện lâm. lệ các triệu chứng ở các nghiên cứu thể hiện tính đa dạng của bệnh ấu trùng sán dải heo. Tính đa dạng có thể là do (1) số lượng nang ấu trùng, (2) vị trí và giai đoạn phát triển của nang ấu trùng,

Ngày đăng: 02/08/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan