Giới thiệu bộ điều khiển lập trình ppsx

4 438 0
Giới thiệu bộ điều khiển lập trình ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ BÌNH THẠNH – BỘ MÔN ĐIỆN TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN PLC EASY TRANG 1 § GIỚI THIỆU BỘ ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH (PLC: PROGRAMABLE LOGIC CONTROLLER) MỤC ĐÍCH: • Trình bày được khái niệm của phương pháp điều khiển theo chương trình và ưu điểm của nó trong trang bị điện. • Mô tả được cấu trúc tổng quát của PLC (Programable Logic Controller) • Phân biệt được các phương pháp biểu diễn trong lập trình PLC. YÊU CẦU: • Vẽ cấu trúc tổng quát của PLC và cho biết nhiệm vụ của các khối chức năng. • Nêu cách phân biệt 3 phương pháp biểu diễn LAD, CSF (hay FBD) và STL. TRUNG TÂM DẠY NGHỀ BÌNH THẠNH – BỘ MÔN ĐIỆN TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN PLC EASY TRANG 2 Tên công việc: GIỚI THIỆU BỘ ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH (PLC: PROGRAMABLE LOGIC CONTROLLER) A. KIẾN THỨC CẦN THIẾT: I. GIỚI THIỆU VỀ BỘ LẬP TRÌNH PLC. Trong hệ thống được điều khiển theo chương trình, cấu trúc của bộ điều khiển và cách nối dây độc lập với chương trình. Chương trình điều khiển được ghi vào bộ nhớ của bộ lập trình, bên trong bộ lập trình được tích hợp sẵn các bộ Timer, Counter và nhiều chức năng đặc biệt khác. Khi có nhu cầu thay đổi điều khiển ta chỉ cần thay đổi nội dung của chương trình điều khiển được lưu trong bộ lập trình, còn phần nối dây bên ngoài thì đơn giản và không bị ảnh hưởng khi thay đổi chương trình điều khiển. Đây là ưu điểm lớn ngất của phương pháp điều khiển theo chương trình. II.SƠ ĐỒ CẤU TẠO CỦA PLC. Bộ điều khiển lập trình được (Programable Logic Controller) gọi tắt là PLC có cấu trúc như sau: • CPU : đơn vị xử lý trung tâm. • Memory area : bộ nhớ nội của PLC • Input area : giao tiếp ngõ vào • Output area : giao tiếp ngõ ra • Input Device : thiết bị nhập như: công tắc, nút ấn, các bộ cảm biến. • Output Device : thiết bị xuất như: chuông, đèn, cuộn dây của Relay, khởi động từ, van điện từ,… • Power Supply : nguồn cung cấp. TRUNG TÂM DẠY NGHỀ BÌNH THẠNH – BỘ MÔN ĐIỆN TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN PLC EASY TRANG 3 1. Ưu điểm: Nhỏ gọn, tích hợp sẵn các Timer, Counter và các chức năng đặc biệt khác nên giá thành tương đối rẻ hơn so với khi lắp đặt các thiết bị rời so với phương pháp nối cứng. Dễ dàng thay đổi lại việc điều khiển cho hệ thống bằng cách sửa chương trình mà không cần thay đổi gì nhiều ở thiết bị ngoài. Có thể lập trình cho PLC bằng nhiều cách như dùng các phím bấm để lập trình trực tiếp như LOGO! (của hãng SIEMENS), EASY (của hãng MOELLER), ZEN (của hang4 OMRON),… 2. Ngôn ngữ lập trình trên PLC: 2.1. Phương pháp biểu diễn LAD: Phương pháp này có cách biểu diễn chương trình tương tự như sơ đồ tiếp điểm Relay trong sơ đồ điện công nghiệp. Do đó rất gần gũi và dễ lập trình Ví dụ: Mạch tự giữ Sơ đồ nối cứng trong công nghiệp Phương pháp biểu diễn tương đương ở dạng LAD 2.2. Phương pháp biểu diễn CSF hay BFD: Phương pháp này có cách biểu diễn theo dạng dùng các cổng logic. (thường dùng cho các PLC của SIEMENS) Ví dụ: Với mạch tự giữ ở trên ta có thể biểu diễn ở dạng CSF như sau: Theo phương pháp này, các tiếp điểm nối tiếp được thay bằng cổng AND (&), các tiếp điểm ghép song song được thay bằng cổng OR(>=1) các tiếp điểm thường đóng được thay bằng cổng NOT (-1). Phương pháp này thích hợp cho người sử dụng am hiểu về điện tử đặc biệt về mạch số. TRUNG TÂM DẠY NGHỀ BÌNH THẠNH – BỘ MÔN ĐIỆN TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN PLC EASY TRANG 4 2.3. Phương pháp biểu diễn STL: Phương pháp STL dùng các từ viết tắt gợi nhớ để lập công thức cho việc điều khiển, tương tự với ngôn ngữ assenbler ở máy tính. Phương pháp này thích hợp cho người am hiểu lĩnh vực tin học. Ví dụ: với mạch tự giữ ở trên th2i biểu diễn như sau: : AN I0.1 LD NOT 00000 : A( LD 00001 : 0 I0.2 OR 01000 : 0 I0.3 AND LD : ) OUT 01000 : = Q0.1 END(01) Trong Simatic S5 của hãng SIEMENS Trong CPM1 của hãng OMRON Trên thực tế có thể có loại PLC sử dụng cả 3 phương pháp biểu diễn (như Simatic S5), có loại sử dụng được 2 phương pháp biểu diễn (như Simatic S7-200) và CPM1, CQM1 của hãng OMRON; cũng có loại chỉ sử dụng một phương pháp biểu diễn như LOGO!; EASY; ZEN CÂU HỎI: 1. Ưu điểm của phương pháp điều khiển theo chương trình so với phương pháp điều khiển nối cứng: a) Gọn do được tích hợp nhiều chức năng bê trong thiết bị (PLC) b) Chương trình điều khiển độc lập với cách đấu dây bên ngoài. c) Dể dàng thay đổi việc điều khiển d) Cả a, b, c đều đúng e) Cả a, b, c đều sai. 2. Ngôn ngữ lập trình trên PLC có mấy phương pháp biểu diễn: a) 2 phương pháp. Kể tên. b) 1 phương pháp. Kể tên c) 3 phương pháp. Kể tên 3. Ngôn ngữ lập trình Assembler ở máy tính có phải là một dạng biểu diễn khác của ngôn ngữ lập trình trên PLC? 4. Chương trình trên một PLC bất kỳ có mấy phương pháp biểu diễn: a) 1 phương pháp. b) 2 phương pháp. c) 3 phương pháp. d) Cả 3 câu trên đều sai . VỀ BỘ LẬP TRÌNH PLC. Trong hệ thống được điều khiển theo chương trình, cấu trúc của bộ điều khiển và cách nối dây độc lập với chương trình. Chương trình điều khiển được ghi vào bộ nhớ của bộ. THẠNH – BỘ MÔN ĐIỆN TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN PLC EASY TRANG 2 Tên công việc: GIỚI THIỆU BỘ ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH (PLC: PROGRAMABLE LOGIC CONTROLLER) A. KIẾN THỨC CẦN THIẾT: I. GIỚI THIỆU. NGHỀ BÌNH THẠNH – BỘ MÔN ĐIỆN TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN PLC EASY TRANG 1 § GIỚI THIỆU BỘ ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH (PLC: PROGRAMABLE LOGIC CONTROLLER) MỤC ĐÍCH: • Trình bày được khái

Ngày đăng: 02/08/2014, 04:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan