Tuyển tập bộ đề 4 trắc nghiệm hóa học ( phần 5) docx

6 349 0
Tuyển tập bộ đề 4 trắc nghiệm hóa học ( phần 5) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuyển tập bộ đề 4 trắc nghiệm hóa học ( phần 5) Câu 160: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Mg và Zn có khối lượng là m gam. Chia X thành 2 phần, trong đó phần 2 có khối lượng gấp đôi phần 1. Cho phần 1 tác dụng với 200 ml dung dịch H 2 SO 4 1M thu được V lít khí H 2 (ĐKTC). Cho phần 2 tác dụng với 800 ml dung dịch H 2 SO 4 1M thu được 13,44 lít khí H 2 (ĐKTC).Thể tích V thu được bằng: A. 4,48 lít B. 5,6 lít C. 3,36 lít D. 1,12 lít Câu 161: Cho những chất sau: NaCl, Na 2 CO 3 , Ca(OH) 2 , HCl.Các chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là: A. Na 2 CO 3 , Ca(OH) 2 , HCl B. Ca(OH) 2 , HCl C. Na 2 CO 3 , Ca(OH) 2 D. Na 2 CO 3 , Ca(OH) 2 , NaCl Câu 162: Một hỗn hợp X gồm Fe 2 O 3 , FeO và Al 2 O 3 có khối lượng là 42,4 gam. Khi cho X tác dụng với CO dư, nung nóng người ta thu được 41,6 gam hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí gồm CO, CO 2 , khi cho hỗn hợp khí này qua dung dịch Ba(OH) 2 dư thì thu được m gam kết tủa. Khối lượng kết tủa này bằng: A. 4 gam B. 16 gam C. 9,85 gam D. 32 gam Câu 163: Cho hỗn hợp FeS và FeCO 3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được hỗn hợp khí H 2 S và CO 2 . Biết tỷ khối hơi của hỗn hợp khí này với H 2 bằng 20,75. Vậy % FeS theo khối lượng trong hỗn hợp ban đầu bằng: A. 20,18% B. 25% C. 75% D. 79,81% Câu 164: Cho hỗn hợp 3 muối ACO 3 , BCO 3 và XCO 3 tan trong dung dịch HCl 1M vừa đủ tạo ra 0,2 mol khí, vậy số ml dung dịch HCl đã dùng là: A. 200 B. 100 C. 150 D. 300 Câu 165: Hoà tan hoàn toàn 14 gam kim loại X vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít H 2 (đkc), biết kim loại thể hiện hóa trị II, vậy kim loại đó là: A. Fe B. Cu C. Zn D. Mg Câu 166: Hòa tan 7,8 g hỗn hợp Al và Mg bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng lên 7 g. Khối lượng Al và khối lượng Mg trong hỗn hợp đầu là: A. 5 g và 2,8 g B. 5,8g và 2 g C. 5,4g và 2,4g D. 3,4 g và 4, 4g Câu 167: Chất X có các tính chất sau: tác dụng nước tạo dung dịch kiềm, dung dịch kiềm này có khả năng tạo kết tủa với Na 2 CO 3 . Chất X phản ứng với axit tạo muối. Vậy X là: A. Ca B. CaO C. BaO D. Cả A, B, C Câu 168: Trong các công thức sau đây, công thức nào là của lipit: A. C 3 H 5 (OCOC 4 H 9 ) 3 B. C 3 H 5 (OOCC 17 H 35 ) 3 C. C 3 H 5 (COOC 15 H 31 ) 3 D. C 3 H 5 (OCOC 17 H 33 ) 3 Câu 169: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với bạc oxit trong dung dịch amoniac, giả sử hiệu suất phản ứng là 75% thấy bạc kim loại tách ra. Khối lượng bạc kim loại thu được là: A. 24,3 gam B. 32,4 gam C. 16,2 gam D. 21,6 gam Câu 170: Cho glucozơ lên men thành rượu etylic. Toàn bộ khí cacbonic sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư tạo ra 50 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Vậy khối lượng glucozơ cần dùng là: A. 33,7 gam B. 56,25 gam C. 20 gam D. Trị số khác. Câu 171: Trong các công thức sau đây, công thức nào là của xenlulozơ: A. [C 6 H 5 O 2 (OH) 5 ] n B. [C 6 H 5 O 2 (OH) 3 ] n C. [C 6 H 7 O 2 (OH) 2 ] n D. [C 6 H 7 O 2 (OH) 3 ] n Câu 172: Điền vào cácvị trí (1) và (2) các từ thích hợp: I/ Tất cả các amino tác dụng được với axit và baz, nên chúng có tính(1). II/ Alanin và glixin không làm đổi màu quỳ tím nên chúng có tính(2). A. (1): Trung tính - (2): Lưỡng tính. B. (1) và (2): Trung tính. C. (1): Lưỡng tính - (2): Trung tính. D. (1) và (2): Lưỡng tính. Câu 173: Thành phần dinh dưỡng chính trong các buổi ăn của con người có chứa: I/ Protit II/ Lipit III/ Gluxit A. Chỉ có I và II. B. Chỉ có II và III. C. Chỉ có I và III. D. Có cả I, II và III. Câu 174:Cho 3 rượu: Rượu metylic, rượu etylic và rượu propylic. Điều nào sau đây là sai: A. Tất cả đều nhẹ hơn nước. B. Tan vô hạn trong nước. C. Nhiệt độ sôi tăng dần. D. Đều có tính axit. Câu 175:Cho 5,1 gam rượu no, đơn chức mạch hở (X) phản ứng hết với natri kim loại thoát ra 0,0425 mol hidro. X có công thức là: A. CH 3 OH B. C 2 H 5 OH C. C 3 H 7 OH D. C 4 H 9 OH Câu 176: C 5 H 12 O có số đồng phân rượu bậc 1 là: A.2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 177: Một amin đơn chức trong phân tử có chứa15,05% N. Amin này có công thức phân tử là: A. CH 5 N B. C 2 H 5 N C. C 6 H 7 N D. C 4 H 9 N Câu 178: Oxi hóa 2 mol rượu metylic thành anđehit fomic bằng oxi không khí trong một bình kín, biết hiệu suất phản ứng oxi hóa là 80%. Rồi cho 36,4 gam nước vào bình được dung dịch X. Nồng độ % anđehit fomic trong dung dịch X là: A. 58,87% B. 38,09% C. 42,40% D. 36% Câu 179: Từ 5,75 lít dung dịch rượu etylic 6 0 đem lên men để điều chế giấm ăn, giả sử phản ứng hoàn toàn, khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/ml). Khối lượng axit axetic chứa trong giấm ăn là: A. 360 gam B. 450 gam C. 270 gam D. Đáp số khác. Câu 180: Từ etilen điều chế axit axetic, hiệu suất quá trình điều chế là 80%. Để thu được 1,8 kg axit axetic thì thể tích etilen (đo ở đkc) cần dùng là: A. 537,6 lít B. 840 lít C. 876 lít D. Đáp số khác. Câu 181: Để trung hòa 8,8 gam một axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic cần 100 ml dung dịch NaOH 1M. Vậy công thức của axit này là: A. HCOOH B. C 2 H 5 COOH C. CH 3 COOH D. C 3 H 7 COOH Câu 182: Đốt cháy hoàn toàn 1,92g một axit hữu cơ đơn chức no mạch hở X thu được 1,152 gam nước. X có công thức là: A. HCOOH B. CH 3 COOH C. C 2 H 5 COOH D. C 3 H 7 COOH Câu 183: C 7 H 8 O có số đồng phân của phenol là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 184: Các chất nào sau đây là tơ hóa học: I/ Tơ tằm II/ Tơ viscoIII / Tơ capron IV/ Tơ nilon A. I, II, III B. I, II, IV C. II, III, IV D. I, II, III, IV Câu 185: Tơ enang được tổng hợp từ nguyên liệu nào sau đây: A. NH 2 -(CH 2 ) 3 -COOH B. NH 2 -(CH 2 ) 4 -COOH C. NH 2 - (CH 2 ) 5 -COOH D. NH 2 -(CH 2 ) 6 -COOH Câu 186: Polistiren có công thức cấu tạo là: A. [-CH 2 -CH(CH 3 )-]n B. [-CH 2 -CH 2 -]n C. [-CH 2 - CH(C 6 H 5 )-]n D. [-CH 2 -CHCl-]n Câu 187: Tất cả các chất của nhóm nào sau đây là chất lỏng ở nhiệt độ thường: A. Rượu metylic, axit acrilic, fomandehit, alanin. B. Glixerin, xenlulozơ, axit axetic, rượu benzylic. C. Axit fomic, etyl axetat, anilin, rượu etylic. D. Rượu etylic, axit axetic, phenol, metyl amin. Câu 188: Hợp chất C 4 H 6 O 2 (X) khi tác dụng với dung dịch NaOH cho sản phẩm tham gia phản ứng tráng gương, X có công thức cấu tạo là: I/ CH 3 -COO-CH=CH 2 II/ HCOO-CH 2 -CH=CH 2 A. I, II đều đúng. B. I, II đều sai. C. Chỉ có I đúng. D. Chỉ có II đúng. Câu 189: Hợp chất C 8 H 10 (X) có chứa nhân benzen khi oxi hóa bởi dung dịch KMnO 4 thì được axit benzoic, X có công thức cấu tạo là: I/ CH 3 -C 6 H 4 -CH 3 II/ C 6 H 5 -CH 2 -CH 3 A. I, II đều đúng. B. I, II đều sai. C. Chỉ có I đúng. D. Chỉ có II đúng. Câu 190: Các câu khẳng định sau đây đúng hay sai? I/ Chất hữu cơ nào có khả năng cộng được dung dịch brom sẽ có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp. II/ Chất hữu cơ nào có khả năng tác dụng được Na 2 CO 3 sẽ tác dụng được NaOH. A. I, II đều đúng. B. I, II đều sai. C. I đúng, II sai. D. I sai, II đúng. Câu 191: Các câu khẳng định sau đây đúng hay sai? I/ Chất hữu cơ có khả năng tác dụng với dung dịch HCl thì nó sẽ tác dụng được với Na. II/ Chất hữu cơ chỉ chứa 1 loại nhóm chức tác dụng được KOH và Cu(OH) 2 thì nó phải là axit. A. I, II đều đúng. B. I, II đều sai. C. I đúng, II sai. D. I sai, II đúng. Câu 192: Các câu khẳng định sau đây đúng hay sai? I/ Người ta điều chế thuốc nổ Trinitrotoluen dễ hơn thuốc nổ Trinitrobenzen. II/ Metan không bao giờ tác dụng được với Br 2 dù bất kỳ điều kiện nào. A. I, II đều đúng. B. I, II đều sai. C. I đúng, II sai. D. I sai, II đúng. Câu 193: Để phân biệt 3 chất: Etyl axetat, fomon và rượu etylic, ta dùng thí nghiệm nào: I/ Thí nghiệm 1 dùng dd AgNO 3 / NH 3 và thí nghiệm 2 dùng Na. II/ Thí nghiệm 1 dùng Cu(OH) 2 / t O và thí nghiệm 2 dùng Na. III/ Thí nghiệm 1 dùng dd AgNO 3 / NH 3 và thí nghiệm 2 dùng dd NaOH. A. I, II B. I, III C. II, III D. I, II, III Câu 194: Trong sơ đồ sau (mỗi mũi tên là 1 phương trình phản ứng): CH à CH à X à CH 3 -CHCl 2 thì X là: I/ CH 2 =CH 2 II/ CH 3 -CH 3 III/ CH 2 =CHCl A. I, II B. I, III C. II, III D. I, II, III Câu 195: Trong sơ đồ sau (mỗi mũi tên là 1 phương trình phản ứng): CH 3 -CHO à X à CH 3 -COO-C 2 H 5 thì X là: I/ CH 3 -CH 2 OHII/ CH 3 -CH 2 ClIII/ CH 3 -COOH A. I, II B. I, III C. II, III D. I, II, III Câu 196: Trong sơ đồ sau (mỗi mũi tên là 1 phương trình phản ứng): CH 3 -(CH 2 ) 2 -CH 3 à X à CH 3 -CH 2 Cl thì X là: I/ CH 3 -CH 3 II/ CH 2 =CH 2 A. I, II đều đúng. B. I, II đều sai. C. I đúng, II sai. D. I sai, II đúng. Câu 197: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C 3 H 6 O 3 . Cho 0,2 mol X tác dụng với Na dư thì được 0,1 mol H 2 . Công thức cấu tạo của X là: A. CH 3 -CHOH-COOH B. CH 2 OH-CHOH-COOH C. HCOO-CH 2 - CH 2 OH D. CH 2 OH-CHOH-CHO Câu 198: Kim loại dẻo nhất là: A. Vàng B. Bạc C. Chì D. Đồng Câu 199: Hòa tan kim loại M vào dung dịch HNO 3 loãng không thấy khí thoát ra. Hỏi kim loại M là kim loại nào trong số các kim loại sau đây? A. Cu B. Pb C. Mg D. Ag Câu 200: Cho cùng một số mol ba kim loại X, Y, Z (có hóa trị theo thứ tự là 1, 2, 3) lần lượt phản ứng hết với axit HNO 3 loãng tạo thành khí NO duy nhất. Hỏi kim loại nào sẽ tạo thành lượng khí NO nhiều nhất? A. X B. Y C. Z D. Không xác định được. . Tuyển tập bộ đề 4 trắc nghiệm hóa học ( phần 5) Câu 160: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Mg và Zn có khối lượng là m gam. Chia X thành 2 phần, trong đó phần 2 có khối lượng gấp đôi phần 1 tính(1). II/ Alanin và glixin không làm đổi màu quỳ tím nên chúng có tính(2). A. (1 ): Trung tính - (2 ): Lưỡng tính. B. (1 ) và (2 ): Trung tính. C. (1 ): Lưỡng tính - (2 ): Trung tính. D. (1 ) và (2 ):. phần 1. Cho phần 1 tác dụng với 200 ml dung dịch H 2 SO 4 1M thu được V lít khí H 2 ( KTC). Cho phần 2 tác dụng với 800 ml dung dịch H 2 SO 4 1M thu được 13 ,44 lít khí H 2 ( KTC).Thể tích

Ngày đăng: 02/08/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan