KÌ THI HỌC SINH GIỎI THÍ NGHIỆM THỰC TRUNG HỌC CƠ SỞ - NĂM HỌC 2004-2005 potx

11 406 3
KÌ THI HỌC SINH GIỎI THÍ NGHIỆM THỰC TRUNG HỌC CƠ SỞ - NĂM HỌC 2004-2005 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRUNG HỌC CƠ SỞ - NĂM HỌC 2004-2005 ******** ********************** MÔN : LÝ THUYẾT THỰC HÀNH HOÁ HỌC LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC VÒNG I : PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 15 điểm ) Thời gian : 30 phút ( không kể thời gian giao đề ) Học sinh làm bài trên phiếu trả lời đã phát, đánh dấu X vào một phương án đúng nhất trong 4 phương án A, B, C hoặc D cho mỗi câu hỏi. Câu 1: Công dụng của bình cầu đáy tròn là : A) Dùng để chưng cất, để đun sôi hoặc để thực hiện các phản ứng cần đun nóng mạnh và lâu. B) Pha hóa chất, đun nóng các chất lỏng. C) Pha hóa chất, làm bình rửa khí, đun nóng lâu. D) Thực hiện chưng cất, làm bình rửa, pha hóa chất. Câu 2 : Vị trí đặt kẹp ống nghiệm tốt nhất trên ống nghiệm là : A) Ở giữa ống B) Ở 1/3 ống từ miệng xuống C) Ở 1/5 ống từ miệng xuống D) Ở 2/3 ống từ miệng xuống Câu 3: Nhóm các kết tủa đều tan hết trong dung dịch NH 3 là : A) Cu(OH) 2 , BaCO 3 , AgCl B) AgOH , Al(OH) 3 , Cu(OH) 2 C) Cu(OH) 2 , AgOH , AgCl D) Zn(OH) 2 , Cu(OH) 2 , Al(OH) 3 Câu 4: Nhóm có các hiđroxit đều bị nhiệt phân tạo oxit A) Cu(OH) 2 , AgOH , NaOH B) Al(OH) 3 , Cu(OH) 2 , CuOH C) Al(OH) 3 , KOH , Cu(OH) 2 D) AgOH , Fe(OH) 3 , NaOH Câu 5 : Thể tích dung dịch H 2 SO 4 92% ( D = 1,813 g/ ml ) cần lấy để pha được 250 gam dung dịch H 2 SO 4 10% là : A ) 27,2 ml B) 25 ml C) 20 ml D) 15 ml Câu 6: Để làm khô khí NH 3 bị ẩm , người ta có thể dùng : A) CaO B) H 2 SO 4 đậm đặc C) P 2 O 5 D)Cả ba chất trên. Câu 7: Nhóm các chất khi nhiệt phân đều giải phóng khí oxi A) KClO 3 , K 2 CO 3 , Cu(NO 3 ) 2 B) KMnO 4 , KNO 3 , Ca(ClO 3 ) 2 C) KMnO 4 , KClO 3 , (NH 4 ) 2 SO 4 D) KNO 3 , AgNO 3 , K 2 SO 4 Câu 8 : Cho từ từ dung dịch HCl vào một ống nghiệm đựng dung dịch natri cacbonat và một miếng giấy quỳ xanh và khuấy đều, đến dư . Hiện tượng xảy ra như sau : A) Có khí thoát ra ngay và giấy quỳ hóa đỏ B) Có khí thoát ra ngay và giấy quỳ đổi từ màu xanh → tím → đỏ C) Sau một lúc thấy khí thoát ra và giấy quỳ đổi từ màu xanh → tím → đỏ D) giấy quỳ đổi từ xanh → đỏ và sau một lúc có khí thoát ra . 1 Câu 9 : Nung thật nóng một lá đồng mỏng, để nguội rồi nhúng lá đồng vào dung dịch HCl loãng dư . Chất rắn còn lại gồm : A) Cu + CuO + Cu 2 O B) Cu + CuO C) Cu D) Cu + Cu 2 O Câu 10: Các trường hợp hóa tan nào sau đây tỏa nhiệt : A) Hòa tan H 2 SO 4 đậm đặc vào nước B) Hòa tan NaOH rắn vào nước C) Hòa tan CaO vào nước D) Cả ba trường hợp trên Câu 11: Khí H 2 có thể khử oxit nào sau đây thành kim loại ? A) CuO B) MgO C) ZnO D) CuO + ZnO Câu 12: Đốt cháy dây sắt trong không khí , ta được : A) Fe 2 O 3 B) FeO và Fe 2 O 3 C) Fe 3 O 4 D) Fe 2 O 3 và Fe 3 O 4 Câu 13: Cho các tính chất sau 1) Làm phai màu dung dịch Br 2 2) Làm phai màu dung dịch KMnO 4 3) Tạo kết tủa với dung dịch AgNO 3 / NH 3 Chất khí nào sau dây có cả ba tính chất trên A) CH 3 -CH = CH 2 B) CH 4 C) CH 3 -C≡CH D) CO 2 Câu 14: Cho các dung dịch sau (1) Dung dịch thu được sau khi đun nóng dung dịch saccarozơ có mặt HCl (2) dung dịch glucozơ (3) dung dịch axit axetic (4) dung dịch hồ tinh bột Trong các dung dịch trên, nhóm các dung dịch đều tác dụng được với dung dịch AgNO 3 / NH 3 tạo Ag kết tủa là: A) (1) , (2) B) ( 2) , ( 4) C) ( 1) , (3) D) ( (2) , (4) Câu 15: Phương pháp nào sau đây là phù hợp nhất để tách benzen ra khỏi hỗn hợp benzen, nước : A) Chưng cất B) Chiết C) Lọc D) Kết tinh phân đoạn Câu 16: Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch hỗn hợp ZnCl 2 , FeCl 2 , lọc lấy kết tủa, nung trong không khí thu được chất rắn X . X chứa: A) FeO + ZnO B) FeO C) Fe 2 O 3 D) Fe 2 O 3 + ZnO Câu 17: Cho các chất khí sau : (1) etylen (2) metan (3) cacbon đioxit (4) khí sunfurơ (5) khí clo (6) khí nitơ Nhóm các khí nào ( trong số 6 chất khí trên ) đều có thể thu bằng cách đẩy nước ra khỏ ống nghiệm ? A) (1) ( 2) (6) B) ( 3) ( 4) (5) C) (2) (3) (4) D) (4) (5) (6) Câu 18: Phương pháp chưng cất phù hợp cho quá trình tách nào sau đây : A) Lấy được muối ăn từ nước muối B) Tách cát ra khỏi nước C) Tách nước ra khỏi dầu hỏa D) Tách nước ra khỏi rượu 2 Câu 19 : Để tách khí CO ra khỏi hỗn hợp khí CO, CO 2 cần thực hiện biện pháp A) cho hỗn hợp qua nước ở áp suất thường B) cho hỗn hợp tác dụng với một lượng dư Ca(OH) 2 C) cho hỗn hợp tác dụng với một lượng dư P 2 O 5 D) Cho bột Mg dư vào hỗn hợp Câu 20 : Cho 4 dung dịch không màu : NaCl , Na 2 SO 4 , HCl , H 2 SO 4 ( loãng ) Chỉ được dùng thêm một thuốc thử để phân biết các dung dịch trên, thuốc thử nên chọn là : A) Quỳ tím B) dung dịch BaCl 2 C) AgNO 3 D) BaCO 3 Câu 21: Trong thí nghiệm sau đây, dung dịch B cần lấy là: A) Dung dịch nước vôi trong B) Dung dịch natri hiđroxit C) Dung dịch muối đồng II sunfat D) Dung dịch muối canxi hiđrocacbonat Câu22: Nhóm axit nào sau đây được sắp xếp theo chiều giảm dần lực axit : A) H 2 S; HCl; H 2 SO 4 ( loãng ); CH 3 COOH B) HF; HNO 3 ; CH 3 COOH; H 2 CO 3 C) HNO 3 ; H 3 PO 4 ; CH 3 COOH; H 2 CO 3 D) H 3 PO 4 ; HNO 3 ; HCl; H 2 SiO 3 Câu 23 : Để thử xem một dung dịch mất nhãn có phải là dung dịch NH 3 không , người ta có thể dùng : A) Giấy quỳ tím B) Giấy tẩm dung dịch loãng của hoa dâm bụt trong cồn C) Giấy quỳ đỏ D) Cả 3 loại trên đều được Câu24: Một hợp chất hữu cơ A có tính chất : tác dụng với NaHCO 3 sinh khí , làm mất màu dung dịch Br 2 , tác dụng với dung dịch NaOH . A sẽ là chất nào trong số các chất sau : A) CH 3 -COOH B) CH 2 =CH-COOH C) CH 3 -COO-CH=CH 2 D) CH 2 =CH-CH 2 OH Câu 25: Khi làm lạnh 20 gam dung dịch muối ăn bão hòa từ 40 0 C xuống 20 0 C thì sẽ có x gam muối ăn kết tinh tách ra khỏi dung dịch . Biết độ tan của NaCl ở 40 0 C , 20 0 C lần lượt là 35 và33 gam . Giá trị của x là : A) 0,8 gam B) 0,6 gam C) 0,3 gam D) 0,2 gam 3 Câu 26 : Những hóa chất có thể làm bỏng da trong phòng thí nghiệm, cần cẩn thận khi tiếp xúc gồm : (1) Phenol (2) HNO 3 đậm đặc (3) Br 2 đặc (4) axit axetic (5) H 2 SO 4 đậm đặc (6) dung dịch NaOH đậm đặc A) (1) (2) (3) (5) B) ( 2) ( 3 ) ( 5 ) C) ( (1) (2) (3) (4) D) (2) (3) ( 5) ( 6) Câu 27: Cho 4 muối sau : Na 2 SO 4 , CH 3 COONa , NaHCO 3 , FeSO 4 Muối không nên điều chế bằng phản ứng giữa kim loại và axit vì gây nổ nguy hiểm là A) Na 2 SO 4 B) CH 3 COONa C) NaHCO 3 D) FeSO 4 Câu 28: Cho các dung dịch sau (1) AlCl 3 (2) NaOH (3) Na 2 CO 3 (4) NH 4 Cl (5) NaHSO 4 (6) NaCl (7) Giấm ăn (8) rượu etylic Nhóm những dung dịch đều có pH < 7 gồm : A) (1), (2), (3), (4) B) (4), (5), (7) ,(8) C (1), (4), (5), (7) D) (1), (4), (6), (8) Câu 29 : Nhóm những kim loại nào sau đây đều tan trong dung dịch NaOH A) Mg , Zn , Al B) Ca , Al , Zn C) Na , Zn , Fe D) Ca , Pb , Mg Câu 30: Để tinh chế khí metan trong hỗn hợp metan , khí sunfurơ , khí axetilen, khí etilen . Người ta cho hỗn hợp lần lượt qua các dung dịch sau : A) Dung dịch Br 2 dư B) Dung dịch nước vôi dư , dung dịch AgNO 3 / NH 3 , dung dịch Br 2 dư C) Dung dịch KOH dư , dung dịch Br 2 dư D) Ba cách làm trên đều được 4 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRUNG HỌC CƠ SỞ - NĂM HỌC 2004-2005 ******** ********************** MÔN : LÝ THUYẾT THỰC HÀNH HOÁ HỌC LỚP 9 PHIẾU TRẢ LỜI PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Họ và tên học sinh : Lớp Trường : Số báo danh : Mã phách :  Điểm số : Mã phách : CÂU A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRUNG HỌC CƠ SỞ - NĂM HỌC 2004-2005 ******** ********************** MÔN : LÝ THUYẾT THỰC HÀNH HOÁ HỌC LỚP 9 ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Họ và tên học sinh : Lớp Trường : Số báo danh : Mã phách :  Điểm số : Mã phách : CÂU A B C D 1 X 2 X 3 X 4 X 5 X 6 X 7 X 8 X 9 X 10 X 11 X 12 X 13 X 14 X 15 X 16 X 17 X 18 X 19 X 20 X 21 X 22 X 23 X 24 X 25 X 26 X 27 X 28 X 29 X 30 X 6 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRUNG HỌC CƠ SỞ - NĂM HỌC 2004-2005 ******** ********************** MÔN : LÝ THUYẾT THỰC HÀNH HOÁ HỌC LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC VÒNG I PHẦN II : BÀI VIẾT ( 25 điểm ) Thời gian : 60 phút ( không kể thời gian giao đề ) (Học sinh làm bài trên giấy làm bài thi ) Câu 1( 4, 0 điểm ) : Chuẩn độ 20 ml dung dịch NaOH bằng dung dịch dung dịch H 2 SO 4 1 M để xác định nồng độ dung dịch NaOH . Nêu cách tiến hành và kết quả tính toán. Câu 2( 6, 0 điểm ) : a/ Từ một miếng hợp kim Al-Mg, hãy trình bày cách tiến hành điều chế Al 2 O 3 với hiệu suất cao nhất và tương đối tinh khiết. Viết phương trình phản ứng minh họa . b/ Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các chất lỏng sau: dung dịch axit axetic, glucozơ, rượu etylic, dung dịch hồ tinh bột. Câu 3( 5, 0 điểm ) : Cho các dụng cụ sau: 1 ống nghiệm lớn, một ống nghiệm nhỏ, đầy đủ các loại ống thủy tinh, các loại nút cao su và ống dẫn cao su phù hợp. Em hãy lắp ráp một dụng cụ để tiến hành thí nghiệm điều chế C 2 H 2 một cách thuận lợi từ đất đèn. Vẽ hình minh họa và nêu vắn tắt cách sử dụng. Dùng dụng cụ trên tiến hành điều chế axetilen, cho khí axetlien sinh ra lần lượt đi qua ống nghiệm 1 đựng dung dịch AgNO 3 / NH 3 , ống nghiệm 2 đựng dung dịch Br 2 , sau đó đốt cháy khí axetlien. Nêu hiện tượng quan sát được và viết phương trình phản ứng minh họa. Câu 4: ( 4,0 điểm ) Hình vẽ sau đây là sơ đồ thiết bị dùng để tìm hiểu về sự phân hủy NaHCO 3 khi bị đun nóng trong ống A . a/ Sau thí nghiệm, trong ống B thu được chất lỏng gì ? Tại sao có được chất lỏng nầy? Làm thế nào để nhận biết được chất lỏng đó ? b/ Trong ống C cần đựng dung dịch gì ? Vì sao ? Câu 5( 6,0 điểm ) : a/ Em hãy giới thiệu bộ dụng cụ dùng để tiến hành điều chế dung dịch giấm ăn cho gia đình từ phản ứng lên men giấm rượu etylic với điều kiện an toàn và tốt nhất cho sự lên men giấm và có hiệu suất cao. Giải thích cách sử dụng dụng cụ nầy . b/ Trình bày phương pháp tinh chế dung dịch FeCl 2 có lẫn dung dịch CuCl 2 , FeCl 3 Ghi chú : Học sinh chỉ được phép sử dụng HTTH các nguyên tố hoá học , máy tính cá nhân đơn giản theo quy định của Bộ GD&ĐT. . 7 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRUNG HỌC CƠ SỞ - NĂM HỌC 2004-2005 ******** ********************** HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LÝ THUYẾT THỰC HÀNH HOÁ HỌC LỚP 9 PHẦN II : BÀI VIẾT ( 25 điểm ) Câu 1( 4, 0 điểm ) : Chuẩn độ 20 ml dung dịch NaOH bằng dung dịch dung dịch H 2 SO 4 1 M để xác định nồng độ dung dịch NaOH . Nêu cách tiến hành và kết quả tính toán. a/ Cách tiến hành ( 2,5 điểm ) : Đong 20 ml dung dịch NaOH cho vào một becher, cho vào đó vài giọt quỳ tím, lắc đều. Lắp một buret vào giá, khóa buret cẩn thận và đổ dung dịch H 2 SO 4 1M vào buret, điều chỉnh buret để đọc đúng được chỉ số chỉ thể tích dung dịch axit trên buret Đọc chỉ số chỉ thể tích của dung dịch axit trên buret (Ví dụ là a ml ).Cho becher đựng dung dịch NaOH vào ngay dưới buret, mở khóa buret cho dung dịch H 2 SO 4 nhỏ từ từ xuống becher đựng dung dịch NaOH, vừa quan sát vừa dùng đủa thủy tinh khuấy đều dung dịch . Đến khi quỳ tím vừa đổi màu thì khóa nhanh buret, đọc chỉ số chỉ thể tích dung dịch axit còn lại ( ví dụ là b ml ) Tiến hành làm lại vài lần để kiểm tra độ chính xác . a/ Phần tính toán ( 1,5 điểm ) : Phương trình phản ứng trung hòa : (1) 2 NaOH + H 2 SO 4 → Na 2 SO 4 + 2 H 2 O Số mol NaOH = 2 số mol H 2 SO 4 = 2 ( a-b) x 1 : 1000 = x mol C M ( dung dịch NaOH ) = x : 0,02 ( M) Câu 2( 5, 0 điểm ) : a/ Từ một miếng hợp kim Al-Mg , hãy trình bày cách tiến hành điều chế Al 2 O 3 với hiệu suất cao nhất và tương đối tinh khiết. Viết phương trình phản ứng minh họa . b/ Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các chất lỏng sau: dung dịch axit axetic, glucozơ, rượu etylic, dung dịch hồ tinh bột. a/ ( 3,0 điểm ) Hòa tan miếng hợp kim trong dung dịch NaOH dư , chỉ có Al hòa tan : 2Al + 2 NaOH + 2 HOH → 2NaAlO 2 + 3 H 2 Lọc lấy dung dịch NaAlO 2 , sục CO 2 dư vào , lọc lấy kết tủa , rửa sạch và đem nung nóng sẽ thu được Al 2 O 3 NaAlO 2 + CO 2 + 2H 2 O → Al(OH) 3 + NaHCO 3 2 Al(OH) 3 → Al 2 O 3 + 3 H 2 O b/ ( 2,0 điểm ) Trích mt cho mỗi lần làm thí nghiệm Cho quỳ tím vào 5 mẩu thử , mẩu thử làm quỳ tím hóa đỏ là dung dịch axit axetic Cho 4 mẩu thử còn lại tác dụng với dung dịch iôt , mẩu thử hóa xanh là dung dịch hồ tinh bột Cho 3 mẩu thử còn lại tác dụng với dung dịch AgNO 3 / NH 3 đun nhẹ , mẩu thử tác dụng sinh Ag kết tủa là glucozơ , mt còn lại là rượu etylic C 6 H 12 O 6 + Ag 2 O → C 6 H 12 O 7 + 2 Ag ( ĐK ) Câu 3( 6, 0 điểm ) : Cho các dụng cụ sau: 1 ống nghiệm lớn, một ống nghiệm nhỏ, đầy đủ các loại ống thủy tinh, các loại nút cao su và ống dẫn cao su phù hợp. Em hãy lắp ráp một dụng cụ để 8 tiến hành thí nghiệm điều chế C 2 H 2 một cách thuận lợi từ đất đèn. Vẽ hình minh họa và nêu vắn tắt cách sử dụng . Dùng dụng cụ trên tiến hành điều chế axetilen, cho khí axetlien sinh ra lần lượt đi qua ống nghiệm 1 đựng dung dịch AgNO 3 / NH 3 , ống nghiệm 2 đựng dung dịch Br 2 , sau đó đốt cháy khí axetlien. Nêu hiện tượng quan sát được và viết phương trình phản ứng minh họa. a/ Cách lắp ráp, hình vẽ minh họa, cách sử dụng ( 3,0 điểm ) : - Cách lắp ráp: Đục thủng một lổ nhỏ ở đáy ống nghiệm nhỏ, lắp ống dẫn khí vào nút cao su, đậy cho vừa ống nghiệm nhỏ, sau đó lắp ống nghiệm nhỏ vào một nút cao su vừa miệng ống nghiệm lớn, lắp ống nghiệm nhỏ vào ống nghiệm lớn theo hình vẽ sau : - Hình vẽ minh họa : - Cách sử dụng : Cho vài mẩu đất đèn ( có kích thước lớn hơn lổ thủng ở đáy ống nghiệm nhỏ ), đậy nút cao su có ống dẫn khí vào miệng ống nghiệm nhỏ. Cho nước vào ống nghiệm lớn ( 1/4 ), lắp ống nghiệm nhỏ vào ống nghiệm lớn như hình vẽ thì đất đèn sẽ tác dụng với nước tạo axetlien, khí axetilen sinh ra làm áp suất trong bình tăng lên nên đẩy khí ra ngoài. b/ Hiện tượng, phương trình phản ứng ( 3,0 điểm ) : Trong ống nghiệm nhỏ ở bộ dụng cụ điều chế axetilen: CaC 2 tan dần, dung dịch sôi lên ( phát nhiệt ), có khí thoát ra . Đó là C 2 H 2 CaC 2 + 2 H 2 O → Ca(OH) 2 + C 2 H 2 Trong ống nghiệm 1: có kết tủa vàng xuất hiện C 2 H 2 + Ag 2 O → C 2 Ag 2 + H 2 O Trong ống nghiệm 2: dung dịch Br 2 mất màu C 2 H 2 + Br 2 → C 2 H 2 Br 2 Khi đốt: C 2 H 2 cháy với ngọn lửa màu vàng . 2 C 2 H 2 + O 2 → 4 CO 2 + H 2 O Câu 4: ( 4,0 điểm ) Hình vẽ sau đây là sơ đồ thiết bị dùng để tìm hiểu về sự phân hủy NaHCO 3 khi bị đun nóng trong ống A . 9 men giấm a/ Sau thí nghiệm, trong ống B thu được chất lỏng gì ? Tại sao có được chất lỏng nầy ? Làm thế nào để nhận biết được chất lỏng đó ? b/ Trong ống C cần đựng dung dịch gì ? Vì sao ? a/ ( 2,5 điểm ) Sau thí nghiệm, trong ống B thu được H 2 O. Khi nhiệt phân NaHCO 3 , phản ứng xảy ra như sau : 2 NaHCO 3 → Na 2 CO 3 + H 2 O + CO 2 Nước sinh ra ở dạng hơi, khi qua bình B nhiệt độ thấp hơn ( gặp lạnh ) nên ngưng tụ. Để nhận biết nước, người ta dùng CuSO 4 khan ( màu trắng ) . b/ ( 1,5 điểm ) Trong ống C cần đựng dung dịch nước vôi trong, để kiểm chứng: trong sản phẩm của phản ứng nhiệt phân NaHCO 3 có khí CO 2 Ca(OH) 2 + CO 2 → CaCO 3 + H 2 O Câu 5( 6,0 điểm ) : a/ Em hãy giới thiệu bộ dụng cụ dùng để tiến hành điều chế dung dịch giấm ăn cho gia đình từ phản ứng lên men giấm rượu etylic với điều kiện an toàn và tốt nhất cho sự lên men giấm và có hiệu suất cao. Giải thích cách sử dụng dụng cụ nầy . b/ Trình bày phương pháp tinh chế dung dịch FeCl 2 có lẫn dung dịch CuCl 2 , FeCl 3 a/ ( 4,0 điểm ) Phương trình phản ứng : C 2 H 5 OH + O 2 CH 3 COOH + H 2 O Điều kiện thuận lợi cho sự lên men giấm là : Độ rượu không quá 10 độ, nhiệt độ từ 25-30 0 C, rượu và men giấm được tiếp xúc nhiều với không khí. Theo điều kiện trên, dụng cụ dùng để điều chế dung dịch giấm ăn cho gia đình cần có một thùng vừa rộng vừa nông, có ống thông phía trên để không khí lưu thông, có phểu để có thể rót dần rượu xuống dáy thùng mà không làm vỡ lớp váng men giấm ở phái trên, có vòi phía dưới để có thể lấy giấm ra một cách dễ dàng . b/ ( 2,0 điểm ) Cho một lượng bột Fe dư ( hoặc đinh Fe, hoặc miếng Fe ) vào dung dịch hỗn hợp, Fe tác dụng với 2 muối FeCl 3 , CuCl 2 theo phương trình phản ứng sau : Fe + 2 FeCl 3 → 3 FeCl 2 Fe + CuCl 2 → FeCl 2 + Cu Lọc loại Fe dư và Cu , dung dịch thu được là dung dịch FeCl 2 tinh khiết. 10 . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRUNG HỌC CƠ SỞ - NĂM HỌC 200 4-2 005 ******** ********************** MÔN : LÝ THUYẾT THỰC HÀNH HOÁ HỌC. 4 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRUNG HỌC CƠ SỞ - NĂM HỌC 200 4-2 005 ******** ********************** MÔN : LÝ THUYẾT THỰC HÀNH HOÁ HỌC. D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRUNG HỌC CƠ SỞ - NĂM HỌC 200 4-2 005 ******** ********************** MÔN : LÝ THUYẾT THỰC HÀNH HOÁ HỌC

Ngày đăng: 02/08/2014, 02:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan