luận văn nghệ thuật kể chuyện trong phim rừng nauy của trần anh hùng và tiểu thuyết cùng tên của haruki murak

138 4.9K 28
luận văn nghệ thuật kể chuyện trong phim rừng nauy của trần anh hùng và tiểu thuyết cùng tên của haruki murak

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X PHIM RỪNG NAUY (Chuyển thể từ tiểu thuyết Rừng Nauy của nhà văn Haruki Murakami) Đạo diễn: Trần Anh Hùng Sản xuất: Kameyama Chihiro , Shinji Ogawa Kịch bản: Tiểu thuyết : Murakami Haruki Chuyển thể: Trần Anh Hùng Diễn viên: Kikuchi Rinko Matsuyama Kenichi Mizuhara Kiko Âm nhạc: Jonny Greenwood Quay phim : Lý Bình Tân Thời lượng: 120 phút Quốc gia: Nhật Bản Ngôn ngữ: tiếng Nhật Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học 1 Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X Công chiếu: 2010 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Không thể phủ nhận những thành quả mà điện ảnh mang lại trong hành trình khám phá và phản ánh đời sống của con người, mang những câu chuyện kỳ thú trên thế giới phiêu du ngay trước mắt người xem. Có thể nói, điện ảnh là một loại hình nghệ thuật trẻ tuổi nhất và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các loại hình nghệ thuật gần gũi hình thành nên một loại hình nghệ thuật tổng hợp. Trong tương quan đó, điện ảnh chịu ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ của văn học ngay từ khi mới ra đời. Giữa hai loại hình này có mối quan hệ hết sức bền vững. Điện ảnh lấy cảm hứng, chất liệu từ mạch nguồn phong phú của kho tàng văn học, tiếp thu kinh nghiệm nghệ thuật và các thủ pháp biểu hiện của văn học và ngược lại “điện ảnh cũng làm thay đổi tiểu thuyết”. Như vậy trong quá trình kế thừa những tinh hoa nghệ thuật của văn học cũng như các loại hình khác, điện ảnh cũng “dần dần tích luỹ được những thủ pháp nghệ thuật của mình, sáng tạo ra ngôn ngữ riêng của mình” [13; 39]. Xét về phương thức biểu hiện, văn học là ngôn ngữ của ngôn từ và điện ảnh là ngôn ngữ của hình ảnh đã dẫn đến nghệ thuật kể chuyện của hai loại hình khác nhau. Khi tiếp nhận một bộ phim hay một cuốn tiểu thuyết, điểm hấp dẫn không chỉ là những yếu tố cấu thành tác phẩm mang tính chất đặc thù của thể loại mà còn có một yếu tố tiên quyết là cách thức mà nhà văn và đạo diễn kể câu chuyện đó như thế nào. Vấn đề nghệ thuật kể chuyện đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh vì đó là con đường đi đến với công chúng thưởng thức nghệ thuật. Cùng một chủ đề đề tài, cùng một câu chuyện nhưng ở mỗi loại hình nghệ thuật lại được hiện hình với một hình thức khác nhau bởi ngôn ngữ đặc trưng riêng. Nghiên cứu về cách kể hay chính là nghệ thuật kể chuyện trong điện ảnh so với tiểu thuyết là một hướng đi rất mới mẻ và đầy thú Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học 2 Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X vị. Cách tiếp xúc này giúp ta có cách thâu tóm và chạm tay gần nhất để bóc tách những đặc trưng của điện ảnh so với văn học. Ngày nay, vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh ngày càng trở nên quen thuộc. Các tác phẩm văn học được ưa thích đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận đối với các bộ phim. Câu chuyện trong tác phẩm văn học khi được chuyển thể lên phim dù muốn hay không cũng được đạo diễn thể hiện theo trận đồ kể chuyện của điện ảnh. Tiểu thuyết Rừng Nauy của Haruki Murakami được xuất bản năm 1987 thực sự là một hiện tượng lạ với bốn triệu bản sách và theo thống kê cứ bảy người Nhật thì có một người đọc. Cuốn sách nhanh chóng trở thành bestseller ở bất cứ nơi đâu xuất hiện, trở thành cuốn sách gối đầu giường của giới trẻ Nhật Bản nói riêng, giới trẻ thế giới nói chung và đã đưa tác giả của nó lên thành một trong những nhà văn hàng đầu của Nhật Bản. Glasgow Hirald đã nhận xét “Một câu chuyện xúc động đến ngạt thở… Không nghi ngờ gì Murakami là một trong những tiểu thuyết gia tinh tế nhất thế giới”. Đây là một câu chuyện “khắc hoạ những khát vọng bất thành của tuổi thanh xuân, những tư tưởng quá khích, sự lựa chọn cái chết và quá trình trưởng thành - một thứ kinh nghiệm mà ai cũng phải trải qua trong đời. Nó vừa mạnh mẽ, vừa tinh tế, giàu tình gợi dục và cả chất thơ”. Chính vì thế, khi đạo diễn Trần Anh Hùng chuyển thể câu chuyện lên phim Rừng Nauy đã gây một làn sóng dư luận lớn như đã từng có khi tiểu thuyết ra đời. Mọi người tò mò về sự hiện hình bằng hình ảnh của câu chuyện được thể hiện như thế nào và đã chuyển tải được tinh thần của câu chuyện hay chưa? Để bộ phim Rừng Nauy được đưa lên màn ảnh là những nỗ lực không mệt mỏi của đạo diễn Trần Anh Hùng trong suốt bốn năm ròng thuyết phục nhà văn Haruki Murakami cùng sự đóng góp của cả ekip làm phim. Câu chuyện trong tiểu thuyết Rừng Nauy của Haruki Murakami được chuyển thể lên màn ảnh với một ngôn ngữ hoàn toàn mới, ngôn ngữ của hình ảnh. Nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện trong phim Rừng Nauy của Trần Anh Hùng và tiểu thuyết cùng tên của Haruki Murakami là một hướng đi mang lại cho chúng ta những hiểu biết thú Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học 3 Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X vị. Lựa chọn đề tài này, người viết muốn đóng góp một phần nho nhỏ trong việc lý giải ngôn ngữ của điện ảnh so với ngôn ngữ của văn học và cách Trần Anh Hùng dùng để chuyển thể tiểu thuyết Rừng Nauy của Haruki Murakami lên màn ảnh. 2. Lịch sử vấn đề Ra đời muộn nhưng điện ảnh đã có những tiếp thu khá thú vị của các ngành nghệ thuật khác hình thành cho mình những đặc trưng riêng. Xét về nghệ thuật kể chuyện hay còn gọi là nghệ thuật tự sự, nghệ thuật trần thuật là khái niệm được sử dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu của văn học và điện ảnh. Đây được coi là ngành nghiên cứu then chốt và rất được chú trọng trong việc phân tích và phê bình phim trong tương quan với các văn học. Nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện hay chính là nghiên cứu cấu trúc tự sự học trong văn học được giới nghiên cứu và phê bình đặc biệt quan tâm. Ra đời từ năm 1969, thuật ngữ “tự sự học” là danh xưng do nhà nghiên cứu Tezvetan Todorov đưa ra khởi đầu cho một ngành nghệ thuật nghiên cứu tự sự. Đây là sự tiếp nối cho công trình nghiên cứu Thi pháp học của Aristote. Trong công trình này đã chỉ ra cấu trúc cơ bản của một văn bản tự sự. Ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử có công trình nghiên cứu Tự sự học và Lại Nguyên Ân có công trình Về việc mở ra môn trần thuật học trong ngành nghiên cứu văn học ở Việt Nam là những bước đầu ghi dấu ấn nghiên cứu tự sự trong văn học. Đến với điện ảnh, nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện được rất nhiều học giả quan tâm và đề cập đến trong khá nhiều các công trình nghiên cứu chuyên sâu về điện ảnh. Trong công trình Nghệ thuật điện ảnh (Film art) của David Bordwell và Kristin Thomspon đã dành một phân cuốn sách cho việc nghiên cứu tự sự trong phim. Toàn bộ chương ba của cuốn sách với nhan đề Phim tự sự như một hệ thống hình thức đã tập trung nghiên cứu phương thức thể hiện của điện ảnh trong việc kể chuyện theo hướng tự sự học. Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học 4 Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X Tác giả Warren Buckland với công trình nghiên cứu Tìm hiểu phim (Film studies) người dịch Phạm Ninh Giang đã dành toàn bộ chương hai để viết về Cấu trúc phim: tự sự và kể chuyện. Tự sự theo cách lý giải của nhà nghiên cứu, đó là một loạt sự kiện có liên quan đến nhau theo chuỗi nguyên nhân - kết quả. Nhà nghiên cứu Manfred Jahn và công trình nghiên cứu Nhập môn phân tích phim theo trần thuật học (A Guide Narratological Film Analysis, Poem, anh Prose: A Guide to the Theory of Literary Genres) đã có những nghiên cứu cụ thể về phương thức thể hiện kết cấu, trần thuật và điểm nhìn trong điện ảnh. Đặc biệt, công trình đã những ví dụ phim và phân tích nó dưới góc nhìn tự sự học giúp ta có cách nhận diện câu chuyện được kể như thế nào trên phim. Nhà nghiên cứu Timothy Corrigan trong cuốn sách Hướng dẫn viết về phim (A Short Guide to Writing about Film - người dịch Đặng Nam Thắng, Phạm Xuân Thạch hiệu đính) đã giành gần như toàn bộ chương ba Những thuật ngữ và chủ đề phân tích phim và viết phê bình phim, đề cập đến các khái niệm tự sự, nhân vật và điểm nhìn như một sự quan tâm đáng chú ý trong công việc nghiên cứu điện ảnh. Trong chương này nhà nghiên cứu đã đi sâu vào khai thác những đặc điểm rất xác thực về dàn cảnh, dựng phim, âm thanh, ánh sáng,… trong cách kể chuyện của điện ảnh mang lại cho chúng ta cái nhìn cụ thể về điện ảnh. Ở Việt Nam, chúng tôi được tiếp xúc với công trình Những vấn đề lý luận kịch bản phim, tác gải Đoàn Minh Tuấn, giảng viên khoa Điện ảnh trường Đại học sân khấu điện ảnh cũng trình bày một vấn đề về Cấu trúc tự sự và những vấn đề liên quan. Từ đây có thể thấy, vấn đề nghiên cứu tự sự học hay chính nghệ thuật kể chuyện trong văn học và điện ảnh được quan tâm đặc biệt. Các công trình dù lớn hay nhỏ đều góp phần làm cụ thể hơn những lý thuyết về nghệ thuật kể chuyện. Đặc biệt, nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện trong mối tương quan giữa văn học và điện ảnh cũng được quan tâm trong các công trình nghiên cứu từ sách xuất bản đến các bài đăng tạp chí hay khoá luận. Các công trình Bàn về cải biên Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học 5 Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X tiểu thuyết thành phim của Hạ Diễn và Dương Thiên Hỷ, Bàn về viết truyện phim đạo diễn phim và diễn viên điện ảnh của V.Pu-đốp-kin, Đốp-gien-cô và điện ảnh của I.Vaisphen, Phê bình phim Sta-pa-ep của N.Alê- bê-đep,… là những nghiên cứu sâu sắc trong mối quan hệ giữa văn hcọ và điện ảnh. Bên cạnh đó, còn có các bài đăng trên các tạp chí đưa ra những nghiên cứu đầy hữu ích về lý thuyết trần thuật học giữa văn học và điện ảnh: - Bài viết So sánh mĩ học tiểu thuyết và mĩ học điện ảnh của Magnin đăng trên Điện ảnh Thế giới số 3.1983. - Bài viết Lí luận trần thuật học đương đại và trần thuật học điện ảnh của Lý Hiển Kiệt đăng trên tạp chí Đại học sư phạm Hoa Trung, số 6.1999. - Bài viết Tính đối thoại của kết cấu trần thuật điện ảnh của La Nhạc đăng trên Điện ảnh đương đại số 2.2005 - Bài viết Mối quan hệ giữa trần thuật học văn học và trần thuật học điện ảnh đăng trên http://vanhocquenha.vn. Và còn nhiều bài viết khác. Trong các trường đại học cũng có các công trình khoá luận nghiên cứu về tác phẩm văn học và phim truyện chuyển thể trên một số phương diện của nghệ thuật tự sự: - Mật mã điện ảnh Vinci - Từ tiểu thuyết đến điện ảnh (so sánh tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh) của Hà Thị Phượng (2007). - Kết cấu, người kể chuyện và không gian trong phim Rashomon của đạo diễn Kurosawa dưới góc nhìn trần thuật học của Đoàn Thị Bích Thuỳ (2008). - Bộ phim Hồi ức của một Geisha dưới góc nhìn tự sự học của Hoàng Thi Nga (2010). - Tự sự và cấu trúc tự sự trong phim Vertigo của Alfred Hitchcock (nhìn từ góc độ cấu trúc ba hồi, quan hệ nhân quả, người kể chuyện và không - thời gian) của Thế Thị Vân (2010). - Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Người Mỹ trầm lặng, công trình nghiên cứu khoa học. Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học 6 Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X - Tiểu thuyết Bến không chồng và bộ phim cùng tên thông qua vấn đề liên văn bản, công trình nghiên cứu khoa học của Lê Thị Tuân (2011). - Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (từ góc nhìn tự sự) (2010) của Đỗ Thị Ngọc Điệp. Và nhiều công trình khác nữa đã cho thấy việc nghiên cứu tác phẩm điện ảnh trong tương quan với văn học được quan tâm rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, nghiên cứu phim Rừng Nauy của đạo diễn Trần Anh Hùng trong quan hệ với tiểu thuyết cùng tên của Haruki Murakami thì đến nay chưa có công trình nào. Bởi bộ phim Rừng Nauy vừa mới ra mắt chưa được bao lâu nên chỉ có những bài bình luận trên các báo và tạp chí, trên các trang web. Với đề tài này, người viết muốn đưa ra một đóng góp nhỏ trong việc tìm hiểu tiểu thuyết và bộ phim chuyển thể theo hướng tiếp cận nghệ thuật kể chuyện. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là tác phẩm điện ảnh Rừng Nauy của đạo diễn Trần Anh Hùng và tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Haruki Murakami. Trong đó, người viết tập trung ở phạm vi nghiên cứu những yếu tố trong nghệ thuật kể chuyện: cốt truyện, kết cấu, người kể chuyện, điểm nhìn, nhân vật, không gian thời gian, ngôn ngữ kể chuyện. 3. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp chính được sử dụng trong khoá luận: - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp khảo sát, thống kê. - Phương pháp liên ngành. 4. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của khoá luận Vận dụng lý thuyết trần thuật học trong văn học và trần thuật học trong điện ảnh cùng việc khảo sát cuốn tiểu thuyết và tác phẩm điện ảnh chuyển thể, người viết muốn phân tích nghệ thuật kể chuyện của mỗi loại hình từ một câu chuyện. Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học 7 Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X Từ đó, làm sáng tỏ được cách mà nhà văn và đạo diễn thể hiện câu chuyện như thế nào bằng chính những đặc trưng của loại hình thông qua các yếu tố: cốt truyện, kết cấu, người kể chuyện, điểm nhìn, nhân vật, không gian, ngôn ngữ kể chuyện. Thực hiện được như vậy, khoá luận sẽ góp một phần nhỏ trong việc lý giải lợi thế kể chuyện của mỗi loại hình điện ảnh và văn học. 5. Cấu trúc khoá luận Khoá luận với đề tài “Nghệ thuật kể chuyện trong phim Rừng Nauy của Trần Anh Hùng và tiểu thuyết cùng tên của Haruki Murakami”, ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm có các 4 chương: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương II: Cốt truyện và kết cấu Chương III: Người kể chuyện, điểm nhìn, nhân vật Chương IV: Không gian và ngôn ngữ kể chuyện Cuối cùng là Tư liệu tham khảo. Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học 8 Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận . Những vấn đề lý luận về nghệ thuật kể chuyện. Nghệ thuật kể chuyện trong văn học. Khi nghiên cứu phê bình tác phẩm văn học chúng ta không thể không nhắc đến nghệ thuật kể chuyện hay còn gọi là nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật tự sự. Đó là phương diện thi pháp quan trọng, là linh hồn, là cốt lõi của một tác phẩm, đồng thời cũng là dụng công, tâm huyết của nhà văn khi sản sinh ra đứa con tinh thần của mình. Khi chúng ta tiếp xúc với một tác phẩm văn học: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch,… là chúng ta đang tiếp cận với một câu chuyện, người đọc cứ dần dần đắm mình vào thế giới của câu chuyện đó. Để có một tác phẩm lay động được tâm hồn của người đọc, mỗi nhà văn không chỉ sáng tạo ra một câu chuyện cảm động mà còn là cách đưa câu chuyện đến với độc giả. Có thể thấy, vấn đề nghệ thuật kể chuyện chiếm vị trí khá quan trọng trong việc tạo nên thành công cho tác phẩm. Ngày nay, người ta không quá quan tâm đến nội dung câu chuyện mà họ quan tâm nhiều hơn cả là cách nhà văn kể câu chuyện đó. Khái niệm Narratology (tiếng Anh) Narratologie (tiếng Pháp) được dịch là nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật tự sự. Đây là khái niệm thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phê bình văn học. Nghệ thuật kể chuyện hay nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật tự sự cũng đều là phương thức tái hiện đời sống. Khi bàn đến các phương tiện cơ bản của miêu tả tự sự, G.N.Pospelov trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học xác định: “Đóng vai trò quyết định trong loại văn học tự sự… là sự trần thuật học, tức là một câu chuyện về các sự kiện xảy ra được kể từ phía người khác” [7; 66]. Bên cạnh đó, ông còn chỉ ra các Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học 9 Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X thành phần cơ bản của nghệ thuật kể chuyện: “Với sự trợ giúp của trần thuật, miêu tả, bình luận, lời nói nhân vật trong các tác phẩm tự sự, cuộc sống được nắm bắt một cách tự do và sâu rộng” [7; 68]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Tự sự là một phương thức tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó, tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện, gắn với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc hoạ đầy đủ, nhiều mặt hơn hẳn nhân vật trữ tình, kịch” [15; 385]. Có thể nói, nghệ thuật kể chuyện có một vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm văn học bởi thông qua cấu trúc trần thuật đó người đọc không chỉ biết được điều nhà văn muốn nói mà còn biết cách nhà văn nói ra điều đó. Để làm được điều đó một tác phẩm văn học cần có sự đóng góp của nhiều thành tố: vai trò của người kể chuyện, sự chuyển đổi phương thức trần thuật, điểm nhìn trần thuật, kết cấu, giọng điệu, không gian,thời gian,… Kết cấu trần thuật gắn liền với sự phát triển của cốt truyện. Nhà văn đã sử dụng những thủ pháp, phương thức này để mang câu chuyện đến với độc giả, bộc lộ cách lý giải cuộc sống từ cách nhìn riêng và cá tính sáng tạo của tác giả. Yếu tố đầu tiên làm nên thành công cho tác phẩm văn học chính là cốt truyện (plot), có vai trò quan trọng bậc nhất không thể thiếu. Loại bỏ cốt truyện, tác phẩm văn học sẽ chuyển sang một dạng văn bản khác. Cốt truyện là toàn bộ những sự kiện mà nhà văn đã kể lại trong văn bản tự sự mà người đọc có thể kể lại được. G.N.Pospelov trong công trình Dẫn luận nghiên cứu văn học cho rằng: “cốt truyện là tiến trình của các sự kiện” [7; 63]. Nhà nghiên cứu V.B.Shklovsky cũng đề xuất cách hiểu: “cốt truyện là cách sắp xếp các sự kiện, sự việc, tình tiết của chúng trong văn bản nghệ thuật” [24; 38]. Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân cho rằng: “cốt truyện là sự phát triển hành động, tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm tự sự và kịch, đôi khi cả trong các tác phẩm trữ tình” [16; 112]. Tuy mỗi nhà nghiên cứu có những định nghĩa khác nhau nhưng đều nhấn mạnh đến vai trò quan trọng không thể thiếu của hệ thống sự kiện. Cốt truyện trong tác phẩm văn học đã giúp bộc lộ tính Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học 10 [...]... nhau của nghệ thuật kể chuyện, tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện với người đọc và phong cách sáng tạo độc đáo của nhà văn Nghệ thuật kể chuyện trong điện ảnh Không phải loại hình nghệ thuật nào ra đời đã có thể đứng vững và phát triển nhanh chóng Với nghệ thuật điện ảnh cũng vậy ! Điện ảnh ra đời sau nhiều loại hình nghệ thuật khác: kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, văn. .. mẻ với đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng Năm 2008, sau bốn năm thuyết phục nhà văn Haruki Murakami, Trần Anh Hùng đã chính thức được mời làm đạo diễn chuyển thể cho bộ tiểu thuyết Rừng Nauy lên màn ảnh Cả bốn bộ phim trước của anh đều được phát triển từ kịch bản của chính anh và chúng mang một dấu ấn riêng không lẫn được Nhưng Rừng Nauy là bộ phim đầu tiên anh chuyển thể từ một tác phẩm nổi... nhận biết được cốt truyện trong phim khi chuyển thể đã giữ lại, cải biên hay bổ sung chi tiết nào cần phải theo dõi từng cảnh, từng sự kiện Từ cốt truyện tiểu thuyết Rừng Nauy đến cốt truyện phim Rừng Nauy Bộ phim Rừng Nauy (Noweigian Wood) của đạo diễn Trần Anh Hùng được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Haruki Murakami Đây là một 36 Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học ... chọn những khuôn hình và trau chuốt nó một cách kỹ lưỡng để có thể lột tả được hết những cung bậc cảm xúc của nhân vật Đây là nét đặc trưng ngôn ngữ điện ảnh rất riêng của Trần Anh Hùng Với những ai đã từng đọc tiểu thuyết Rừng Nauy của Haruki Murakami sẽ không tránh khỏi việc so sánh truyện với phim chuyển thể Rừng Nauy của Trần Anh Hùng Nhưng mọi sự so sánh đều khập khiễng bởi Rừng Nauy được thể hiện... 1995, giải phim hay nhất trong liên hoan phim quốc tế tại Flander (Vương quốc Bỉ) năm 1995; I Come with the rain năm 2008 bộ phim tiếng Anh đầu tiên Cùng năm 2008, Trần Anh Hùnh được mời làm đạo diễn chuyển thể điện ảnh bộ tiểu thuyết Rừng Nauy của Haruki Murakami Trần Anh Hùng là một đạo diễn trẻ nhưng những bộ phim của anh luôn tạo được dấu ấn rất riêng, lặng lẽ thâm trầm nhưng ẩn sâu bên trong là... nổi nhưng vô cùng nhạy cảm, mang trong mình cả yếu tố đột phá quyến rũ lẫn vẻ đẹp mong manh bí ẩn” (Trần Anh Hùng nói) Nhưng với lợi thế và cũng chính đặc điểm này mà đạo diễn Trần Anh Hùng đã nhận được cái gật đầu của Haruki Murakami là nét đẹp trầm lặng nhưng bên trong lại là những cảm xúc xô bờ đã giúp anh tạo nên thành công cho bộ phim Đạo diễn đã biến câu chuyện của nhà văn Haruki Murakami trở... đậm dấu ấn của riêng mình, một bộ phim đứng độc lập so với bản truyện gốc Tuy nhiên, tiểu thuyết Rừng Nauy không phải là tác phẩm dễ chuyển thể vì sự dẫn dắt người đọc qua cách kể văn chương của tác giả Haruki Murakami đã để lại ấn tượng quá mạnh mẽ và khó có thể thay thế được Với một cuốn sách có phương tiện là những con chữ và Rừng Nauy lại là tiểu thuyết có cốt truyện đậm chất văn học Tiểu thuyết là... trong điện ảnh rất phức tạp và cũng khác với khái niệm người kể chuyện trong văn 16 Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X học Hơn nữa, nói đến người kể chuyện trong điện ảnh có một điểm khác với văn học bởi vai trò quan trọng của máy quay Khi nhắc đến nghệ thuật kể chuyện không thể không đề cập đến không gian Với điện ảnh cũng vậy, một nghệ thuật kể chuyện đặc sắc phải được... nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định Bên cạnh đó, thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn sử dụng để kể câu chuyện còn có nhiều yếu tố khác như giọng điệu, ngôn ngữ,… Qua đây, có thể thấy nghệ thuật kể chuyện là những thủ pháp, phương thức mà nhà văn sử dụng để kể chuyện Nó góp phần lớn trong việc xem xét đánh giá nhân vật, sự kiện cũng như tái tạo câu chuyện Mỗi yếu tố của nghệ thuật kể chuyện đều có... vậy, không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật Không 12 Nguyễn Thị Yến – K52 Văn học Khoá luận tốt nghiệp khoá QH- 2007 -X gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, “mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật Và sự miêu tả, trần thuật bên trong tác phẩm văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, ta xác định được vị trí của chủ thể trong không - . trúc khoá luận Khoá luận với đề tài Nghệ thuật kể chuyện trong phim Rừng Nauy của Trần Anh Hùng và tiểu thuyết cùng tên của Haruki Murakami”, ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm có. một ngôn ngữ hoàn toàn mới, ngôn ngữ của hình ảnh. Nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện trong phim Rừng Nauy của Trần Anh Hùng và tiểu thuyết cùng tên của Haruki Murakami là một hướng đi mang lại cho. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là tác phẩm điện ảnh Rừng Nauy của đạo diễn Trần Anh Hùng và tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Haruki Murakami. Trong đó, người

Ngày đăng: 01/08/2014, 23:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan