Một số biện pháp giúp học sinh yếu

19 765 0
Một số biện pháp giúp học sinh yếu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm Lời nói đầu Dạy học là một nghệ thuật. Để đạt được nghệ thuật đó, người giáo viên phải thực sự có tâm huyết, hết mình vì công việc dạy học, biến cái nghề thành bản nghiệp của mình. Có như vậy, người giáo viên mới có thể đào tạo được những thế hệ học trò xuất sắc và trưởng thành. Năm học 2009 – 2010 là năm thứ tư thực hiện cuộc vận động của Bộ Giáo dục: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Mặt khác, từ năm học 2005 – 2006, Phòng Giáo dục & Đào tạo Từ Sơn đã tổ chức cho các trường coi thi chéo và chấm chéo để khảo sát chất lượng học sinh. Điều này đã phần nào khẳng định nền Giáo dục của Thị xã Từ Sơn là thực chất. Từ đó, giúp các em học sinh xác định rõ về động cơ học tập của bản thân mình. Không những thế, Phòng Giáo dục & Đào tạo Từ Sơn còn thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề để giáo viên có thể trao đổi, học hỏi khinh nghiệm lẫn nhau nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục. Trường THCS Tương Giang là một đơn vị tiên tiến nhiều năm liền. Hoạt động dạy - học của trường đã đi vào nề nếp tốt và đã có chiều sâu. Chất lượng đại trà và tỉ lệ học sinh thi vào THPT của trường trong những năm gần đây đều đạt được kết quả cao. Mục tiêu của nhà trường là duy trì và phát huy kết quả đó. Là một người giáo viên, với lòng yêu nghề, tôi mong muốn góp một phần (dù rất nhỏ) của mình vào công tác giáo dục. Bản thân tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9. Đây là một công việc đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao. Do vậy yêu cầu đặt ra cho tôi là phải thường xuyên tự bồi dưỡng bản thân mình, rèn luyện năng lực chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chỉ tiêu mà nhà trường giao cho. Vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh khi học bộ môn Ngữ văn, nhất là học sinh yếu kém. Song do hạn chế về năng lực, lại là những suy nghĩ của cá nhân chắc hẳn không khỏi những khiếm khuyết, rất mong được sự đóng góp nhiệt tình của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang 1 Sáng kiến kinh nghiệm PHẦN MỘT : MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lí luận: Ngữ văn là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng tình cảm cho học sinh.Vì thế, nó có vị thế đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS. Nội dung chương trình được xây dựng trên quan điểm thích hợp giảm tải, tăng thực hành và gắn với thực tế. Nguyên tắc tích hợp được biểu hiện cụ thể trong mỗi tiết học, bài học và đựơc chuyển tải đến học sinh bằng phương pháp dạy học tích cực. Cụ thể là: dạy - học thông qua cách tổ chức các hoạt động của học sinh; rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường hoạt động cá thể và hợp tác nhóm; kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò. Trong đó rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh, đặc biệt cho đối tượng học sinh yếu, kém là một việc làm cần thiết và quan trọng. 2. Cở sở thực tiễn: Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải đổi mới cách dạy của thầy và cách học của trò. Trò chủ động nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các đơn vị kiến thức trong mỗi bài học thì mới chiếm lĩnh một cách có ý thức và ghi nhớ sâu sắc. Có như thế mới phát huy được tính chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. Cách học này rất khó đối với học sinh yếu kém. Do đó đòi hỏi phải có sự hổ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy cô. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn, tôi luôn mong muốn mình có một phương pháp tối ưu, phù hợp, dễ hiểu để giúp các em tiếp thu kiến thức tốt và có hứng thú học tập bộ môn. Trong thực tế, việc giúp đỡ các đối tượng này vẫn chưa chú trọng đúng mức. Giáo viên chưa có kinh nghiệm, chưa vạch ra kế hoạch cụ thể để giúp đỡ các em. Cho nên, chất lượng môn học chưa cao; học sinh yếu kém còn nhiều ở từng khối lớp. Để tiến tới trường đạt chuẩn quốc gia năm học 2009 – 2010, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến với đề tài: “Một vài biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém học môn Ngữ văn cấp THCS”. Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang 2 Sáng kiến kinh nghiệm II. LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ: Vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn đối với học sinh yếu kém luôn là vấn đề nóng bỏng cần quan tâm đối với các nhà giáo dục. Vấn đề này đã có nhiều nhà nghiên cứu, bàn luận từ nhiều năm nay song việc thực hiện chưa thật đạt hiệu quả cao. III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA BÀI VIẾT: Trong bài viết này tôi mạnh dạn đưa ra những sáng kiến, nhằm nâng cao chất lượng của bộ môn Ngữ văn. Mặt khác, nó sẽ giúp cho học sinh yếu kém có hứng thú khi học bộ môn. IV. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 1/ Thực trạng ban đầu : a/ Thuận lợi : Đầu năm học 2002 - 2003 và liên tục ba năm sau đó, giáo viên đã được tập huấn đầy đủ về nội dung chương trình, phương pháp dạy- học đổi mới theo yêu cầu thay sách giáo khoa môn Ngữ văn cấp THCS. Trong từng năm học, giáo viên còn được dự các chuyên đề, hội thảo nhằm nâng cao phương pháp dạy - học và chất lượng bộ môn. Qua 8 năm học trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu nội dung chương trình SGK Ngữ văn cấp THCS bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm dạy học nhất định. b/ Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nói trên, chúng tôi còn gặp phải một số khó khăn trong quá trình dạy - học. Khó khăn lớn nhất đó là mặt bằng chất lượng đầu vào thấp, còn nhiều học sinh yếu kém. Đối tượng này, do mất căn bản nên thường thụ động, tiếp thu và ghi chép chậm, hiểu bài một cách mơ hồ, soạn bài sơ bài, đến lớp lại không dám bộc lộ những suy nghĩ hiểu biết cá nhân. . Cứ như thế, lỗ hổng kiến thức ngày càng lớn, các em thiếu Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang 3 Sáng kiến kinh nghiệm tự tin vào bản thân, mất dần ý thức tự giác học tập dẫn đến lười nhác và buông thả. Thêm vào đó, giáo viên chưa kinh nghiệm trong việc giúp đỡ học sinh yếu, kém; chưa phân loại học sinh ngay từ đầu năm học để có kế hoạch giúp đỡ kịp thời . Thường thì đến cuối kỳ, giáo viên mới tổ chức dạy vài ba buổi phụ đạo chứ chưa vạch ra một kế hoạch cụ thể để theo dõi kiểm tra quá trình tiến bộ của học sinh. Thêm vào đó, việc hướng dẫn phương pháp tự học cho học sinh yếu, kém còn chung chung ; trong các tiết học, giáo viên chưa quan tâm đúng mức, chưa tạo điều kiện tối đa cho các em bộc lộ tư duy, chưa thường xuyên biểu dương, khen ngợi những biểu hiện tiến bộ của các em. Cho nên, đối tượng học sinh này còn chậm tiến bộ, chất lượng học môn Ngữ văn còn thấp . 2/ Các giải pháp đã sử dụng: Vấn đề vướng mắc nêu trên đựơc đem ra bàn bạc ở tổ chuyên môn. chúng tôi đã đề ra các biện pháp giải quyết như: hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tổ chức dạy phụ đạo…. Các cấp quản lý chuyên môn đã tổ chức hội thảo nhằm tìm ra giải pháp khắc phục. Những nổ lực nói trên đã bước đầu cải thiện được tình hình chất lượng môn Ngữ văn. Nhưng nhìn chung hiệu quả chưa cao, chưa có “cẩm nang” để chữa căn bệnh đại trà này. Do đó cần phải tiếp tục tìm biện pháp cụ thể khắc phục thực trạng. 3/ Tiềm năng thực hiện đề tài: Hiện nay cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung của Bộ GD&ĐT đang được các cấp quản lý giáo dục triển khai và thực hiện triệt để. Vấn đề khắc phục tình trạng học sinh yếu kém, ngồi nhầm lớp là nhiệm vụ cấp thiết được toàn xã hội quan tâm. Mỗi một giáo viên, mỗi một tập thể sư phạm đã xây dựng kế hoạch hành động cụ thể nhằm để nâng cao chất lượng dạy học. Phụ huynh học sinh có ý thức và tinh thần trách nhiệm hơn đối với con em mình. Các tổ chức, các đoàn thể xã hội cùng kề vai với nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Tất cả những biểu hiện kể trên là tiềm năng hiện có để tôi thực hiện đề tài này. Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang 4 Sáng kiến kinh nghiệm V. PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN: 1. Phương pháp khảo sát thống kê: Tôi đã thực hiện phương pháp này qua việc dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp và qua thực tế giảng dạy của bản thân. Sau đó, tôi thống kê số học sinh yếu kém ở trong các lớp. Từ đó tôi nắm được đối tượng cần quan tâm nhằm đề ra phương pháp tối ưu nhất để vận dụng sao có hiệu quả. 2. Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu: Từ kinh nghiệm thực tế, kết hợp với việc đọc, tìm hiểu tâm lí lứa tuổi, tôi đã tổng hợp lại và đưa ra phương pháp tôi ưu nhất để hướng dẫn học sinh yếu kém yêu thích môn văn trước, sau đó là nâng cao chất lượng bộ môn. 3. Phương pháp thực nghiệm: Tôi đã tiến hành soạn và giảng cho học sinh yếu kém ở các lớp để các em nắm được qui tắc viết chính tả, có hứng thú với việc học tập bộ môn, tích luỹ được vốn kiến thức và có kĩ năng khi làm bài thi. Sau đó, tôi cho học sinh làm bài kiểm tra để biết được kết quả tiếp thu bài của các em đạt đến mức độ nào. Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang 5 Sáng kiến kinh nghiệm PHẦN HAI: NỘI DUNG I. BIỆN PHÁP: 1./ Những biện pháp chung cho toàn cấp học: a/ Khảo sát, phát hiện và phân loại trình độ học sinh: Việc làm đầu tiên của giáo viên sau khi nhận lớp là trong thời gian ngắn nhất phải phân loại được trình độ học sinh trong lớp. Ngay tuần học thứ nhất, bằng mắt nghề nghiệp và cảm tính của giáo viên sẽ nhận ra được mức độ học tập của từng học sinh. Thường thì các em khá, giỏi luôn chủ động tích cực phát biểu xây dựng bài, tiếp thu kiến thức rất nhanh; học sinh trung bình thì e dè, nhút nhát, ít năng động hơn; còn lại đối tượng yếu, kém. Ở đối tượng này, học sinh học thụ động, tiếp thu, ghi chép chậm. Sau khi phát hiện đựơc đối tượng cần quan tâm, giáo viên cần kiểm nghiệm lại bằng một bài khảo sát ở tuần thứ hai. Kết quả bài khảo sát là cơ sở để giáo viên nắm bắc được đối tượng học sinh yếu kém trong lớp. Lưu ý: Thời gian tổ chức làm khảo sát là do giáo viên tự bố trí ngoài số giờ qui định trong tuần. Việc khảo sát, phân loại trình độ học sinh cần làm kỹ, chính xác ở lớp 6 để có cơ sở cho những năm học sau. b/ Tổ chức kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu, kém: b1/ Hướng dẫn các chuẩn bị bài mới: - Chuẩn bị bài mới là việc làm cần thiết và quan trọng. Qui trình chuẩn bị bài mới được thực hiện ở nhà, bắt đầu từ việc đọc kỹ kết quả cần đạt của bài học, sau đó soạn từng phân môn theo câu hỏi trong SGK: - Phần đọc - hiểu văn bản : Các thao tác cụ thể: + Đọc văn bản: • Truyện dân gian: Đọc kết hợp với kể . • Truyện, ký, kịch: Đọc kết hợp với tóm tắc tác phẩm. • Thơ: Đọc theo nhịp và học thuộc bài thơ. Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang 6 Sáng kiến kinh nghiệm + Nghiên cứu phần chú thích, ghi nhớ nghĩa của một số từ khó và học tập cách dùng từ của văn bản. + Trả lời các câu hỏi phần đọc - hiểu: Đây là khâu quan trọng, học sinh cần khai thác thấu đáo nội dung, nghệ thuật chủ yếu của văn bản. + Tiếp cận các kiến thức trong phần ghi nhớ. + Làm các bài tập trong phần luyện tập. - Phân môn Tiếng việt và TLV: Xuất phát từ kiến thức phần văn bản học sinh cần: + Làm các bài tập tìm hiểu. + Tiếp cận các đơn vị kiến thức trong phần ghi nhớ. +Áp dụng vào giải quyết phần luyện tập. Ở hai phân môn này cần chú trọng khả năng thực hành, làm nhiều bài tập ứng dụng để hiểu sâu sắc lý thuyết. * Lưu ý: - Đây là yêu cầu khó đối với học sinh yếu kém vì khả năng tự học của đối tượng này rất thấp. Song không phải vì thế mà không rèn giũa. Giáo viên bắt buộc học sinh phải soạn bài theo đúng hường dẫn, soạn theo khả năng hiểu bài của mình, tuyệt đối không soạn để đối phó, không chép của bạn, không chép từ sách tham khảo , . . .Mặt khác, phải thường xuyên kiểm tra, chấm điểm vở soạn, điều chỉnh kịp thời phương pháp tự học của học sinh. Có thế mới rèn luyện được thói quen, nề nếp, ý thức tự học của đối tượng tự học của học sinh yếu, kém. - Thời gian hướng dẫn: giáo viên tranh thủ 15 phút đầu giờ, thời gian kiểm tra bài cũ hay tập trung riêng học sinh yếu, kém trong một khối lại để hướng dẫn. - Qui định về vở soạn: + Học sinh chuẩn bị một quyển vở soạn. + Mỗi trang chia làm hai cột. Phần soạn nội dung kiến thức Phần điều chỉnh, bổ sung b2/ Rèn luyện các kỹ năng cơ bản : Nghe, nói, đọc, viết là bốn kỹ năng cơ bản cần rèn luyện cho học sinh yếu, kém: Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang 7 Sáng kiến kinh nghiệm - Việc đọc được tiến hành ở hai mức độ: đọc thông thạo, trôi chảy rồi đến diễn cảm. Ở mức độ thứ nhất, giáo viên cho học sinh tự giác thực hiện ở nhà bằng cách đọc nhiều lần văn bản trước khi soạn bài. Khi đọc chú ý cách phát âm, cách ngắt giọng,… cho hợp lý. Đến lớp, giáo viên tạo điều kiện để đối tượng này được đọc trước lớp và uốn nắn cách đọc cho các em. Từ đó, điều chỉnh và nâng dần kỹ năng đọc của học sinh lên mức độ đọc diễn cảm. Muốn đọc diễn cảm, cần phải nắm bắt được thần thái của văn bản, mạch cảm xúc, ngữ điệu nhân vật, . . . và đặc biệt phải hoá thân vào tác phẩm thì mới biểu hiện được nội dung tư tưởng của tác phẩm. Kỹ năng này cần đưa vào luyện tập ở cuối tiết văn học. Có thể gọi học sinh khá, giỏi đọc mẫu, sau đó cho học sinh yếu kém đọc lại từng đoạn ngắn để rèn luyện. - Song song với kỹ năng đọc là rèn luyện kỹ năng viết: Yêu cầu đầu tiện đặt ra cho các em là phải viết sạch sẽ, rõ ràng, chữ viết đúng chính tả. Sau đó mới đến kỹ năng diễn đạt: dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn thành bài theo đặc điểm của từng thể loại. Muốn thực hiện tốt hai yêu cầu này cần cho học sinh lập sổ tay Văn học để tích luỹ vốn từ; ra bài tập thêm để tăng cường thời gian luyện viết ở nhà; giới thiệu sách để học sinh tham khảo,… Điều cần thiết là giáo viên phải thường xuyên kiểm tra, chấm điểm và sửa chữa kịp thời cho học sinh rút kinh nghiệm. - Bên cạnh kỹ năng trên, học sinh cần phải rèn luyện kỹ năng nghe và nói. Giáo viên cần sắp xếp cho học sinh yếu, kém ngồi ở những vị trí thích hợp như: những bàn đầu, đầu bàn dãy giữa để các em tập trung nghe cho tốt. Trong giờ học, nhất là các tiết luyện nói nên ưu tiên cho đối tượng học sinh này được rèn luyện kỹ năng diễn đạt bằng lời trước tập thể nhóm và trước lớp nhằm rèn luyện tính mạnh dạn, khả năng tư duy độc lập và bộc lộ mức độ tiếp thu của cá nhân. Qua đó, giáo viên nắm bắt đuợc tiến bộ của từng em trong từng giờ học. * Lưu ý: Việc rèn luyện bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết phải được thực hiện xuyên suốt trong từng năm học và toàn cấp học. Giáo viên phải tận dụng mọi thời gian có thể trong tiết học để giúp đỡ học sinh rèn luyện. Qui trình kiểm tra đánh giá nên lồng ghép vào việc kiểm tra bài cũ, trong thời gian luyện tập, trong các tiết trả bài kiểm tra, . . . đặc biệt là thường xuyên nhắc nhở học sinh ý thức tự rèn luyện bản thân . b3/ Phân công học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu, kém: Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang 8 Sáng kiến kinh nghiệm Tục ngữ có câu : “Học thầy không tày học bạn”. Muốn học sinh yếu, kém tiến bộ, ngoài sự giúp đỡ của thầy cần phải có sự hổ trợ đắc lực của bạn bè. Giáo viên bộ môn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để hình thành những “đôi bạn cùng tiến” giúp đỡ nhau trong học tập: Một học sinh giỏi kèm một học sinh kém, một học sinh khá kèm một học sinh yếu. Nhiệm vụ của từng đôi bạn là phải giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ. Các em khá, giỏi có thể hướng dẫn, kiểm tra việc học bài, soạn bài của bạn mình. Trên lớp thì cùng nhau thảo luận những vấn đề khó, lúc về nhà thì nhắc nhở nhau hoàn thành các công việc mà giáo viên giao cho. Sau một tuần, một tháng hay một đợt thi đua giáo viên sơ kết kết quả tiến bộ của từng đôi bạn. Khen ngợi biểu dương, cho điểm thưởng những đôi bạn nào có thành tích học tập tốt nhất. b4/ Phát huy trí lực của học sinh yếu, kém trong giờ học : Như đã nói ở phần thực trạng, học sinh yếu, kém thường thụ động, quen nghe, quen ghi chép mà không chủ động phát biểu xây dựng bài. Cho nên, muốn phát huy trí lực của các em trong giờ học cần có nhiều cách: Một là khích lệ, động viên, biểu dương, khen ngợi kịp thời khi các em có biểu hiện tích cực trong giờ học như: Tự giác phát biểu, nêu được một ý kiến hay, một câu nói đúng, … Hai là tạo điều kiện, cơ hội cho các em bộc lộ suy nghĩ, tư duy bằng những câu hỏi dễ, bài tập đơn giản; khơi gợi hứng thú bằng nhiều tình huống có vấn đề buộc học sinh phải giải quyết. Ba là qui định mỗi em trong một tiết học phải phát biểu tối thiểu một lần. Bốn là nhắc nhở, khiển trách những em chưa tích cực trong giờ học. b5/ Quan tâm thích đáng đến việc chấm, sữa bài cho học sinh yếu kém: Kết quả các bài kiểm tra định kỳ của học sinh yếu, kém thường thấp, nhất là ở phân môn TLV cho nên, khâu chấm sữa bài cho các em rất quan trọng. Giáo viên đọc kĩ bài làm của học sinh, phát hiện lỗi và ghi kí hiệu cho học sinh nhận biết để sữa. Lời phê của giáo viên phải khái quát được mức độ bài làm về kiến thức và kĩ năng; có hàm ý động viên, khuyến khích Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang 9 Sáng kiến kinh nghiệm sự vươn lên và rút kinh nghiệm ở lần sau; tránh những lời phê chung và thiếu tế nhị như: Yếu, kém,… làm học sinh nản lòng và mất niềm tin vào bản thân. Khi trả bài trên lớp, cần ưu tiên cho đối tượng học sinh này tự nêu cách chữa các lỗi đã mắc , tạo không khí học hỏi lẫn nhau trong lớp, tránh chế độ chê bai, miệt thị. . . .Những bài làm chưa đạt yêu cầu, giáo viên có thể yêu cầu học sinh viết lại đoạn văn, bài văn (nếu thấy cần thiết) và nhất thiết phải thu bài viết lại của học sinh để chấm lần hai. b6/ Tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh yếu, kém: Do hỏng một số kiến thức cơ bản , nên giáo viên cần tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh yếu, kém ngoài giờ chính khoá. giáo viên bộ môn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để tổ chức lớp học vào ngày chủ nhật, có thể dạy cho các em 3 tiết/ tuần, bắt đầu dạy vào tuần thứ 3 của năm học. Công việc chính trong các buổi học này là giúp học sinh ôn lại kiến thức cũ, rèn luyện kỹ năng của hai phân môn TV và TLV, tăng cường thực hành tạo lập văn bản, hướng dẫn thêm về phương pháp tự học. Phải nói rằng chỉ có học phụ đạo, giáo viên mới có thời gian, điều kiện để giúp đỡ tận tình cho từng học sinh. Qua đó, các em cảm thấy tự tin hơn vaò bản thân, sự mặc cảm, tự ti dần dần được xoá bỏ, chất lượng học tập mà nhờ đó cũng được tăng lên. c/ Quá trình kiểm tra, theo dõi, đánh giá kết quả : c1/ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và PHHS: - Đối với giáo viên chủ nhiệm: Ngay từ đầu năm, sau khi khảo sát, phân loại trình độ học sinh, giáo viên bộ môn cần phải báo cáo cho GVCN biết số lượng và danh sách học sinh yếu, kém trong lớp, trao đổi kế hoạch giúp đỡ đối tượng này với GVCN để phối hợp thực hiện. Lên lịch làm việc hằng tuần với GVCN để thông báo tình hình học sinh. Từ thông tin đó, GVCN có cơ sở để nhận xét, đánh giá cuối tuần. - Đối với phụ huynh học sinh: Phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi việc học của học sinh ở nhà. Cho nên, giáo viên cần thông báo cho phụ huynh biết kết quả khảo sát đầu năm để gia đình có sự quan tâm đúng mức đối với học sinh yếu, kém như: quản lý tăng cường thời gian tự học; đôn đốc, nhắc nhở học sinh thực hiện đầy đủ những yêu cầu của Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang 10 [...]... rng hc sinh yu kộm cú gim dn so vi nhng lp cha c ỏp dng Nh vy, vic ra nhng bin phỏp giỳp hc sinh yu kộm l tht s cn thit Mun phỏt huy ti a hiu qu ca vic lm ny, ũi hi giỏo viờn phi tn tu, tn tõm, vch ra k hoch c th ngay t u nm T ú, theo dừi giỳp i tng hc sinh ny vn lờn trong hc tp Quỏ trỡnh giỳp hc sinh yu kộm cú th túm tc nh sau: - Nhng bin phỏp chung cho ton cp hc: Mt l kho sỏt, phõn loi hc sinh. .. Dựng cm ch- v m rng cõu mc (II) cõu (c) Chỳng ta cú th núi rng tri sinh lỏ sen bao bc cm, cng nh tri sinh cm nm trong lỏ sen on Th Thỏi 12 Trng THCS Tng Giang Sỏng kin kinh nghim õy l mt cõu m rng thnh phn cm t (cm ng t) khụng h n gin i vi hc sinh yu kộm Nờn sau khi phõn tớch cõu ny giỏo viờn cho thờm mt vớ d n gin hn v gi mt em hc sinh yu lờn phõn tớch: Cụ giỏo // khen bn Nam/ hc gii c/ Lp 8: - Kiu... liờn lc b mụn tin trao i thụng tin vi ph huynh c2/ Lp s theo dừi hc sinh yu kộm: - Trang 1: Ghi danh sỏch hc sinh yu, kộm ( Mu: th t, h v tờn hc sinh, kt qu bi kho sỏt u nm) - Trang 2,3: Theo dừi ụi bn cựng tin ( Mu: Th t, h v tờn ụi bn, kt qu hc tp: M, 15 , 45; nhn xột ) - Trang 4,5: Theo dừi im trung bỡnh mụn ( Mu: Th t, h v tờn hc sinh TBm K1,TBm K2, TBm CN) - Phn cũn li: Theo dừi c th tng em (phn... hung c th trong mi vn bn thỡ hc sinh yu kộm mi son v hc c bi - Phn Ting vit: Ni dung Dựng cm ch- v m rng cõu rt khú i vi nhng hc sinh mt cn bn v cu trỳc ng phỏp ca cõu Cho nờn, cn lng ghộp vic ụn tp nhng kin thc c nh: Cỏch xỏc nh ch ng, v ng; cu to cỏc cm t (ó hc lp 6) vo tit dy bi mi Bờn cnh vic phõn tớch cỏc ng liu m SGK a vo, giỏo viờn phi cho nhng vớ d n gin hn hc sinh yu kộm d nhn din Vớ d: Bi... trong bn nm hc Nu giỏo viờn c phõn cụng dy theo lp thỡ s thun tin trong vic theo dừi giỳp hc sinh yu, kộm Nu giỏo viờn khụng c dy theo lp thỡ bn giao s ny cho ngi dy nm sau quỏ trỡnh theo dừi c liờn tc 2/ Nhng bin phỏp c th cho hc sinh yu, kộm tng khi lp: a/ Lp 6: - Hng dn k phng phỏp hc tp b mụn cho hc sinh ngay t u nm hc: + Gii thớch tờn gi Ng vn + Cu trỳc chng trỡnh mụn hc, bi hc + Cỏch son bi... vn giu sc biu cm Cn cho hc sinh yu kộm vit tng on vn ngn rốn cỏch din t Gii thiu ti liu tham kho, nhng on vn miờu t hay cho hc sinh c v vn dng b/ Lp 7: - Hng dn k cỏch hc phn vn hc c (Th ch Hỏn): + c k bn nguyờn õm, dch ngha v dch th + Tỡm hiu ngha ca tng yu t Hỏn- Vit + Xỏc nh th th + i chiu bn dch th vi bn nguyờn õm hiu ỳng ni dung bi th - Phn vn ngh lõn : Yờu cu hc sinh nhn nh c vn ngh lun, trỡnh... HAI: NI DUNG I Bin phỏp: 3 3 5 6 6 6 1 Nhng bin phỏp chung cho ton cp hc a Kho sỏt, phỏt hin v phõn loi trỡnh hc sinh 6 6 b T chc k hoch giỳp hc sinh yu kộm c Quỏ trỡnh kim tra, theo dừi, ỏnh giỏ kt qu 2 Nhng bin phỏp c th cho hc sinh yu, kộm tng khi lp a Lp 6 b Lp 7 c Lp 8 d Lp 9 II Kt qu nghiờn cu PHN BA: KT... im) on Th Thỏi 11 Trng THCS Tng Giang Sỏng kin kinh nghim + Sa li chớnh t trong cỏc tit tr bi vit - Rốn k nng to lp vn bn theo tng kiu bi: + Cn cho hc sinh yu kộm nm c cỏc bc lm bi c bit, phi thnh tho trong khõu lp dn ý + i vi kiu bi t s, nờn lu ý cho hc sinh yu kộm v c trng ca ba dng bi: K mt cõu chuyn cú sn theo sỏch (k bng li vn ca mỡnh, úng vai nhõn vt); k chuyn i thng (ngi tht, vic tht) , k chuyn... túm tc nh sau: - Nhng bin phỏp chung cho ton cp hc: Mt l kho sỏt, phõn loi hc sinh ngay t u nm Hai l t chc k hoch giỳp : + Hng dn cỏch son bi mi + Rốn luyn k nng c bn + Phõn cụng hc sinh khỏ, gii h tr + Phỏt huy trớ lc hc sinh yu, kộm trong gi hc + Quan tõm thớch ỏng n vic chm, sa bi kim tra + T chc dy ph o Ba l cỏch thc theo dừi kim tra, ỏnh giỏ ca giỏo viờn - Nhng bin phỏp c th cho tng khi lp: Tng... GVCN cn phi phi hp cht ch vi GVBM trong vic thc hin k hoch giỳp hc sinh yu, kộm on Th Thỏi 16 Trng THCS Tng Giang Sỏng kin kinh nghim 2/ i vi PHHS: Quỏn trit thi gian hc nh, thng xuyờn theo dừi s liờn lc v trao i tỡnh hỡnh vi giỏo viờn hng tun 3/ i vi lónh o nh trng: Nờn phõn cụng giỏo viờn dy theo lp quỏ trỡnh theo dừi, giỳp hc sinh yu, kộm c liờn tc, xuyờn sut trong ton cp hc Tôi xin chân thành . PHẦN BA: KẾT LUẬN: 1 2 2 2 3 3 5 6 6 6 6 6 10 11 12 12 13 13 14 16 Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang 18 Sáng kiến kinh nghiệm Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang 19 . Tương Giang 14 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học Lớp TSHS CLKSĐN HK1 HK2 Yếu Kém Yếu Kém Yếu Kém 2006- 2007 6 34 11 2 10 1 9 1 2007- 2008 7 34 9 1 8 0 7 0 2008- 2009 8 34 7 0 6 0 5 0 2009- 2 010 9 34. viết chính tả ở lớp (có kiểm tra vở bài tập và chấm điểm). Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang 11 Sáng kiến kinh nghiệm + Sửa lỗi chính tả trong các tiết trả bài viết. - Rèn kỹ năng tạo lập văn

Ngày đăng: 01/08/2014, 21:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan