Văn hoá gia đình người Khơme ở Trà Vinh pot

3 482 6
Văn hoá gia đình người Khơme ở Trà Vinh pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Văn hoá gia đình người Khơme ở Trà Vinh Người Khơme sinh sống lâu đời ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang… Ở Trà Vinh, người Khơme là cư dân đông thứ hai (sau người Kinh). Mặc dù cư trú lâu đời và cộng cư với các tộc người khác, tộc người Khơme có một nền văn hóa cổ truyền đặc sắc mang đậm sắc thái văn hóa Khơme. Quan sát diện mạo văn hóa của người Khơme ở ĐBSCL, có thể thấy, dân tộc này từ xa xưa đã chịu ảnh hưởng sâu nặng nền văn hóa Ấn Độ, thông qua đạo Bàlamôn rồi đạo Phật. Phật giáo Tiểu Thừa có nguồn gốc từ Xiêm La mới dần dần ảnh hưởng rộng trong cộng đồng Khơme. Từ thế kỷ VIII trở đi, đạo Phật Tiểu Thừa là chỗ dựa tinh thần chủ yếu của người Khơme. Gia đình và phum sóc đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giữ gìn và bảo lưu các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Khơme. Gia đình người Khơme ở ĐBSCL nói chung, ở Trà Vinh nói riêng bao gồm 2 loại hình: gia đình hạt nhân và gia đình phức hợp hay gia đình không phân chia. Ở đây mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế và xã hội độc lập, có nhà ở riêng, có cơ sở kinh tế như: ruộng đất, trâu bò, dụng cụ sản xuất… Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình chủ yếu là giữa vợ và chồng, giữa bố mẹ và các con, giữa ông bà và cháu, giữa anh chị em. Những mối quan hệ này có những nét đặc thù, phản ánh đặc điểm trong quan hệ thân tộc của người Khơme, khác với quan hệ của các tộc người khác ở nước ta. Trong gia đình Khơme, người chồng hay người cha là lực lượng chủ yếu sản xuất nông nghiệp và giao dịch với bên ngoài, tiếp đón khách. Tất cả các công việc còn lại như nội trợ, chăm sóc, dạy dỗ con cái và quản lý chi tiêu trong gia đình thuộc về người vợ. Những công việc hệ trọng trong gia đình như mua bán, sắm sửa vật dụng quý giá, đắt tiền và cưới vợ gả ch ồng cho con cái, làm phước vào chùa… đều có sự thống nhất giữa vợ và chồng. Nhìn chung, quan hệ giữa vợ và chồng người Khơme khá bình đẳng, không khí gia đình hòa thuận, ít khi có xung đột… Sự bình đẳng này còn thể hiện ở chế độ sở hữu tài sản. Trong gia đình, ngoài tài sản chung do công sức hai vợ chồng làm ra trong thời gian chung sống thì vợ và chồng đều có quyền sở hữu tài sản riêng. Khi quan hệ vợ chồng lỡ bị tan rã, ly dị, thì tài sản riêng của người nào người đó giữ lại, còn tài sản chung thì chia đều. Trong xã hội, người đàn bà cũng được quý trọng. Ngay cả khi Phật giáo Khơme, về quy chế, không chấp nhận sự tu hành của nữ giới, thì trong thực tế người phụ nữ Khơme vẫn có thể thực hiện việc tu hành bằng cách tu tại gia và hằng tháng vẫn được đến chùa trong một số ngày lễ Phật. Người đàn ông lấy vợ lẽ phải được phép của người vợ cả. Trong cuộc sống gia đình, người phụ nữ rất chịu khó, chăm sóc chồng con chu đáo… đây là một đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Khơme. Thế nhưng nếu trong cuộc sống vợ chồng không hợp nhau, họ cũng có thể tiến hành ly dị dễ dàng mà không gặp phải những khó khăn ràng buộc quá lớn. Quan hệ trong gia đình người Khơme có sự kỷ cương nề nếp, tôn ti trật tự rõ ràng, cha mẹ thật sự có quyền đối với con cái. Tuy nhiên, trong sinh hoạt hằng ngày, cũng như khi giải quyết những công việc quan trọng, họ thường có mối thông cảm lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái. Đối với con cái, cha mẹ không có phân biệt đối xử trai hay gái, trưởng hay thứ, con nuôi hay con đẻ. Tương tự như vậy, nàng dâu và con rể trong gia đình được đối xử ngang nhau, anh em bên vợ, anh em bên chồng không có sự phân biệt trong quan hệ. Trong việc thừa kế tài sản, cha mẹ chia đều cho các con. Quan niệm dòng họ của người Khơme khác hẳn với các tộc người khác trong vùng, không hẳn là phụ hệ hay mẫu hệ. Trong cách tính dòng họ, một cá nhân không coi mình thuộc dòng họ bên cha hay bên mẹ. Do đó, ở người Khơme không có khái niệm về tộc hay họ tính theo một phía cha hoặc mẹ, trong quan hệ họ hàng không có sự phân biệt giữa bên cha và bên mẹ, không có khái niệm về bên nội và bên ngoại. Tuy nhiên, do sự áp đặt cưỡng bức của chính quyền phong kiến thực dân, mặt khác, do chịu ảnh hưởng của hai tộc Việt, Hoa là những cư dân theo chế độ phụ hệ, nên người Khơme thường đặt tên con theo họ cha khi làm giấy khai sinh và kê khai hộ khẩu công dân. Nhưng trong quan hệ xã hội truyền thống của người Khơme thể hiện trong quan hệ dòng họ, hôn nhân và gia đình thì tên họ chỉ đơn thuần là một hình thức pháp lý, chưa theo phụ hệ như người Việt, người Hoa hoặc mẫu hệ như người Chăm. Đối với người Khơme, gia đình là một thành tố cấu thành của phum với quan niệm về phạm vi thân tộc rất rộng, nên hôn nhân không chỉ là việc hệ trọng của một người mà còn là vấn đề có ý nghĩa rất lớn với cấu trúc thân tộc trong phum. Những hình thức hôn nhân giữa các anh em họ chéo và anh em họ song song ở thế hệ thứ nhất, hôn nhân giữa anh em ở thế hệ thứ hai, cũng như hiện tượng hôn nhân anh em chồng và chị em vợ đã làm cho sự liên kết, quan hệ thân thuộc giữa các thành viên trong phum Khơme thuộc về cả hai phía cha và mẹ . Nguyên tắc này củng cố mối quan hệ tình cảm, kinh tế giữa họ với nhau, ngoài ra còn nhằm mục đích bảo vệ tài sản của gia đình không thất thoát ra ngoài. Người Khơme thường cư trú trên các giồng, khai thác những vùng đất thấp phía trước và sau giồng, từng bước biến chúng thành đồng ruộng. Những cụm dân cư rời nhỏ gọn là phum, nhiều phum hợp thành sóc hoặc lớn hơn là xã xen kẽ với các ấp, xã c ủa người Việt và người Hoa. Hình thái cư trú sau hôn nhân của người Khơme do tính chất xã hội, quan hệ trong việc tính huyết thống và tính chất của gia đình quy định. Đa số nhà nghiên cứu cho rằng hôn nhân cư trú bên vợ là hiện tượng phổ biến ở người Khơme. Tác giả Lâm Thanh Tòng nhận xét: “Đặc điểm phổ biến của người Khơme trong hôn nhân là cư trú phía vợ, đặc điểm đó nổi bật lên đậm nét trong từng phum. Tức là chàng rể của mỗi gia đình khi ra ở riêng thì cất nhà ở sát ngay bên cạnh bố mẹ vợ trong cùng một phum. Quá trình đó lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ kia đưa đến tình hình thành viên trong một phum thường là bà con của nhau theo dòng nữ”. Tác giả Đỗ Khắc Tụng thì cho rằng: "Mặc dù không có một quy định bắt buộc nào trong phong tục hay quy tắc văn hóa, trong thực tế cách cư trú bên vợ thường phổ biến hơn và được ưa thích hơn. Trong trường hợp này, hoặc đôi vợ chồng ở chung với gia đình cha mẹ vợ trong một căn nhà, hoặc họ cất nhà ở gần quanh nhà cha mẹ vợ nghĩa là trong chu vi của phum bên vợ. Đây là một tập tục cư trú còn đậm nét của người Khơme ĐBSCL, và phải chăng đó là tàn dư của một chế độ cư trú theo mẫu hệ xưa kia". Theo truyền thống văn hóa nông nghiệp, gia đình người Khơme Trà Vinh có nhiều thế hệ cùng chung sống trong một mái nhà. Trong giai đoạn hiện nay, mô hình trên dần dần cũng chuyển biến theo sự phát triển của xã hội. Chúng ta đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì "chất công nghiệp" ngày càng được tăng lên đồng thời "chất nông nghiệp" cũng giảm đi, vì thế mà gia đình truyền thống cũng buộc phải thay đổi theo hướng giảm về số lượng các thế hệ cùng sống chung trong một mái nhà. Như vậy, vai trò cá nhân cũng thay đổi, được đề cao hơn, đồng thời, ở một khía cạnh nào đó, yếu tố cộng đồng có phần giảm đi. Trước thực trạng đó, trong quá trình thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa - nhất là vùng có đông đồng bào dân tộc Khơme sinh sống - Ban chỉ đạo tỉnh Trà Vinh đã rất chú trọng đến việc xây dựng con người, tạo điều kiện để cá nhân phát triển toàn diện, bởi xét cho cùng, mọi hoạt động của xã hội đều phải thông qua những con người cụ thể với những khả năng, năng lực, tính cách cụ thể. Những cá nhân phát triển tốt sẽ góp phần đưa gia đình trở thành gia đình văn hóa mẫu mực với những tiêu chuẩn như: Gia đình ấm no, hòa thuận tiến bộ, khỏe mạnh và hạnh phúc; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, thực hiện kế hoạch hóa gia đình; đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư. Hơn nữa, gia đình, nhà trường, xã hội (phum, sóc, ấp, khóm) là những môi trường để các cá nhân hình thành và phát triển nhân cách. Sự tương thân, tương ái giúp đỡ nhau khi tối lửa tắt đèn tạo nên môi trường xã hội tốt đẹp trong làng trong xóm, tạo nên bộ mặt nông thôn đổi mới, hạn chế các hiện tượng tiêu cực, góp phần giữ vững an ninh chính trị của địa phương. Bên cạnh việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cổ truyền Khơme thì ở một số mặt, một vài mối quan hệ trong sinh hoạt gia đình, dòng họ, phum sóc của người Khơme cũng có những thay đổi cho phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, ngày nay, hình thức cư trú bên nhà vợ sau hôn nhân không còn là điều bắt buộc, đôi vợ chồng mới cưới có quyền tự do lựa chọn nơi cư trú hoặc bên vợ hoặc bên chồng tùy theo sự ưa thích, địa vị xã hội, điều kiện kinh tế của cha mẹ đôi bên. Điều này phản ánh mối quan hệ thân tộc không hẳn là phụ hệ hay mẫu hệ của người Khơme, đồng thời nó còn mở rộng mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình với cộng đồng xã hội. Các cá nhân, gia đình không còn chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình, dòng họ, thân tộc và phum sóc như trước đây mà đã có thể chủ động mở rộng việc giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của gia đình và địa phương, giảm dần sự chênh l ệch mức hưởng thụ về văn hóa và mức sống kinh tế của người dân giữa các vùng (thành thị với nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc sinh sống ), góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. . thống văn hóa tốt đẹp của người Khơme. Gia đình người Khơme ở ĐBSCL nói chung, ở Trà Vinh nói riêng bao gồm 2 loại hình: gia đình hạt nhân và gia đình phức hợp hay gia đình không phân chia. Ở đây. Văn hoá gia đình người Khơme ở Trà Vinh Người Khơme sinh sống lâu đời ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang…. An Giang, Kiên Giang… Ở Trà Vinh, người Khơme là cư dân đông thứ hai (sau người Kinh). Mặc dù cư trú lâu đời và cộng cư với các tộc người khác, tộc người Khơme có một nền văn hóa cổ truyền đặc

Ngày đăng: 01/08/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan