Tiểu luận quản trị kinh doanh BA NGÀNH ĐÁNG VÀ KHÔNG ĐÁNG ĐẦU TƯ TRONG NĂM 2012

14 301 0
Tiểu luận quản trị kinh doanh BA NGÀNH ĐÁNG VÀ KHÔNG ĐÁNG ĐẦU TƯ TRONG NĂM 2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT ĐỀ TÀI: BA NGÀNH ĐÁNG VÀ KHÔNG ĐÁNG ĐẦU TƯ TRONG NĂM 2012 NHÓM 9: NGUYỄN XUÂN TRÌNH PHẠM NGUYỄN TRANG NGUYÊN NGUYỄN HOÀNG TIÊN LÝ THÀNH LONG HUỲNH THỊ THANH NHÂN I. Tổng quan nền kinh tế năm 2011 và dự báo năm 2012 1.Tổng quan nền kinh tế Việt Nam năm 2011 Tổng sản phẩm quốc nội năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010, thấp hơn mức tăng 6,78% của năm 2010. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, ưu tiên kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô thì đây có thể xem là mức tăng trưởng hợp lý và khá cao. Lạm phát trong những tháng đầu năm liên tục leo thang, thị trường ngoại tệ biến động mạnh, thanh khoản ngân hàng gặp khó khăn và mặt bằng lãi suất tăng cao. Trước tình hình đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 với những giải pháp quyết liệt kết hợp cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tập trung ổn định kinh tế vĩ mô đã khiến nền kinh tế ổn định hơn trong những tháng sau đó. Lạm phát đã giảm về mức 18,13% vào tháng 12 từ mức đỉnh 23,02%. Giá vàng quốc tế liên tiếp thiết lập những mức cao kỉ lục trong tháng 8 là 1.920oz và đầu tháng 9 đã giảm mạnh về mức 1.624oz vào cuối ngày 3009. Những hành động cụ thể của Ngân hàng Nhà nước trong những tháng cuối năm đã hạn chế được phần nào tình trạng đầu cơ trong nước và lành mạnh hóa thị trường kim loại quý này. Bên cạnh đó, đồng USD mạnh lên vào cuối năm 2011 đã buộc các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu và những kênh đầu tư khác do lo ngại rủi ro khi nắm giữ vàng. Do vậy, giá vàng có xu hướng giảm dần. Tỷ giá trong năm 2011chịu ảnh nhưởng lớn từ diễn biến giá vàng và từ chủ trương hạ mức lãi suất đồng nội tệ của Chính phủ trong bối cảnh lạm phát vẫn ở mức cao. Năm 2011, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá từ 18.932 đồng đổi 1 USD lên 20.693 đồng. Tháng 10 ghi nhận tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng mạnh nhất kể từ khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá vào tháng 22011. Nguyên nhân là do nhu cầu mua ngoại tệ của doanh nghiệp để trả các khoản vay từ 2 qúy đầu năm 2011, nhu cầu nhập khẩu tăng cao vào cuối năm cộng thêm nhu cầu nhập khẩu vàng nhằm kiếm lời từ sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế. Trong tháng 12, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng lên mức cao nhất 20.828 đồng. Bên cạnh đó, trong vòng 1 năm qua, để ổn định tỷ giá, chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ như cấm kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tự do, cấm kinh doanh vàng miếng, yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ. Những giải pháp trên đã khiến thị trường ngoại hối tự do liên tục giảm và xoay quanh tỷ giá chính thức với mức chên lệch rất nhỏ. 2. Tổng quan thị trường chứng khoán Khủng hoảng nợ công tại Châu Âu trong năm 2011 đã gây tác động tiêu cực đến nhiều nền kinh tế, gây tâm lý bất ổn với các nhà đầu tư trên thế giới. Tại Việt Nam, chính sách kích cầu trong năm 2009 đã bơm lượng tiền lớn vào lưu thông, kết hợp cùng biến động tăng giá của nhiều nguyên vật liệu đầu vào đã tạo đà cho lạm phát tăng mạnh trong năm 2011. Nằm trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một năm với diễn biến không thuận lợi. 5 tháng đầu năm 2011, thị trường có xu hướng giảm điểm là chủ đạo. Trong giai đoạn này, HnxIndex giảm 39.6%, còn chỉ số VnIndex giảm 13.13%. Chỉ số VnIndex có mức sụt giảm nhẹ hơn so với HnxIndex do tại sàn Tp.Hồ Chí Minh nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua mạnh các cổ phiếu có vốn hóa lớn. Từ tháng 62011 đến tháng 92011 là giai đoạn thị trường ổn định, chỉ số VnIndex tăng 1.43% còn HnxIndex tăng 2.9%. Kỳ vọng về lạm phát bắt đầu bước vào giai đoạn lập đỉnh và lãi suất bắt đầu hạ đã tạo nền ổn định cho tâm lý nhà đầu tư. 3 tháng cuối năm 2011, thị trường quay trở lại xu hướng giảm. Mặc dù lạm phát bắt đầu có dấu hiệu được kiểm soát, tỷ giá được giữ ổn định, tuy nhiên đây là giai đoạn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp bắt đầu ngấm sự khó khăn do chính sách tiền tệ, tài khóa thắt chặt. Các thành phần trên thị trường đều gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn. Nếu tiếp cận được vốn thì chi phí sử dụng vốn ở mức cao. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong quý III giảm mạnh khiến mức hấp dẫn của các cổ phiếu giảm. Bên cạnh đó, thông tin về các vụ vỡ nợ, thanh khoản trong hệ thống ngân hàng đã tạo tâm lý lo ngại cho nhà đầu tư trong quá trình tham gia thị trường. Nhìn chung xu hướng chung của thị trường là xu hướng đi xuống. Dòng tiền trong thị trường sụt giảm mạnh và có tính thận trọng cao đã khiến thanh khoản thị trường ở mức rất thấp. 3. Dự báo thị trường năm 2012 Lạm phát trong nước đã có dấu hiệu trong tầm kiểm soát và các bước triển khai tái cấu trúc nền kinh tế bắt đầu được thực hiện. Lạm phát giảm sẽ là tiền đề để giảm được lãi suất, giảm bớt khó khăn cho các thành phần trong nền kinh tế. Mặt bằng lãi suất huy động có cơ sở để giảm xuống 14% từ cuối quý I2012 (đặc biệt là sau dịp Tết Nguyên đán khi mà lạm phát bắt đầu hạ nhiệt nhanh) sau đó nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm dần và đến cuối năm dao động quanh mức 1112%. Khi đó nhà đầu tư và các doanh nghiệp có thể được tiếp cận với lãi suất cho vay ở vùng từ 1516% trên diện rộng. Nếu tiếp cận được vốn, mức chi phí này đủ hấp dẫn để nhà đầu tư mạo hiểm tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Không chỉ khuyến khích nhà đầu tư, lãi suất huy động giảm còn khiến tính cạnh tranh của thị trường chứng khoán tăng lên. Nếu diễn biến không thuận lợi về thanh khoản hệ thống ngân hàng tiếp tục diễn ra trong năm 2012, lãi suất sẽ khó hạ, nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư, người tiêu dùng không tiếp cận được vốn. Nếu tình hình này không sớm được cải thiện, có thể dẫn đến đợt giảm giá mạnh do các chủ nợ thực hiện bán tài sản thế chấp thu tiền về. Đây có thể là kịch bản xấu nhất với thị trường tài chính nói chung, và thị trường chứng khoán nói riêng.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT ĐỀ TÀI: BA NGÀNH ĐÁNG VÀ KHÔNG ĐÁNG ĐẦU TƯ TRONG NĂM 2012 NHÓM 9: NGUYỄN XUÂN TRÌNH PHẠM NGUYỄN TRANG NGUYÊN NGUYỄN HOÀNG TIÊN LÝ THÀNH LONG HUỲNH THỊ THANH NHÂN I. Tổng quan nền kinh tế năm 2011 và dự báo năm 2012 1.Tổng quan nền kinh tế Việt Nam năm 2011 Tổng sản phẩm quốc nội năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010, thấp hơn mức tăng 6,78% của năm 2010. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, ưu tiên kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô thì đây có thể xem là mức tăng trưởng hợp lý và khá cao. Lạm phát trong những tháng đầu năm liên tục leo thang, thị trường ngoại tệ biến động mạnh, thanh khoản ngân hàng gặp khó khăn và mặt bằng lãi suất tăng cao. Trước tình hình đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 với những giải pháp quyết liệt kết hợp cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tập trung ổn định kinh tế vĩ mô đã khiến nền kinh tế ổn định hơn trong những tháng sau đó. Lạm phát đã giảm về mức 18,13% vào tháng 12 từ mức đỉnh 23,02%. Giá vàng quốc tế liên tiếp thiết lập những mức cao kỉ lục trong tháng 8 là $1.920/oz và đầu tháng 9 đã giảm mạnh về mức $1.624/oz vào cuối ngày 30/09. Những hành động cụ thể của Ngân hàng Nhà nước trong những tháng cuối năm đã hạn chế được phần nào tình trạng đầu cơ trong nước và lành mạnh hóa thị trường kim loại quý này. Bên cạnh đó, đồng USD mạnh lên vào cuối năm 2011 đã buộc các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu và những kênh đầu tư khác do lo ngại rủi ro khi nắm giữ vàng. Do vậy, giá vàng có xu hướng giảm dần. Tỷ giá trong năm 2011chịu ảnh nhưởng lớn từ diễn biến giá vàng và từ chủ trương hạ mức lãi suất đồng nội tệ của Chính phủ trong bối cảnh lạm phát vẫn ở mức cao. Năm 2011, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá từ 18.932 đồng đổi 1 USD lên 20.693 đồng. Tháng 10 ghi nhận tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng mạnh nhất kể từ khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá vào tháng 2/2011. Nguyên nhân là do nhu cầu mua ngoại tệ của doanh nghiệp để trả các khoản vay từ 2 qúy đầu năm 2011, nhu cầu nhập khẩu tăng cao vào cuối năm cộng thêm nhu cầu nhập khẩu vàng nhằm kiếm lời từ sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế. Trong tháng 12, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng lên mức cao nhất 20.828 đồng. Bên cạnh đó, trong vòng 1 năm qua, để ổn định tỷ giá, chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ như cấm kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tự do, cấm kinh doanh vàng miếng, yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ. Những giải pháp trên đã khiến thị trường ngoại hối tự do liên tục giảm và xoay quanh tỷ giá chính thức với mức chên lệch rất nhỏ. 2. Tổng quan thị trường chứng khoán Khủng hoảng nợ công tại Châu Âu trong năm 2011 đã gây tác động tiêu cực đến nhiều nền kinh tế, gây tâm lý bất ổn với các nhà đầu tư trên thế giới. Tại Việt Nam, chính sách kích cầu trong năm 2009 đã bơm lượng tiền lớn vào lưu thông, kết hợp cùng biến động tăng giá của nhiều nguyên vật liệu đầu vào đã tạo đà cho lạm phát tăng mạnh trong năm 2011. Nằm trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một năm với diễn biến không thuận lợi. 5 tháng đầu năm 2011, thị trường có xu hướng giảm điểm là chủ đạo. Trong giai đoạn này, Hnx-Index giảm 39.6%, còn chỉ số VnIndex giảm 13.13%. Chỉ số VnIndex có mức sụt giảm nhẹ hơn so với Hnx-Index do tại sàn Tp.Hồ Chí Minh nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua mạnh các cổ phiếu có vốn hóa lớn. Từ tháng 6/2011 đến tháng 9/2011 là giai đoạn thị trường ổn định, chỉ số VnIndex tăng 1.43% còn Hnx-Index tăng 2.9%. Kỳ vọng về lạm phát bắt đầu bước vào giai đoạn lập đỉnh và lãi suất bắt đầu hạ đã tạo nền ổn định cho tâm lý nhà đầu tư. 3 tháng cuối năm 2011, thị trường quay trở lại xu hướng giảm. Mặc dù lạm phát bắt đầu có dấu hiệu được kiểm soát, tỷ giá được giữ ổn định, tuy nhiên đây là giai đoạn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp bắt đầu ngấm sự khó khăn do chính sách tiền tệ, tài khóa thắt chặt. Các thành phần trên thị trường đều gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn. Nếu tiếp cận được vốn thì chi phí sử dụng vốn ở mức cao. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong quý III giảm mạnh khiến mức hấp dẫn của các cổ phiếu giảm. Bên cạnh đó, thông tin về các vụ vỡ nợ, thanh khoản trong hệ thống ngân hàng đã tạo tâm lý lo ngại cho nhà đầu tư trong quá trình tham gia thị trường. Nhìn chung xu hướng chung của thị trường là xu hướng đi xuống. Dòng tiền trong thị trường sụt giảm mạnh và có tính thận trọng cao đã khiến thanh khoản thị trường ở mức rất thấp. 3. Dự báo thị trường năm 2012 Lạm phát trong nước đã có dấu hiệu trong tầm kiểm soát và các bước triển khai tái cấu trúc nền kinh tế bắt đầu được thực hiện. Lạm phát giảm sẽ là tiền đề để giảm được lãi suất, giảm bớt khó khăn cho các thành phần trong nền kinh tế. Mặt bằng lãi suất huy động có cơ sở để giảm xuống 14% từ cuối quý I/2012 (đặc biệt là sau dịp Tết Nguyên đán khi mà lạm phát bắt đầu hạ nhiệt nhanh) sau đó nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm dần và đến cuối năm dao động quanh mức 11-12%. Khi đó nhà đầu tư và các doanh nghiệp có thể được tiếp cận với lãi suất cho vay ở vùng từ 15-16% trên diện rộng. Nếu tiếp cận được vốn, mức chi phí này đủ hấp dẫn để nhà đầu tư mạo hiểm tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Không chỉ khuyến khích nhà đầu tư, lãi suất huy động giảm còn khiến tính cạnh tranh của thị trường chứng khoán tăng lên. Nếu diễn biến không thuận lợi về thanh khoản hệ thống ngân hàng tiếp tục diễn ra trong năm 2012, lãi suất sẽ khó hạ, nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư, người tiêu dùng không tiếp cận được vốn. Nếu tình hình này không sớm được cải thiện, có thể dẫn đến đợt giảm giá mạnh do các chủ nợ thực hiện bán tài sản thế chấp thu tiền về. Đây có thể là kịch bản xấu nhất với thị trường tài chính nói chung, và thị trường chứng khoán nói riêng. Trong năm 2012, các thông tin tích cực như lạm phát ở mức thấp, lãi suất trong xu hướng hạ, tỷ giá ổn định sẽ có những tác động tích cực đến thị trường trong ngắn hạn. Nhưng trong dài hạn, tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, bức tranh tổng thể về tái cấu trúc hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán sẽ quyết định xu hướng chủ đạo của thị trường. Thị trường có thể xuất hiện sóng hồi phục kỹ thuật vào cuối quý I đầu quý II/2012. Nhưng xu hướng của cả năm 2012 sẽ phụ thuộc rất lớn vào tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Khi thanh khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện, tăng trưởng tín dụng sẽ cao hơn trong năm 2011. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp và nhà đầu tư có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận được vốn, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Lãi suất cho vay sẽ giảm về từ 14-16%/năm. Đây là mức lãi suất hợp lý để doanh nghiệp triển khai các dự án mới, kích thích được vay tiêu dùng. Bên cạnh đó còn khiến kênh đầu tư chứng khoán trở nên hấp dẫn tương đối so với kênh gửi tiết kiệm. II. Những nganh nên đầu tư và không nên đầu tư năm 2012 1. Ba ngành nên đầu tư 2012 a. Dược phẩm Thuộc nhóm ngành thường có tỷ lệ vay thấp, thị trường và tỷ suất lợi nhuận ổn định, tốc độ phát triển (dựa trên giá trị sản xuất) của ngành này trong những năm gần đây đều đạt từ 16- 18%. Trong dài hạn, BMI dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dược Việt Nam đến năm 2014 là 16%/năm. Cổ phiếu ngành dược được coi như cổ phiếu ưphòng vệư an toàn trước những biến động chung của thị trường. Kinh tế Việt Nam những năm qua tăng trưởng đều và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến xuất nhập khẩu, tài chính ngân hàng, bất động sản. Lạm phát tăng cao, làm cho người dân thận trọng hơn trong việc đầu tư và tiêu dùng. Điều này khiến cho các ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn. Dược phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu của người dân nên ngành dược ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế và có tốc độ tăng trưởng ổn đinh. Ngoài ra, ngành dược còn được hưởng lợi từ sự bảo hộ của Nhà nước.Phần lớn người dân Việt Nam tập trung ở nông thôn, thường có mức sống thấp, có nhu cầu cao các loại thuốc có giá thành rẻ, đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dược Việt Nam mở rộng thị trường. Hơn nữa, người tiêu dùng Việt ngày càng có mức sống nâng cao, tình trạng sức khỏe ngày càng được quan tâm vì vậy có nhu cầu thuốc cao để đảm bảo sức khỏe. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dược Việt Nam. Trong những năm qua, số dược phẩm ngày càng tăng, chứng tỏ ngành đã gia tăng đầu tư mạnh. Đa số doanh nghiệp dược đã tích lũy được nguồn vốn khá lớn từ việc gia tăng sản lượng tiêu thụ và một phần đến từ phát hành cổ phiếu huy động vốn, nhờ vậy mà các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng để tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu cho ngành lại chủ yếu nhập từ nước ngoài để có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Ngành công nghiệp dược lệ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu khiến cho nhiều doanh nghiệp khó khăn, ảnh huởng đến hiệu quả kinh doanh. Sự phụ thụôc nguyên liệu đầu vào luôn là thách thức đối với các doanh nghiệp. Giá nguyên liệu của thế giới biến động liên tục là một yếu tố hết sức bất lợi, lạm phát cao, tỷ giá ngoại tệ dao động là những bài toán khó của doanh nghiệp trong ngành. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đang khuyến khích gia tăng sản xuất nguyên vật liệu trong nước. Đồng thời, việc gia nhập WTO giú p Việt Nam có nhiều sự lựa chọn hơn trong các thị trường nguyên vật liệu với chi phí thấp. Những năm gần đây, mạng lưới phân phối thuốc đang phát triển mạnh mẽ trên toàn quốc, góp phần đảm bảo đủ thuốc cho nhu cầu điều trị và người dân có thể dễ dàng tiếp cận các cơ sở bán lẻ thuốc. Số lượng các doanh nghiệp trong nước tham gia phân phối thuốc cũng đã tăng mạnh qua từng năm. Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2008, có 1.336 doanh nghiệp trong nước (công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước) tham gia phân phối thuốc, đến năm 2009 đã tăng lên 1.676 doanh nghiệp. Số chi nhánh của các công ty phân phối thuốc tại các địa phương cũng tăng nhanh, từ 160 năm 2008 lên 320 năm 2009.Có 26 doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động phân phối thuốc tại Việt Nam, Đặc biệt, tổng số quầy bán lẻ thuốc đã tăng từ 39.127 năm 2008 lên 41.849 quầy năm 2009 và đang tăng dần trong những năm sắp tới. Hiện nay, ngành dược đang được Nhà nước đầu tư xây dựng đề án “ Quy hoạch chi tiết phát triển Công nghiệp Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” nhằm quy hoạch, phân bố các nhà máy sản xuất thuốc trong nước theo hướng khuyến khích sản xuất thuốc phổ thông để giảm giá thành sản phẩm và ưu tiên cung ứng cho hệ thống cơ sở khám chữa bệnh công lập. Nhà nước chủ trương tăng nguồn cung ứng thuốc để cân bằng “cung - cầu” thị trường dược phẩm bằng việc tăng số lượng doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thuốc 8,38% lên 540 doanh nghiệp, củng cố nguồn nguyên liệu dược tại Việt Nam và tăng chất lượng, số lượng thuốc sản xuất trong nước 5 năm kể từ khi gia nhập WTO, năm 2011-2012, thuế nhập khẩu bình quân đối với dược phẩm giảm từ 5% chỉ còn 2,5% sẽ làm gia tăng thêm từ 10 -20% đầu thuốc nước ngoài đăng ký tại Việt Nam. Với các chính sách này được đưa vào hoạt động, sự cạnh tranh và phát triển của phân khúc sản xuất và kinh doanh thuốc phổ thông sẽ càng tăng (do tăng doanh nghiệp cạnh tranh, giá cả, và số lượng thuốc). Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đang chuyển hướng kinh doanh, tập trung hơn vào thuốc đặc trị (có tỷ lệ lãi cao hơn). Tỷ giá ngoại tệ thay đổi khiến cho VND bị phá giá tuy nhiên không ảnh hưởng tiêu cực tới ngành và lợi nhuận của các doanh nghiệp do nhiều doanh nghiệp đã phải sử dụng USD với tỷ giá tự do từ trước để nhập khẩu. Vì vậy, tỷ giá không phải là nỗi lo lớn cho DN trong năm 2012. Hiện có khoảng 14 công ty dược niêm yết trên thị trường trong đó có 12 công ty chuyên về sản xuất và 2 công ty chuyên về phân phối. Phần lớn các công ty này đều là các công ty hàng đầu trong ngành. Tổng giá trị vốn hóa thị trường của ngành hiện nay khoảng 8.431,8 tỷ, chỉ bằng 1,2% giá trị vốn hóa của toàn bộ thị trường. Xét về quy mô vốn, DHG đang là công ty có vốn điều lệ cao nhất, đạt 266,6 tỷ, kế tiếp là các công ty DMC (178,1 tỷ), SPM (140 tỷ), TRA (122,4 tỷ) và IMP (116,6 tỷ). Các công ty còn lại đều có vốn điều lệ dưới 100 tỷ. Nhìn chung các công ty niêm yết trong ngành đều có kết quả hoạt động ổn định trong các năm gần đây với doanh thu và lợi nhuận đều có sự tăng trưởng. Một số công ty có KQKD tăng trưởng tốt so với cùng kỳ là TRA, IMP và PMC. Ngoại trừ DCL, các công ty còn lại bao gồm MKP, SPM và OPC cũng có lợi nhuận từ hoạt động chính tăng trưởng ở mức trung bình – khá. b. Ngành hàng tiêu dùng Ngành Hàng tiêu dùng bao gồm 3 nhóm công ty chính là: (i) Thực phẩm và đồ uống cho đến các đơn vị nuôi trồng & chế biến thủy sản; (ii) Các công ty sản xuất hoặc phân phối hàng tiêu dùng như đồ điện, dịch vụ giải trí, thuốc lá, hàng may mặc, giầy dép; (iii) Các công ty sản xuất hoặc lắp ráp ô tô và phụ tùng. Một số chỉ số của ngành hàng tiêu dùng: (theo VietCapital Securities) Ngành VN Index P/E 15.8 8.4 P/B 3.0 2.6 Beta 110.1 89.7 ROA 10.5% 3.9% ROE 22.2% 20.1% Giá 30 ngày gần nhất Tăng 14.7% Tăng 18.6% Giá từ đầu năm đến nay (01/01/2012 đến 11/02/2012) Tăng 11.1% Tăng 5.6% Vì là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống nên ngành hàng tiêu dùng ít chịu sự biến động của lạm phát hay khủng hoảng về kinh tế. Hiện nay, các công ty sản xuất hàng tiêu dùng đang phát triển ổn định và thuận lợi. Chỉ số P/E và P/B của ngành hiện đang ở vị trí cao nhất trong các ngành, bên cạnh đó tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và lợi nhuận trên doanh thu cũng khá cao so với các ngành còn lại. Hơn nữa, giá chứng khoán của ngành từ đầu năm đến nay đã tăng 11.1% cho thấy triển vọng năm 2012 sẽ là năm tăng trưởng ổn định của các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng tiêu dùng. Ví dụ như trường hợp tăng trưởng nhanh và ổn định của các công ty niêm yết trong lĩnh vực sản xuất mía đường. Thống kê của các công ty chứng khoán cho thấy, tăng trưởng doanh thu của Công ty Đường Biên Hòa năm 2011 đạt mức 300% so với 4 năm trước đó. c. Ngành khai khoáng Trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, số lượng cổ phiếu ngành khai khoáng không nhiều. Tuy nhiên, nếu nhìn vào khối lượng giao dịch các cổ phiếu ngành khai khoáng thời gian gần đây, có thể dễ dàng nhận thấy sức hút mạnh mẽ của cổ phiếu ngành này. Do vậy, trong năm 2012, có thể nói cổ phiếu ngành khai khoáng là một trong những ngành rất đáng để đầu tư bởi các lý do sau: Thứ nhất, trên thị trường hiện nay, những ngành này đang có tỷ suất lợi nhuận trước thuế cao nhất và luôn cao hơn so với mức bình quân chung của thị trường, tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn lại ở mức thấp nên rủi ro về tài chính sẽ được giảm thiểu đáng kể. Kết thúc năm 2011, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản đạt kết quả kinh doanh rất khả quan. Thứ hai, kể từ năm 2010, giá của nhiều mặt hàng khoáng sản đã có những chuyển biến khá tích cực, điều nay cho phép doanh nghiệp khai khoáng có thể đạt một mức lợi nhuận khả quan. Trong dài hạn, giá của nhiều khoáng sản sẽ trong xu hướng hướng đi lên do nguồn cung ngày càng hạn chế, và những nghiên ứng dụng sản phẩm từ khoáng sản ngày càng rộng rãi hơn, do đó nhu cầu khoáng sản sẽ càng nhiều. Đây là tiền đề quan trọng để giá khoáng sản luôn duy trì ở mức cao, một yếu to quan trong mang đến lợi nhuận khổng lồ cho các công ty khai khoáng trong năm 2012 và các năm tiếp theo. Thứ ba, nếu xét về sức mạnh tài chính hiện nay của ngành khai khoáng, có thể khẳng định hiếm có một ngành nào mà tình hình tài chính lành mạnh như ngành khai khoáng, đa số các doanh nghiệp khai khoáng có nguồn vốn dồi dào, thậm chí một số doanh nghiệp gần như không phỉa vay nợ đề tài trợ cho các dự án đầu tư của mình và do đó gần như không có gánh nặng chi phí lãi vay. Thứ ba, công nghiệp khai khoáng là ngành đầu tư lớn và thường có hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt ngành này lại có thế mạnh về hiệu quả xã hội, do điểm đặc trưng của ngành này là cần có nhiều lao động góp phần giải quyết công ăn việc làm tại các địa phương. Bên cạnh đó, ngành này cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành khác hoạt động, sản xuất. Kết quả là thu hút các ngành dịch vụ phát triển, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho người dân. Đặc biệt, nhà máy của các doanh nghiệp khai khoáng thường đặt ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Do đó đã góp phần cho sự nghiệp phát triển Chỉ tiêu HG M MIC BM C BKC SQC Vay nợ/ Tổng tài sản 2009 0.00 % 25.1 2% 7.09 % 4.46 % 9.64 % Tỷ trọng lãi vay/ Doanh thu 2009 0.00 % 2.55 % 0.02 % 0.44 % 1.68 % kinh tế - xã hội nói chung, sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo nói riêng nên Nhà nước thường ưu tiên và hỗ trợ cho ngành công nghiệp khai khoáng. 2. Ba ngành không nên đầu tư trong năm 2012 a. Ngành bất động sản Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, tín dụng bị thắt chặt thì việc đầu tư vào lĩnh vực nào đó cũng trở nên khó khăn hơn trước rất nhiều, và tất nhiên bất động sản cũng không phải ngoại lệ. Trãi qua thời kì được gọi là hoàng kim của bất động sản, đến năm 2011, số đông nhà đầu tư đã hướng đến và tập trung vào bất động sản, hàng loạt các chủ đầu tư và các dự án được thành lập và triển khai thi công, trong đó không ít nhà đầu tư và chủ đầu tư kinh doanh trên nguồn tiền đi vay. Tuy nhiên trước những biến động của nền kinh tế, cùng với sự thắt chặt về tín dụng và nâng cao lãi suất cho vay của ngành ngân hàng đã khiến cho thị trường bất động sản trở nên trầm lắng hẳn. Khó khăn càng chồng chất khó khăn, không ít chủ đầu tư dự án đang phải xoay sở đủ mọi cách để trả nợ ngân hàng khi kì đáo hạn đang ngày càng cận kề. Thay vì vay tiền phân bổ khắp các dự án như trước, hiện nhiều chủ đầu tư chỉ còn cách là dồn tiền vào hoàn thiện một dự án có triển vọng nhất để lôi kéo khách hàng đến với mình. Trước sự biến động mạnh của thị trường thì đa phần các nhà đầu tư sẽ ngưng đầu tư tiền vào các dự án để thăm dò thị trường, còn những người mua nhà sẽ tiếp tục chờ giá xuống. Chính những điều này đã đẩy nhiều doanh nghiệp bất động sản phải tuyên bố phá sản do không trả được khoản vay nợ khổng lồ với mức lãi suất cao ngất ngưỡng của ngân hàng. Tình trạng thiếu vốn kéo dài đã khiến cho các doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình trạng khó khăn. Hàng loạt các dự án đã buộc dừng triển khai do không vay được tiền. Việc các dự án đình, hoãn, giãn tiến độ xây dựng đã gây ra nhiều hệ lụy trong đó điều nhìn thấy rất rõ đó là nguồn cung thị trường bất động sản năm 2012 sẽ giảm đi nhiều. Bên cạnh đó, việc các cơ quan quản lý tiếp tục đưa ra hàng loạt các kiến nghị, đề xuất mới như quy định nâng tỷ lệ đất dành xây dựng chung cư cao tầng trong các dự án lên 70-80% hay quyết định dừng cho vay các dự án mới cũng là một trong những yếu tố tác động lớn đến nguồn cung thị trường năm 2012. Nợ xấu trong việc cho vay bất động sản, rủi ro từ khu vực bất động sản với ngân hàng là rất lớn nên sự phục hồi của thị trường bất động sản không chỉ là cứu cánh cho ngân hàng mà còn cho các lĩnh vực kinh tế khác. Kỳ họp Quốc hội gần đây cũng bàn bạc về việc giải cứu thị trường bất động sản thời gian tới. Tất cả diễn biến của thị trường bất động sản trong năm 2012 đều sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh tế trong năm nay. Tuy nhiên có thể thấy triển vọng kinh tế Việt Nam trong trung hạn còn nhiều khó khăn như: tăng trưởng kinh tế chậm do lạm phát, tỉ giá và lãi suất; tài khóa đều chặt chẽ; đầu tư nước ngoài giảm. Ngoài ra, thắt chặt tín dụng bất động sản cả phía cung lẫn cầu cũng là một trở ngại lớn đối với khả năng phục hồi của thị trường bất động sản. Mặc dù nhiều ý kiến nhận định thời điểm khó khăn nhất của kinh tế Việt Nam đã qua, nhưng khả năng phục hồi khá chậm chạp vì lòng tin của nhà đầu tư suy giảm mạnh, các gia đình Việt Nam, người mua nhà, quyết định đứng ngoài thị trường bất động sản và đầu tư theo xu hướng hiện nay như vàng hoặc USD. Do đó triển vọng thị trường bất động sản năm 2012 cũng chưa có các yếu tố cải thiện căn bản. Phương hướng trong năm 2012 để giải quyết vấn đề cho thị trường bất động sản là: • Các chủ đầu tư phải có sự điều chỉnh dự án Cụ thể, đối với những dự án chưa khởi công sẽ phải cân nhắc lại việc đầu tư xây dựng và đầu ra cho sản phẩm. Chính vì thế, sẽ ngừng các dự án mới và vì vậy, nguồn cung ra thị trường cũng sẽ giảm. Cung giảm nhưng đồng thời nguồn cầu vẫn không biến động tăng nên sẽ dẫn đến thị trường 2012 có thể tiếp tục ảm đạm. Đối với những dự án đã và đang xây dựng cũng phải xem lại cơ cấu giá, những phân khúc cao cấp và trung cấp sẽ tiếp tục khó khăn trong việc bán hàng, tuy nhiên phân khúc cấp thấp và giá rẻ thì lại có thể thu hút được quan tâm của khách hàng nếu sản phẩm tốt và mức giá hợp lý. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng phải lường được nguồn cung, nếu làm ồ ạt, nguồn cung quá nhiều, rất có thể sẽ lại làm cho chính các chủ đầu tư gặp khó khăn đồng thời những người mua nhà ở phân khúc này đa phần vẫn phụ thuộc vào việc vay tiền từ ngân hàng để mua nhà , trong khi lãi suất cho vay hiện tại vẫn còn khá cao. [...]... sản năm 2012 không mấy khả quan và khó có thể hồi phục trong chính năm nay Cho nên việc đầu tư vào ngành bất động sản ngay lúc này có thể sẽ gặp phải rủi ro rất cao b Ngành ô tô Ngành công nghiệp ô tô không chỉ giữ một vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển thông qua đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải, góp phần phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại mà còn là một ngành. .. là dấu hiệu mở đầu cho một năm không mấy thuận lợi đối với thị trường ô tô trong nước Ngoài ra năm 2012, thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô có thể được đề xuất tăng để hạn chế tiêu dùng xe cá nhân Nếu tiêu thụ xe giảm, các DN sẽ phải xem xét lại kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình trong năm 2012 và các năm sau Chính vì lẽ đó mà trong năm 2012 các doanh nghiệp sản xuất ô tô đã không có bất cứ kế hoạch nào... lại Kinh tế năm 2012 được nhận định là vẫn còn nhiều khó khăn, lạm phát vẫn cao và chính sách tiền tệ vẫn được thắt chặt, dẫn đến nhu cầu về ôtô giảm Bên cạnh đó, chi phí cho ôtô tăng do phí tăng khiến nhiều người tiêu dùng không có khả năng thanh toán Các nhà nghiên cứu lại căn cứ vào những dự đoán kinh tế trong năm 2012 để dự báo rằng tình hình kinh doanh ảm đạm trong tháng 1 là dấu hiệu mở đầu cho... tốt và không phải cạnh tranh với các nhà nhập khẩu thương mại thuần túy, thị trường ô tô Việt Nam trong tư ng lai được dự báo vẫn thuộc về các liên doanh Chỉ có điều lúc đó họ không còn sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam nữa mà nhập xe từ Thái Lan, Indonexia về bán Tổng hợp các vấn đề trên, ta có thể thấy ngành sản xuất ô tô trong năm 2012 và những năm tiếp theo sẽ càng gặp nhiều khó khăn nếu nhà nước không. .. tô của tháng 1/ 2012 đã giảm 61% so với tháng cuối năm 2011 và 60% so với cùng kỳ năm trước Nguyên nhân của sự sụt giảm doanh số bán xe là do chính sách của nhà nước Bắt đầu từ ngày 1/1 /2012 đã tăng lệ phí trước bạ với ô tô cá nhân tại TPHCM lên 15%, tại Hà Nội lên 20% và phí cấp biển số tại Hà Nội lên 20 triệu đồng/xe khiến cho quy mô bị thu hẹp và không còn hấp dẫn với các nhà đầu tư Một nguyên nhân... đang xây 7 cơ sở sản xuất mới tại châu Á nhưng trong đó không có Việt Nam ) Với thuế suất thuế nhập khẩu ô tô chỉ còn 50% vào 2014 và giảm tới 0 - 5% vào năm 2018, xe nhập khẩu nguyên chiếc có lợi thế hơn so với xe sản xuất trong nước là điều được các DN ô tô có vốn đầu tư nước ngoài nhận thấy Các liên doanh đều đã bổ sung chức năng phân phối xe nhập khẩu vào hoạt động của mình Nhờ ưu thế bán hàng nhập... hiện nay Vì vậy hiện nay đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất ô tô là một điều vô cùng mạo hiểm c Ngành thép Năm 2011 là một năm với những khó khăn và thách thức đối với ngành thép của Việt Nam Tỷ lệ tăng trưởng so vơi năm 2010 âm từ 7-10% Mặc dù các nhà sản xuất thép vẫn duy trì mức chiết khấu cho các nhà phân phối và giảm giá bán, nhưng sức tiêu thụ thép trên thị trường vẫn không mấy khả quan Cũng do... vòng quay nguôn vốn bị gián đoạn Vì thế gánh nặng lãi vay luôn đè lên các doanh nghiệp Do chính sách tiền tệ thắt chặt làm cho lãi suất tăng, nên các doanh nghiệp thép đang đứng trước nguy cơ phá sản Từ các dẫn chứng ở trên, chúng ta thấy rằng năm 2012 thực sự là một năm kho khăn cho ngành thép Do đó đầu tư vào ngành này la không nên TÀI LIỆU THAM KHẢO http://www.laisuat.vn http://www.giavang.net... ngành kinh tế mang lại lợi nhuận rất cao nhờ sản xuất ra những sản phẩm có giá trị vượt trội Năm 2011 là một năm có nhiều biến động đối với nền kinh tế nói chung và thị trường ô tô nói riêng Nền kinh tế bị suy giảm, cùng với chính sách tiền tệ bị thắt chặt, tỷ giá và lãi suất ngân hàng quá cao, đã kéo theo sự suy giảm chung của thị trường ô tô Việt Nam Hơn nữa, trận động đất tại Nhật Bản hồi đầu năm. .. Trung quốc và nhật bản đã giảm giá sắt thép xây dựng, nên trong nước xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh Một số doanh nghiệp phá giá thép, họ sẵn sàng chào với giá thâp hơn thị trường từ 200-300 ngàn đồng/tấn Do đó, rât dễ lâm vào tình trạng phá sản Theo ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch VSA, 20% doanh nghiệp thép đang rất khó khăn, cần phải tái cơ cấu nếu không muốn bị phá sản vào năm 2012 Hầu . http://www.thesaigontimes.vn http://vcsc.com.vn/Modules/Analysis/Web/IndustryAnalysis.aspx? tab=3&MenuID=5&inTab=Tongquan&cat=0&lang=vi-vn http://vcsc.com.vn http://stock.vn TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2011VÀ TRIỂN VỌNG 2012 – VẤN ĐỀ ĐẦU. pháp trên đã khiến thị trường ngoại hối tự do liên tục giảm và xoay quanh tỷ giá chính thức với mức chên lệch rất nhỏ. 2. Tổng quan thị trường chứng khoán Khủng hoảng nợ công tại Châu Âu trong. rất khả quan. Thứ hai, kể từ năm 2010, giá của nhiều mặt hàng khoáng sản đã có những chuyển biến khá tích cực, điều nay cho phép doanh nghiệp khai khoáng có thể đạt một mức lợi nhuận khả quan.

Ngày đăng: 01/08/2014, 09:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan