Tiểu luận luật kinh doanh Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần

26 7.6K 50
Tiểu luận luật kinh doanh Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤCChương I1GIỚI THIỆU1I.Lý do chọn đề tài1II.Mục tiêu đề tài1III.Giới hạn đề tài:.1IV.Phương pháp nghiên cứu đề tài2V.Bố cục của bài tiểu luận2Chương II3NHỮNG QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN.3I.Khái niệm:31.Khái niệm chuyển nhượng cổ phần:32.Phân loại cổ phần:33.Các điều kiện chuyển nhượng:3II.Cách thức chuyển nhượng cổ phần71.Chuyển nhượng trực tiếp:72.Chuyển nhượng gián tiếp:10Chương III15NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY15I.Những ưu điểm và nhược điểm của một số cách thức chuyển nhượng cổ phần theo cách gián tiếp151.Ưu và nhược điểm của cách thức chuyển nhượng cổ phần trên sở giao dịch chứng khoán.152.Những ưu diểm và nhược điểm của cách thức chuyển nhượng cổ phần qua thị trường phi tập trung15II.Thực trạng và giải pháp đối với chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần171.Những hạn chế nghị định 01 trong chuyển nhượng cổ phần.172.Thuế Thu nhập cá nhân từ việc chuyển nhượng Chứng khoán.193.Chuyển nhượng chứng khoán thông qua môi giới tự do.22Chương IV24KẾT LUẬN24 Chương IGIỚI THIỆUI.Lý do chọn đề tàiTrong tình hình thị trường tài chính đầy biến động và rủi ro như hiện nay, để tìm một kênh đầu tư an toàn, sinh lời trong dài hạn không phải là chuyện dễ. Đồng thời, bản thân em có thể là một nhà đầu tư tương lai với mong muốn thử sức mình tại một môi trường mới và làm giàu cho bản thân. Do đó, dành một thời gian tìm hiểu về tình hình đầu tư tài chính ở Việt Nam hiện nay em nhận thấy rằng: gởi tiết kiệm là một giải pháp an toàn hàng đầu, nhưng bên cạnh đó, nếu biêt nắm thời cơ thì đầu tư vào cổ phần của một công ty cổ phần để hưởng cổ tức sẽ cho một mức sinh lời cao hơn. Trong thực tế, có rất ít người quan tâm đến lĩnh vực đầu tư này, một phần vì nó còn khá lạ, một phần vì các thủ tục và quy định chuyển nhượng cổ phần khá phức tạp. Mặt khác, nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn hình thức này để đầu tư nhưng vẫn gặp nhiều rủi ro lớn do không nắm hết được những quy định của pháp luật và Điều lệ công ty, không biết được mình nên mua loại cổ phần gì, khi chuyển nhượng cần có các điều kiện gì và thủ tục chuyển nhượng ra sao? Vì vậy, em chọn đề tài: “Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần” để làm đề tài bài tiểu luận của mình.II.Mục tiêu đề tài Bài tiểu luận này nhằm mục đích hệ thống một cách đầy đủ và tương đối cụ thể về cách chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần. Là một cơ sở để sinh viên chúng em có cái nhìn tổng quan về nội dung bài học. Đồng thời, bài tiểu luận này có thể là một nguồn tham khảo cho các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về pháp luật, những quy định về cách chuyển nhượng cổ phần để tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra khi đầu tư.III.Giới hạn đề tài:.Đề tài: Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần” có thể là một đề tài khó và rất rộng vì thế trong phạm vi một đề bài tiểu luận của sinh viên, em chỉ xin được tìm hiểu một vài khía cạnh của đề tài, bao gồm: tìm hiểu về các cách thức chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần, nêu lên những mặt ưu điểm, nhược điểm của chúng. Đồng thời tìm hiểu những thực trạng trên thực tế về các vấn đề có liên quan và từ đó đưa ra những đóng góp, kiến nghị. IV.Phương pháp nghiên cứu đề tàiPhuơng pháp thu thập nghiên cứu tài liệu, tham khảo các chuẩn mực, quy định và giáo trình học tập.Phương pháp phân tích và rút ra nhận xét.Cuối cùng để đưa ra những thực trạng của chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần thì phương pháp định tính được sử dụng để nhận định, suy luận vấn đề, thông qua đó đưa ra những kiến nghị nhằm cải thiện những thực trạng không tốt về vấn đề này.V.Bố cục của bài tiểu luậnBố cục của bài tiểu luận được chia làm 4 chươngChương I: Giới thiệu tổng quát về đề tàiChương II: Những quy định hiện hành về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần.Chương III: Những đóng góp và kiến nghị đối với việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần ở nước ta hiện nay.Chương IV: Kết luận

Luật kinh doanh Luật sư – ThS. Lê Minh Nhựt Nhận xét và đánh giá của giảng viên Lê Thị Kim Ngân – SV lớp TN09DB2 Luật kinh doanh Luật sư – ThS. Lê Minh Nhựt MỤC LỤC Chương I 1 GIỚI THIỆU 1 Chương II 3 Chương III 14 NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 14 Chương IV 23 KẾT LUẬN 23 Lê Thị Kim Ngân – SV lớp TN09DB2 Luật kinh doanh Luật sư – ThS. Lê Minh Nhựt Chương I GIỚI THIỆU I. Lý do chọn đề tài Trong tình hình thị trường tài chính đầy biến động và rủi ro như hiện nay, để tìm một kênh đầu tư an toàn, sinh lời trong dài hạn không phải là chuyện dễ. Đồng thời, bản thân em có thể là một nhà đầu tư tương lai với mong muốn thử sức mình tại một môi trường mới và làm giàu cho bản thân. Do đó, dành một thời gian tìm hiểu về tình hình đầu tư tài chính ở Việt Nam hiện nay em nhận thấy rằng: gởi tiết kiệm là một giải pháp an toàn hàng đầu, nhưng bên cạnh đó, nếu biêt nắm thời cơ thì đầu tư vào cổ phần của một công ty cổ phần để hưởng cổ tức sẽ cho một mức sinh lời cao hơn. Trong thực tế, có rất ít người quan tâm đến lĩnh vực đầu tư này, một phần vì nó còn khá lạ, một phần vì các thủ tục và quy định chuyển nhượng cổ phần khá phức tạp. Mặt khác, nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn hình thức này để đầu tư nhưng vẫn gặp nhiều rủi ro lớn do không nắm hết được những quy định của pháp luật và Điều lệ công ty, không biết được mình nên mua loại cổ phần gì, khi chuyển nhượng cần có các điều kiện gì và thủ tục chuyển nhượng ra sao? Vì vậy, em chọn đề tài: “Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần” để làm đề tài bài tiểu luận của mình. II. Mục tiêu đề tài Bài tiểu luận này nhằm mục đích hệ thống một cách đầy đủ và tương đối cụ thể về cách chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần. Là một cơ sở để sinh viên chúng em có cái nhìn tổng quan về nội dung bài học. Đồng thời, bài tiểu luận này có thể là một nguồn tham khảo cho các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về pháp luật, những quy định về cách chuyển nhượng cổ phần để tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra khi đầu tư. III. Giới hạn đề tài:. Đề tài: "Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần” có thể là một đề tài khó và rất rộng vì thế trong phạm vi một đề bài tiểu luận của sinh viên, em chỉ xin được tìm hiểu một vài khía cạnh của đề tài, bao gồm: tìm hiểu về các cách thức chuyển nhượng cổ phần trong công ty Lê Thị Kim Ngân – SV lớp TN09DB2 1 Luật kinh doanh Luật sư – ThS. Lê Minh Nhựt cổ phần, nêu lên những mặt ưu điểm, nhược điểm của chúng. Đồng thời tìm hiểu những thực trạng trên thực tế về các vấn đề có liên quan và từ đó đưa ra những đóng góp, kiến nghị. IV. Phương pháp nghiên cứu đề tài - Phuơng pháp thu thập nghiên cứu tài liệu, tham khảo các chuẩn mực, quy định và giáo trình học tập. - Phương pháp phân tích và rút ra nhận xét. - Cuối cùng để đưa ra những thực trạng của chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần thì phương pháp định tính được sử dụng để nhận định, suy luận vấn đề, thông qua đó đưa ra những kiến nghị nhằm cải thiện những thực trạng không tốt về vấn đề này. V. Bố cục của bài tiểu luận Bố cục của bài tiểu luận được chia làm 4 chương - Chương I: Giới thiệu tổng quát về đề tài - Chương II: Những quy định hiện hành về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần. - Chương III: Những đóng góp và kiến nghị đối với việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần ở nước ta hiện nay. - Chương IV: Kết luận Lê Thị Kim Ngân – SV lớp TN09DB2 2 Luật kinh doanh Luật sư – ThS. Lê Minh Nhựt Chương II NHỮNG QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN. I. Khái niệm: 1. Khái niệm chuyển nhượng cổ phần: Cổ phần: là phần vốn nhỏ nhất của công ty hay nói cách khác đi vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ phiếu: của công ty cổ phần là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ để xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Chuyển nhượng cổ phần: là hành vi làm thay đổi ( mua bán, biếu tặng, thừa kế…) số lượng cổ phần đang nắm giữ. 2. Phân loại cổ phần: Trong công ty cổ phần có thể tồn tại hai loại cổ phần: • Cổ phần phổ thông: là cổ phần chỉ hưởng lãi hoặc chịu lỗ dựa trên kết quả hoạt động của công ty. • Cổ phần ưu đãi: là cổ phần có một đặc quyền nào đó. Cổ phần ưu đãi chia thành các loại như sau: • Cổ phần ưu đãi biểu quyết: là loại cổ phần có số biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Nhiều hơn bao nhiêu lần do điều lệ công ty quy định. • Cổ phần ưu đãi cổ tức: là loại cổ phần được trả cổ tức (tiền lãi) với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm.Cổ tức được chia có hai loại: cổ tức cố định và cổ tức thưởng. • Cổ phần ưu đãi hoàn lại: là cổ phần sẽ được công ty hoàn vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại 3. Các điều kiện chuyển nhượng: 3.1. Đối với cổ phần thường: Theo khoản 5 Điều 81 Luật doanh nghiệp năm 2005, cổ phần thường được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp sau: Theo khoản 5 Điều 84, trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ Lê Thị Kim Ngân – SV lớp TN09DB2 3 Luật kinh doanh Luật sư – ThS. Lê Minh Nhựt đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Sau thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ. Nguyên nhân có qui định trên vì đây là qui định nhằm bảo vệ các nhà đầu tư, các cổ đông sáng lập ra công ty không được tự ý bỏ công ty được. Đây chính là một qui định mang tính ràng buộc nghĩa vụ vật chất của cổ đông sáng lập với người mua nhằm tránh tình trạng tuyên truyền lừa đảo. 3.2. Đối với cổ phần ưu đãi: Qui định về chuyển nhượng cổ phần ưu đãi phụ thuộc vào điều lệ công ty và Luật doanh nghiệp 2005. Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Theo khoản 3 điều 87 Luật Doanh nghiệp 2005, chỉ có các Tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập mới có quyền nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết; đây là loại cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông, số phiếu biểu quyết của một số cổ phần ưu đãi biểu quyết do điều lệ công ty qui định; cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. Sau 3 năm kể từ ngày cấp giấy Chứng nhận đăng kí kinh doanh, cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông và được tự do chuyển nhượng như cổ phần phổ thông được phát hành trước đó. Việc cấm chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết nhằm đảm bảo cho những thành viên sáng lập có thể duy trì được ý tưởng kinh doanh ban đầu của mình, tránh cho công ty mất tính ổn định trong những năm đầu thành lập. Cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác: Không bị điều chỉnh trong Luật Doanh nghiệp 2005 nên tùy từng điều lệ của công ty qui định những điều kiện để được chuyển nhượng khác nhau. Ví dụ: Công ty cổ phần nhựa Tân Đại Á có qui định cổ phần ưu đãi chỉ được chuyển nhượng sau 4 năm kể từ ngày phát hành hay như đối với công ty cổ phần du lịch Việt Nam - Hà Nội thì cổ phần mua với giá ưu đãi đối với công nhân viên lại được tự do chuyển nhượng trong khi cổ phần ưu đãi dành cho nhà đầu tư chiến lược lại bị cấm chuyển nhượng hoặc chuyển nhượng có điều kiện 3.3. Một số trường hợp đặc biệt trong chuyển nhượng cổ phần:  Cổ phần phát hành riêng lẻ: Theo nghị định số 01/2010/NĐ-CP cổ phần mà các công ty cổ phần khi phát hành riêng lẻ không được chuyển nhượng trong thời hạn một năm kể từ ngày phát hành 1 . 1 Chào bán cổ phần riêng lẻ là việc chào bán cổ phần hoặc quyền mua cổ phần trực tiếp và không sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng cho một trong các đối tượng sau: Các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; Lê Thị Kim Ngân – SV lớp TN09DB2 4 Luật kinh doanh Luật sư – ThS. Lê Minh Nhựt Tuy nhiên, qui định này sẽ gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp khi phát hành cổ phiếu riêng lẻ, nhưng đây là một động thái tích cực nhằm ngăn chặn nguy cơ đầu cơ và bán khống của các nhà đầu tư nếu không hạn chế thời gian chuyển nhượng. Cụ thể, cổ phiếu A được bán cho nhà đầu tư chiến lược với giá 50000đ/cổ phiếu. Ngay tại thời điểm chốt danh sách nhà đầu tư được phép mua riêng lẻ, giá cổ phiếu A là 100000đ/cổ phiếu, nhà đầu tư có thể mượn cổ phiếu để giao dịch và sau đó sẽ trả lại khi cổ phiếu riêng lẻ được phát hành sau đó một thời gian ngắn (vì cổ phiếu riêng lẻ chỉ được bán cho một số nhà đầu tư chiến lược, với giá bán thấp hơn nhiều so với giá bán trên thị trường). Đồng thời, qui định này cũng ngăn chặn được sự liên kết của những nhà đầu tư và những cổ đông lớn của doanh nghiệp (cũng chính là những người có quyền quyết định chào bán riêng lẻ) nhằm cố ý chấp nhận giảm giá trị vốn góp ở công ty để phát hành cổ phiếu với giá rẻ hơn giá trị nội tại của công ty nhằm chia lợi ích. Vì vậy, với qui định cấm chuyển nhượng cổ phiếu phát hành riêng lẻ trong vòng một năm, vốn của nhà đầu tư sẽ bị chôn trong một thời gian khá dài, thậm chí nhà đầu tư phải đối mặt với rủi ro cao nếu xu hướng giá thị trường giảm mạnh. Do đó, nhà đầu tư khi muốn mua cổ phiếu phát hành riêng lẻ thì buộc phâỉ hiểu rõ tình hình hoạt động của công ty cũng như tin vào khả năng tăng trưởng trong tương lai của công ty.  Đối với ngân hàng thương mại cổ phần: Cổ phần phổ thông của thành viên sáng lập của ngân hàng thương mại cổ phần mới thành lập, trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp giấy phép, chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong tổng số cổ phần góp vốn khi thành lập ngân hàng cho cổ đông sáng lập khác. Đối với cổ đông không phải thành viên sáng lập của ngân hàng, trong thời gian 3 năm kể từ ngày cấp giấy phép thành lập, chỉ được phép chuyển nhượng số cổ phần vốn góp của mình khi ngân hàng thành lập cho cổ đông khác của ngân hàng. Đối với ngân hàng thương mại cổ phần, những giao dịch chuyển nhượng sau cần có văn bản chấp thuận của thống đốc ngân hàng nhà nước 2 : Các giao dịch mua bán mức cổ phần trọng yếu (đây là giao dịch mua bán của cổ đông nắm giữ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên); Các giao dịch mua bán cổ phần dẫn đến cổ đông đang sở hữu mức cổ phần trọng yếu trở thành không sở hữu cổ phần trọng yếu và ngược lại. Cổ đông cá nhân, cổ đông pháp nhân có người đại diện vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc trong thời gian đảm nhiệm chức danh và trong thời gian 01 năm, kể từ thời điểm không đảm nhiệm chức danh, được chuyển nhượng cổ Dưới 100 nhà đầu tư không phải nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp 2 Theo nghị định 59/2009/NĐ_CP ngày 16/7/2009 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại. Lê Thị Kim Ngân – SV lớp TN09DB2 5 Luật kinh doanh Luật sư – ThS. Lê Minh Nhựt phần nhưng phải giữ lại tối thiểu 50% tổng số cổ phần mà mình sở hữu vào thời điểm được Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc được Hội đồng quản trị bổ nhiệm và phải có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước trước khi thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần tối thiểu 15 ngày làm việc đối với số cổ phần được phép chuyển nhượng. Trong thời gian đang xử lý các hậu quả theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông do trách nhiệm cá nhân, các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc không được chuyển nhượng cổ phần, trừ trường hợp các thành viên này: - Là đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức bị sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản theo quy định pháp luật; - Bị bắt buộc chuyển nhượng cổ phần theo quyết định của Tòa án. Đồng thời, phải có sự chấp thuận của ngân hàng nhà nước nếu có sự chuyển nhượng cổ phần của ngân hàng cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.  Đối với nhà đầu tư nước ngoài 3 : Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác (kể cả trong nước và ngoài nước) tối thiểu sau 5 năm kể từ khi trở thành là nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại một ngân hàng Việt Nam. Tổ chức tín dụng nước ngoài và người có liên quan sở hữu 10% vốn điều lệ tại một ngân hàng Việt Nam chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác (kể cả trong nước và ngoài nước) tối thiểu sau 3 năm kể từ khi sở hữu 10% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Đây chính là những qui định chặt chẽ nhằm bảo vệ nhà đầu tư cũng như giữ vững được sự ổn định của một hoạt động mang tính hệ thống và có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế như hoạt động ngân hàng. Đồng thời, các qui định trên cũng ràng buộc lợi ích của thành viên sáng lập và đại diện pháp luật của ngân hàng với ngân hàng Thông tư 08/2008/TT-NHNN ngày 22/3 của Ngân hàng Nhà nước qui định các tổ chức tín dụng có thể đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước nếu có nguy cơ mất khả năng chi trả; nợ không có khả năng thu hồi; có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, nghiêm cấm chủ tịch và thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc hoặc giám đốc chuyển nhượng cổ phần, chia cổ tức, cất giấu, tẩu tán, cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng hoặc có bất cứ giao dịch nào có liên quan; từ chối hoặc giảm bớt quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với khách hàng. II. Cách thức chuyển nhượng cổ phần 1. Chuyển nhượng trực tiếp: 3 Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của Ngân hàng thương mại Việt Nam. Lê Thị Kim Ngân – SV lớp TN09DB2 6 Luật kinh doanh Luật sư – ThS. Lê Minh Nhựt 1.1. Khái niệm: Đây là hình thức chuyển nhượng mà các cổ đông chuyển nhượng cổ phần cho nhau hoặc chuyển nhượng cho người ngoài công ty thông qua trao đổi trực tiếp. Ở đây có nghĩa là người bán và người mua gặp gở nhau trực tiếp, tự thỏa thuận với nhau về giá cả, người mua trực tiếp tự kiểm tra, đánh giá chất lượng của cổ phần chào bán. Hình thức này xảy ra với người chuyển nhượng và người được chuyển nhượng thường là những người quen biết nhau. Thủ tục giao dịch do hai bên tự thỏa thuận theo qui định của luật dân sự. Đối với các hành vi chuyển nhượng khác như cho - tặng, thừa kế… cũng thuộc hình thức chuyển nhượng trực tiếp. 1.2. Qui trình thủ tục chuyển nhượng : gồm 6 bước. • Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ Công ty cổ phần ( hoặc là công ty chứng khoán nhận quản lý sổ cổ đông của công ty) tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu chuyển nhượng cổ phần của cổ đông  Hồ sơ chuyển nhượng bao gồm: Giấy chuyển nhượng cổ phần (yêu cầu chuyển nhượng cổ phần) hoặc hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có chữ kí của bên mua và bên bán ( nếu một trong hai bên là tổ chức thì phải có chữ kí của người được ủy quyền hoặc đại diện theo pháp luật và con dấu của tổ chức đó). Sổ chứng nhận cổ đông hoặc giấy sở hữu cổ phần của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng (nếu bên mua cũng là cổ đông của công ty).  Giấy tờ khác của bên chuyển nhượng: Đối với cá nhân: - Giấy photo chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (được ghi trên Giấy chứng nhận cổ phần) của bên chuyển nhượng (có bản chính để đối chiếu). Trong trường hợp cổ đông không thể thực hiện trực tiếp thủ tục chuyển nhượng có thể thực hiện ủy quyền cho người khác, người được ủy quyền nộp 1 bản Giấy chứng nhận ủy quyền và mang theo chứng minh nhân dân/ hộ chiếu để đối chiếu hoặc 1 bản sao y công chứng, mẫu xác nhận mẫu chữ kí của cổ đông có chứng thực của chính quyền địa phương (bản chính). Đối với tổ chức: - Giấy xác nhận đăng kí kinh doanh (1 bản sao có công chứng). - Văn bản chấp thuận chuyển nhượng cổ phần của hội đồng thành viên/ hội đồng quản trị hoặc người có thẩm quyền theo qui định của điều lệ tổ chức và bên chuyển nhượng. - Giấy giới thiệu của tổ chức và chứng minh nhân dân của người được tổ chức giới thiệu thay mặt tổ chức thực hiện giao dịch chuyển nhượng (bản chính).  Giấy tờ khác của bên nhận chuyển nhượng: - Chứng minh nhân dân/ hộ chiếu của bên nhận chuyển nhượng. - Giấy ủy quyền và chứng minh nhân dân/ hộ chiếu của người được ủy quyền. - Nếu bên nhận chuyển nhượng là tổ chức: - Giấy phép đăng kí kinh doanh (có công chứng). Lê Thị Kim Ngân – SV lớp TN09DB2 7 Luật kinh doanh Luật sư – ThS. Lê Minh Nhựt - Điều lệ công ty (có công chứng). - Văn bản chấp nhận nhận chuyển nhượng của hội đồng cá nhân hoặc hội đồng thành viên hoặc cá nhân có thẩm quyền theo điều lệ hoạt động của công ty. - Giấy giới thiệu của tổ chức và chứng minh nhân dân, hộ chiếu của người được tổ chức ủy quyền thay mặt thực hiện giao dịch.  Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài: - Bản sao hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp. - Tài liệu chứng minh nguồn tài sản hợp pháp. - Các văn bản của cá nhân nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền. Tất cả hồ sơ trên phải làm 1 bộ bằng tiếng Việt và 1 bộ bằng tiếng Anh. Đối với trường hợp thừa kế thì phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền thừa kế hợp lệ theo quy định của Bộ luât Dân sự hiện hành. • Bước 2: Kiểm tra hồ sơ chuyển nhượng cổ phần. Nhân viên quản lý sổ cổ đông cho công ty tiến hành kiểm tra: Kiểm tra tính hợp lệ, tính pháp lý của chứng từ chuyển nhượng và thông tin liên quan đến chứng từ chuyển nhượng Kiểm tra, đối chiếu số lượng cổ phần chuyển nhượng Phân loại hồ sơ chuyển nhượng, những trường hợp chuyển nhượng có điều kiện theo luật doanh nghiệp 2005 và điều lệ công ty thì phải có phê duyệt của Hội Đồng Quản trị • Bước 3: Thu phí và cấp giấy xác nhận Nếu hồ sơ chuyển nhượng đầy đủ và hợp lệ nhân viên tiếp nhận hồ sơ chuyển nhượng kí xác nhận trên giấy đề nghị chuyển nhượng. Tiến hành thu phí chuyển nhượng theo mức phí thỏa thuận. • Bước 4: Lập phiếu hẹn cấp/ trả sổ cổ đông Tùy theo mỗi công ty mà thời gian hẹn cấp/trả sổ cổ đông sẻ khác nhau. Thông thường là 5-10 ngày đối với cá nhân thực hiện chuyển nhượng cổ phần và 15 ngày đối với tổ chức. • Bước 5: In sổ cồ đông Bộ phận quản lý sổ cổ đông của công ty căn cứ vào hồ sơ chuyển nhượng để thực hiện bút toán chuyển nhượng: ghi tăng/gảm cổ phần trên Sổ cổ đông. Trường hợp người nhận chuyển nhượng đã có Sổ cổ đông: công ty cổ phần ủy quyển cho công ty chứng khoán ký phần xác nhận trên Sổ cổ đông. Trường hợp cấp phát mới Sổ cổ đông: bộ phận quản lý sổ cổ đông in đầy đủ thông tin lên Sổ cổ đông theo mẩu quy định của công ty, sau đó tập hợp chuyển các hồ sơ chuyển Lê Thị Kim Ngân – SV lớp TN09DB2 8 [...]... quy định hiện hành về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần Bên cạnh đó, em đã tìm hiểu và phân tích những thực trạng của các quy định,cách thức chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần trên thực tế ở Việt Nam hiện nay Căn cứ vào đó, em đưa ra một số giải pháp để cải thiện những thực trạng đó Tóm lại, chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần là một hình thức chuyển nhượng khá phức tạp với... là các công ty cổ phần, các doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần - ngoại trừ các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần Công ty cổ phần thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài không được chào bán cổ phần trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý chào bán cổ phần riêng... Cấp/trả Sổ cổ đông Bộ phận quản lý sổ cổ đông cấp/ trả Sổ cổ đông cho bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng sau khi đã hoàn tất các thủ tục trên Đối với những công ty cổ phần sử dụng dịch vụ quản lý "Sổ cồ đông và hỗ trợ thủ tục chuyển nhượng" của công ty chứng khoán Bộ phân quản lý sổ cổ đông của công ty cổ phần sẽ là công ty chứng khoán, tất cả các khâu nhận hồ sơ, kiểm tra, in Sổ cổ đông cho.. .Luật kinh doanh Luật sư – ThS Lê Minh Nhựt nhượng và Sổ cổ đông mới để lấy chử ký của Chủ tịch Hội Đồng Quản trị công ty trên sổ cổ đông Sau khi ký xác nhận các hồ sơ chuyển nhượng và Sổ cổ đông mới được chuyển trả lại toàn bộ cho bộ phận quản lý sổ cổ đông Đối với người chuyển nhượng: thu lại Sổ chứng nhận cổ đông và huỷ Sổ cổ đông nếu chuyển nhượng toàn bộ số lượng cổ phần sở hữu •... năm tài chính, một số công ty tạm ứng cổ tức sau 6 tháng Vì thế người mua mặc dù vẫn đang nắm trong tay cổ phiếu của công ty nhưng lại không được nhận cổ tức của công ty Lê Thị Kim Ngân – SV lớp TN09DB2 15 Luật kinh doanh Luật sư – ThS Lê Minh Nhựt Rủi ro trong mua bán cổ phần chưa được chuyển nhượng. Có những cổ phần theo quy định nội bộ của công ty, sau 1 năm mới được chuyển nhượng, nhưng nhiều... Nhà nước (trong trường hợp tổ chức chào bán là tổ chức tín dụng); Bộ Tài chính (doanh nghiệp bảo hiểm cổ phần) ; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (công ty cổ phần chứng khoán, công ty cổ phần quản lý quỹ, công ty đại chúng (trừ các công ty đại chúng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, bảo hiểm); sở kế hoạch và đầu tư, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế... bán quyền mua cổ phần Giá bán quyền mua thường thấp hơn thị trường phi tập trung II Thực trạng và giải pháp đối với chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần 1 Những hạn chế nghị định 01 trong chuyển nhượng cổ phần Ngày 4/1, Thủ tướng đã ban hành Nghị định số 01/2010/NĐ-CP về chào bán cổ phần riêng lẻ có hiệu lực từ ngày 25/2/2010 Nghị định trên nêu rõ, hạn chế chuyển nhượng cổ phần phát hành... dịch chuyển nhượng cổ phần thông qua các nhà môi giới tự do Việc chuyển nhượng cổ phần thông qua các nhà môi giới tự do sẽ được tiến hành theo cách các cổ đông cũ làm giấy chuyển nhượng cho nhà môi giới tự do (“cò”) nhưng phần “người mua” để trống Sau khi ký được hợp đồng với người bán, nhiệm vụ của các “cò cổ phiếu” là làm việc với công ty phát hành để công ty ký xác nhận vào hợp đồng chuyển nhượng cổ. .. tất cả các cổ đông đều có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác hoặc cho người không phải là cổ đông của công ty Trong khi đó, Nghị định số 01/2010/NĐ-CP là một văn bản dưới Luật lại quy định thêm một trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần của cổ đông hiện hữu là số cổ phần được chào bán trong đợt phát hành và chào bán riêng lẻ Mặt khác, hiện tại, Nghị định 01 yêu cầu doanh nghiệp... nhượng cổ phần, chấp nhận người mua là cổ đông mới của công ty (mặc dù chưa biết đích danh) Cổ phần tự do được chào bán theo giá tự đặt, nếu có người mua tương ứng, họ chỉ cần sang chuyển số cổ phần đó cho người mua kèm hợp đồng chuyển nhượng ghi tên nhà đầu tư vào chỗ để trống Nhà đầu tư sau khi nhận được cổ phiếu phải đến nôp hồ sơ chuyển nhượng tại bộ phận quản lý sổ cổ đông của công ty cổ phần và . tài: “Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần” để làm đề tài bài tiểu luận của mình. II. Mục tiêu đề tài Bài tiểu luận này nhằm mục đích hệ thống một cách đầy đủ và tương đối cụ thể về. nghị nhằm cải thiện những thực trạng không tốt về vấn đề này. V. Bố cục của bài tiểu luận Bố cục của bài tiểu luận được chia làm 4 chương - Chương I: Giới thiệu tổng quát về đề tài - Chương II:. trong công ty cổ phần” có thể là một đề tài khó và rất rộng vì thế trong phạm vi một đề bài tiểu luận của sinh viên, em chỉ xin được tìm hiểu một vài khía cạnh của đề tài, bao gồm: tìm hiểu

Ngày đăng: 01/08/2014, 09:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương I

  • GIỚI THIỆU

  • Chương II

  • Chương III

  • NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

    • 1. Những hạn chế nghị định 01 trong chuyển nhượng cổ phần.

      • 1.1. Các hạn chế của Nghị định 01:

      • 1.2. Giải pháp khắc phục Nghị định 01:

      • 2. Thuế Thu nhập cá nhân từ việc chuyển nhượng Chứng khoán.

      • 3. Chuyển nhượng chứng khoán thông qua môi giới tự do.

        • 3.1. Thực trạng của việc chuyển nhượng chứng khoán thông qua môi giới tự do

        • 3.2. Giải pháp khắc phục thực trạng

        • Chương IV

        • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan