VIÊM DA DỊ ỨNG DO PAEDERUS SP pdf

12 540 1
VIÊM DA DỊ ỨNG DO PAEDERUS SP pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIÊM DA DỊ ỨNG DO PAEDERUS SP TÓM TẮT Mở đầu: Tình trạng viêm da dị ứng do côn trùng tăng cao trong số các sinh viên lưu trú tại ký túc xá trường Công Nhân Bưu Điện III, Tiền Giang vào cuối quý 3/2005. Ca lâm sàng: Tác nhân gây bệnh được xác định có liên quan đến Paederus sp., loại bọ cánh cứng bị lôi cuốn bởi ánh sáng trắng của đèn huỳnh quang nhưng không bị tác động bởi ánh đèn vàng, nóng. Tổn thương là những bóng nước, ngứa, bỏng rát, xuất hiện trên vùng da viêm đỏ sau khi tiếp xúc với pederin, độc tố được tiết ra như một phản ứng tự vệ của Paederus sp. khi bị đe dọa hoặc bị tấn công. Sau khi vỡ, vết loét tự lành trong vòng 7 – 10 ngày nếu không bị bội nhiễm vi trùng. Kết luận: Bệnh đáp ứng tốt với povidone iodine bôi tại chỗ, kháng histamine và kháng sinh nếu cần. Các biện pháp dự phòng bao gồm việc ngăn chận không cho Paederus spp. bay vào phòng buổi tối, tránh bắt hoặc nghiền chúng, tắm rửa kỹ nếu bị tiếp xúc với pederin Cần phổ biến các thông tin liên quan đến Paederus spp. để người dân biết cách xử trí và phòng ngừa bệnh. ABSTRACT Introduction: The incidence of allergic dermatitis due to insects raised sharply among students living in the dormitory of the School for Postal Worker III in Tien Giang province at the end of the third quarter of 2005. Case presentation: The causal agent was related to Paederus sp., a beetle that was attracted by fluorescent light but not by amber light. The skin was inflamed with bullous, itching and burning lesions after contact with pederin, a toxin secreted by Paederus sp. by self-defence. When broken, the ulcers will heal spontaneously within 7-10 days if no bacterial contamination occurred. Conclusions: The lesions responded well to local povidone iodine, antihistamines and antibiotic if needed. Protective measures included prevention of Paederus spp. to break-in in the evening, withholding their capture or crushing them, carefully wash after contact with pederin. Information about Paederus spp. needed to be disseminated to manage and prevent the infection. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong vài năm gần đây, dịch viêm da dị ứng được báo cáo từ nhiều nơi, trong và ngoài thành phố Hồ Chí Minh với biểu hiện viêm da, ngứa, bóng nước. Vào đầu năm 2004, bệnh xuất hiện ở Long An (15) , tháng 06/2004 nhiều trường hợp tương tự liên tục đến khám tại Bệnh viện Da Liễu (15) . Quý 3/2005, bệnh bộc phát trên các học sinh nội trú trường Công nhân Bưu điện III, Mỹ Tho, Tiền Giang. Gần đây nhất, 3 tháng cuối năm 2006, dịch viêm da tiếp xúc lại xuất hiện tại ký túc xá trường Cao Đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung Ương III (cơ sở 2, quận 9) và ký túc xá Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh (quận Thủ Đức) (16,17,18) . Nguyên nhân dị ứng đều được xác định do Paederus spp. gây ra. Thông tin liên quan đến vụ dịch ở Tiền Giang Bộ Môn Ký Sinh – Vi Nấm Học (BM KS – VN), TT Đào Tạo BDCBYT tp. HCM đã trực tiếp khảo sát các trường hợp bệnh ở ký túc xá Công nhân Bưu Điện III, Tiền Giang. Tổn thương là những bóng nước, chứa chất dịch màu vàng, đục như mủ, nổi gồ trên vùng da viêm đỏ, ngứa; thường xuất hiện ở mặt, vùng ngang rốn, lưng (nhất là học viên nam), nếp dưới vú, vùng nách, bẹn, mặt trong đùi (hình 1). Một số trường hợp gây đau nhức, lan rộng thành mảng, sốt nhẹ. Bệnh kéo dài khoảng 7 – 10 ngày tùy mức độ tổn thương và nếu không bị bội nhiễm vi trùng. Tỉ lệ bệnh ở tầng 2, 3 và 4 cao hơn hẳn so với tầng trệt (tầng1). Đèn phía trước khu ký túc xá cũng như trong các phòng đều phát ánh sáng trắng huỳnh quang. Buổi tối, côn trùng bay vào phòng rất nhiều, đậu trên tường, chung quanh nơi có ánh đèn. Tất cả học viên đều ngủ mùng. Các đối tượng có thói quen treo quần áo trên mắc áo dễ mắc bệnh hơn những người cất vào tủ hoặc vali. Hình 1: Tổn thương trên bệnh nhân Hình 2: Tổn thương trên đối tượng tình nguyện Khu nhà tập thể nằm trong khuôn viên trường với nhiều bãi cỏ; chung quanh trường là cánh đồng lúa. Theo nhận xét của BS Phạm Văn Huân, phụ trách trạm Y Tế Cơ Quan, bệnh bắt đầu xuất hiện khi ký túc xá được xây dựng lại (năm 2000). Trước đó, phòng tập thể được lợp tranh phủ mái tôn, vách bằng đất. Tần suất bệnh gia tăng vào mùa mưa, đặc biệt sau các vụ thu hoạch lúa, bắp; tương ứng với thời điểm mật độ côn trùng phát triển mạnh. Một số côn trùng xuất hiện vào buổi tối trong các phòng sinh viên mắc bệnh đã được thu thập để khảo sát (hình 3). Trong số các loại được định danh, Paederus sp., một loại bọ cánh cứng (roove beetle, thuộc lớp phụ Pterygota, bộ Coleoptera, phụ bộ Polyphaga, họ Staphylinidae) (6,7) được nghi ngờ có liên quan đến tình trạng viêm da dị ứng này (hình 4). Để khẳng định vai trò gây bệnh của chúng, tác giả đã thử nghiệm trên 5 người tình nguyện: chà sát Paederus lên da và theo dõi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện. Trong vòng 1 ngày, vùng da tiếp xúc với côn trùng của 3 đối tượng tình nguyện bắt đầu viêm đỏ, ngứa, bỏng rát. Hai trường hợp còn lại, thời gian ủ bệnh kéo dài 3 ngày. Ngày kế tiếp, da bị phồng rộp, chứa dịch vàng đục như mủ và vỡ ra trong 2 – 3 ngày. Khi được rắc bột bleu methylene, tổn thương khô ráo nhanh, đóng mài và lành hẳn sau 5 ngày. Một trường hợp than đau nhức tương ứng với bóng nước lớn và căng phồng trên mảng da rộng bị viêm đỏ. Hình 3: Mẫu côn trùng được thu thập Hình 4: Cặp cánh cứng và cặp cánh màng của Paederus spp. thu thập tại ký túc xá trường Công Nhân Bưu Điện III, Tiền Giang Bệnh cảnh lâm sàng trên các đối tượng tình nguyện (hình 2) cũng tương tự như ở các bệnh nhân được khảo sát (hình 1) đã cho phép kết luận Paederus là tác nhân gây dịch viêm da dị ứng tại ký túc xá trường Công Nhân Bưu Điện III, Tiền Giang. BÀN LUẬN Tác nhân gây bệnh Paederus spp. là một loại côn trùng nhỏ, 7 – 10mm dài x 0,5 – 1mm ngang, có 2 cặp cánh ngắn không phủ hết mặt lưng của bụng (6,7) . Cặp cánh trước cứng, màu đen ánh xanh lá cây đậm, không có gân; không dùng để bay nhưng có tác dụng che dấu và bảo vệ cặp cánh màng trong suốt, xếp gọn bên dưới. Ngực và 4 đốt bụng tiếp theo màu cam. Đầu và 2 đốt bụng cuối màu đen. Chóp bụng nhọn (hình 5) Khoảng 600 loài Paederus được phát hiện khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở các nước có khí hậu nóng ẩm, trong đó một số loài phân bố chủ yếu ở Đông Nam Châu Á như P. fuscia (9) . Hình 5: Paederus littoralis (Bull Soc Pathol Exot. 1994;87(1):45-8) Thức ăn của Paederus spp. là các loài sâu bọ, côn trùng nhỏ ký sinh trên cây trồng nên chúng rất hữu ích cho nông nghiệp và vì thế, ban ngày, chúng thường tập trung vào những đầm lầy, cánh đồng trồng ngũ cốc, bãi cỏ để tìm mồi. Chúng trú ngụ, sinh sản trong đám lá cây, vỏ cây, gỗ bị mục rữa; đất cát 2 bên bờ sông, dưới các tảng đá, nơi đất ẩm. Khi mưa lớn hoặc lũ lụt, chúng di trú đến vùng khô hơn (11) . Mặc dù bay tốt nhưng Paederus spp. thích bò và có thể lướt trên mặt nước. Ban đêm chúng bị hấp dẫn bởi ánh sáng trắng của đèn huỳnh quang, là điều kiện để chúng tiếp cận gần người, bay vào nhà và đậu xung quanh nơi sáng đèn. Ánh đèn vàng, nóng ít dẫn dụ được chúng (8) . Khi đèn tắt chúng sẽ rơi xuống. Côn trùng gây bệnh ở ký túc xá được kết luận là Paederus spp. với những đặc điểm hình thể nêu trên (hình 4). Tuy nhiên, vì không thu thập được tài liệu về khóa định danh loài nên tác giả chỉ dừng lại ở việc xác định giống, do đó, chưa thể mô tả cụ thể đặc điểm sinh học của tác nhân gây dịch. Môi trường chung quanh ký túc xá (bãi cỏ, cánh đồng trống) phù hợp với nôi sinh thái của Paederus spp. Người dân phát hiện chúng rất nhiều ở ruộng lúa cũng như rẫy trồng màu, với tên dân gian là “kiến khoang” vì màu sắc và khả năng bò nhanh của chúng giống loài kiến. Thời điểm thu hoạch thường vào mùa mưa; sau thu hoạch, rơm rạ được chất đống ngoài đồng nên dễ bị phân hủy, lôi kéo nhiều loại côn trùng đến trú ngụ. Paederus cũng tập trung vào đó để ăn mồi và sinh sản; dân số của chúng, vì thế, đạt đến đỉnh cao, mật độ Paederus spp. bay vào phòng tăng lên, dẫn đến số trường hợp bệnh gia tăng. Các tầng lầu cao dễ dẫn dụ côn trùng hơn vì ánh sáng tầng trệt có thể bị các nhà chung quanh che khuất, trong khi ánh đèn trên cao dễ được phát hiện từ xa và định hướng cho Paederus spp. bay đến. Hậu quả là sinh viên sống ở tầng 2, 3, 4 bị tấn công nhiều hơn, tương tự ghi nhận của các tác giả khác (10) . Đặc điểm bị hấp dẫn vào ban đêm bởi ánh đèn sáng trắng cũng giải thích phần nào sự phát sinh bệnh sau khi xây dựng lại khu ký túc xá. Cấu trúc phòng trọ của sinh viên trước năm 2000 chủ yếu là vách đất, mái tranh và tôn nên mức độ trắng sáng của phòng bị giảm và bị nhiều nhà chung quanh che khuất, không dẫn dụ được loài bọ cánh cứng này. Khả năng gây bệnh của Paederus spp. và biểu hiện lâm sàng Mặc dù bộ phận miệng của Paederus spp. phù hợp với chức năng cắn và nhai nhưng các hoạt động này không phải là nguyên nhân gây tổn thương cho người. Tình trạng viêm da dị ứng khi tiếp xúc với Paederus spp. là do hợp chất pederin hiện diện trong máu, lưu thông khắp cơ thể của côn trùng (trừ cánh) (10) . Đây là một phức hợp không có protein, C 24 H 45 O 9 N (hình 6), được tổng hợp bởi Pseudomonas sp., sinh vật sống cộng sinh trong cơ thể một số Paederus spp. cái. Chất này được truyền vào trứng, duy trì đến khi phát triển thành con trưởng thành. Con đực có thể mang chất này do ăn trứng (1,12) . Trung bình mỗi con chứa khoảng 1mg, chiếm 0,025% trọng lượng của cơ thể (2) . Pederin chỉ được bài tiết từ chóp bụng khi Paederus spp. bị đe dọa, như một phản ứng tự vệ. Độc lực của pederin mạnh gấp 12 lần so với nọc độc của rắn mang bành. Hoạt tính của nó vẫn được duy trì khi Paederus spp. bị hóa khô sau 8 năm (3,10) . Với liều 1mg đủ để gây viêm da và hoại tử. Trường hợp một con ngựa bị tử vong do nuốt phải Paederus spp. lẫn trong cỏ linh lăng đã được báo cáo ở Mỹ (5) . Từ xa xưa, người Trung Quốc đã phát hiện khả năng làm tróc da sau khi gây sưng rộp của pederin nên sử dụng hợp chất này như một liệu pháp đông y trong điều trị polyp mũi, hắc lào (4) . Gần đây, nhiều thử nghiệm cho thấy pederin có thể ngăn chận sự phát triển các loại khối u ác tính trên chuột do tác dụng ức chế tổng hợp protein và DNA ở nồng độ 1ng/ml (14) . Viễn cảnh ứng dụng hiệu quả này trên người đang được các nhà nghiên cứu quan tâm. Hình 6: Cấu trúc hóa học của pederin Diễn tiến lâm sàng tự nhiên của bệnh bao gồm một chuỗi các giai đoạn liên tiếp (5) : (1) sau 12 – 24 giờ, vùng da tiếp xúc với pederin trở nên đỏ, sưng nhẹ, ngứa, bỏng rát; (2) trong vòng 1 ngày, tổn thương bị rộp lên, chứa dịch vàng đục như mủ, thường là những vệt dài; (3) khoảng vài ngày kế tiếp, bóng nước vỡ ra tạo thành vết loét, sau đó đóng mài; (4) 1 – 3 tuần sau, tróc mài, để lại vết thâm đen, có thể kéo dài 4 – 8 tháng (1,13) . Một số trường hợp chỉ có cảm giác ngứa, bỏng rát nhưng không xuất hiện tổn thương trên lâm sàng. Sốt, nhức đầu, đau khớp có thể xảy ra nếu tổn thương lan rộng hoặc bị bội nhiễm vi trùng (4,12) . Bệnh có thể xảy ra ở mắt, gây viêm kết mạc, đôi khi phá hủy mắt trầm trọng (1,12). Trong đợt dịch bộc phát ở Tiền Giang, bệnh cảnh lâm sàng tương tự như y văn. Paederus spp. nương theo ánh đèn bay vào phòng, đậu trên tường, trên bàn Khi đèn tắt, chúng sẽ rơi xuống, có thể bám vào khăn, quần áo treo trên mắc, rơi lên giường, chăn mền Phản ứng tự vệ khi bị rơi sẽ làm chúng tiết độc tố bám vào các vật dụng. Sinh viên dùng khăn lau mặt, mặc quần áo bị nhiễm sẽ tiếp xúc với pederin. Điều này có thể giải thích hiện tượng các học viên dùng tủ đựng quần áo thì ít bị bệnh hơn. Ngoài ra, mặc dù ngủ mùng, nhưng chiều ngang của Paederus spp. rất nhỏ, 0,5 – 1mm, giúp chúng bò qua các lỗ lưới, tiếp xúc trực tiếp lên người học viên, gây cảm giác nhột và đối tượng tiếp xúc sẽ tình cờ đè bẹp hoặc đập, nghiền nát chúng trong lúc ngủ vì hầu hết các trường hợp đều không biết là đã tiếp xúc với Paederus spp. Vì thế, tổn thương xảy ra nhiều nơi trên cơ thể. Thói [...]... nam đã tạo điều kiện cho da vùng lưng bị nhiễm độc tố nhiều hơn Biểu hiện viêm da do pederin cần được chẩn đoán phân biệt với herpes simplex, herpes zoster và viêm da tiếp xúc do các nguyên nhân khác dựa vào các yếu tố dịch tễ liên quan đến tác nhân gây bệnh cũng như tính tập thể của bệnh Điều trị Việc điều trị bệnh rất đơn giản Nếu biết hoặc nghi ngờ đã tiếp xúc với Paederus spp., nên tắm hoặc rửa kỹ... (RAD), permethrine ) sau đó gom xác côn trùng vào bao ni lông và đốt - Dọn dẹp, phát quang nơi có lá cỏ, cây gỗ, rơm rạ bị mục nát, ẩm ướt KẾT LUẬN Viêm da dị ứng do Paederus spp là một bệnh lành tính, có thể bộc phát thành dịch và dẫn đến những biến chứng do bội nhiễm vi trùng nếu không được chăm sóc kỹ ngay từ đầu Số trường hợp bệnh ngày càng xuất hiện nhiều hơn Cần tuyên truyền giáo dục để người dân... hiện, có thể dùng povidone iodine chăm sóc tại chỗ vì thuốc có tác dụng tẩy rửa, phá hủy hoạt tính của pederin; đồng thời sử dụng corticoides, antihistamine để làm giảm các triệu chứng Kháng sinh được phối hợp nếu bội nhiễm vi trùng Dự phòng Dựa trên đặc điểm sinh học, sinh thái của Paederus spp., việc dự phòng bệnh bao gồm các biện pháp sau đây: - Trường hợp phát hiện Paederus spp đang bò trên cơ thể, . VIÊM DA DỊ ỨNG DO PAEDERUS SP TÓM TẮT Mở đầu: Tình trạng viêm da dị ứng do côn trùng tăng cao trong số các sinh viên lưu trú tại. gỗ, rơm rạ bị mục nát, ẩm ướt. KẾT LUẬN Viêm da dị ứng do Paederus spp. là một bệnh lành tính, có thể bộc phát thành dịch và dẫn đến những biến chứng do bội nhiễm vi trùng nếu không được chăm. 1) đã cho phép kết luận Paederus là tác nhân gây dịch viêm da dị ứng tại ký túc xá trường Công Nhân Bưu Điện III, Tiền Giang. BÀN LUẬN Tác nhân gây bệnh Paederus spp. là một loại côn trùng

Ngày đăng: 01/08/2014, 08:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan