Quy định pháp luật về việc bồi thường chi phí đào tạo docx

7 1.8K 5
Quy định pháp luật về việc bồi thường chi phí đào tạo docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG Điều 37 1- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây: a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng; b) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng; c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động; d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng; đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước; e) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc; g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ba tháng liền đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục. 2- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước: a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g: ít nhất ba ngày; b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ: ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất ba ngày nếu là hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng; c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e: theo thời hạn quy định tại Điều 112 của Bộ luật này. 3- Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất ba ngày Điều 41 1- Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này, người lao động còn được trợ cấp theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật này. Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này và trợ cấp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động. 0-v1\\ 1 2- Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). 3- Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có) theo quy định của Chính phủ. 4- Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước, bên vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước. Điều 165a Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động tiến hành hoà giải tranh chấp lao động cá nhân theo quy định sau đây: 1. Thời hạn hoà giải là không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải; 2. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể cử đại diện được uỷ quyền của họ tham gia phiên họp hoà giải. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải thì Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành. Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành có chữ ký của bên tranh chấp có mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động. Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn một ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản; 3. Trường hợp hoà giải không thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết. Điều 166 1. Toà án nhân dân giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động hoà giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 165a của Bộ luật này. 2. Toà án nhân dân giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân sau đây mà không bắt buộc phải qua hoà giải tại cơ sở: a) Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; b) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; c) Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; d) Tranh chấp về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 của Bộ luật này; 0-v1\\ 2 đ) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 3. Người lao động được miễn án phí trong các hoạt động tố tụng để đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, để giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. 4. Khi xét xử, nếu Toà án nhân dân phát hiện hợp đồng lao động trái với thoả ước lao động tập thể, pháp luật lao động; thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, các thoả thuận khác trái với pháp luật lao động thì tuyên bố hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, các thoả thuận khác vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ. 5. Chính phủ quy định cụ thể việc giải quyết hậu quả đối với các trường hợp hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, các thoả thuận khác bị tuyên bố vô hiệu quy định tại khoản 3 Điều 29, khoản 3 Điều 48 của Bộ luật này và khoản 4 Điều này. Điều 167 Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định như sau: 1. Một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các tranh chấp lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 166 của Bộ luật này; 2. Một năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 166 của Bộ luật này; 3. Ba năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 166 của Bộ luật này; 4. Sáu tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các loại tranh chấp khác. NGHỊ ĐỊNH 44/2003/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Điều 13. Việc bồi thường chi phí đào tạo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung được quy định như sau: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề, trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà thực hiện đúng và đủ các quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung. THÔNG TƯ 21/2003/TT-BLĐTBXH HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 44/2003/NĐ-CP NGÀY 09/5/2003 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG III. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, TRỢ CẤP THÔI VIỆC VÀ BỒI THƯỜNG CHI PHÍ ĐÀO TẠO 4. Việc bồi thường chi phí đào tạo theo Điều 13 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP được thực hiện như sau: 0-v1\\ 3 a) Người lao động được đào tạo ở trong nước hoặc ngoài nước từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do phía nước ngoài tài trợ cho người sử dụng lao động, sau khi học xong phải làm việc cho người sử dụng lao động một thời gian do hai bên thỏa thuận. b) Người lao động tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Bộ Luật Lao động, khi chưa học xong hoặc học xong không làm việc cho người sử dụng lao động đủ thời gian như đã thỏa thuận, thì phải bồi thường mức chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc thiết bị, vật liệu thực hành và các chi phí khác hỗ trợ cho người học do người sử dụng lao động tính có sự thỏa thuận của người lao động. Thỏa thuận nêu ở điểm a và điểm b trên đây phải bằng văn bản có chữ ký của người sử dụng lao động và người lao động. NGHỊ ĐỊNH 02/2001/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ LUẬT GIÁO DỤC VỀ DẠY NGHỀ Điều 32. 4. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp, nếu người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề trước thời hạn hoặc học xong không làm việc hay làm việc không đủ thời hạn cam kết đã ghi trong hợp đồng học nghề với doanh nghiệp, hợp tác xã thì phải bồi thường phí dạy nghề. Phí dạy nghề gồm các khoản chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc thiết bị, vật liệu thực hành và các chi phí khác đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho người học. Mức bồi thường do doanh nghiệp, hợp tác xã xác định, được thoả thuận trước và ghi rõ trong hợp đồng học nghề. NGHỊ ĐỊNH 18/2010/NĐ-CP VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC Điều 20. Điều kiện để công chức được cử đi đào tạo sau đại học 1. Có thời gian công tác từ đủ 5 năm trở lên. 2. Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm. 3. Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo. 4. Có cam kết tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 03 lần thời gian đào tạo. 5. Có ít nhất 03 năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ. Điều 24. Đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng Công chức đang tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng mà tự ý bỏ học, thôi việc hoặc đã học xong nhưng chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết mà tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể Điều này. THÔNG TƯ 03/2011/TT-BNV HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 18/2010/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC Điều 25. Trường hợp phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng 0-v1\\ 4 Đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng áp dụng đối với các trường hợp công chức được cử đi bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch; bồi dưỡng ở nước ngoài và đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên, khi: 1. Công chức tự ý không tham gia khóa học khi đã làm đầy đủ các thủ tục nhập học và đã được cơ quan cấp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng; hoặc công chức tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc thôi việc trong thời gian được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; 2. Công chức tham gia khóa học đầy đủ thời gian theo quy định (có xác nhận của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng) nhưng không được cấp văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đã hoàn thành khóa học do nguyên nhân chủ quan; 3. Công chức đã hoàn thành khóa học và được cấp bằng tốt nghiệp (đối với các trường hợp công chức được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên) nhưng bỏ việc hoặc thôi việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại khoảng 4 Điều 20 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP. Điều 26. Chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù 1. Chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học. 2. Cách tính chi phí đền bù: a) Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư này, công chức phải đền bù 100% chi phí mà cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và cơ quan đã chi trả; b) Đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 25 Thông tư này, công chức phải đền bù 50% chi phí của khóa học; c) Đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 25 Thông tư này, chi phí đền bù được tính theo công chức sau: S = ( ) T2T1 T1 F −× Trong đó: - S là chi phí đền bù; - F là tổng chi phí của khóa học; - T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn; - T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn. Ví dụ: Anh A được cơ quan cử đi đào tạo thạc sỹ 3 năm (= 36 tháng), chi phí hết 30 triệu đồng. Sau khi tốt nghiệp, anh A phục vụ cho cơ quan được 3 năm (= 36 tháng). Sau đó, anh A tự ý bỏ việc. Chi phí đào tạo mà anh A phải đền bù là: S = tháng108 30.000.000 x (108 tháng – 36 tháng) = 20.000.000 đồng Trường hợp anh A sau khi hoàn thành khóa đào tạo mà thôi việc ngay hoặc đang học mà tự ý thôi việc thì anh A phải đền bù toàn bộ chi phí đào tạo là 30 triệu đồng. Điều 27. Điều kiện được tính giảm chi phí đền bù Việc tính giảm chi phí đền bù chỉ áp dụng cho các trường hợp công chức được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên: 0-v1\\ 5 1. Mỗi năm công tác của công chức (không tính thời gian tập sự và thời gian công tác sau khi được đào tạo, bồi dưỡng) được giảm 1% chi phí đền bù. 2. Công chức đạt danh hiệu từ Chiến sĩ thi đua cơ sở trở lên trong vòng 5 năm trở lại thì được tính giảm 1% chi phí đền bù cho mỗi danh hiệu. Điều 28. Hội đồng xét đền bù 1. Thủ trưởng cơ quan quản lý công chức thành lập Hội đồng xét đền bù. 2. Hội đồng bao gồm: a) Đại diện lãnh đạo Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ, Sở Nội vụ của cơ quan quản lý công chức làm Chủ tịch Hội đồng; b) Đại diện tổ chức công đoàn của cơ quan sử dụng công chức; c) Công chức phụ trách đào tạo, bồi dưỡng của Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ, Sở Nội vụ của cơ quan quản lý công chức là Thư ký Hội đồng; d) Đại diện bộ phận tài chính – kế toán của cơ quan chi trả các khoản chi phí cho khóa học; đ) Đại diện lãnh đạo cơ quan sử dụng công chức. Điều 29. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng 1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc công khai, dân chủ và biểu quyết theo đa số. 2. Hội đồng chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Điều 30. Cuộc họp của Hội đồng 1. Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm tổ chức cuộc họp xét đền bù. Cuộc họp của Hội đồng chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các ủy viên tham dự. 2. Tại cuộc họp của Hội đồng: a) Thư ký Hội đồng đọc quyết định thành lập Hội đồng; b) Chủ tịch Hội đồng nêu nhiệm vụ và chương trình làm việc của Hội đồng; c) Thư ký Hội đồng đọc các quy định liên quan đến đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng; d) Đại diện bộ phận tài chính – kế toán của cơ quan chi trả báo cáo các khoản chi phí cho khóa học và xác định trường hợp đang được xét đền bù thuộc trường hợp nào trong các trường hợp phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng; đ) Đại diện lãnh đạo cơ quan sử dụng công chức báo cáo về quá trình công tác của công chức; e) Hội đồng thảo luận về trường hợp đền bù và chi phí đền bù. Mức giảm chi phí đền bù mà Hội đồng đề nghị là trung bình cộng các mức giảm chi phí đền bù của các ủy viên Hội đồng đề nghị; g) Kiến nghị mức giảm đền bù của Hội đồng được lập thành văn bản và phải được gửi đến Thủ trưởng cơ quan quản lý công chức chậm nhất 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp. Điều 31. Quyết định đền bù Căn cứ vào đề nghị của Hội đồng xét đền bù, Thủ trưởng cơ quan quản lý công chức quyết định mức đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng. 0-v1\\ 6 Điều 32. Trả và thu hồi chi phí đền bù 1. Chậm nhất trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đền bù của cơ quan quản lý công chức, công chức bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm nộp trả đầy đủ khoản tiền phải đền bù. 2. Chi phí đền bù được nộp cho cơ quan đã chi trả cho khóa học thông qua Kho bạc Nhà nước. 3. Trường hợp công chức phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng không thực hiện nghĩa vụ đền bù thì cơ quan ban hành quyết định đền bù không giải quyết các chế độ, chính sách và có quyền khởi kiện theo quy định pháp luật. 0-v1\\ 7 . NGHỊ ĐỊNH SỐ 44/2003/NĐ-CP NGÀY 09/5/2003 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG III. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, TRỢ CẤP THÔI VIỆC VÀ BỒI THƯỜNG CHI PHÍ ĐÀO TẠO 4. Việc bồi thường chi phí đào tạo. chấp khác. NGHỊ ĐỊNH 44/2003/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Điều 13. Việc bồi thường chi phí đào tạo quy định tại khoản 3. bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng 0-v1\ 4 Đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng áp dụng đối với các trường hợp công chức được cử đi bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch; bồi dưỡng ở nước ngoài và đào tạo

Ngày đăng: 01/08/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan