Bài tập cá nhân 2- Thương mại 1- Đặc điểm pháp lí của Tập đoàn kinh tế

3 573 3
Bài tập cá nhân 2- Thương mại 1- Đặc điểm pháp lí của Tập đoàn kinh tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đặc điểm pháp lí của Tập đoàn kinh tế

BÀI LÀM 1. Khái niệm Theo Điều 149 Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì: Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế. Và Điều 38 Nghị định 102/102/ND-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của luật doanh nghiệp cũng quy định: Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có quy mô lớn, có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ- công ty con. 2. Đặc điểm pháp của Tập đoàn kinh tế - Về chủ thể: dấu hiệu đầu tiên để nhận diện một Tập đoàn kinh tế (TĐKT) đó chính là những chủ thể tham gia vào tập đoàn. TĐKT là tổ hợp các chủ thể hình thành trên cơ sở liên kết về tài chính, công nghệ, thị trường,… và không phân biệt thành phần kinh tế. Các tập đoàn kinh tế Việt Nam hiện nay như: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Dầu khí Quốc gia, Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam… Thực tiễn hoạt động của TĐKT cho thấy các loại hình tham gia liên kết thành lập TĐKT là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, bao gồm Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn và cả Doanh nghiệp Nhà nước. Còn lại Công ty Hợp danh và Doanh nghiệp Tư nhân không có tư cách pháp nhân, họ tham gia vào các quan hệ kinh tế và chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của các thành viên hợp danh và chủ doanh nghiệp tư nhân. Nếu tham gia vào TĐKT xét dưới mức độ quyền lợi thì trách nhiệm gánh vác trong trường hợp rủi ro là rất lớn, do vậy họ phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. - Về tư cách pháp lí: hầu như các nước đều quan niệm TĐKT là một chủ thể kinh tế hơn là chủ thể pháp và không có tư cách pháp nhân, không có đăng kí kinh doanh với cả tập đoàn mà chỉ đăng kí kinh doanh với từng doanh nghiệp trong tập đoàn. Theo quy đinh tại Điều 38 Nghị định 102/2010 NĐ- CP thì TĐKT không có tư cách pháp nhân và không phải đăng kí kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp. TĐKT Nhà nước theo Điều 9 Nghị định 101/2009/NĐ- CP, là loại hình kinh doanh được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở của các Tổng công ty, Công ty Nhà nước. Về cơ cấu tổ chức, TĐKT được tổ chức theo mô hình công ty mẹ- công ty con. Công ty mẹ đại diện cho TĐKT Nhà nước thực hiện các hoạt động chung của tập đoàn trong quan hệ với bên thứ ba hoặc các hoạt động khác nhân danh tập đoàn. Mặc dù không có những quy định trực tiếp TĐKT Nhà nước có tư cách pháp nhân, nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ kinh tế và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Điều này mâu thuẫn với quy định của pháp luật doanh nghiệp về TĐKT. - Về phạm vi hoạt động và lĩnh vự ngành nghề kinh doanh: TĐKT hoạt động đa ngành và đa lĩnh vực. Tổ hợp kinh tế này thường lấy ngành kinh doanh mà tập đoàn có thế mạnh đóng vai trò ngành kinh doanh chủ đạo, mũi nhọn. Bên cạnh đó, TĐKT còn mở rộng các ngành ngề kinh doanh khác nhau. Các ngành nghề đó có thể liên quan đến ngành nghề kinh doanh chủ đạo hoặc không. Sự đa dạng ngành, lĩnh vực kinh doanh trong TĐKT đã tạo những thuận lợi nâng cao năng lực sản xuất và vị thế của tập đoàn. - Tổ chức và điều hành họat động: chủ yếu dưới mô hình công ty mẹ- công ty con. Như tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức công ty mẹ gồm: Công ty Cảng và kinh doanh than, công ty Địa chất mỏ,… công ty con như Tổng công ty Khoáng sản, công ty Đông Bắc,… Trong mô hình công ty mẹ- công ty con, công ty mẹ đóng vai trò hạt nhân, có thể chỉ thực hiện việc đầu tư tài chính để hình thành các công ty con hoặc vừa thực hiện chức năng quản trực tiếp vừa thực đầu tư tài chính. Công ty mẹ có vai trò định hướng đầu tư hoạt động và quyết định những vấn đề quan trọng theo chiến lược chung của cả tập đoàn. Công ty con là công ty thuộc sở hữu hoàn toàn của công ty mẹ và công ty mẹ nắm cổ phần, phần vốn góp chi phối. Công ty con là những pháp nhân độc lập và chịu sự chi phối của công ty mẹ trong việc thực hiện các chiến lược chung của cả tập đoàn. Bên cạnh đó, TĐKT cũng có thể có tầng liên kết con cháu, công ty cháu do công ty con quản lí, sở hữu toàn bộ vốn góp hoặc nắm giữ tỉ lệ vốn góp đủ để chi phối công ty. - Về vấn đề sở hữu vốn trong TĐKT: mô hình TĐKT thường đa hình thức sở hữu, trong đó có thể có vốn Nhà nước, vốn góp của các thành phần kinh tế khác. Mô hình TĐKT là hình thức liên kết có thể huy động vốn từ nhiều chủ thể khác nhau. Trong cơ cấu bộ máy, công ty mẹ có thể nắm 100% hoặc có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau như: Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức đầu tư tài chính khác. Trong giai đoạn áp dụng thí điểm một số Tổng công ty Nhà nước sang mô hình TĐKT như hiện nay, thì công ty mẹ do Nhà nước nắm 100% vốn, thực chất đây là Doanh nghiệp Nhà nước. Còn vốn của công ty con, chủ yếu hình thức bằng việc góp vốn của các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, dưới các hình thức như: Công ty trách nhiệm hữu hạng, Công ty cổ phần,… Có thể thấy, đa dạng về sở hữu là đặc trưng của TĐKT. - Cụm từ “tập đoàn” có thể sử dụng như một thành tố phụ trợ cấu thành tên riêng của công ty mẹ, phù hợp với các quy định từ Điều 31 đến Điều 34 của Luật Doanh nghiệp về đặt tên doanh nghiệp. Như tập đoàn Điện lực Việt Nam, tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, tập đoàn Viễn thông Quân đội,… Do nền kinh tế hội nhập sẽ phải chấp nhận cạnh tranh, cạnh tranh tất yếu dẫn đến tích tụ và tập trung vốn vì vậy tất yếu sẽ hình thành doanh nghiệp lớn, tức các tập đoàn kinh tế. Song tập đoàn kinh tế hiện nay khi làm ăn thiếu hiệu quả gây tác hại lớn cho nền kinh tế. Việc kinh doanh thua lỗ, nợ nần chồng chất cùng các sai phạm về quản trị, tham ô, tham nhũng thể hiện điển hình ở hai vụ án Vinashin và Vinalines. Hoạt động yếu kém, sử dụng quá nhiều nguồn lực, đã trở thành là gánh nặng của nền kinh tế. . công ty mẹ- công ty con. 2. Đặc điểm pháp lí của Tập đoàn kinh tế - Về chủ thể: dấu hiệu đầu tiên để nhận diện một Tập đoàn kinh tế (TĐKT) đó chính là những. định của pháp luật. - Về tư cách pháp lí: hầu như các nước đều quan niệm TĐKT là một chủ thể kinh tế hơn là chủ thể pháp lí và không có tư cách pháp nhân,

Ngày đăng: 19/03/2013, 00:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan