Tiểu luận về một số giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang

25 7.6K 65
Tiểu luận về một số giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận về một số giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang, tiểu luận về giải pháp giảm nghèo, dành cho các bạn nghiên cứu, tham khảo trong quá trình học cũng như quá trình làm tiểu luận của mình.

Học viện chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí minh Học viện hành chính Quốc gia Lớp bồi dỡng qLNN Chơng trình chuyên viên Chính Tổ chức tại Hà giang Tiểu luận Về Một số giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang Họ và tên: Vũ Nh Chung Chức vụ: Trởng phòng kế hoạch- Tài chính Đơn vị công tác: Sở Lao động Tbxh Tỉnh Hà Giang Hà giang, Tháng 10 năm 2007 Mục lục Trang Đặt vấn đề 3 Phần 1. Lý luận về xóa đói giảm nghèo 5 I- Lý luận về xoá đói giảm nghèo 5 II- Quan điểm, chủ trơng, đờng lối chính sách của Đảng, Nhà nớc, của Tỉnh về xóa đói giảm nghèo 6 III- Sự cần thiết thực hiện giảm nghèo bền vững 7 Phần 2. Nội dung các hoạt động giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang 8 I- Thực trạng công tác XĐGN của tỉnh Hà Giang 8 II- Mục tiêu giảm nghèo của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2006-2010 15 III- Nội dung hoạt động giảm nghèo bền vững đến năm 2010 15 Phần ba: Một số giải pháp và kiến nghị 20 I. Một số giải pháp thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn Tỉnh 20 II. Kiến nghị 23 Kết luận 24 Tài liệu tham khảo 25 2 đặt vấn đề Trong hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nớc do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xớng và lãnh đạo, nền kinh tế nớc ta nói chung cũng nh tỉnh Hà Giang nói riêng đã đạt những thành tựu rất quan trọng, đời sống nhân dân đợc nâng lên rõ rệt, số hộ giàu có ngày càng tăng. Tuy nhiên bên cạnh đó một bộ phận dân c không nhỏ, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc ít ngời sống ở các vùng sâu, vùng xa, vùng cao, do có sự cách biệt cả về địa lý, xã hội và tri thức; luôn phải chịu những rủi ro, mất mùa, bệnh tật, sinh con ngoài ý muốn; thiếu các nguồn lực sản xuất thích hợp nh: đất đai, vốn , thiếu khả năng duy trì bền vững và thiếu sự tham gia thoả đáng vào các chơng trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phơng, nên không có khả năng đáp ứng sự đòi hỏi của nền kinh tế đang chuyển đổi sang kinh tế thị trờng, đã rơi vào tình trạng đói nghèo. Nghèo đói là một vấn đề toàn cầu, là tình trạng một bộ phận dân c không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con ngời mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy đợc xã hội thừa nhận. Xoá đói giảm nghèo (XĐGN) có ý nghĩa kinh tế - xã hội, chính trị và nhân văn sâu sắc để đi đến mục tiêu: Dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong những năm qua, chơng trình XĐGN đã đợc tổ chức thực hiện đồng bộ từ Trung ơng đến địa phơng, tỷ lệ hộ nghèo của cả nớc theo chuẩn quốc gia giảm nhanh t 35% năm 1990 xuống còn 7% năm 2005 và giảm từ 22% năm 2005 xuống còn 19% năm 2006 (theo tiêu chí mới). Tuy vậy, kết quả giảm nghèo cha vững chắc, nguy cơ tái nghèo cao, phân hoá giàu nghèo giữa các nhóm dân c, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế có xu hớng gia tăng. Điều này dẫn đến làm giảm sự đồng thuận trong xã hội ở một vài địa phơng và đòi hỏi phải có định hớng, giải pháp, cơ chế chính sách phù hợp hơn để thu hẹp khoảng cách, sự chênh lệch, nhằm giữ vững ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Là một cán bộ đang công tác tại Sở Lao động - TBXH Hà Giang (Cơ quan thờng trực của Ban chỉ đạo XĐGN của tỉnh), là Tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao. Nhất là trong giai đoạn 2006 - 2010, với mục tiêu Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh đặt ra là: Quyết tâm vợt ra khỏi tình trạng một Tỉnh đặc biệt khó khăn, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh trong khu vực để sớm thoát khỏi tỉnh nghèo, đòi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chơng trình XĐGN, giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo một cách bền vững, vơn lên góp phần cùng cả nớc thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là nội dung của tiểu luận: " Về một số giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang". Tiểu luận ngoài phần: Đặt vấn đề và kết luận có 3 phần chính sau: * Phần 1. Lý luận về xoá đói giảm nghèo. Phần này giới thiệu cơ sở lý luận, những quan điểm, chủ trơng, đờng lối chính sách của Đảng, Nhà nớc, của tỉnh Hà Giang về công tác XĐGN; sự cần thiết 3 khách quan của việc thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong giai đoạn hiện nay. * Phần 2. Nội dung các hoạt động giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang Phần này là trọng tâm của tiểu luận. Qua thực tiễn công tác XĐGN ở Tỉnh những năm qua, đặt ra mục tiêu, các hoạt động giảm nghèo bền vững, các nguồn lực, tiến độ, trách nhiệm thực hiện các nội dung của chơng trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. *Phần 3. Một số giải pháp và kiến nghị Thông qua thực tiễn công tác, nghiên cứu tôi muốn đề xuất một số giải pháp cơ bản về chính sách và các dự án cần thiết nhằm thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Qua đó kiến nghị với Đảng, Nhà nớc một số vấn đề nhằm giúp cho công tác XĐGN của Hà Giang nói riêng cũng nh cả nớc nói chung đạt kết quả trong thời gian tới. Làm gì để thực hiện giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi phải có một trình độ nhận thức nhất định trên cả góc độ kinh tế, chính trị, xã hội, đồng thời phải có sự đầu t nghiên cứu cả về mặt thời gian và không gian mới có thể đề cập hết đợc tất cả các khía cạnh của vấn đề. Do thời gian nghiên cứu và khả năng bản thân có hạn, tiểu luận mới chỉ đề cập một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh trong tình hình hiện nay, có thể cha đáp ứng đợc đòi hỏi của thực tế và bạn đọc. Tôi mong nhận đợc nhiều ý kiến tham gia đóng góp của các thầy cô và bạn đọc để tiểu luận đợc hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu của thực tế công tác XĐGN. Xin trân trọng cảm ơn. Dới đây là nội dung tiểu luận. 4 phần I lý luận về Xoá Đói Giảm Nghèo I- Lý luận về xoá đói giảm nghèo Để xây dựng, thực hiện chơng trình XĐGN, cần phải nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề đói nghèo. Do hiện nay số hộ thuộc diện đói hầu nh đã đợc giải quyết xong, vì vậy tiểu luận chỉ nghiên cứu về nghèo. 1. Khái niệm về nghèo Nghèo tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, phong tục tập quán và thói quen ăn uống chi tiêu, hay nói cách khác là phụ thuộc vào đặc điểm dân c của từng vùng. Có thể chia ra các loại: Nghèo tuyệt đối, nghèo tơng đối, nghèo theo nhu cầu tối thiểu. - Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng của một bộ phận dân c không có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống. Trên thực tế, một bộ phận dân c thuộc nhóm nghèo tuyệt đối chính là bộ phận dân c thuộc nhóm thiếu đói. - Nghèo tơng đối : Là tình trạng của một bộ phận dân c có mức sống dới mức trung bình của cộng đồng địa phơng đang xét. - Nhu cầu tối thiểu: Là những đảm bảo tối thiểu của cuộc sống con ngời gồm có ăn, mặc, ở và các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Theo cách xác định này có thể xoá nghèo tuyệt đối nhng không thể xoá nghèo tơng đối. Để đánh giá nghèo ngời ta thờng sử dụng khái niệm nghèo tuyệt đối vì nó cho phép thực hiện các phân tích có tính so sánh, trong khi nghèo tơng đối đợc coi là tiêu chuẩn đánh giá sự công bằng xã hội đối với một bộ phận dân c có thu nhập thấp. 2. Chuẩn nghèo Chuẩn nghèo (hay còn gọi là đờng nghèo, ngỡng nghèo, hoặc tiêu chí nghèo) là công cụ để phân biệt ngời nghèo và ngời không nghèo. Mức độ, qui mô nghèo của bộ phận dân c phụ thuộc vào tiêu chí nghèo qui định của mỗi quốc gia. Với Việt Nam, chuẩn nghèo dựa trên cơ sở thu nhập bình quân đầu ngời, đến nay đã đợc điều chỉnh qua 5 giai đoạn: 1993 1995, 1995 1997, 1997 - 2000, 2001 2005 và 2006 2010. Trong đó: *Giai đoạn 2001 - 2005 (Quyết định 1143/2000/QĐ-LĐTBXH), quy định tiêu chí nh sau: - Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000,đồng/tháng, 960.000 đồng/năm. - Vùng nông thôn, đồng bằng: 100.000,đồng/tháng, 1.200.000 đồng/năm. - Vùng thành thị: 150.000,đồng/tháng, 1.800.000 đồng/năm. *Giai đoạn 2006 -2010 (Quyết định 170/2005/QĐ-TTg), quy định tiêu chí nh sau: - Vùng nông thôn: 200.000,đồng/thàng, 2.400.000 đồng/năm. - Vùng thành thị: 260.000,đồng/thàng, 3.120.000 đồng/năm. Những hộ có thu nhập bình quân đầu ngời dới mức quy định nêu trên đợc xác định là hộ nghèo. 5 II- Quan điểm, chủ trơng, đờng lối chính sách của Đảng, Nhà nớc, của Tỉnh về XĐGN Đối với tất cả các nớc trên thế giới, dù là nớc giàu hay nớc nghèo luôn tồn tại 3 tầng lớp dân c đó là: - Nhóm ngời giàu có. - Nhóm ngời trung lu. - Nhóm ngời phải sống trong cảnh đói nghèo. Vấn đề đói nghèo hiện nay không chỉ là vấn đề riêng của một hoặc một số quốc gia mà còn là vấn đề chung của toàn cầu. Chính vì thế mà Liên Hợp Quốc đã lấy năm 1996 là năm đói nghèo của toàn thế giới và cam kết thực hiện mục tiêu xoá bỏ đói nghèo trên thế giới, thông qua các chơng trình hành động quốc gia kiên quyết và hợp tác quốc tế, coi đây là một đòi hỏi bắt buộc về đạo đức, xã hội, chính trị và kinh tế của nhân loại. Ngay từ khi nớc ta mới giành đợc độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đói nghèo nh một thứ "giặc", cũng nh giặc dốt, giặc ngoại xâm. Ngời dạy rằng "Chủ nghĩa xã hội trớc hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi ngời có công ăn việc làm, đợc ấm no và sống một đời hạnh phúc". Ngời cũng chủ trơng khuyến khích mọi ngời làm giàu với mục tiêu: - Làm cho ngời nghèo thì đủ ăn. - Ngời đủ ăn thì khá, giàu. - Ngời khá giàu thì giàu thêm. T tởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các chủ tr- ơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc ta về xoá đói giảm nghèo, nhất là trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc hiện nay. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng xác định XĐGN là một trong 11 chơng trình phát triển của đất nớc. Đại hội IX của Đảng tiếp tục xác định XĐGN là một trong những chơng trình phát triển kinh tế - xã hội vừa cấp bách trớc mắt, vừa cơ bản lâu dài. Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định: Khuyến khích mọi ngời làm giàu theo luật pháp, thực hiện có hiệu quả các chính sách XĐGN theo hớng phát huy cao độ nội lực kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của quốc tế. Quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nớc ta là tăng trởng kinh tế phải tiến hành đồng thời với tiến bộ và công bằng xã hội. Song song với tăng trởng kinh tế phải chú trọng tập trung cho XĐGN. Vì vậy, trên cơ sở Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã phê chuẩn chơng trình mục tiêu Quốc gia về XĐGN cho từng giai đoạn từ năm 1998. Bằng việc xây dựng và thực hiện chơng trình mục tiêu quốc gia, các nhiệm vụ XĐGN đã đợc đa vào quá trình lập kế hoạch thờng kỳ của Chính phủ. Các mục tiêu về XĐGN đợc xác định một cách cụ thể với cơ chế giám sát rõ ràng, các hoạt động và các nguồn lực đợc lập kế hoạch và thực hiện nh một phần của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cấp chính quyền. Qua gần 10 năm thực hiện, chơng trình mục tiêu quốc gia về XĐGN đã đợc phê duyệt, điều chỉnh mục tiêu, nội dung phù hợp với từng giai đoạn phát triển, đó là Ch- ơng trình giai đoạn 1998 2000, 2001 2005 và hiện nay là giai đoạn 2006 2010. Thực tế, chơng trình mục tiêu quốc gia về XĐGN đã nhanh chóng trở thành hạt nhân của các hoạt động XĐGN ở Việt Nam và đạt đợc những thành tựu to lớn: Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc. 6 Hà Giang là một tỉnh nghèo đặc biệt khó khăn, kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ đói nghèo lớn, quán triệt và thực hiện quan điểm, Nghị quyết của Đảng, chủ chơng, các chính sách và nhất là chơng trình mục tiêu quốc gia về XĐGN của Chính phủ. Tỉnh uỷ Hà Giang đã cụ thể hoá các quan điểm, Nghị quyết của Đảng sát hợp với thực tế của địa phơng bằng Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng bộ Tỉnh, các chỉ thị, Nghị quyết của Ban thờng vụ, Ban chấp hành Tỉnh uỷ. Đặc biệt năm 2000, Ban thờng vụ Tỉnh uỷ đã ra nghị quyết số 18/NQ-TU, chuyên đề về công tác XĐGN, với 4 giải pháp và 9 chính sách tác động trực tiếp trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội mang tính cấp bách của công cuộc XĐGN trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết đã thực sự đi vào cuộc sống và trở thành kim chỉ nam cho hoạt động XĐGN của tỉnh. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2005 2010) của Đảng bộ Tỉnh tiếp tục khẳng định: Nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân, xoá đói giảm nghèo bền vững. Dới ánh sáng các Nghị quyết của Đảng, ngay từ khi có Quyết định của Thủ tớng Chính phủ phê duyệt chơng trình mục tiêu Quốc gia XĐGN trong giai đoạn 1998 - 2000 và Chơng trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa, để triển khai đồng bộ và thống nhất trên địa bàn, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định số 1362/QĐ-UB, ngày 01 tháng 9 năm 1998 phê duyệt và giao cho Ban chỉ đạo XĐGN của tỉnh triển khai thực hiện chơng trình XĐGN tỉnh Hà Giang giai đoạn 1998 - 2000 với nội dung gồm 12 dự án, trong đó cụ thể hoá 9 dự án thuộc chơng trình mục tiêu quốc gia XĐGN và 3 dự án mang tính chất đặc thù của tỉnh là: Dự án dân số kế hoạch hoá gia đình; dự án hỗ trợ ngời nghèo không còn khả năng lao động và Dự án phòng chống tệ nạn xã hội, với mục tiêu của chơng trình là phấn đấu đến hết năm 2000 toàn tỉnh xoá cơ bản hộ đói, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống còn 20%/ tổng số hộ toàn Tỉnh. Năm 2001, Tỉnh đã tổ chức tổng kết công tác XĐGN giai đoạn 1996 - 2000, đồng thời xây dựng và phê duyệt chơng trình XĐGN của Tỉnh giai đoạn 2001 - 2005, với nội dung gồm 9 chính sách hỗ trợ và 7 dự án. Với mục tiêu cơ bản là: Bình quân mỗi năm giảm từ 4 - 5% hộ nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí của giai đoạn 2001 - 2005 xuống dới 10% vào năm 2005. Năm 2006, Tỉnh đã tổ chức tổng kết công tác XĐGN giai đoạn 2001 - 2005, đồng thời xây dựng và phê duyệt chơng trình giảm nghèo và giải quyết việc làm của Tỉnh giai đoạn 2006 - 2010, nội dung gồm 4 chính sách hỗ trợ, 6 dự án và 2 hoạt động. Với mục tiêu cơ bản là: giảm 5% hộ nghèo/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí của giai đoạn 2006 - 2010 xuống dới 25% vào năm 2010. III- Sự cần thiết thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang Trải qua 2 cuộc kháng chiến trờng kỳ, đất nớc đợc thống nhất, nhân dân đợc sống tự do, thực hiện đờng lối đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xớng và lãnh đạo từ năm 1986, nền kinh tế nớc ta nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng luôn đạt đợc tốc độ tăng tr- ởng cao và tơng đối ổn định. Cơ cấu các ngành kinh tế đã chuyển dịch theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ lệ hộ nghèo đói giảm nhanh và đợc cộng đồng quốc tế đánh giá là một điểm sáng về XĐGN. Cuộc sống của đại bộ phận dân c đợc cải thiện đáng kể, mục tiêu Đại hội VIII của Đảng đặt ra là Dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh từng bớc đợc thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đợc về tăng trởng kinh tế tơng đối cao, ổn định và nghèo đói giảm nhanh, nhng do điều kiện địa kinh tế, điểm xuất phát thấp của một tỉnh miền núi nên kết quả giảm nghèo của Hà Giang cha vững chắc, nguy cơ tái 7 nghèo cao, thu nhập bình quân đầu ngời vẫn ở mức thấp (thu nhập bình quân đầu ngời của Hà Giang năm 2006: khoảng 220 USD cha bằng 1/3 so với bình quân thu nhập cả n- ớc), phân hoá giàu nghèo giữa các nhóm dân c, giữa thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc có xu hớng gia tăng (năm 1996 thu nhập của 20% nhóm hộ giàu của Tỉnh cao gấp 4,53 lần so với 20% nhóm hộ nghèo thu nhập thấp nhất, đến năm 2003 chỉ số này tăng lên 6,94 lần; Tỷ lệ hộ nghèo giữa dân tộc Mông so với dân tộc Kinh của Tỉnh cao gấp 10,2 lần ), tỷ lệ hộ nghèo trong dân tộc thiểu số cao (chiếm 98% số hộ nghèo toàn Tỉnh), ngân sách hàng năm trong những năm qua đầu t cho XĐGN còn hạn chế, bộ máy tổ chức và năng lực cán bộ làm công tác XĐGN cha đáp ứng đợc yêu cầu thực tế đặt ra. Điều này dẫn đến giảm sự đồng thuận về xã hội ở một số địa bàn, một số vấn đề xã hội bức xúc đặt ra cần đợc giải quyết, nhất là nhu cầu vơn lên thoát khỏi nghèo đói của nhân dân các dân tộc thiểu số đang phải chịu nhiều thiệt thòi do điều kiện tự nhiên, địa lý đem lại cho họ. Mặt khác, yêu cầu của công tác XĐGN trong giai đoạn 2006 2010, Chính phủ đặt ra là phải toàn diện hơn, công bằng hơn, bền vững và hội nhập hơn. Xuất phát từ thực tế trên, để thực hiện có hiệu quả Chơng trình giảm nghèo trên địa bàn Tỉnh đã đợc UBND Tỉnh phê duyệt, thì việc nghiên cứu, đa ra các giải pháp hữu hiệu để thực hiện giảm nghèo bền vững là tất yếu khách quan, để huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển của Tỉnh. Việc thực hiện tốt các nội dung của đề án sẽ giúp cho hộ nghèo các dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn có điều kiện tiếp cận và hởng lợi từ các chính sách, dự án của chơng trình, đảm bảo sự phát triển, giảm khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc, từng bớc thực hiện công bằng trong thực hiện chính sách xã hội của Đảng, Nhà nớc. Phần 2 nội dung hoạt động Giảm Nghèo bền vững Trên địa bàn tỉnh Hà giang I- Thực trạng XĐGN của tỉnh Hà Giang A. Tình hình thực hiện XĐGN của tỉnh những năm qua Hà Giang là tỉnh Miền núi vùng cao biên giới, điều kiện địa lý, khí hậu, giao thông đi lại khó khăn. Là tỉnh rộng, có 11 huyện thị, 195 xã phờng, với diện tích 7.884,37 km 2 , đợc chia 3 vùng rõ rệt: Vùng cao núi đá phía bắc gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ; vùng cao núi đất phía tây gồm 2 huyện: Xín Mần, Hoàng Su Phì; Vùng thấp của tỉnh gồm 5 huyện thị là: Thị xã Hà Giang, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Bắc Mê; với 22 dân tộc sống xen kẽ, 89% dân số là dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn hạn chế. Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc, sản xuất hàng hoá phát triển chậm. Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi sớng và lãnh đạo, cùng với sự đầu t hỗ trợ to lớn của Trung ơng, sự cố gắng nỗ lực phát huy nội lực trong nhân dân của Tỉnh nên trong hơn 15 năm tách Tỉnh (tách tỉnh năm 1991) bộ mặt kinh tế - xã hội của Tỉnh đã có nhiều khởi sắc và đạt nhiều thành tựu quan trọng: Tốc độ tăng trởng GDP hàng năm ở mức cao và ổn định trên 10%/năm, riêng năm 2006 là 11,1%; thu nhập bình quân đầu ngời năm 2005 là 3,2 triệu đồng, tăng 1,9 lần so với năm 2000, năm 2006 là 3,5 triệu đồng. Đặc biệt, công tác XĐGN đã đặt kết quả tốt, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo toàn tỉnh từ 25,7% năm 2001 xuống còn 8,57% vào năm 2005 (tiêu chí cũ) với số giảm tuyệt đối là 8 18.233 hộ. Căn cứ vào chuẩn nghèo theo tiêu chí mới do Chính phủ qui định cho giai đoạn 2006 2010, Tỉnh đã tổ chức điều tra kinh tế hộ thời điểm 31/12/2005, kết quả toàn Tỉnh còn 65.568 hộ thuộc diện nghèo, chiếm 51,05% tổng số hộ toàn Tỉnh. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo thành thị là 18,8%, tỷ lệ hộ nghèo nông thôn là 60%, dân tộc Mông có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là 79,32%, dân tộc Kinh có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là 11,11%. Thực trạng hộ nghèo đa dạng nh: Nghèo thể hiện ở nhà tạm là 37,5%, giá trị tài sản, đồ dùng lâu bền không có hoặc có nhng giá trị thấp; cha có điện sinh hoạt 51,5%, phải dùng nguồn nớc tự nhiên để ăn uống là 84,2%, thiếu đất sản xuất là 23,5%; không có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 98,7%, hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản là 97%; nghèo còn thể hiện ở việc con cái chỉ theo học ở bậc tiểu học, nếu có học tiếp bậc trung học thì tỷ lệ bỏ học cao, nhất là trẻ em dân tộc vùng cao trên 11,5%/năm. Về nguyên nhân nghèo: Ngoài các nguyên nhân khách quan do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế chậm phát triển, diện tích đất trồng trọt ít, khó canh tác và nguyên nhân chủ quan do thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu t của Tỉnh cho các khu vực khó khăn và các chính sách u đãi, khuyến khích phát triển , thì nguyên nhân chủ quan thuộc về chính ng- ời dân đó là: Nghèo do thiếu kiến thức sản xuất chiếm 42,67% tổng số hộ nghèo. Nghèo do thiếu sức lao động chiếm 10,37% tổng số hộ nghèo. Nghèo do đông con chiếm 19% tổng số hộ nghèo. Ngoài ra cũng còn tỷ lệ đáng kể (1,82%) hộ nghèo do tính ỷ lại của ngời dân còn trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nớc hoặc mắc tệ nan xã hội, cha thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong công cuộc XĐGN chung của xã hội. Trớc năm 1998, XĐGN mới chỉ đợc đề cập đến ở góc độ phong trào. Từ năm 1998, XĐGN đợc Chính phủ chính thức phê duyệt thành chơng trình mục tiêu quốc gia XĐGN, đến nay chơng trình đã qua 3 giai đoạn điều chỉnh đó là chơng trình giai đoạn 1998 2000, 2001 - 2005 và 2006 - 2010. Sau gần 10 năm tiến hành triển khai chơng trình trên địa bàn tỉnh Hà Giang, có thể đánh giá một số nét khái quát kết quả thực hiện nh sau: Thực hiện chơng trình mục tiêu quốc gia và chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh đã xây dựng, ban hành chơng trình XĐGN của tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phơng. Tập trung triển khai một cách đồng bộ đến tận thôn bản về nội dung các chính sách, dự án của chơng trình trong từng giai đoạn. Đồng thời với việc phê duyệt chơng trình XĐGN, để đảm bảo cho chơng trình XĐGN trong từng giai đoạn đợc thực hiện có hiệu quả, tỉnh đã củng cố và kiện toàn Ban chỉ đạo XĐGN từ tỉnh đến các xã, phờng và phân công các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể của tỉnh phụ trách từng địa bàn xã nghèo. Các chỉ tiêu thuộc chơng trình XĐGN của tỉnh đợc đa vào các hội nghị giao ban định kỳ, nhằm kiểm điểm tình hình chỉ đạo thực hiện của các cấp, các ngành. Cùng với công tác ban hành các văn bản chỉ đạo, công tác thông tin, tuyên truyền, quán triệt các chính sách, chủ trơng của Đảng và Nhà nớc, các Chỉ thị, Nghị quyết, chơng trình, dự án về XĐGN cũng đợc triển khai đồng bộ thông qua các hoạt động của Chính quyền, tổ chức quần chúng các cấp, đã dẫy lên phong trào thực hiện chơng trình XĐGN sôi nổi và sâu rộng trong nhân dân, đa công tác XĐGN trở thành công tác xã hội hoá và trở thành nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân trong Tỉnh. 9 Nhờ đó, các chính sách, dự án của chơng trình đợc thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh trong từng giai đoạn: Giai đoạn 1998 2000, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 37% năm 1998 xuống còn 21,5%; giai đoạn 2001 2005, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 25,7% năm 2001 xuống còn 8,57% năm 2005 (theo tiêu chí của giai đoạn). Tuy nhiên giảm nghèo đói không đều giữa thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc; ở thành thị, vùng thấp của Tỉnh tỷ lệ hộ nghèo đói thờng giảm vững chắc, trong khi vùng nông thôn, vùng sâu xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thờng giảm nghèo chậm, không vững chắc, nguy cơ tái nghèo cao , làm gia tăng khoảng cách thu nhập, mức sống giữa các vùng, các dân tộc. B. Kết quả thực hiện chơng trình XĐGN của Tỉnh năm 2006 Kế thừa kết quả công tác XĐGN giai đoạn 2001 2005, ngay từ đầu năm 2006, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và chơng trình mục tiêu về XĐGN của Chỉnh phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt chơng trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 2010. Ban chỉ đạo tỉnh đã kịp thời triển khai nội dung chơng trình đến các cấp, các ngành, đồng thời giao chỉ tiêu và phát động phong trào thi đua trong toàn tỉnh về tiếp tục đầu t nhân tài,vật lực cho chơng trình XĐGN. Tổng vốn đã huy động và đầu t cho chơng trình XĐGN toàn tỉnh năm 2006 là 449 tỷ đồng, do đó đã giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới (giai đoạn 2006 2010) từ 51,05% xuống còn 43,73%, giảm 7,32% so với năm 2005. Kết quả, thực hiện thông qua các chính sách, dự án cụ thể nh sau: 1. Chính sách tín dụng u đãi cho hộ nghèo Năm 2006, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân cho vay uỷ thác thông qua các đoàn thể đợc 24.580 hộ với doanh số cho vay là 123.666 triệu đồng, nâng tổng d nợ cho vay hộ nghèo trên địa bàn toàn Tỉnh lên 286 tỷ đồng với 67.423 lợt hộ đợc vay vốn u đãi. 2. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nớc sinh hoạt cho hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo dân tộc thiểu số Trong năm 2006, từ nguồn vốn của các chơng trình 134 của Chính phủ, định canh định c, hỗ trợ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn đã đầu t hỗ trợ khai hoang ruộng, nơng bậc thang đợc 770 ha cho 3.292 hộ, hỗ trợ nhà ở 4.700 hộ, hỗ trợ xây dựng 1.200 bể nớc gia đình, 76 công trình cấp nớc thôn bản cho 2.767 hộ hởng lợi, với tổng kinh phí đầu t hỗ trợ 40 tỷ đồng. 3. Chính sách hỗ trợ y tế cho hộ nghèo Trong năm 2006, Tỉnh tiếp tục thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho ngời nghèo, dân tộc thiểu số và nhân dân các xã 135 của Tỉnh với tổng số 550.783 lợt ngời đợc khám chữa bệnh. Để đảm bảo việc khám chữa bệnh cho ngời nghèo, dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, tỉnh đã tập trung đầu t cơ sở vật chất cho tuyến y tế cơ sở, đến năm 2006 đã có 183/195 xã phờng đợc đầu t xây dựng trạm xá 2 tầng, đồng thời tỉnh đã tập trung đào tạo và tăng c- ờng đội ngũ y, bác sỹ cho tuyến cơ sở, đến nay tuyến xã đã có 951 cán bộ y tế, trong đó có 63 bác sỹ, 1.905/1.938 thôn bản có nhân viên y tế, 80/195 xã phờng đạt chuẩn quốc gia về y tế. 4. Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho ngời nghèo Trong giai đoạn 2006 2010, Tỉnh tiếp tực thực hiện chính sách miễn giảm học phí, các khoản đóng góp, cấp phát miễn phí sách giáo khoa, vở viết cho học sinh hộ nghèo, dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Kết quả năm 2006, đã miễn giảm học phí, các khoản đóng 10 [...]... bài học rút ra từ thực tiễn để trở thành phơng pháp luận và giải pháp về XĐGN cho một tỉnh miền núi nh Hà Giang Bản tiểu luận "Về một số giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang" , với mục đích từ những kết quả đạt đợc trong công tác giảm nghèo của các ngành, các cấp thông qua các chính sách, dự án kinh tế - xã hội đã và đang thực hiện trên địa bàn tỉnh, những hạn chế cần khắc phục, đặc... hiện giảm nghèo bền vững, kết hợp với các hoạt động đào tạo cán bộ theo phơng pháp mới, tiếp cận quốc tế và khu vực qua đó năng lực của đội ngũ cán bộ đợc nâng lên Phần III một số giải pháp và Kiến nghị I- Một số giải pháp thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Từ thực tiễn công tác, rút kinh nghiệm qua việc thực hiện XĐGN của tỉnh những năm qua và nghiên cứu, tôi xin mạnh dạn nêu một số giải. .. thông qua một số giải pháp mới, tổng thể để thực hiện giảm nghèo bền vững, giảm khoảng cách, sự chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc, giữa các vùng trong tỉnh Đóng góp một phần của mình cùng Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Hà Giang từ 43,73% hiện nay, xuống dới 25% vào năm 2010 Trong phạm vi tiểu luận, với trình độ lý luận và... của Đảng bộ Tỉnh và Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg, ngày 05/2/2007 của Thủ tớng Chính phủ, phê duyệt Chơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 2010 Căn cứ vào 14 tình hình thực tế của địa phơng Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định số 537/QĐ-UBND, ngày 20/2/2006, về việc phê duyệt chơng trình giảm nghèo giai đoạn 2006 2010 trên địa bàn tỉnh Hà Giang Theo đó, Tỉnh chủ trơng... chơng trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 2010 Nhà xuất bản Lao động xã hội năm 2004 - Báo cáo cập nhật nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam, giai đoạn 1993 2004 của Viện Khoa học xã hội Việt Nam Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2007 - Chơng trình XĐGN và việc làm tỉnh Hà Giang giai đoạn 2001 2005, Chơng trình giảm nghèo và giải quyết việc làm của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2006 2010 - Các... tỉnh, huyện, xã Đặc biệt, để khắc phục tình trạng mỗi ngành, địa phơng chỉ biết đợc việc của mình, cần xây dựng, ban hành quy chế phối hợp, hiệp đồng thực hiện nhiệm vụ XĐGN các cấp, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp, tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện chủ trơng XĐGN bền vững trên địa bàn toàn tỉnh Ngoài các giải pháp chủ yếu trên đây cần phải gắn chơng trình giảm nghèo bền vững. .. ngời của Tỉnh ngày càng tụt hậu xa hơn so với cả nớc, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, giảm nghèo cha bền vững, khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, giữa các dân tộc ngày càng lớn Đây là những thách thức to lớn cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Giang trong thời gian tới 3 Một số bài học kinh nghiệm Qua thực tiễn công tác XĐGN của tỉnh, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm: Trớc hết là nhận thức về trách... dạn nêu một số giải pháp nhằm tổ chức thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh thời gian tới nh sau: 1 Biện pháp quan trọng có tính quyết định đến sự thành công của đề án đó là quan tâm, đầu t thoả đáng cho việc nâng cao nhận thức, ý chí quyết tâm phấn đấu vợt nghèo để vơn lên làm giàu của chính hộ nghèo, xã nghèo Để làm đợc việc đó trong điều kiện dân chí còn thấp, thì biên pháp hiệu quả nhất... doanh nghiệp, các hộ giàu hỗ trợ hộ nghèo về kinh nghiệm làm ăn, nguồn lực , để họ vơn lên thoát nghèo bền vững 4 Giải pháp tổ chức, điều hành đề án: Để các hoạt động giảm nghèo thực sự bền vững, có hiệu quả, hàng năm cùng với chơng trình dài hạn, cần xây dựng kế hoạch với những mục tiêu, đa ra các biện pháp cụ thể để chỉ đạo, hớng dẫn thực hiện ở các cấp Đồng thời, tiến hành sơ tổng kết để đánh giá những... nhập, đời sống hộ nghèo, qua đó rút kinh nghiệm để bổ sung, tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao hơn trong những năm tiếp theo Nâng cao năng lực giám sát, đánh giá cho đội ngũ cán bộ giảm nghèo các cấp thông qua tập huấn, hội nghị và thông tin hai chiều Nhu cầu kinh phí khoảng 0,5 tỷ đồng/năm B Kinh phí thực hiện giảm nghèo bền vững Tổng nhu cầu kinh phí cho thực hiện giảm nghèo trên địa bàn tỉnh khoảng . hiện giảm nghèo bền vững 7 Phần 2. Nội dung các hoạt động giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang 8 I- Thực trạng công tác XĐGN của tỉnh Hà Giang 8 II- Mục tiêu giảm nghèo của tỉnh Hà Giang . luận: " Về một số giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang& quot;. Tiểu luận ngoài phần: Đặt vấn đề và kết luận có 3 phần chính sau: * Phần 1. Lý luận về xoá đói giảm nghèo. Phần. hoạt động giảm nghèo bền vững đến năm 2010 15 Phần ba: Một số giải pháp và kiến nghị 20 I. Một số giải pháp thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn Tỉnh 20 II. Kiến nghị 23 Kết luận 24 Tài

Ngày đăng: 31/07/2014, 23:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Học viện hành chính Quốc gia

  • Lớp bồi dưỡng qLNN Chương trình chuyên viên Chính

    • lý luận về Xoá Đói Giảm Nghèo

      • II- Quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh về XĐGN

        • III- Sự cần thiết thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang

        • Phần 2

        • một số giải pháp và Kiến nghị

        • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan