giải pháp phát triển giáo viên thành cán bộ quản lý giáo dục và các chính sách thực hiện

190 682 0
giải pháp phát triển giáo viên thành cán bộ quản lý giáo dục và các chính sách thực hiện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN THÀNH CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO DỤC VÀ CÁC CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH-CN CẤP BỘ MÃ SỐ: B2007 – 29 – 29TĐ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. ĐẶNG THỊ THANH HUYỀN 7924 HÀ NỘI - 2009 2 MỤC LỤC TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN THÀNH CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC 22 1.1. Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong đề tài 22 1.2. Con đường phát triển của một giáo viên ……………………………… …25 1.3. Đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông trong bối cảnh hội nhập và yêu cầu phát triển nguồn CBQLGD 26 1.4. Tổ ch ức biết học hỏi và một số đặc trưng cơ bản của tổ chức có liên quan đến phát triển đội ngũ CBQLGD: 32 1.5. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục 43 1.6. Chân dung người lãnh đạo trường học trong bối cảnh hội nhập 1.7. Kinh nghiệm quốc tế: Bồi dưỡng phát triển đội ngũ lãnh đạo nhà trường ở 12 nước châu Âu 61 PHẦN II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN THÀNH CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC 71 2.1. Thực trạng đội ngũ CBQLGD phổ thông hiện nay 71 2.2. Thực trạng công tác hoàn thiện và thực hiện chính sách ưu đãi đối với CBQLGD 84 2.3. Một số trường hợp nghiên cứu 87 PHẦN III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN THÀNH CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ CHÍNH SÁCH THỰC HI ỆN 111 3.1. Mục tiêu phát triển đội ngũ CBQLGD 111 3.2. Các giải pháp cơ bản để phát triển giáo viên thành CBQLGD 113 3.2.1. Giải pháp 1. Phát hiện, lựa chọn giáo viên có tố chất trở thành CBQLGD từ các nhà trường 113 3.2.2. Giải pháp 2. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng về lãnh đạo, quản lý trường học cho tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán; Tăng cường họat động hỗ trợ, hướng dẫn tại nhà trường . 117 3.2.3. Giải pháp 3: Đổi mới công tác quy hoạch, bổ nhiệm đội ngũ CBQLGD. 123 3.2.4. Giải pháp 4. Xây dựng chương trình bồi dưỡng quản lý giáo dục dành cho Tổ trưởng chuyên môn, GV cốt cán theo Chuẩn Hiệu trưởng 127 3.2.5. Giải pháp 5. Tăng cường các điều kiện ĐT,BD phát triển CBQLGD 133 PHỤ LỤC 145 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BDTX Bồi dưỡng thường xuyên CBQL Cán bộ quản lý CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục CĐ Cao đẳng ĐH Đại học GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh HT Hiệu trưởng TCCN Trung cấp chuyên nghiệp THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TTCM Tổ truởng chuyên môn TW Trung ương 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số bảng Tên bảng Bảng 1 Hệ thống năng lực người quản lý giáo dục Việt Nam Bảng 2 Các quốc gia, tên chương trình, cơ quan đào tạo tham gia khảo sát Bảng 3 Quốc gia, tổng số giờ, giờ lên lớp, giờ nghiên cứu, giờ khác, tỷ lệ giờ lên lớp so với tổng thời gian, thời gian thực hiện chương trình Bảng 4 Tỷ lệ % HV nam và nữ Bảng 5 Tuổi trung bình c ủa H Bảng 6 Lĩnh vực nội dung và số lượng chủ đề khảo sát Bảng 7 Điểm số về tầm quan trọng các lĩnh vực (xếp giảm dần) và số lượng trung bình các chủ đề của mỗi lĩnh vực. Bảng 8 Mức độ quan trọng của các chủ đề Bảng 9 Vị trí đảm nhiệm trước khi nhận công việc hiện tại của CBQLGD Bảng 10 Tình hình thực hiện các chức năng quản lí giáo dục của CBQLGD THPT, THCS, Tiểu học Bảng 11 Kết quả khảo sát về quy hoạch đội ngũ CBQLGD trường phổ thông Bảng 12 CBQLGD được bồi dưỡng về quản lý giáo dục trước khi bổ nhiệm Bảng 13 Thống kê tình hình đội ngũ GV THCS Hà Nội tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn hàng năm Bảng 14 Chương trình bồi dưỡng cho các đối tượng phân theo nhóm n ăng lực trên cơ sở chuẩn Hiệu trưởng Bảng 15. Chương trình bồi dưỡng Elearrning cho giáo viên có khả năng phát triển thành CBQLGD 5 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tên đề tài: Giải pháp phát triển giáo viên thành cán bộ quản lý giáo dục và chính sách thực hiện Mã số: B2007-29-29-TĐ Chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Thị Thanh Huyền Cơ quan chủ trì đề tài: Học viện Quản lý giáo dục Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện Những người tham gia thực hiện: 1. TS. Đặng Thị Thanh Huyền – Học viện Quản lý giáo dục 2. TS. La Kim Liên – Học viện Quản lý giáo d ục 3. ThS. Phạm Xuân Hùng – Học viện Quản lý giáo dục 4. ThS. Trần Thị Thanh Nga – Học viện Quản lý giáo dục 5. CN. Ngô Thị Thuỳ Dương – Học viện Quản lý giáo dục Đơn vị phối hợp: 1. Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Giáo dục và Đào tạo 2. Một số Sở Giáo dục và Đào tạo đại diện cho các vùng miền 3. Cục Nhà giáo và CBQLGD Th ời gian thực hiện: Từ tháng 5/2007 đến tháng 5/2009 1. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển giáo viên thành cán bộ quản lý giáo dục và các chính sách thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu tăng quy mô và chất lượng cán bộ quản lý giáo dục, phục vụ yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn 2010-2015 2. Cách tiếp cận, Phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. Cách tiếp cận: Phương pháp duy vật l ịch sử Phương pháp nghiên cứu: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: - Nghiên cứu sách báo, tài liệu;Nghiên cứu văn bản chỉ đạo, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về chiến lược phát triển giáo dục 6 trong giai đoạn hiện nay; Tìm hiểu các công trình khoa học có liên quan Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phỏng vấn sâu; Hội thảo;Thảo luận nhóm; Tổng kết kinh nghiệm; Phương pháp chuyên gia; Thử nghiệm; Điều tra bằng phiếu hỏi; 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp phát triển giáo viên thành CBQL trường phổ thông (tiểu học, THCS, THPT) Địa bàn nghiên cứu: Một số tỉnh, thành phố đại diệ n các vùng, miền trên toàn quốc 4. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan những vấn đề về cơ sở khoa học liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài - Thực trạng công tác bồi dưỡng phát triển giáo viên và công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục hiện nay - Đề xuất một số giải pháp phát triển giáo viên thành CBQLGD và các chính sách thực hiện giai đoạn 2010-2015 5. Kết quả chính đạ t được của đề tài Đề tài đã đạt được các kết quả chính như sau: 5.1. Lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên và CBQL trường phổ thông Đề tài đã khái quát lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên và CBQL trường phổ thông. Đó là: Lý luận về đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập và yêu cầu phát triển nguồn CBQLGD; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đội ng ũ giáo viên phát triển cán bộ, các quan điểm, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển đội ngũ GV và CBQLGD; Kinh nghiệm quốc tế về chương trình bồi dưỡng giáo viên thành CBQLGD; Các đặc trưng của phát triển đội ngũ CBQL ngành GD. Đề tài đã phác họa được chân dung người lãnh đạo trường học trong bối cảnh hội nhập với 5 yếu tố chính là: Thứ nhất, có những năng lực và phẩm ch ất nền tảng vững chắc như: phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống, tác phong, giao tiếp ứng xử mẫu mực. 7 Thứ hai, vững vàng về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm: Hiểu biết những xu hướng giáo dục hiện đại, chương trình giáo dục; Chủ động, sáng tạo trong công việc; Có khả năng tự học, tự phát triển. Thứ ba, có năng lực lãnh đạo: Hiểu biết các vấn đề kinh tế - xã hội của cộng đồng, quốc gia; Có tư duy chiến lược; Quyết đoán, có b ản lĩnh đổi mới, dám đương đầu với thử thách; Linh hoạt và chấp nhận thay đổi. Thứ tư, có năng lực quản lý trường học: đảm bảo thực hiện tốt các chức năng quản lý trường học: Phát triển đội ngũ, quản lý hoạt động dạy học, giáo dục, quản lý tài chính, cơ sở vật chất,hành chính, quản lý kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo d ục nhà trường. Thứ năm, có năng lực xây dựng và phát triển các mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng xã hội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, yêu cầu đổi mới giáo dục đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản trong phát triển đội ngũ CBQLGD, đòi hỏi người cán bộ quản lý giáo d ục nói chung, cán bộ quản lý trường học nói riêng có những năng lực mới, đáp ứng nhiệm vụ quản lý nhà trường. Người lãnh đạo trường học ngoài các năng lực, phẩm chất của một nhà giáo còn cần phải có tố chất của nhà lãnh đạo và nhà quản lý. Do vậy, việc bồi dưỡng phát triển giáo viên thành cán bộ quản lý giáo dục cần hết sức chú ý phát triển năng lực lãnh đạo và quản lý tr ường học như: Lý thuyết chung về quản lý giáo dục; Lãnh đạo sự thay đổi; Văn hoá trường học; Nghiệp vụ quản lý trường học; Phát triển năng lực quan hệ con người đối với cá nhân, nhóm 5.2. Thực trạng phát triển giáo viên thành CBQLGD: Đề tài đã khái quát được thực tiễn phát triển đội ngũ CBQL trường phổ thông nay và các chính sách phát triển nguồn CBQL trường phổ thông trên cơ sở nghiên cứ các chính sáchvà việc triển khai thự c hiện. Đề tài đã phối hợp với các chuyên gia tổng hợp danh mục 122 văn bản, chính sách liên quan đến CBQLGD phục vụ cho giảng viên, CBNC, thuận lợi trong tra cứu . Các khảo sát, phân tích sâu các trường hợp nghiên cứu (Hà Nội, Thanh Hoá, Lào Cai, Cao Bằng và một số địa phương) cho thấy hiện nay sự phát triển 8 nguồn CBQL trường phổ thông rất đa dạng, sáng tạo ở các địa phương. Thực tiễn cho thấy hiện nay hầu hết CBQLGD trường phổ thông trước khi được bổ nhiệm là giáo viên. Mặc dù ngành GD & ĐT cũng như các địa phương, nhà trường đã có nhiều nỗ lực trong việc bồi dưỡng phát triển đội ngũ CBQLGD, song một thực tế là năng lực đội ngũ CBQL trường ph ổ thông hiện nay còn nhiều bất cập trước yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý trường học trong giai đoạn mới. Ngành GD & ĐT đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển đội ngũ CBQLGD, các địa phương cũng rất chủ động, sáng tạo trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán, tổ trưởng chuyên môn, đội ngũ CBQLGD nguồn. Tuy nhiên vẫn chưa tạo ra sự đột phá đáng kể trong hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các trường học do những hạn chế về công tác quy hoạch, bổ nhiệm, sử dung cán bộ, công tác bồi dưỡng phát triển đội ngũ và các điều kiện để phát triển đội ngũ giáo viên thành CBQLGD. Do vậy cần có một hệ thống giải pháp và chính sách thực hiện việc phát triển giáo viên thành CBQLGD trên cơ sở các că n cứ lý luận và thực tiễn nêu trên. 5.3. Đề xuất các giải pháp phát triển giáo viên thành CBQLGD và chính sách thực hiện Đề tài đã xác định mô hình phát triển GV thành CBQLGD, trên cơ sở đó đề xuất hệ thống 5 giải pháp: Giải pháp 1. Phát hiện, lựa chọn GV có tố chất trở thành CBQLGD: Đề tài đã xây dựng hệ thống 10 dấu hiệu biểu hiện khả năng lãnh đạo của người được giới thiệu làm CBQLGD trong bối cả nh mới như sau: 1. Có tầm; 2. Có khả năng tác động và ảnh hưởng; 3. Có năng lực lãnh đạo nhóm; 4. Có năng lực chuyên môn; 5. Năng lực sáng tạo; 6. Khả năng phối hợp, hợp tác; 7. Khả năng hỗ trợ người khác; 8. Có khả năng quản lý nguồn lực; 9. Kỹ năng vận dụng công nghệ, ngoạ i ngữ trong công việc; 9 10. Tự nhận biết bản thân. Kết quả khảo sát và thử nghiệm cho thấy các dấu hiệu trên khá phù hợp với thực tiễn phát triển đội ngũ CBQL trường phổ thông hiện nay Giải pháp 2. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng về lãnh đạo, quản lý trường học cho TTCM, GV cốt cán; Tăng cường hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn tại nhà trường . Việc hỗ tr ợ các giáo viên cốt cán, bồi dưỡng phát triển nguồn CBQLGD từ cơ sở giáo dục là hết sức quan trọng. Việc vận dụng lý luận và các kinh nghiệm thực tiễn về mentoring trong công tác bồi dưỡng phát triển GV thành CBQLGD là phù hợp và có hiệu quả. Giải pháp 3. Đổi mới công tác quy hoạch, bổ nhiệm đội ngũ CBQLGD Thực hiện dân chủ cơ sở, tôn trọng sự tham gia của nhà ftrường trong việc lựa chọn,quy hoạ ch, bổ nhiệm CBQL cho nhà trường, phát huy tính sáng tạo của cơ sở trong quy hoạch, bnổ nhiệm cán bộ. Nhân rộng các kinh nghiệm thực tiễn thành công như thi tuyển Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; Giải pháp 4. Xây dựng chương trình bồi dưỡng quản lý giáo dục dành cho TTCM, GV cốt cán theo Chuẩn Hiệu trưởng\ Xây dựng chương trình bồi dưỡng cần căn cứ vào nhu cầu bồi dưỡng, đó là những năng lực còn thiếu h ụt của giáo viên được lựa chọn để phát triển thành CBQLGD so với chuẩn các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá Hiệu trưởng theo từng bậc học. Chương trình cần được thiết kế linh hoạt, mềm dẻo, tạo điều kiện tối đa cho các đối tượng quan tâm có thể học tập thông qua mạng Internet. Giải pháp 5. Tăng cường các điều kiện đào tạo, bồi dưỡng phát triển CBQLGD, T ập trung củng cố, nâng cao năng lực hệ thống các cơ sở đào tạo bồi dưỡng NG&CBQLGD; tăng cường ứng dụng CNTT và truyền thông vào trường học, sử dụng mạng internet trong phát triển năng lực quản lý cho nguồn nhân lực QLGD trường học. Đề tài cũng đề xuất việc hoàn thiện cơ chế quản lý, chế độ chính sách đối với đội ngũ CBQLGD và nguồn CBQLGD. Cần tiếp t ục đổi mới quản lý giáo dục; xây dựng, hoàn thiện chính sách, chế độ đối với đội ngũ NG&CBQLGD. Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, quản lý đội ngũ NG&CBQLGD. 10 Để đạt được mục tiêu phát triển đội ngũ CBQLGD, cần thực hiện đồng bộ các biện phát phát triển giáo viên thành CBQLGD. Trong đó, phát huy vai trò chủ động tích cực của cơ sở, trường học trong việc xây dựng, phát triển đội ngũ CBQLGD là rất cần thiết. [...]... ngũ và các điều kiện để phát triển đội ngũ giáo viên thành CBQLGD Do vậy cần có một hệ thống giải pháp và chính sách thực hiện việc phát triển giáo viên thành CBQLGD trên cơ sở các căn cứ lý luận và thực tiễn nêu trên 5.3 Đề xuất các giải pháp phát triển giáo viên thành CBQLGD và chính sách thực hiện Đề tài đã xác định mô hình phát triển GV thành CBQLGD, trên cơ sở đó đề xuất hệ thống 5 giải pháp: Giải. .. 22 Phát triển đội ngũ (quan điểm phát triển đội ngũ ngành giáo dục) là làm sao để có một lực lượng đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của đất nước nói chung và yêu cầu phát triển giáo dục nói riêng Phát triển giáo viên thành cán bộ quản lý giáo dục: Là việc tạo ra một lực lượng cán bộ quản lý giáo dục của các cơ sở giáo dục hoặc các cơ quan quản lý nhà nước về giáo. .. trong phát triển đội ngũ CBQLGD, đòi hỏi người cán bộ quản lý giáo dục nói chung, cán bộ quản lý trường học nói riêng có những năng lực mới, đáp ứng nhiệm vụ quản lý nhà trường Người lãnh đạo trường học ngoài các năng lực, phẩm chất của một nhà giáo còn cần phải có tố chất của nhà lãnh đạo và nhà quản lý Do vậy, việc bồi dưỡng phát triển giáo viên thành cán bộ quản lý giáo dục cần hết sức chú ý phát triển. .. triển giáo viên để trở thành CBQLGD: Lựa chọn đối tượng giáo viên để phát triển thành CBQLGD; xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng, các phương thức đào tạo/bồi dưỡng phát triển giáo viên thành CBQLGD; Các điều kiện CSVC, tài chính để đào tạo đội ngũ GV thành CBQLGD, … và các chế độ chính sách để triển khai thực hiện 5 Kết quả chính đạt được của đề tài 5.1 Lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên và CBQL... dụng vào Việt Nam; 17 - Yêu cầu, nguyên tắc, nội dung, phương pháp phát triển giáo viên thành CBQLGD; Các yếu tố tác động đến phát triển giáo viên để trở thành CBQLGD; 4.2 Thực trạng công tác bồi dưỡng phát triển giáo viên và công tác đào tạo bồi dưỡng CBQLGD hiện nay - Đánh giá thực trạng phát triển giáo viên và công tác đào tạo bồi dưỡng CBQLGD hiện nay; các yếu tố tác động đến giáo viên để trở thành. .. động và hạnh kiểm của học sinh; Quản lý ngân sách; Quản lý, giám sát hoạt động và hành vi của bộ máy nhân sự; Tổ chức và thực hiện các chính sách, quy chế; Quản lý học tập và giảng dạy Chức năng lãnh đạo thực hiện chương trình giáo dục thực hiện qua các hoạt động: Xác định và tổ chức môi trường sư phạm; Khai thác, sử dụng và điều tiết các nguồn lực chương trình; Xây dựng và thực hiện chiến lược, biện pháp. .. quản lý trường học và được phát triển các năng lực này, trước mắt cần trải qua các hoạt động quản lý tổ/ nhóm chuyên môn Thứ ba, trở thành cán bộ quản lý cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục: chuyên viên, cán bộ lãnh đạo Phòng GD; Sở GD- ĐT, Bộ GD & ĐT Có thể khái quát những con đường phát triển của một giáo viên phổ thông như sau: GIÁO VIÊN BẬC CAO PHÓ HIỆU TRƯỞNG, CHUYÊN VIÊN, LÃNH ĐẠO BỘ GD - ĐT GIÁO... CBQLGD; các điều kiện cần thiết để phát triển giáo viên để trở thành CBQLGD - Khảo sát với đối tượng CBQLGD các cấp trong phạm vi toàn quốc (Tiến hành khảo sát tại 5 tỉnh/Tp đại diện các khu vực): Sở GD – ĐT; Phòng GD và các trường phổ thông (Tiểu học, THCS và THPT) 4.3 Đề xuất một số giải pháp phát triển giáo viên thành CBQLGD và các chính sách thực hiện giai đoạn 2010 – 2015 - Đề xuất giải pháp phát triển. .. thiện cơ chế quản lý, chế độ chính sách đối với đội ngũ CBQLGD và nguồn CBQLGD Cần tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục; xây dựng, hoàn thiện chính sách, chế độ đối với đội ngũ NG&CBQLGD 21 Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, quản lý đội ngũ NG&CBQLGD Để đạt được mục tiêu phát triển đội ngũ CBQLGD, cần thực hiện đồng bộ các biện phát phát triển giáo. .. giáo viên thành CBQLGD Trong đó, phát huy vai trò chủ động tích cực của cơ sở, trường học trong việc xây dựng, phát triển đội ngũ CBQLGD là rất cần thiết KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN THÀNH CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC 1.1 Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong đề tài Cán bộ quản lý giáo dục CBQLGD là người giữ chức vụ trong các cơ . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN THÀNH CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO DỤC VÀ CÁC CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH-CN CẤP BỘ MÃ. III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN THÀNH CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ CHÍNH SÁCH THỰC HI ỆN 111 3.1. Mục tiêu phát triển đội ngũ CBQLGD 111 3.2. Các giải pháp cơ bản để phát triển giáo viên thành. bồi dưỡng phát triển giáo viên và công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục hiện nay - Đề xuất một số giải pháp phát triển giáo viên thành CBQLGD và các chính sách thực hiện giai

Ngày đăng: 31/07/2014, 23:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan