Tài liệu về chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh tiểu đường docx

3 708 6
Tài liệu về chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh tiểu đường docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1. Bệnh tiểu đường là gì? Theo y học hiện đại, đái tháo đường là một rối loạn về chuyển hóa carbohydrate trong đó đường trong cơ thể không bị oxy hóa để sinh ra năng lượng vì thiếu hormone tụy tạng insulin. Đường tích tụ lại và xuất hiện trong máu (tăng đường huyết) rồi trong nước tiểu, các triệu chứng gồm khát: uống nhiều, chóng đói ăn nhiều, đái nhiều; tiêu: thể trọng, sức lực. Xét nghiệm cận lâm sàng: đường huyết, đường niệu tăng cao. 2. Triệu chứng Đây là triệu chứng chia theo típ: - Tiểu đường típ 1: thường gặp ở người gầy, trẻ tuổi, có các biểu hiện tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy nhiều. - Tiểu đường típ 2: thường gặp ở người mập, cũng có các triệu chứng tiểu nhiều, uống nhiều, mờ mắt, cảm giác kiến bò ở đầu ngón tay và chân…Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp triệu chứng bệnh thường âm ỉ nên bệnh thường phát hiện muộn, tình cờ. Theo Ủy ban Dịch vụ con người và Sức khỏe Mỹ, các triệu chứng thường gặp của tiểu đường gồm:  Khát và đi tiểu quá nhiều  Thường xuyên cảm thấy rất đói  Cảm giác rất mệt mỏi  Sụt cân không rõ nguyên nhân  Thường xuyên nhiễm trùng hoặc các vết thương không lành  Nhìn mờ  Tê hoặc ngứa ran ở tay và chân.  Da khô, ngứa. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số các triệu chứng trên, hãy đi khám bác sĩ để kiểm tra tiểu đường, đặc biệt nếu bạn trên 45 tuổi. Ta có thể dựa vào những triệu chứng bệnh kia để chia ra chế độ ăn uống thích hợp cho người tiểu đường 3. Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường a. 5 khuyến cáo về dinh dưỡng Nên từ bỏ các thói quen bất lợi như hút thuốc, Đối với bệnh tiểu đường, chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh. Trước đây từng diễn ra tranh luận kéo dài hàng thế kỷ về chế độ ăn uống cho người tiểu đường. Ngày nay dưới ánh sáng của tiến bộ khoa học và công nghệ người ta đã đi đến thống nhất về chế độ dinh dưỡng và ăn uống với người tiểu đường. - Cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn thích hợp có chọn lọc nhưng bảo đảm được cuộc sống bình thường. - Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cần và đủ. Người gầy cần phải tăng cân, người béo cần phải giảm cân. - Chia bữa ăn hợp lý và ăn phụ để bảo đảm nhu cầu về năng lượng: ba bữa chính, 1-3 bữa phụ (ăn nhẹ). - Bỏ dần các thói quen bất lợi như thích ăn đồ ngọt, món ăn xào, rán béo ngậy, nghiện rượu, hút thuốc. - Về tỷ lệ chung các thành phần thức ăn nên giàu cacbon hydrat phức hợp và chất xơ, hạn chế mỡ và cholesterol. b. Chế độ ăn đáp ứng nhu cầu năng lượng: Người bệnh đái tháo đường không nhất thiết phải sử dụng thức ăn đặc biệt hay thực hiện những kế hoạch dinh dưỡng đặc biệt. Chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường thực ra không khác nhiều so với chế độ ăn lành mạnh cho tất cả mọi người, trong đó lưu ý nên ăn nhiều rau quả, ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, thức ăn giàu dinh dưỡng nhưng chứa ít chất béo, ít năng lượng, hạn chế chất bột và đường. Trước khi bắt đầu chế độ ăn, người bệnh đái tháo đường nên tham khảo ý kiến bác sỹ dinh dưỡng, những người có thể đưa ra lời khuyên về dinh dưỡng dựa trên mục tiêu về sức khỏe, khẩu vị, hay thói quen ăn uống của người bệnh, giúp họ kiểm soát chế độ ăn chung, lựa chọn thức ăn thích hợp và duy trì cân nặng phù hợp. Tổng lượng thức ăn hàng ngày phải được tính toán cụ thể, dựa trên các dữ liệu về chế độ làm việc, nghề nghiệp, giới tính của người bệnh, người bệnh gày hay béo (tính BMI), mang thai hay không…. Nhu cầu tính theo thể trạng và tính chất lao động: Thể trạng Lao động nhẹ Lao động vừa Lao động nặng Gầy 35 Kcal/kg 40 Kcal/kg 45 Kcal/kg Trung bình 30 Kcal/kg 35 Kcal/kg 40 Kcal/kg Mập 25 Kcal/kg 30 Kcal/kg 35 Kcal/kg Về thành phần các chất dinh dưỡng, nói chung thành phần bột - đường (carbohydrates) nên chiếm 60-70% tổng số năng lượng hàng ngày. Nên ăn carbohydrates dạng phức hợp như ngũ cốc nguyên hạt, củ, bột… có chứa nhiều chất xơ giúp chậm hấp thu đường. Hạn chế carbohydrates dạng đơn có trong đường, hoa quả vì làm đường máu tăng nhanh. Chất đạm nên chiếm 10-20%, khoảng 0,8-1,2g/kg thể trọng (100g thịt nac có 18 g đạm). Nếu người bệnh bị suy thận, lượng chất đạm cần giảm xuống còn 0,6g/kg/ngày. Lượng chất béo chỉ nên chiếm 15-20% tổng số năng lượng, trong đó các chất béo bão hòa không quá 1/3 (có trong các loại thịt béo như cừu, lợn, gia cầm). Nhìn chung tỷ lệ chất béo có nguồn gốc động vật/chất béo nguồn gốc thực vật là 50/50. Lượng cholesterol ăn vào hàng ngày không nên quá 200mg. Người bệnh đái tháo đường nên ăn cá, trong dầu cá có chứa docosahexaenoic (DHA) và eicosapentaenoic acids (EPA), có tác dụng chống viêm, chống đông máu, có ích lợi trong bảo vệ tim mạch. Các yếu tố vi lượng và vitamine: các vitamine liều thấp có thể sử dụng, can xi và acid folic có thể bổ sung cho người có thiếu can xi hay người có thai. Một số vitamine có tác dụng chống oxy hóa cũng có thể dùng với liều vừa phải. Bên cạnh đó, để hỗ trợ giảm đường huyết và tăng sức đề kháng cho cơ thể, người bệnh đái tháo đường nên sử dung thêm sản phẩm có chứa Crome (chromium)- một chất vi lượng có tác động tốt đến chức năng và tác dụng của insulin, có vai trò điều hòa hoạt tính glucose và giúp cải thiện dung nạp glucose, do đó làm ổn định đường máu. Ở nước ta hiện nay có sản phẩm GTF thành phần chính là crome. GTF có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Một gói GTF cung cấp đủ 200mcg crome cho cơ thể giúp giảm đường huyết và chuyển hoá hiệu quả lượng đường (glucose) trong thức ăn đi vào tế bào, tạo ra năng lượng, giúp cơ thể khoẻ mạnh, tránh xa bệnh tật. Người bệnh đái tháo đường không nên ăn mặn, nhất là người bị tăng huyết áp. Rượu chỉ nên uống với lượng vừa phải, tốt nhất nên uống rượu vang đỏ, được chứng minh có vai trò bảo vệ tim mạch do làm tăng HDL-cholesterol “tốt”. Nhưng nếu uống nhiều rượu lại có hại, có thể gây xơ gan, dễ bị hạ đường máu nếu chỉ uống rượu mà ăn không đủ. c. Thực đơn cho người bị bệnh tiểu đường Theo trung tâm dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh, sau đây là thực đơn 1.200-1.400 calo dành cho bệnh nhân tiểu đường type 1 dùng isulin liều thấp, tiểu đường type 2 thừa cân. Giờ ăn Thực đơn 1 Thực đơn 2 6 - 7g 1 ly sữa đậu nành (1/2 muỗng đường. Phở ăn liền: 1 gói nhỏ, 1 nắm giá hẹ. 11g3 0 Khoai môn sọ: 1 củ Bánh tráng cuốn cá lóc (bánh tráng 10 cái nhỏ 20g, bún tươi 80g, cá lóc 100g, gia vị, dầu ăn 5g) Đu đủ 100g Sương sâm ít đường 1 ly, ½ muỗng đường Bún tàu xào chay (bún đã ngâm nước 1 chén đầy, tàu hũ chiên 100g, tàu hũ ky 20g, đậu hà lan 50g, nấm rơm 50g, giá + cà rốt 200g, 5g gia vị) Rau thơm 30g Cam 1 trái (100g) 18g Một chén cơm vơi Cải bó xôi xào tỏi (cải 100g, dầu ăn 5g) Xíu mại hấp (thịt nạc băm 100g, củ sắn: 1/4 củ) Canh cải bẹ xanh nấu cá (cải 100g, cá 10g) Quýt 1 trái Sương sáo: 1 ly Một chén cơm vơi su su xào hột vịt (su su 200g, trứng 1 quả, dầu ăn 5g, gia vị) Canh bông bí nấu chem chép (bông bí 100g, chem chép 20g) 21g Sữa tách bơ 1 ly Đậu phộng rang 20g Mận 2 trái lớn (60g) Bánh lạt: 2 cái (20g) . tra tiểu đường, đặc biệt nếu bạn trên 45 tuổi. Ta có thể dựa vào những triệu chứng bệnh kia để chia ra chế độ ăn uống thích hợp cho người tiểu đường 3. Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường a thế kỷ về chế độ ăn uống cho người tiểu đường. Ngày nay dưới ánh sáng của tiến bộ khoa học và công nghệ người ta đã đi đến thống nhất về chế độ dinh dưỡng và ăn uống với người tiểu đường. -. giàu dinh dưỡng nhưng chứa ít chất béo, ít năng lượng, hạn chế chất bột và đường. Trước khi bắt đầu chế độ ăn, người bệnh đái tháo đường nên tham khảo ý kiến bác sỹ dinh dưỡng, những người

Ngày đăng: 31/07/2014, 18:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan