Phát cước chân ở trâu bò và cách phòng trị pptx

6 710 1
Phát cước chân ở trâu bò và cách phòng trị pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phát cước chân ở trâu bò và cách phòng trị Nguyên nhân gây phát cước - Do thời tiết lạnh, - Do chuồng nuôi ẩm ướt, trâu, bò phải ngâm chân lâu trong nước lạnh, - Do Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém sẽ làm cơ thể chúng suy nhược. Khi sức đề kháng giảm, trâu, bò rất dễ mắc bệnh Triệu chứng Bệnh phát cước chân ở trâu, bò xảy ra trên 3 cấp độ: - Cấp 1: Da dày cộm, vùng sưng có hiện tượng xung huyết, nứt nẻ. - Cấp 2: Lớp biểu bì bị bong ra, chảy dịch màu vàng, lộ ra một lớp tổ chức dưới da màu đỏ thẫm, nếu vết thương sâu làm cho trâu, bò bị què phải nằm tại chỗ. - Cấp 3: Da và tổ chức dưới da bị hoại tử. Nếu nặng, các tổ chức hoại tử ăn sâu xuống thành hoại thư, làm lộ cả cơ và xương. Bệnh cần được điều trị kịp thời, nếu không có thể làm tắc mạch máu gây xung huyết ở phổi và bầm huyết ở não. Phòng bệnh - Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y như: thường xuyên dọn sạch phân và nước tiểu giữ chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, - Về mùa đông nên dùng chất độn chuồng, không để chuồng ẩm ướt, nhất là những ngày thời tiết quá lạnh. - Cho trâu, bò ăn uống đầy đủ, cân đối nhằm nâng cao sức đề kháng với các điều kiện bất lợi Điều trị - Nếu bệnh mới xuất hiện có thể dùng dầu nóng hoặc gừng giã nhỏ hoà với rượu xoa bóp hằng ngày. Nếu chỗ cước đã nhiễm trùng phải rửa sạch bằng dung dịch thuốc tím sau đó rắc bột Tetracyclin hoặc Sunfamid. - Nếu bệnh đã ở cấp độ 3, cần loại bỏ những tổ chức hoại tử, sát trùng cẩn thận sau đó mới tiến hành điều trị. - Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau, điều trị liên tục trong 3-5 ngày. + Pen-Strep 5.000-10.000 UI/kg thể trọng/ngày. + Ampicillin 7-10 mg/kg thể trạng/ngày. + Hoặc một số kháng sinh phổ rộng khác đề phòng nhiễm khuẩn. + Trợ sức, trợ lực: Tiêm bắp Cafein 20-25 mg/kg P, vitamin B1: 2-3 mg/kg P, vitamin C: 3-5 mg/kg thể trọng. Tổng hợp: khuyennongvn Viêm khớp ở bò sữa Time 13:14, 7 Sep | Tác giả: minhminhvet 1. Nguyên nhân Bò sữa do bị nuôi nhốt, ít vận động, tuần hoàn máu ít lưu thông là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm khớp. Vi khuẩn Mycoplasma mycodes là tác nhân gây viêm khớp chính. 2. Triệu chứng Bò bị bệnh sốt, kém ăn, nằm một chỗ, ít đi lại, đứng lên, nằm xuống rất khó khăn, đau sưng tấy khớp, ấn tay vào bò có phản ứng đau. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời chỗ viêm sẽ viêm mủ, sau đó thành bã đậu, rắn Vì vậy thấy bò bị sưng khớp phải điều trị kịp thời, càng sớm, càng nhanh bò sẽ không bị dị tật. 3. Điều trị - Viêm khớp chưa hình thành ổ bã đậu: + Sử dụng kháng sinh Penicillin (có thể thay bằng Ampicillin hoặc Tiamulin) với liều 30.000 đơn vị/kg thể trọng bò phối hợp với Oxytetracyclin (thay bằng Kanamycin) liều 20mg/kg thể trọng (xem hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc). Khi tiêm không trộn lẫn Penicillin và Oxytetracyclin, mỗi loại thuốc dùng một ống tiêm riêng, tiêm vào hai chỗ khác nhau. + Dùng thuốc chống viêm Dexamethazon theo liều 1 ml dung dịch cho 15kg thể trọng bò, tiêm bắp sâu. + Dùng thuốc giảm đau khớp tiêm Novocain dưới da quanh ổ khớp bị viêm, tiêm 20ml/lần/ngày, ngày tiêm 2 lần. + Dùng thuốc trợ sức tiêm vitamin B2, C, B12 và cafein, long não nước. Thời gian điều trị từ 7-10 ngày. Từ ngày thứ 5- 10 liều kháng sinh giảm đi 30%. - Viêm khớp đã hình thành ổ bã đậu: Điều trị bằng tiểu phẫu thuật kết hợp với kháng sinh và thuốc chống viêm. + Chích ổ viêm: Nạo vét hết mủ và ổ bã đậu. Rửa sạch ổ viêm bằng các dung dịch thuốc tím 5‰, oxy già 2-3%. + Trộn bột Sulfamide với Penicillin nhét đầy vào ổ viêm sau khi đã lấy hết bã đậu và rửa bằng thuốc sát trùng, rồi băng vết thương lại. + Sử dụng kháng sinh phối hợp với Dexamethazon tiêm cho bò như khi điều trị viêm khớp chưa hình thành ổ viêm bã đậu. + Sử dụng các loại thuốc trợ sức vitamin B1, C kết hợp với cafein, long não nước. Thời gian điều trị từ 5-7 ngày, sau khi làm tiểu phẫu thuật: 4. Phòng bệnh - Cho bò vận động 1 -2 giờ/ngày sẽ giảm tỉ lệ viêm khớp. Những nơi nuôi bò sữa nhốt, không có bãi chăn thả thì nên làm sân chơi để cho bò có thể đi lại, vận động dưới ánh nắng mặt trời. - Bãi chăn thả cho bò chỉ nên có độ dốc từ 15 - 20 độ, bờ sẽ dễ dàng đi lại, không bị trượt ngã, hạn chế được bệnh viêm khớp. - Nuôi dưỡng bò sữa với khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Chú ý bổ sung khẩu ăn các vitamin nhóm B (Bi, B2, B6), vitamin A, D, E, sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, phòng chống được bệnh viêm khớp. Theo Báo nông thôn số 260 ra ngày 29/12/2004 . Phát cước chân ở trâu bò và cách phòng trị Nguyên nhân gây phát cước - Do thời tiết lạnh, - Do chuồng nuôi ẩm ướt, trâu, bò phải ngâm chân lâu trong nước lạnh,. dưỡng kém sẽ làm cơ thể chúng suy nhược. Khi sức đề kháng giảm, trâu, bò rất dễ mắc bệnh Triệu chứng Bệnh phát cước chân ở trâu, bò xảy ra trên 3 cấp độ: - Cấp 1: Da dày cộm, vùng sưng có hiện. xuống thành hoại thư, làm lộ cả cơ và xương. Bệnh cần được điều trị kịp thời, nếu không có thể làm tắc mạch máu gây xung huyết ở phổi và bầm huyết ở não. Phòng bệnh - Thực hiện tốt công

Ngày đăng: 31/07/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan