Luận văn: “Phân tích nội dung xây dựng tư liệu thiết kế bài giảng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ 10. THPT” docx

69 863 0
Luận văn: “Phân tích nội dung xây dựng tư liệu thiết kế bài giảng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ 10. THPT” docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn Phân tích nội dung xây dựng tư liệu thiết kế bài giảng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ 10. THPT Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Contents Luận văn 1 Phân ch nội dung xây dựng tư liệu thiết kế bài giảng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ 10. THPT 1 Contents 2 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6 2.1. Mục <êu 6 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6 3.1. Đối tượng 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu 6 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7 5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ ĐÓNG GÓP 7 PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8 1.1. TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 10 - CTC 8 1.2. TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH 9 1.3. Tính ch cực trong học tập của học sinh 12 1.4. Phương pháp dạy học ch cực 14 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH NỘI DUNG XÂY DỰNG TƯ LIỆU MỘT SỐ BÀI TRONG PHẦN 1 - SGK CÔNG NGHỆ 10 - CTC 19 2.1. Vị trí và nội dung của chương trình Công nghệ 10 - CTC 19 2.2. Nhiệm vụ của phần 1 – Nông, Lâm, Ngư nghiệp 21 2.3. Phân ch nội dung, xây dựng tư liệu một số bài trong phần 1 - SGK Công nghệ 10 – CTC 24 4.Tài liệu tham khảo 27 4.1. Xói mòn rửa trôi đất và biện pháp phòng chống 28 Ngô Thị Thúy K33D Sinh – KTNN 2 Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MỘT SỐ BÀI TRONG PHẦN 1 – SGK CÔNG NGHỆ 10 – CTC 44 3.1. CÁC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG 44 3.2. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 62 PHẦN 3. KếT LUậN Và Đề NGHị 63 1. Kết luận 63 2. Đề nghị 64 Ngô Thị Thúy K33D Sinh – KTNN 3 Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Dạy học là hoạt động đặc trưng, chủ yếu và có vai trò quyết đinh chất lượng đào tạo của trường phổ thông. Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật hoạt động dạy học dần dần được thay đổi từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học sinh làm trung tâm, chuyển dần từ học tập thụ động sang học tập chủ động, tích cực. Trong nhiều thập kỷ qua, ở nước ta phương pháp dạy học bị ảnh hưởng nặng nề của cách dạy học truyền thống, với phương pháp độc thoại, truyền thụ kiến thức một chiều, người dạy chú trọng giảng giải minh họa, thông báo kiến thức, học sinh chăm chú lắng nghe, ghi chép, lĩnh hội kiến thức một cách thụ động. Kết quả là học sinh chỉ biết vâng lời, làm theo, bắt chước, không năng động sáng tạo, không đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trong tình hình đó Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến giáo dục phổ thông: Điều 24.2 Luật giáo dục đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng kỹ năng tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Thực hiện các nghị quyết của Đảng và Luật giáo dục, trong những năm qua Bộ GD&ĐT đã chủ động đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học trong đó nội dung được coi là khâu đột phá. Cho đến nay nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được hoàn thiện, sách giáo khoa mới đã được áp dụng trong cả nước từ tiểu học đến THPT. Ngô Thị Thúy K33D Sinh – KTNN 4 Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Cũng như các môn học khác, sách giáo khoa Công nghệ 10 - CTC được biên soạn theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Nội dung của sách không chỉ cung cấp những kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại mà còn định hướng, chỉ dẫn hoạt động dạy và học, tạo điều kiện và thúc đẩy giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. Để thực hiện mục tiêu thay sách giáo khoa mới đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng phân tích nội dung từng bài, xác định đúng thành phần kiến thức, kiến thức trọng tâm và dự kiến được các hoạt động tổ chức hướng dẫn học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức. Nhưng trong thực tiễn dạy và học Công nghệ ở phổ thông hiện nay, nhiều giáo viên chưa có điều kiện tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, còn chịu ảnh hưởng nhiều của cách dạy học truyền thống, chưa có kỹ năng phân tích nội dung sách giáo khoa, nhất là giáo viên vùng sâu, vùng xa, giáo viên mới ra trường. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên với mong muốn được tập dượt nghiên cứu và góp phần khắc phục khó khăn nâng cao chất lượng dạy học chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phân tích nội dung xây dựng tư liệu thiết kế bài giảng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ 10. THPT”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tập dượt việc nghiên cứu khoa học, rèn luyện những kỹ năng cơ bản đặc biệt là nhóm kỹ năng phân tích bài giảng, lựa chọn phương tiện. Cung cấp tư liệu tham khảo cho sinh viên mới ra trường, giáo viên ở những nơi còn gặp nhiều khó khăn về tài liệu, phương tiện dạy học. Vận dụng các biện pháp phát huy tính tích cực và thiết kế bài giảng một số bài trong chương trình Công nghệ 10 - CTC. Ngô Thị Thúy K33D Sinh – KTNN 5 Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu Phân tích nội dung xây dựng tư liệu nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Góp phần đổi mới PPDH môn Công nghệ 10 - CTC ở trường phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Công nghệ 10 - CTC. 2.2. Nhiệm vụ Phân tích nội dung phần 1 – SGK Công nghệ 10, nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Thiết kế bài giảng phát huy tính tích cực học tập của học sinh một số bài trong chương 1, 2, 3 SGK Công nghệ 10. Đánh giá chất lượng việc sử dụng câu hỏi trong dạy học Công nghệ 10 - CTC. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh bằng phiếu học tập. Chương trình Công nghệ 10 - CTC. Học sinh lớp 10 - trường THPT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu phần 1 – SGK Công nghệ 10 – CTC. Ngô Thị Thúy K33D Sinh – KTNN 6 Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu xác định cơ sở lý thuyết của khóa luận, các giáo trình lí luận dạy học, các giáo trình công nghệ, sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống câu hỏi và sử dụng chúng để tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Công nghệ 10 - CTC theo hướng tích cực. Điều tra sư phạm: Tìm hiểu tình hình dạy và học trong chương trình THPT tại trường THPT Nam Sách – Nam Sách – Hải Dương bằng phương pháp phỏng vấn trao đổi trực tiếp với cán bộ giáo viên trong tổ chuyên môn giảng dạy bộ môn Công nghệ 10 - CTC. Thực nghiệm sư phạm: Chủ động tác động vào học sinh hướng dẫn học sinh tư duy sáng tạo. Thu nhận thông tin về sự thay đổi chất lượng trong nhận thức, sáng tạo và tính tích cực của học sinh. Đánh giá hiệu quả sư phạm, tính khả thi của bài soạn thiết kế trong phạm vi nội dung đề tài. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến đánh giá của giáo viên bộ môn giảng dạy trực tiếp bộ môn Công nghệ 10 - CTC và tổ chuyên môn trong trường. 5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ ĐÓNG GÓP Cung cấp tư liệu, tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy Công nghệ 10 - CTC thêm phong phú. Góp phần sử dụng hiệu quả SGK Công nghệ 10 - CTC. Cải tiến PPDH, nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ 10 - CTC ở trường THPT. Ngô Thị Thúy K33D Sinh – KTNN 7 Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 10 - CTC. Khi bàn về phương pháp giáo dục J. Piaget đã nhấn mạnh đến vai trò hoạt động của học sinh (HS). Ông nói: “Trẻ em được phú cho tính hoạt động thực sự và giáo dục không thể thành công nếu không sử dụng và không thực sự kéo dài tính hoạt động đó”. Như vậy có thể nói sự hoạt động của trẻ trong quá trình giáo dục và giáo dưỡng là 2 yếu tố không thể thiếu được và để kéo dài hoạt động đó thì việc tích cực hóa được coi là một trong những biện pháp hiệu quả nhất. Mục đích của dạy học là đem đến sự phát triển toàn diện cho HS. Giữa dạy học và phát triển có mối quan hệ với nhau. Đó là mối quan hệ biện chứng, hai chiều: Phát triển là mục đích cuối cùng của hoạt động dạy học, đồng thời khi tư duy HS phát triển thì việc thu nhận và vận dụng kiến thức của HS sẽ nhanh chóng và hiệu quả, quá trình dạy học diễn ra một cách thuận lợi hơn. Dạy học bằng cách này hay cách khác đều có thể góp phần phát triển HS, nhưng dạy học được coi là đúng đắn nhất nếu nó đem lại sự phát triển tốt nhất cho người học. Theo Vưgotxki thì: “Dạy học được coi là tốt nhất nếu nó đi trước sự phát triển và kéo theo sự phát triển”. Ngô Thị Thúy K33D Sinh – KTNN 8 Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Lí luận dạy học đã chỉ ra rằng: “Dạy học có tác dụng thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của người học”. Một mặt trí tuệ của HS chỉ có thể phát triển tốt trong quá trình dạy học khi giáo viên (GV) phát huy tốt vai trò của người tổ chức, điều khiển làm giảm nhẹ khó khăn cho HS trong quá trình nhận thức, biết cách khuyến khích HS tham gia vào hoạt động nhận thức tích cực trong dạy học. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS là một biện pháp không thể thiếu được trong dạy học theo quan điểm: “Dạy học là phát triển”. Một sự gợi ý khéo léo có tích chất gợi mở của GV sẽ có tác dụng kích thích tính tự lực và tư duy sáng tạo của HS, lôi kéo họ chủ động tham gia vào quá trình dạy học một cách tích cực, tự giác. J.Piaget đã kết luận: “Người ta không học được gì hết, nếu không phải trải qua sự chiếm lĩnh bằng hoạt động, rằng HS phải phát minh lại khoa học, thay vì nhắc lại những công thức bằng lời của nó”. 1.2. TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH. 1.2.1. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Tích cực hóa là một hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS là một trong những nhiệm vụ của GV trong nhà trường và cũng là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học. Tất cả đều hướng tới việc thay đổi vai trò người dạy và người học nhằm nâng cao hiệu quả cả quá trình dạy học nhằm đáp ứng được yêu cầu dạy học trong giai đoạn phát triển mới. Trong đó HS chuyển từ vai trò là Ngô Thị Thúy K33D Sinh – KTNN 9 Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 người thu nhận thông tin sang vai trò chủ động, sáng tạo, tích cực tham gia tìm kiếm kiến thức. Còn GV chuyển từ người truyền thông tin sang vai trò người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ để HS tự mình khám phá kiến thức mới. Quá trình tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS sẽ góp phần làm cho mối quan hệ giữa dạy và học, giữa GV và HS ngày càng gắn bó và hiệu quả hơn. Tích cực hóa vừa là biện pháp thực hiện nhiệm vụ dạy học, đồng thời nó góp phần rèn luyện cho HS những phẩm chất của người lao động mới: Tự chủ, năng động, sáng tạo … là mục tiêu nhà trường phải hướng tới. 1.2.2. Các biện pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS có liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó các yếu tố như động cơ, hứng thú học tập, năng lực, ý chí của cá nhân, không khí dạy học … đóng vai trò rất quan trọng. Các yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng tới việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong học tập. Là kết quả của một quá trình hình thành lâu dài và thường xuyên, không phải là kết quả của một giờ học mà là kết quả của một giai đoạn, là kết quả của sự phối hợp nhiều người, nhiều lĩnh vực và cả xã hội. Để có thể tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong quá trình học tập ta cần phải chú ý đến một số biện pháp như: * Tạo ra và duy trì không khí dạy học trong lớp nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho việc học tập và phát triển của HS. * Xây dựng động cơ hứng thú học tập cho HS. * Giải phóng sự lo sợ của HS … Bởi chúng ta không thể tích cực hóa hoạt động nhận thức trong khi HS vẫn mang tâm lí lo sợ, khi các em không có động cơ và hứng thú học tập và Ngô Thị Thúy K33D Sinh – KTNN 10 [...]... tiễn Ngô Thị Thúy K33D Sinh – KTNN 18 Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH NỘI DUNG XÂY DỰNG TƯ LIỆU MỘT SỐ BÀI TRONG PHẦN 1 - SGK CÔNG NGHỆ 10 - CTC 2.1 Vị trí và nội dung của chương trình Công nghệ 10 - CTC 2.1.1 Vị trí, đặc điểm của chương trình Công nghệ 10 - CTC 2.1.1.1 Đặc điểm của chương trình Công nghệ 10 - CTC Chương trình Công nghệ 10 - CTC được ban hành theo Quyết định... thay đổi cách dạy và cách học Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều, GV làm trung tâm sang cách dạy lấy HS làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực Trong cách dạy này HS là chủ thể hoạt động, GV là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn tạo nên sự tư ng tác tích cực giữa người dạy và người học Dạy và học tích cực là điều kiện tốt khuyến khích sự tham gia chủ động, sáng tạo và ngày càng... ĐHSP Hà Nội 2 vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể HS để xây dựng bài học Bài lên lớp được diễn ra Hình thức tổ chức Hình thức bố trí phù hợp, chủ yếu trong phòng học, lớp học được thay phù hợp GV và bảng đen là trung tâm với nội dung từng môn học, thu hút HS GV là người độc quyền tiết học cụ thể HS tự chịu trách nhiệm về đánh giá kết quả của HS, chú kết quả học tập của... và bảo vệ môi trường khi sử dụng thuốc hóa học trừ sâu bệnh Quan tâm tới công tác giống vật nuôi trong chăn nuôi, thủy sản Hứng thú tìm hiểu công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp Có ý thức bảo quản sản phẩm nông, lâm,ngư nghiệp Tích cực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn đời sống và sản xuất 2.3 Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu một số bài trong phần 1 - SGK Công. .. được bộc lộ và phát huy tiềm năng, sáng tạo 1.4.2.2 Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ... dạy học tích cực 1.4.1 Khái niệm, bản chất của phương pháp dạy học tích cực Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học PPDHTC hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực... dưỡng Nước: Tham gia vào quá trình trao đổi chất, tham gia quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn và các chất dinh dưỡng, tham gia vận chuyển chất dinh dưỡng và bài tiết cặn bã ra ngoài, … Prôtêin: Tham gia cấu tạo tế bào cơ thể và các chất sống Lipit: Tham gia cấu tạo tế bào, cung cấp năng lượng làm dung môi hòa tan Gluxit, vitamin và chất khoáng, … 4 Tài liệu tham khảo Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương... theo Quyết định số 1646/BGD&ĐT, ngày 03/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Công nghệ 10 – CTC là môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng những quy luật tự nhiên và các nguyên lí khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người Là môn học chính khóa ở bậc Trung học phổ thông Chương trình Công nghệ 10 THPT có sự thay đổi căn bản so với chương trình cải cách giáo dục:...Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 đặc biệt là thiếu không khí học tập Trong quá trình dạy học GV cần phải lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC) như: Phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thực nghiệm … mới khuyến khích tính tích cực, sáng tạo của HS trong học tập 1.2.3 Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của nước ta Vấn đề phát huy tính tích cực hoạt động... (12 - 1996) và được thể chế hóa trong Luật Giáo dục sửa đổi ban hành ngày 27/6/2005, điều2.4, đã ghi “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” 1.3 Tính tích cực trong học tập của học sinh 1.3.1 Khái niệm về tính tích cực Phát huy tính tích cực, . Luận văn Phân tích nội dung xây dựng tư liệu thiết kế bài giảng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ 10. THPT Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Contents Luận văn. ch nội dung xây dựng tư liệu thiết kế bài giảng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ 10. THPT 1 Contents 2 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6 2.1. Mục <êu 6 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ. học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Công nghệ 10 - CTC. 2.2. Nhiệm vụ Phân tích nội dung phần 1 – SGK Công nghệ 10, nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Thiết kế bài giảng

Ngày đăng: 31/07/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Luận văn

  • Phân tích nội dung xây dựng tư liệu thiết kế bài giảng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ 10. THPT

  • Contents

  • 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

  • 2.1. Mục tiêu

  • 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

  • 3.1. Đối tượng

  • 3.2. Phạm vi nghiên cứu

  • 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ ĐÓNG GÓP

  • PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

  • 1.1. TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 10 - CTC.

  • 1.2. TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH.

  • 1.3. Tính tích cực trong học tập của học sinh.

  • 1.4. Phương pháp dạy học tích cực.

  • CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH NỘI DUNG XÂY DỰNG TƯ LIỆU MỘT SỐ BÀI TRONG PHẦN 1 - SGK CÔNG NGHỆ 10 - CTC

  • 2.1. Vị trí và nội dung của chương trình Công nghệ 10 - CTC.

  • 2.2. Nhiệm vụ của phần 1 – Nông, Lâm, Ngư nghiệp.

  • 2.3. Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu một số bài trong phần 1 - SGK Công nghệ 10 – CTC.

  • 4.Tài liệu tham khảo.

  • 4.1. Xói mòn rửa trôi đất và biện pháp phòng chống

  • CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MỘT SỐ BÀI TRONG PHẦN 1 – SGK CÔNG NGHỆ 10 – CTC

  • 3.1. CÁC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

  • 3.2. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.

  • PHẦN 3. KếT LUậN Và Đề NGHị

  • 1. Kết luận.

  • 2. Đề nghị.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan