Hướng dẫn phòng ngừa các bệnh Tai Mũi Họng docx

6 404 1
Hướng dẫn phòng ngừa các bệnh Tai Mũi Họng docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hướng dẫn phòng ngừa các bệnh Tai Mũi Họng Hiện nay, miền Nam bắt đầu bước vào mùa nắng nóng, mùa thuận lợi cho sự xuất hiện và phát triển của các bệnh tai mũi họng (TMH) như viêm tai giữa, viêm Amidan, viêm họng, viêm xoang Để giảm bớt cái nóng, nhiều người đi tắm sông, đến các hồ bơi có nước không sạch nên dễ bị viêm tai ngoài, viêm tai giữa ( sưng màng nhĩ, chảy mủ tai hôi, kèm nóng sốt …) hoặc uống nhiều nước đá lạnh, vì thế dễ bị viêm họng, viêm xoang, viêm mũi…Dưới đây là những hướng dẫn để bạn đọc có thể làm mát mình trong mùa nóng nhưng không bị các bệnh TMH. 1.Khi đi bơi, nên chọn hồ bơi sạch; Sau khi tắm biển, tắm sông, suối nên vệ sinh tai, tức là dùng que tăm bông sạch ngoáy tai để loại bỏ chất bẩn từ nước hồ bơi, nước biển, sông suối vào tai. 2.Không nên uống nước đá lạnh thường xuyên, vì nhiệt độ lạnh của nước đá sẽ kích thích niêm mạc họng do sự chênh lệch nhiệt độ của cơ thể và nước uống vào quá cao, do đó dễ gây ra viêm họng. 3.Không nên lấy ráy tai ở tiệm hớt tóc. 4.Khi đi ngoài đường nên sử dụng khẩu trang ( nên sử dụng loại khẩu trang cản bụi hiệu quả). 5.Để tránh viêm họng, nên súc họng bằng nước muối ( ½ lít nước ấm khoảng 40-50 0 C pha với 1 muỗng(loại muỗng uống cà phê) muối) 6.Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Nên uống nhiều nước có các chất điện giải như nước cam, nước chanh, nước dừa. Ngoài việc giải khát còn, nước còn có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Để tránh mất chất điện giải do ra mồ hôi nhiều khi làm công việc nặng nhọc, nên pha một ít muối vào nước để bù lại sự mất chất điện giải. 7.Tăng lượng kẽm dự trữ cho cơ thể. Nếu không dị ứng với hải sản thì nghêu sò,cá biển, hào là món ăn nên dùng, nếu dị ứng thì dùng các loại mễ cốc, đậu phộng, hạt bí….để thay thế. 8.Nên ăn những loại thực phẩm và gia vị có nhiều hoạt chất kháng sinh như dâu tây, củ hành, gừng 9.Tiếp tế sinh tố C cho cơ thể nhiều hơn thường ngày, nên ăn các loại trái cây: kiwi, sơ ri, cam ,quýt…để tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. 10.Bổ sung tiền sinh tố A, một nhân tố cần thiết để bảo vệ cấu trúc niêm mạc: khoai lang, đu đủ, bí rợ, carrot, cà chua … 11.Kết hợp thêm các món ăn dẫn xuất từ đậu nành trong khẩu phần hằng ngày để cung cấp canxi, vitamin cần thiết. 12.Tránh gió, lạnh , bụi, môi trường, ô nhiễm… Khi bị nóng sốt, chảy nước mũi xanh trong, chảy mủ tai xanh hôi, khạc đàm xanh thì nên đến bệnh viện có chuyên khoa TMH để khám và điều trị, không nên tự mua thuốc chữa trị, sẽ không có hiệu quả. Không nên để tình trạng chảy mủ tai, sổ mũi kéo dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm xoang cấp, viêm tai xương chũm cấp, áp-xe Amidan. . Hướng dẫn phòng ngừa các bệnh Tai Mũi Họng Hiện nay, miền Nam bắt đầu bước vào mùa nắng nóng, mùa thuận lợi cho sự xuất hiện và phát triển của các bệnh tai mũi họng (TMH) như viêm tai. nhiều nước đá lạnh, vì thế dễ bị viêm họng, viêm xoang, viêm mũi Dưới đây là những hướng dẫn để bạn đọc có thể làm mát mình trong mùa nóng nhưng không bị các bệnh TMH. 1.Khi đi bơi, nên chọn. Amidan, viêm họng, viêm xoang Để giảm bớt cái nóng, nhiều người đi tắm sông, đến các hồ bơi có nước không sạch nên dễ bị viêm tai ngoài, viêm tai giữa ( sưng màng nhĩ, chảy mủ tai hôi, kèm

Ngày đăng: 31/07/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan