tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm thanh quản cấp ở trẻ em tại khoa nhi bệnh viện trung ương huế

37 1.7K 4
tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm thanh quản cấp ở trẻ em tại khoa nhi bệnh viện trung ương huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là bệnh phổ biến, có tỉ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Trẻ có thể mắc bệnh nhiều lần trong một năm (3-5 lần), do đó ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tính mạng của trẻ, đồng thời làm giảm ngày công lao động của bố mẹ [9], [12]. Nhiễm khuẩn hô hấp bao gồm nhiễm khuẩn hô hấp trên và dưới. Ngoài viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu của nhiễm khuẩn hô hấp dưới thì viêm thanh quản cũng là một bệnh tương đối phổ biến. Theo Keyvan Rafein và Richard Lichenstein thì tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 1,5% đến 31% [19], còn theo Amisha Malhotra và Leonard R.Krilov thì viêm thanh quản cấp chiếm khoảng 15% các bệnh lý đường hô hấp [16]. Viêm thanh quản nói chung bao gồm viêm nắp thanh quản cấp, viêm thanh quản cấp, viêm thanh khí quản cấp, viêm thanh khí phế quản cấp và viêm thanh quản co thắt, trong đó viêm nắp thanh quản cấp là một bệnh có diễn tiến cấp và nặng. Viêm thanh quản nói chung được xếp vào loại bệnh trầm trọng theo chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính vì có một dấu hiệu nguy cơ là có tiếng rít thì hít vào. Bệnh cần được chuyển lên tuyến trên để kịp thời theo dõi và điều trị. Tuy nhiên, tùy theo vị trí tổn thương sẽ có biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng khác nhau, đôi khi bệnh nhẹ không cần phải nhập viện và do đó hướng điều trị cũng có những đặc thù riêng. Với ý nghĩa đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm thanh quản cấp ở trẻ em tại khoa Nhi bệnh viện Trung Ương Huế” nhằm các mục tiêu sau đây: 1 1.Tìm hiểu tỉ lệ mắc bệnh viêm nắp thanh quản cấp, viêm thanh quản cấp, viêm thanh khí phế quản cấp, viêm thanh quản co thắt. 2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm thanh quản cấp. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẠI CƯƠNG 1.1.1 Viêm thanh quản Sự viêm nhiễm ảnh hưởng tới dây thanh âm và những cấu trúc dưới đó gọi là viêm thanh quản, viêm thanh khí quản hoặc viêm thanh khí phế quản. Sự viêm nhiễm ở trên dây thanh âm được gọi là viêm trên thanh môn như là viêm nắp thanh quản. Còn “Croup” thanh quản là từ chung để chỉ một nhóm bệnh lý tương đối cấp tính khác nhau được đặc trưng bởi tiếng ho lanh lảnh hoặc ông ổng mà có thể kèm hay không kèm tiếng rít kỳ hít vào, khàn tiếng và suy hô hấp do tắc nghẽn thanh quản với nhiều mức độ khác nhau. Thường nhiễm trùng như thế ít khi khu trú một chỗ mà lan rộng ảnh hưởng tới cả thanh quản, khí phế quản [4]. 1.1.2. Bệnh nguyên [4], [15], [17], [19], [21], [22], [25] 1.1.2.1. Do virus - Parainfuenza virus type 1, 2, 3 là nguyên nhân của 75% các trường hợp viêm thanh quản do virus. - Adenovirus, virus sởi, virus hợp bào hô hấp (Respiratory syntical virus: RSV). - Influenza virus A thường gây ra viêm thanh quản nặng. 1.1.2.2. Do vi khuẩn - Hemophilus influenza. - Liên cầu nhóm A, tụ cầu, phế cầu. 1.1.2.3 Nguyên nhân khác - Trong một nghiên cứu 3,6% các trường hợp viêm thanh quản là do Mycoplasma pneumonia. - Candida albicans cũng được cho là có liên quan đến viêm thanh quản cấp 3 ở trẻ sơ sinh [23]. - Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản cũng gây viêm thanh quản cấp [18]. 1.1.3. Dịch tễ học [16] - Viêm thanh quản cấp chiếm khoảng 15% các bệnh đường hô hấp trong nhi khoa thực hành. - Thường gặp ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi, trung bình 18 tháng. - Ở Mỹ đỉnh cao nhất là vào khoảng 5 trường hợp trên 100 trẻ ở lứa tuổi 2 tuổi. - Mặc dù hầu hết các trường hợp xảy ra vào cuối thu và mùa đông nhưng cũng có thể gặp suốt cả năm. - Trẻ trai gặp nhiều hơn trẻ gái. 1.1.4. Sinh lý bệnh [16], [25] Cũng như hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp khác virus gây nhiễm khuẩn hô hấp trong viêm thanh quản cấp thường bắt đầu ở mũi hầu và lan xuống biểu mô của thanh quản và khí quản, tại đây chúng có thể dừng lại hoặc tiếp tục đi xuống cây phế quản. Quá trình viêm khuếch tán, sưng đỏ và phù nề bắt đầu từ thành khí quản, sự di động của dây thanh âm bắt đầu kém đi. Phần khí quản bên dưới thanh quản là phần hẹp nhất của đường dẫn khí ở trẻ em. Vùng này được bao quanh bởi những vòng sụn khá vững chắc và bất cứ sự sưng nề nào cũng làm giới hạn luồng không khí một cách đáng kể. Đường dẫn khí bị hẹp này gây ra tiếng thở rít kì hít vào và sự sưng nề của dây thanh âm dẫn đến khàn giọng. Với sự tiến triển của bệnh, ống khí quản trở nên bị tắc nghẽn nhiều hơn bởi sự xuất tiết các sợi fibrin và giả mạc. Về mô học thanh quản và khí quản bộc lộ khá rõ ràng hiện tượng phù với sự xâm nhập của mô bào, lympho bào, tương bào và bạch cầu đa nhân trung tính. 4 1.1.5. Lâm sàng [4], [18] 1.1.5.1. Viêm nắp thanh quản cấp Là bệnh lý thanh quản rất cấp và nặng nề. Thường xảy ra ở trẻ 3-7 tuổi, cao điểm là 3 tuổi rưỡi. Tỉ lệ nam/nữ là 3/2. Bệnh khởi đầu với sốt cao đột ngột, đau họng, khó thở, nhanh chóng dẫn đến tắc nghẽn đường thở và mệt lã. Trong vòng vài giờ, viêm nắp thanh quản dẫn đến sự tắc nghẽn khí đạo hoàn toàn và tử vong nếu không được xử trí thích đáng. - Ở trẻ nhỏ, trước đó vẫn bình thường, đột ngột vào giữa khuya khàn tiếng, đùn nước bọt và suy hô hấp từ vừa đến nặng kèm tiếng rít. - Ở trẻ lớn: bệnh bắt đầu với đau họng và khó nuốt. Suy hô hấp nặng thường tiếp theo sau đó vài phút hoặc vài giờ với tiếng rít thì hít vào, khàn tiếng hoặc mất tiếng, ho ông ổng (ít phổ biến), kích thích vật vã. Đùn nước bọt và khó nuốt thường xảy ra. Cổ thường ở tư thế ngữa ra sau mặc dù các dấu hiệu khác của màng não không có. Trẻ lớn thường thích tư thế ngồi, gập người ra trước, há miệng và lưỡi hơi thè. Vài trẻ có thể dẫn đến tình trạng giống sốc với da tái nhợt, tím tái và rối loạn ý thức. Khám lâm sàng cho thấy suy hô hấp vừa đến nặng với tiếng rít thì hít vào đôi khi cả thì thở ra, cánh mũi phập phồng, rút lõm hõm ức, khoảng liên sườn và dưới hạ sườn thì hít vào. Họng có thể bị viêm, ứ đọng đờm dãi, do đó có thể gây ra tiếng ngáy. Sau giai đoạn ngắn thiếu khí với kích thích vật vã rồi dần dần thở rít và âm thở giảm, bệnh nhi rơi vào tình trạng mệt lả, tím tái gia tăng rồi hôn mê và tử vong. Một bệnh cảnh khác là trẻ chỉ khàn tiếng nhẹ, nắp thanh quản sưng đỏ. 1.1.5.2. Viêm thanh quản do nhiễm khuẩn cấp Đây là một bệnh phổ biến. Ngoại trừ bạch hầu thanh quản, đa số trường hợp đều do virus. 5 Bệnh khởi đầu với viêm hô hấp trên rồi đau họng, ho và khàn tiếng. Bệnh thường nhẹ, suy hô hấp chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên trong trường hợp nặng, giọng khàn rất rõ, thở rít rõ ở kỳ hít vào, rút lõm, khó thở và vật vã. Nếu bệnh tiến triển, tình trạng thiếu khí, mệt lả xảy ra và trẻ sẽ chuyển từ tình trạng kích thích sang lơ mơ. Soi thanh quản có thể thấy dây thanh âm và vùng dưới thanh quản phù nề. Vùng tắc nghẽn chủ yếu là vùng dưới thanh môn. 1.1.5.3. Viêm thanh khí phế quản cấp Đây là bệnh phổ biến nhất trong nhóm viêm thanh quản và chủ yếu do virus. Đa số bệnh nhi có viêm hô hấp trên trước đó vài ngày rồi bắt đầu ho. Đầu tiên chỉ ho ông ổng kèm tiếng rít kỳ hít vào từng lúc. Khi sự tắc nghẽn gia tăng thì tiếng rít trở nên liên tục, ho nhiều hơn, thở gắng sức rõ. Tình trạng nhiễm trùng lan dần xuống dưới ảnh hưởng phế quản, tiểu phế quản. Khi đó khó thở gia tăng kèm cả thì thở ra kéo dài. Trẻ lúc đó kích thích vật vã, hốt hoảng. Sốt thường nhẹ nhưng có khi lên đến 39 – 40 0 C. Khám thấy ran ngáy và ran ẩm rải rác. Triệu chứng thường nặng về đêm và kéo dài trong vòng vài ngày. Thông thường bệnh không nặng lắm và kèm theo viêm mũi hoặc viêm kết mạc mắt. Trong gia đình thường có người bị viêm long hô hấp. Đôi khi có trường hợp viêm thanh khí phế quản cấp nặng rất giống viêm nắp thanh quản cấp mặc dù viêm nắp thanh quản cấp khởi bệnh đột ngột và tiến triển rầm rộ hơn. 1.1.5.4. Viêm thanh quản co thắt Thường xảy ra ở trẻ 1-3 tuổi. Virus là nguyên nhân hàng đầu, nhưng yếu tố dị ứng và tâm lý cũng quan trọng trong một số trường hợp. Trào ngược dạ dày thực quản có thể đóng vai trò quan trọng trong khởi động viêm thanh quản co thắt. Những trẻ lo lắng và dễ bị kích động hay bị bệnh này và trong một số trường hợp có yếu tố gia đình. Bệnh thường xảy ra vào chiều tối và 6 giữa đêm, cơn co thắt xảy ra sau cảm cúm nhẹ hoặc vừa và khàn tiếng. Trẻ thức giấc và ho như chó sủa, như tiếng kim khí, hít vào ồn ào, khó thở và có vẻ lo lắng. Thở chậm và gắng sức, mạch nhanh, da lạnh và ướt. Thường không có sốt, khó thở gia tăng khi kích thích, hiếm khi có cơn xanh tím. Thông thường bệnh giảm sau vài giờ hoặc vài ngày. 1.1.5.5. Phân độ khó thở thanh quản và xử trí 1.1.5.5.1. Phân độ khó thở thanh quản [3], [4], [6] - Độ I: Chỉ khàn tiếng, thở rít khi khóc - Độ II Độ IIA: Thở rít khi nằm yên Độ IIB: Triệu chứng IIA kèm khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực - Độ III: Triệu chứng IIB kèm vật vã, kích thích hoặc tím tái. 1.1.5.5.2. Xử trí khó thở thanh quản [3], [4] - Độ I: + Điều trị ngoại trú. + Ăn uống bình thường. + Chỉ điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm ho. + Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc tại nhà và dấu hiệu nặng cần đi tái khám. - Độ IIA: + Có thể điều trị ngoại trú nhưng phải theo dõi sát. + Cho Dexamethason 0,15 mg/kg hoặc Prednisolon 1mg/kg/ngày. + Tái khám mỗi ngày. - Độ IIB và độ III: + Giữ yên tĩnh. + Thở oxy sao cho SaO 2 92-96%. + Khí dung Adrenalin 1% 2-5 ml (trẻ < 4 tuổi 2ml), có thể lập lại sau 30 phút. 7 + Dexamethason 0,15-0,6 mg/kg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch một lần, có thể lập lại 6-12 giờ nếu cần. + Kháng sinh. + Hội chẩn chuyên khoa tai mũi họng. + Đặt nội khí quản khi: tím tái, vật vã, mệt lả, cơn ngưng thở, mạch >150 lần/phút, PCO 2 tăng, thất bại điều trị nội khoa. Ưu tiên đặt nội khí quản hơn khai khí quản. 1.1.6. Cận lâm sàng 1.1.6.1. Công thức máu: Xác định công thức bạch cầu Trong viêm thanh quản cấp hầu hết nguyên nhân là do virus do đó số lượng bạch cầu có thể bình thường hoặc tăng nhẹ với bạch cầu lympho chiếm ưu thế. Ngoại trừ một số trường hợp do vi khuẩn hoặc có tình trạng bội nhiễm thì số lượng bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế. 1.1.6.2. Protein C phản ứng (C-Reactive Protein:CRP) CRP là một protein viêm thường được sử dụng trong lâm sàng bởi nó gia tăng sớm và mạnh khi có hiện tượng nhiễm khuẩn. Nhiều nghiên cứu của các tác giả về giá trị của CRP để phân biệt giữa nhiễm virus và vi khuẩn. Tuy nhiên chưa có một con số cụ thể nào giúp phân biệt điều này. Trong các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn CRP thường tăng cao, ngược lại trong nhiễm virus CRP thường không tăng hoặc tăng nhẹ. Korppi-M và Kroger-L trong một nghiên cứu về sử dụng CRP để phân biệt giữa nhiễm khuẩn hô hấp dưới do virus và vi khuẩn, các tác giả này nhận thấy CRP ≥ 20 mg/l khá tin cậy để chẩn đoán nguyên nhân vi khuẩn nhưng CRP ≥ 40 mg/l cho phép chẩn đoán chắc chắn nhất [20]. Trong viêm thanh quản cấp, hầu hết do virus nên CRP không tăng hoặc tăng nhẹ. Trong trường hợp do vi khuẩn hoặc bội nhiễm thì CRP tăng cao. 8 Khoa Sinh Hoá bệnh viện Trung ương Huế đo nồng độ CRP bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục thực hiện trên máy tự động HITACHI của Nhật. Giá trị bình thường của máy là 0-8mg/L. 1.1.6.3. X- quang cổ thẳng nghiêng [4], [16], [19], [25] - Trên phim thẳng : cho thấy hình ảnh cổ điển là “dấu nóc nhà thờ” (steeple sign). - Trên phim nghiêng: dấu hiệu “ ngón tay cái ” (thumb sign) đặc trưng trong viêm nắp thanh quản cấp. Tuy nhiên những hình ảnh này chỉ hiện diện trong 50% trường hợp. Nhiều trẻ bị Viêm thanh quản cấp vẫn cho hình ảnh X-quang bình thường. Hình 1.1: Hình ảnh “nóc nhà thờ” Hình 1.2: Hình ảnh “dấu ấn ngón Trên phim thẳng tay” trên phim nghiêng 9 1.1.6.4. Soi thanh quản [4], [25] - Quan sát sự di động của dây thanh âm. - Quan sát sự phù nề của nắp thanh quản, có thể thấy nắp thanh quản sưng đỏ như quả dâu tây, vùng thanh quản viêm đỏ và ứ nhiều chất nhầy và đờm dãi. 1.1.7. Điều trị 1.1.7.1. Viêm nắp thanh quản cấp [4], [18] Nếu được chẩn đoán bằng quan sát trực tiếp hoặc bằng X- quang hoặc rất nghi ngờ trên một bệnh nhi có vẻ nặng nề nên được xử lý ngay với: - Thiết lập một đường thở nhân tạo, thở Oxy. - Kháng sinh: Tốt nhất là Ceftriaxone 100mg/kg /24h hoặc Ampicillin 200mg/kg/24h hoặc Chloramphenicol 100mg/kg/24h đường tĩnh mạch trong khi chờ kết quả kháng sinh đồ. Nên duy trì kháng sinh trong 7-10 ngày. - Epinephrin và Corticosteroids không có tác dụng. 1.1.7.2. Các trường hợp khác: Viêm thanh khí phế quản, viêm thanh quản do virus 1.1.7.2.1. Khí dung Ngay từ thế kỷ 19 khí dung đã được dùng để điều trị viêm thanh quản cấp. Khí dung nước lạnh tốt hơn nước nóng đồng thời tránh được nguy cơ bị bỏng do nước nóng. Khí dung lạnh có tác dụng co mạch và giảm phù nề nên giúp cải thiện các triệu chứng [24]. 1.1.7.2.2. Epinephrin Epinephrin được dùng để điều trị các trường hợp viêm thanh quản cấp nặng. Cơ chế là kích thích các receptor α adrenergic gây co mạch. Điều này dẫn tới sự tái hấp thu dịch thay vì thoát dịch từ mao mạch vào mô kẽ làm giảm phù nề. Thuốc có hiệu quả ngắn (<2h) [16], [17], [24]. Có thể dùng Epinephrin dạng khí dung bằng cách hoà loãng Epinephrin với nước muối sinh lý tỉ lệ 1:100. 10 [...]... với trẻ gái [19] Theo Doug Knutson M.D và Ann Ariang M.D từ tạp chí American Family Phisician thì tỷ lệ mắc bệnh nam/nữ là 1,5/1 [17] Như vậy trẻ trai mắc bệnh gặp nhi u hơn trẻ gái 4.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 4.2.1 Đặc điểm lâm sàng 4.2.1.1 Chẩn đoán lúc vào viện Trong số 35 bệnh nhi được nghiên cứu thì tỷ lệ trẻ vào viện được chẩn đoán viêm thanh quản cấp chiếm 20%, viêm thanh khí phế quản. .. kháng sinh khi có bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính ưu thế và CRP tăng ở bệnh nhân viêm thanh quản và viêm thanh khí phế quản cấp do virus vì trong y văn người ta chỉ khuyến cáo cho kháng sinh trong viêm nắp thanh quản cấp [4], [18], [26] 36 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 35 trẻ bị viêm thanh quản cấp vào viện tại khoa Nhi, bệnh viện Trung ương Huế trong thời gian từ tháng 6 năm 2006 đến tháng 3... của chúng tôi, nhi t độ trung bình lúc vào viện là 38,79 ± 0,69oC Có 80% trẻ có sốt lúc vào viện trong đó 2,86% là sốt nhẹ, 45,71% sốt vừa và 31,43% sốt cao Qua đây cho thấy sốt là một triệu chứng thường gặp trong viêm thanh quản cấp mà chủ yếu là sốt vừa Bệnh nhân vào viện có thể vì sốt, có thể vì khó thở, thở rít hay khàn giọng Trong y văn, viêm thanh quản cấp và viêm thanh khí phế quản cấp do virus... sinh được chỉ định cho viêm nắp thanh quản do HI, Viêm khí quản do tụ cầu, liên cầu, viêm thanh quản do bạch hầu Các trường hợp do virus không dùng kháng sinh để dự phòng 12 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhi nhập viện với hội chứng khó thở thanh quản tại phòng nhi hô hấp, Khoa Nhi, bệnh viện Trung ương Huế, từ tháng 6 năm 2006... như sau: 1 Dịch tễ học lâm sàng - Tuổi trung bình là 16,31 ± 12,1 tháng - Nhóm tuổi ≥ 12 tháng chiếm tỷ lệ nhi u hơn (60%) so với nhóm tuổi từ 2-12 tháng (40%) - Nam mắc bệnh nhi u hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ là 2,5/1 2 Đặc điểm lâm sàng - Chẩn đoán lúc vào viện với viêm thanh khí phế quản chiếm tỷ lệ cao hơn (80%), rồi đến viêm thanh quản cấp (20%), còn viêm nắp thanh quản và viêm thanh quản co thắt không có... giả khác là phần lớn viêm thanh quản cấp ở thể nhẹ và vừa Tuy nhi n, có tới 80% bệnh nhân có tần số thở nhanh nhưng chỉ có hơn 11% bệnh nhi khó thở thanh quản độ IIB và độ III, như vậy trong khó thở thanh quản độ I và độ IIA cũng đã có tần số thở tăng, co rút nhẹ mà trong phân độ của Bạch Văn Cam không đề cập tới [3] 4.2.1.6 Tiếng thở rít 100% bệnh nhân vào viện đều có tiếng thở rít vì triệu chứng... Kết quả nghiên cứu cho thấy 92,30% bệnh nhân bị viêm thanh quản cấp có triệu chứng viêm long hô hấp trên khi khởi bệnh trong khi đó với viêm thanh khí phế quản cấp thì chỉ có 63,63% bệnh nhân có dấu hiệu này Điều này không hoàn toàn giống với y văn vì theo y văn thì hầu hết viêm thanh quản cấp, viêm thanh khí phế quản cấp khởi bệnh đều có viêm long hô hấp trên do nhi m virus trước đó [16], [19], [23]... [22] Điều này cũng phù hợp với y văn là loại viêm thanh viêm thanh khí phế quản chiếm tỷ lệ cao nhất trong viêm thanh quản nói chung 4.2.1.2 Biểu hiện thần kinh Qua nghiên cứu 35 trường hợp bệnh viêm thanh quản cấp và viêm thanh khí phế quản cấp thì 88,58% bệnh nhân vào viện là tỉnh táo, 2,85% có co giật và 8,57% vật vã kích thích Như vậy, hầu hết bệnh nhân vào viện đều tỉnh táo, chỉ có 01 trường hợp co... Tình trạnh bệnh nhân lúc vào viện đa số là tỉnh táo (88,58%), vật vã kích thích và co giật chỉ có 11,42% - Nhi t độ trung bình lúc vào viện là 38,79 ± 0, 69 0C trong đó bệnh nhi vào viện chủ yếu là sốt vừa (45,71%) hoặc sốt cao (31,43%) - Dấu hiệu viêm long hô hấp trên gặp rất phổ biến trong viêm thanh quản cấp với 74,3% bệnh nhi vào viện có dấu hiệu này - Có tới 80% bệnh nhi có tấn số thở nhanh theo... Trong nhóm bệnh nghiên cứu chỉ gặp bệnh viêm thanh quản cấp và viêm thanh khí phế quản cấp trong đó viêm thanh khí phế quản cấp chiếm tỷ lệ cao hơn (80%) 3.2.1.2 Biểu hiện thần kinh Bảng 3.4: Biểu hiện thần kinh Biểu hiện thần kinh n Tỷ lệ (%) 20 Tỉnh táo 31 88,58 Co giật 1 2,85 Vật vã, kích thích 3 8,57 35 100 N Biểu đồ 3.2: Tình trạng bệnh nhi lúc vào viện Nhận xét: Đa số bệnh nhi vào viện với tỉnh . Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm thanh quản cấp ở trẻ em tại khoa Nhi bệnh viện Trung Ương Huế nhằm các mục tiêu sau đây: 1 1 .Tìm hiểu tỉ lệ mắc bệnh viêm nắp thanh quản cấp, viêm. viêm thanh quản cấp, viêm thanh khí phế quản cấp, viêm thanh quản co thắt. 2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm thanh quản cấp. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẠI CƯƠNG 1.1.1 Viêm thanh. R.Krilov thì viêm thanh quản cấp chiếm khoảng 15% các bệnh lý đường hô hấp [16]. Viêm thanh quản nói chung bao gồm viêm nắp thanh quản cấp, viêm thanh quản cấp, viêm thanh khí quản cấp, viêm thanh

Ngày đăng: 31/07/2014, 01:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan