Chống sét cho các công trình xây dựng Tiêu chuẩn thiết kế, thi công - 6 doc

10 643 1
Chống sét cho các công trình xây dựng Tiêu chuẩn thiết kế, thi công - 6 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

51 Trong đó : h' tt là chiều cao thực tế tại điểm kho sát htt là độ tăng chiều cao của dây ; và h' tt là chiều cao thực tế của dây tại vị trí dao động. Hình 14 : Phạm vi bảo vệ của 3 dây thu sét cao bằng nhau, trên mặt đứng qua 3 đầu mút của dây. Chương V Nghiệm thu, bàn giao và quản lí Kiểm tra nghiệm thu 5.1. Sau khi thi công xong phải tiến hành kiểm tra và nghiệm thu. Việc kiểm tra nghiệm thu đối với thiết bị chống sét phải tiến hành theo 2 giai đoạn : Kiểm tra các bộ phận ngầm và kiểm tra toàn bộ . 52 Đối với các bộ phận đặt ngầm trong kết cấu công trình hoặc chôn dưới đất phải kiểm tra nghiệm thu trước khi lấp kín. Thành phần của đại diện kiểm tra nghiệm thu bao gồm : a). Đại diện của cơ quan sử dụng công trình - Chủ tịch. b). Đại diện của đơn vị thi công. c). Đ ai diệ n của đơn vị thiết kế d). Đối với công trình chống sét cấp I, II và các công trình quan trọng phải mời đại diện hội đồng kĩ thuật Bộ và cơ quan xét duyệt thiết kế. 5.3. Phải bàn giao cho hội đồng nghiệm thu các hồ sơ sau dây : a). Các hồ sơ văn bản về thiết kế, thi công. b). Các bản kết quả đo đạc kiểm tra. c). Các văn bản của hội đồng nghiệm thu các bộ phận đặt ngầm và chôn dưới đất (nếu là nghiệm thu toàn bộ công trình ). 5.4. Nội dung kiểm tra, nghiệm thu là xem xét một cách cụ thể công tác thi công có phù hợp với hồ sơ thiết kế công trình và có bảo đảm chất lượng thi công hay không ? bao gồm các mặt sau : a). Vật liệu và quy cách làm bộ phận thu sét, nối đất. b). Độ bền cơ và độ dẫn điện của các mối hàn, mối nối. c). Sự liên hệ giữa hệ thống bảo vệ chống sét với các bộ phận kim loại không mang điện có sẵn bên trong hoặc bên ngoài công trình, (nếu có) . d). Khoảng cách an toàn cho phép trong không khí và trong đất. 53 e). Biện pháp giải quyết các chi tiết khi có các đoạn gẫy khúc, uốn cong, băng qua khe lún, khe co dãn v.v. . . g). Biện pháp chống ăn mòn do han gỉ, chống hư hỏng do va chạm, chống dột cho mái. . . h). Việc lấp đất và trị số điện trở tản dòng điện tần số công nghiệp của bộ phận nối đất. Các vấn đề trên được tiến hành bằng cách quan sát bằng mắt thường kết hợp với việc dùng dụng cụ, máy để quan sát, đo đạc. 5.5. Sau khi kiểm tra, nghiệm thu phải có kết luận và ghi vào văn bản nghiệm thu về toàn bộ tình trạng của hệ thống bảo vệ chống sét công trình . Nếu có những vấn đề cần sửa chữa, bổ sung phải ghi vào văn bản nghiệm thu, có quy định thời hạn hoàn thành. Sau khi sửa chữa hoặc bổ sung xong cần phải kiểm tra lại. Toàn bộ các hồ sơ văn bản kiểm tra, nghiệm thu phải bàn giao cho cơ quan quản lí, sử dụng công trình. Đối với công trình mang tính chất sản xuất công nghiệp có nguy hiểm về mặt cháy, nổ việc bàn giao các hệ thống bảo vệ nói trên phải tiến hành ngay từ khi bắt đầu đưa các thiết bị máy móc công nghiệp vào lắp đặt bên trong công trình. Riêng việc bàn giao hệ thống bảo vệ, phòng ngừa điện áp cao của sét lan truyền vào công trình thì tiến hành sau khi công trình đó đã hoàn thành xây dựng toàn bộ. 54 Kiểm tra tu sửa 5.7. Công tác kiểm tra sửa chữa trong quá trình sử dụng bao gồm : a. Kiểm tra định kì. b. Kiểm tra đột xuất. Kiểm tra định kì quy định như sau : - Với công trình cấp I, từ 1 đến 2 năm kiểm tra một lần - Với công trình cấp II, III xây dựng tại những nơi dễ bị ăn mòn và các công trình thường xuyên tập trung đông người từ 3 đến 4 năm kiểm tra một lần. - Với các công trình khác : Từ 5 đến 6 năm kiểm tra một lần. - Sau khi công trình bị sét đánh - Sau các trận bão lớn gây hư hỏng cục bộ công trình. - Sau khi sửa chữa công trình hoặc thay đổi thiết bị có liên quan đến bộ phận bảo vệ chống sét công trình đó. - Sau khi đào bới, lắp đặt đường ống hoặc trồng cây gần chỗ chôn bộ phận nối đất vv 5.8. Nội dung công tác kiểm tra bao gồm : a). Kiểm tra toàn bộ thiết bị chống sét còn nguyên vẹn hay không? b). Kiểm tra mối hàn, mối nối c). Kiểm tra tình trạng các lớp mạ hoặc sơn chống rỉ 55 d). Các bộ phận trên cao phải kiểm tra bằng ống nhòm, các bộ phận ngầm phải kiểm tra bằng đo đạc e). Kiểm tra các bộ phận hoặc các chi tiết cố định thiết bị chống sét. g). Kiểm tra tình trạng lớp đất tại chỗ chôn bộ phận nối đất h). Kiểm tra bộ phận thu sét đặt trên cây xanh, đỉnh kim còn nhô cao khỏi ngọn cây hay không? Các khoảng cách từ cây xanh đến công trình. Ghi chú : Trong 2 năm đầu sau khi xây dưng công trìnhcòn thường xuyên theo dõi chỗ đặt bộ phận nối đất sau các trận mưa lớn, nếu lún phải lấp thêm đất ngay 5.9. Sau kh kiểm tra nếu phát hiện chỗ nào hư hỏng phải sửa chữa ngay. Khi các bộ phận bị mòn, rỉ, chỉ còn 70% tiết diện quy định phải thay thế. Nếu trị số điện trở nối đất tăng quá 20% trị số đã đo đạc lúc ban đầu phải đóng thêm cọc nối đất bố sung. trường hợp tăng gấp đôi phải đào lên, kiểm tra toàn bộ và sửa chữa. Việc kiểm tra tu sửa định kì phải làm xong trước mùa mưa. 5.10. Đối với công trình cấp I, II và các công trình quan trọng cấp III phải thành lập hội đồng kiểm tra gồm : a). Đại diện phòng kĩ thuật b). Đại diện ban bảo vệ an toàn lao động c). Đại diện đơn vị thiết kế ( nếu cần ) Đối với các công trình khác, việc kiểm tra sẽ do phòng kĩ thuật và ban bảo hộ an toàn lao động phối hợp làm. 56 5.11. Các hồ sơ, văn bản kiểm tra tu sửa định kì hoặc đột xuất đều phải lưu vào hồ sơ, lí lịch công trình. Thuyết minh sử dụng Về chương I Quy định chung 1.1. Phạm vi áp dụng. Đối với các công trình không áp dụng tiêu chuẩn này, khi chưa có quy định của Nhà nước thì tạm thời áp dụng các tiểu chuẩn ngành, trường hợp chưa có tiêu chuẩn ngành phải theo yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế. 1.7. Khi thiết kế cần phải thu thập số liệu và hoạt động của giông sét tại các đài, trạm khí tượng và điều tra thăm hỏi nhân dân địa phương. - Những tài liệu cần cho thiết kế chống sét : a) Địa hìn - Phải nắm được toàn bộ quy hoạch chung của khu đất xây dựng công trình và vùng xung quanh nó trong phạm vi 100 đến 200m, bao gồm : cốt cao của khu đất, cốt cao của công trình (đỉnh cao nhất), vị trí các sông, hồ, ao, suối. . . và các đường dây, đường ống có trong khu vực và dẫn vào công trình. b). Địa chất - Phải nắm được mặt cắt của khu đất tới độ sâu 6m, bao gồm : cấu tạo và đặc tính của các lớp đất, điện trở suất của các lớp đất, tình hình về nước trên mặt đất và nước ngầm, các đường cáp, các đường ống v.v 57 c). Khí hậu, thời tiết - Nhiệt độ, độ ẩm, tình hình mưa nắng thay đổi trong năm và các đặc điểm riêng như vùng ven biển, hải đảo, vùng có hoá chất ăn mòn, vùng tiếp giáp công trình có thải nhiều hoá chất, chân các ống khói, lò d). Đặc điểm của công trình - Kết cấu vật liệu của công trình và máy móc công nghệ, loại vật liệu sử dụng hay tàng trữ trong công trình, số lượng người ở và làm việc, ý nghĩa của công trình về chính trị, kinh tế và văn hoá. Về chương II Quy định đối với bảo vệ chống sét 2.21 và 2.24. Phương thức bảo vệ toàn bộ - Toàn bộ công trình phải nằm trong phạm vi bảo vệ của bộ phận thu sét. Phương thức bảo vệ trọng điểm. Chỉ những bộ phận thường hay bị sét đánh mới phải bảo vệ. Đối với công trình mái bằng, trọng điểm bảo vệ là 4 góc, xung quanh tường chắn mái và các kết cấu nhô cao lên khỏi mặt mái. Đối với các công trình mái dốc, trọng điểm là các đỉnh hồi, bờ nóc, bờ cháy, các góc điểm mái và các kết cấu nhô cao lên khỏi mặt mái - nếu công trình lớn thì thêm cả xung quanh diềm mái, hình 2.1 (TMSD). a) b) 58 Hình 2-1 (TMSD) : Phương thức bảo vệ chống sét trọng điểm a. Nhà mái bằng : 1 . Góc nhà ; 2 . Tường chắn mái; b. Nhà mái dốc :1. Góc nhà (góc hồi); 2. Góc diềm (góc chân mái); 3. Bờ nóc; 4. Bờ chảy; 5. Diềm mái (chân mái) Bảo vệ cho những trọng điểm trên đây cố thể đặt các kim thu sét ngắn (200 đến 300mm) cách nhau khoảng 5 đến 6m tại những trọng điểm bảo vệ hoặc đặt những đai thu sét viền lên những trọng điểm bảo vệ đó. Trong điều 2.24- những công trình tập trung đông người như : trường học, bệnh viện, rạp hát, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ, hội trường v.v. . . 2.4. Khoảng cách không khí là khoảng cách từ các phần dẫn điện ở phía trên mặt đất của thiết bị chống sét đến công trình; các đường dây, đường ống và các vật liệu có liên quan với công trình, kí hiệu là Skk - Khoảng cách trong đất là khoảng cách từ các phần dẫn điện ở dưới mặt đất của thiết bị chống sét đến móng công trình, các đường cáp, đường ống và các vật có liên quan với công trình, kí hiệu là Sđ. 59 Hình 2-2 (TMSD) a). Thiết bị chống sét độc lập với công trình. b). Thiết bị chống sét cách li với công trình (bằng cột gỗ hoặc vật liệu không dẫn điện) . 1. Nhà hoặc công trình ; 2. Kim thu sét ; 3. Dây xuống; 4. Bộ phận nối đất ; 5. Giá đỡ bằng gỗ. - Khoảng cách qua các loại vật liệu không dẫn điện là khoảng cách từ các phần dẫn điện của thiết bị chống sét đến công trình tại các giá đỡ bằng chất cách điện, kí hiệu là Scd. Các khoảng cách nói trên xem ở hình 2-2 (TMSD) 2.12g. Trong một cấu kiện bê tông cốt thép (cột, tường. . . ) có nhiều cốt thép dọc chịu lực, chỉ cần sử dụng một cốt thép dọc chịu lực để làm dây xuống, cốt thép này phải bảo đảm dẫn điện liên tục bằng phương pháp hàn điện. 60 2.23. Đối với công trình cấp III, khoảng cách từ các vật kim loại đến thiết bị chống sét không được nhỏ hơn 1 : 10 chiều dài của đoạn dây xuống, nếu vật kim loại đó ở độ cao từ 20m trở lên, hình 2.3 (TMSD). Trường hợp giữa vật kim loại và thiết bị chống sét có vách ngăn bằng vật liệu không dẫn điện thì khoảng cách được giảm một đoạn bằng 3 lần bề dầy của vách ngăn, hình 2-4 (TMSD). . một lần. - Với các công trình khác : Từ 5 đến 6 năm kiểm tra một lần. - Sau khi công trình bị sét đánh - Sau các trận bão lớn gây hư hỏng cục bộ công trình. - Sau khi sửa chữa công trình hoặc. của thi t bị chống sét đến móng công trình, các đường cáp, đường ống và các vật có liên quan với công trình, kí hiệu là Sđ. 59 Hình 2-2 (TMSD) a). Thi t bị chống sét độc lập với công. - Khoảng cách qua các loại vật liệu không dẫn điện là khoảng cách từ các phần dẫn điện của thi t bị chống sét đến công trình tại các giá đỡ bằng chất cách điện, kí hiệu là Scd. Các khoảng cách

Ngày đăng: 31/07/2014, 01:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan