ĐỀ TÀI: “TÌM HIỂU THẦN TƯỢNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA THẦN TƯỢNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỌC SINH” potx

32 2K 17
ĐỀ TÀI: “TÌM HIỂU THẦN TƯỢNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA THẦN TƯỢNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỌC SINH” potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn ĐỀ TÀI: “TÌM HIỂU THẦN TƯỢNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA THẦN TƯỢNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỌC SINH” ~ 1 ~ Lời mở đầu Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay, các thông tin chính trị,văn hóa khoa học và xã hội dễ dàng tiếp cận với mọi đối tượng. Điều này cũng tất yếu dẫn đến những hiện tượng, mà đặc biệt có thể nhắc đến nhiều trong giới trẻ hay giới học đường, đó là thần tượng. Thần tượng đang là hiện tượng ảnh hưởng đến rất nhiều các em học sinh của chúng ta. Một điểm quan trọng của tuổi mới lớn là tâm lý rất nhạy cảm, hay quan sát và bắt chước những người mình yêu thích, thế nên việc học tập và hình thành nhân cách của các em đã và đang chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các thần tượng của các em. Cuộc sống xã hội ngày công nghiệp cao, nên ở các gia đình, đặc biệt các bậc làm cha làm mẹ rất ít có thời gian dành cho việc dạy dỗ con cái. Việc các em thần tượng và làm theo thần tượng thì ít được cha mẹ để ý và quan tâm. Đây chính là một thiếu sót của các bậc làm cha, làm mẹ. Việc uốn nắn, dạy dỗ các em ở độ tuổi tâm lý đang phát triển mạnh và dễ bị tổn thương này rất quan trọng, đòi hỏi cha mẹ phải quan tầm nhiều hơn đến các em, hay đến việc con cái mình đang yêu thích, làm theo thần tượng. Có nhiều chuyện đáng tiếc xảy ra khi các em không ý thức được việc mình đua đòi, chạy theo những hình tượng không tốt, trở nên hư hỏng, học tập chểnh mảng, thậm chí là bỏ học. Thấy được tính cấp thiết của đề tài nên nhóm nghiên cứu quyết đinh lựa chọn đề tài nghiên cứu “TÌM HIỂU THẦN TƯỢNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA THẦN TƯỢNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỌC SINH”. Nội dung nghiên cứu của chúng tôi gồm có 5 chương: Chương 1:Giới thiệu chung Chương 2:Cơ sở lí luận Chương 3:Phương pháp nghiên cứu Chương 4:Phân tích đánh giá khảo sát Chương 5:Kết luận và kiến nghị ~ 2 ~ Mục lục: trang Chương 1 : Giới thiệu chung 4 1.1 Vấn đề nghiên cứu 4 1.2 Mục đích nghiên cứu 4 1.3 Câu hỏi ngiên cứu 4 1.4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4 1.5 Nhiêm vụ nghiên cứu 4 1.6 Phạm vi nghiên cứu 5 1.7.Phương pháp nghiên cứu 5 1.8 Kế hoạch nghiên cứu 5 Chương 2: Cơ sở lí luận 6 2.1 Khái niệm 6 2.1.1 Thần tượng 6 2.1.2 Nhân cách 6 2.1.3 Văn hóa 6 2.1.4 Học sinh THPT 6 2.2 Đối tượng trở thành thần tượng 7 2.3 Thần tượng và văn hóa giá trị 7 2.4 Văn hóa thần tượng 8 2.5 Sơ lược tâm lý lứa tuối học sinh THPT 10 2.6 Sự hình thành thế giới quan và nhân cách học sinh THPT 10 ~ 3 ~ 2.7Quá trình hình thành thần tượng ở học sinh THPT 11 2.8 Đời sống và vai trò thần tượng 12 2.9 Xu hướng thần tượng hiện nay 13 2.10 Thần tượng ảnh hưởng đến học sinh THPT 13 2.10.1 Ảnh hưởng tích cực 13 2.10.2 Ảnh hưởng tiêu cực 14 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 15 3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 15 3.2 Phương pháp nghiên cứu khảo sát 15 Chương 4: Phân tích đánh giá khảo sát 16 Chương 5: Kết luận và kiến nghị 28 5.1. Kết luận 28 5.1.1 Kết luận của nhóm nghiên cứu qua khảo sát thực tế 28 5.1.2 Tìm hiểu thần tượng của hoc sinh THPT ở TPHCM 29 5.1.3 Thuận lợi và khó khăn khi khảo sát 30 5.2. Kiến nghị 30 5.2.1 Đối với trường THPT 30 5.2.2 Đối với gia đình 31 5.2.3 Đối với học sinh 31 5.2.4 Đối với các trường cao đẳng,đại học,sư phạm 31 ~ 4 ~ Chương 1: Giới thiệu chung 1.1 Vấn đề nghiên cứu - Tìm hiểu xu hướng thần tượng của học sinh THPT hiện nay. - Tìm hiểu những ảnh hưởng của thần tượng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh. 1.2 Mục đích nghiên cứu - Giúp bản thân học sinh tự định hướng thần tượng và qua đó góp phần hoàn thiện nhân cách. - Giúp gia đình, nhà trường, xã hội hiểu thêm về tâm lý lứa tuổi mới lớn, từ đó có cách nhìn nhận và giáo dục đúng đắn với các em. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu 1: Thần tượng là gì? Câu hỏi nghiên cứu 2: Xu hướng thần tượng của học sinh THPT hiện nay là gì? Câu hỏi nghiên cứu 3: Ảnh hưởng của thần tượng đến sự hình thànhvà phát triển nhân cách của học sinh như thế nào? 1.4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Chủ thể nghiên cứu: Những thần tượng của học sinh THPT - Khách thể nghiên cứu: Học sinh trường THPT ở TP HCM, các tài liệu sách báo có liên quan về hiện tượng thần tượng của học sinh THPT. 1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu lí thuyết về những đối tượng mà học sinh quan tâm ( thần tượng), ảnh hưởng của thần tượng đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. - Nhiệm vụ 2: Thu thập dữ liệu qua phiếu khảo sát thực tế về vấn thần tượng của học sinh THPT Thủ Đức, phân tích kết quả đưa ra, kết luận và kiến nghị. ~ 5 ~ 1.6 Phạm vi nghiên cứu - Học sinh trường THPT trên địa bàn TP HCM - Mẫu điều tra: 100 học sinh học sinh trường THPT trên địa bàn TP HCM 1.7 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết : tìm đọc các tài liệu, sách báo, internet, phục vụ nhiệm vụ 1 - Phương pháp khảo sát : phục vụ nhiệm vụ 2 - Phương pháp phân tích định tính: phục vụ nhiệm vụ 2 1.8 Kế hoạch nghiên cứu STT Thời gian Hoạt động Người thực hiện Ghi chú 1 15/10-5/11 Viết đề cương đề tài và chỉnh sửa Nhóm thực hiện 2 6/11-11/11 Thu thập dữ liệu nghiên cứu, tiến hành viết cơ sở lí luận Nhóm thực hiện 3 12/11-2/12 Khảo sát thực tế Nhóm thực hiện Báo cáo GV hướng dẫn về tình hình thu thập dữ liệu bằng mail 4 14/12/2009- 4/1/2010 Tổng kết, đánh giá Nhóm thực hiện Gởi GV hướng dẫn xem và góp ý 5 5/1/2010- 11/1/2010 Hoàn thành và nộp đề tài nghiên cứu Nhóm thực hiện ~ 6 ~ Chương 2 : Cơ sở lý luận 2.1 Các khái niệm 2.1.1 Thần tượng: Thần tượng là một hiện tượng tâm lí tự nhiên, về bản chất nó là một biểu hiện cho sự phát triển và sự nhận thức khách quan của mỗi con người. Theo Quang Dương ( phóng viên báo tuổi trẻ) thần tượng (TT) với ai đó như một ánh sao (dù chỉ là sao băng) mà người ta hướng tới vì sự tỏa sáng diệu kỳ của nó. Nhưng với người khác, TT là một hình mẫu, một mô thức trong lĩnh vực nào đó (học tập, làm việc, lẽ sống, lối sống, hay vào đời, lập nghiệp…) mà họ muốn học hỏi, noi theo và sáng tạo tiếp. Với người khác nữa, TT có thể là một biểu tượng tâm linh hay tín ngưỡng mà người ta tin vào đó để hoài vọng, để tôn thờ bằng việc sùng bái rất kính cẩn. 2.1.2 Nhân cách Nhân cách là hệ thống những phẩm giá của một người được đánh giá từ mối quan hệ qua lại của người đó với những người khác, với tập thể, với xã hội và cả với thế giới tự nhiên xung quanh trong mọi cái nhìn xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhân cách là một thứ giá trị được xây dựng và hình thành trong tòan bộ thời gian con người tồn tại trong xã hội, nó đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc, nhân cách chỉ bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân, là nội dung và tính chất bên trong của mỗi cá nhân 2.1.3 Văn hóa Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mang những dấu hiệu văn hóa. 2.1.4 Học sinh THPT ~ 7 ~ Là các em có độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi, còn được gọi là lứa tuổi thanh niên, hay một cách gọi khác là Teen. 2.2 Đối tượng trở thành thần tượng Đối tượng trở thành thần tượng của một người nào đó có thể rơi vào các trường hợp sau đây: - Các thầy cô giáo. - Người trong gia đình. - Ngôi sao trong làng giải trí. - Các nhà khoa học. - Những vị anh hùng. - Ngôi sao trong làng thể thao. - Những người bình thường. - Bạn bè. 2.3 Thần tượng và văn hóa giá trị Khi có TT, nhiều người thường xác định: TT đó có những giá trị văn hóa nào? Tìm thần tượng (theo nghĩa có văn hóa) là đi tìm những cung bậc giá trị tốt đẹp của TT để học hỏi. Đến với TT (dù chỉ đến gián tiếp qua tiếp xúc với sản phẩm của TT) là tiếp cận với những giá trị văn hóa của TT. Ở đây có hiện tượng thẩm thấu và sàng lọc những giá trị văn hóa đó. Việc thẩm thấu và sàng lọc này được thông qua “bộ lọc” của từng chủ thể. Bộ lọc ấy chính là nhận thức, trình độ, cảm xúc, nhu cầu… và nhất là nền tảng văn hóa giá trị của chính người đó (chứ không phải của TT). Nếu bộ lọc đó tốt, nghĩa là văn hóa giá trị của người đó cao thì sẽ “đãi được cát và lấy được vàng”. Bằng không, một khi bộ lọc đó yếu hay bị rách thủng thì “cát to đọng lại mà vàng vụn bị trôi đi”. Do vậy, nền tảng văn hóa giá trị của người ấy vốn đã yếu lại không được bồi đắp, còn bị băng hoại thêm nữa. Đó là bi kịch của những người mơ mộng cái vỏ của TT (lóa mắt bởi đèn màu, thời trang, diện mạo…) mà không hiểu kỹ về thực chất. ~ 8 ~ Trên nhiều diễn đàn cho thấy một số bạn trẻ đã tỏ ra minh triết khi đến với TT nhờ có bộ lọc khá tốt. Như bạn "Nụ cười Sơn Cước” trên diễn đàn của Việt Báo đã TT hóa vị giáo sư của mình vì ông không chỉ uyên thâm về trí tuệ, ân cần trong đối xử, nhân ái với mọi người, còn rất đẹp trong sinh hoạt: không để hạt cơm rơi, không bỏ thức ăn thừa… Một bạn khác (bí danh: HS đang ôn thi trên diễn đàn tuổi trẻ) cũng lấy người thầy của mình làm TT vì những bài giảng của thầy “không đụng hàng”, lối giảng rất dung dị, giải thích những điều phức tạp bằng những ngôn từ chân phương, dễ hiểu… Nhiều bạn lấy những gương sắc sảo của các nhà lãnh đạo, nhà khoa học hay nhà kinh doanh (như Putin, Bill Gates…) làm TT cho mình. Cứ thế, đâu chỉ đi tìm TT ở nơi rực rỡ đèn màu, có hóa trang, có diễn kịch, có lời ca, có nhún nhảy… Họ tìm TT trong đời thực, dưới ánh mặt trời, như kỳ tích của Hải Ly : nhỏ tuổi, nhỏ người mà đã rạng danh về học vấn, hoặc như hiệp sĩ nhí dưới đèo Hải Vân : bé hạt tiêu mà đã nhiều lần dũng cảm cứu nhiều người. Những TT như thế có một nét chung: không chỉ muốn làm điều tốt, còn thể hiện ý chí quyết tâm “biến điều không thể thành có thể”. Đó cũng là những TT rất gần gũi và dung dị với người đời, từ chốn trường học đến nơi hẻo lánh… Một bộ phận trong lớp trẻ hiện nay cũng đã có nhận thức triết lý về giá trị văn hóa trong quan niệm về TT. Tóm lại, việc thần tượng là một hiện tượng tự nhiên của sự phát triển tâm sinh lí của con người, về bản chất nó là một biểu hiện cho sự phát triển và sự nhận thức khách quan. Việc thần tượng tốt hay xấu là do chính hành động thể hiện của người hâm mộ và nó tác động lớn nhất lên cuộc sống của người hâm mộ. 2.4 Văn hóa thần tượng Sống có thần tượng cũng là một nét văn hóa và nét văn hóa đó cần được người hâm mộ tự thể hiện, kiểm soát và điều chỉnh Ví dụ, nhà văn và thi sĩ Phùng Quán không chỉ coi người mẹ kính yêu của mình là một TT (qua bài thơ “Lời Mẹ dặn”, ông còn lấy nàng thơ làm TT, nhất là lúc nguy nan. Khi nói chuyện với bạn bè và trong hồi ký của mình, ông từng khẳng định: “Những năm tháng trần ai khổ sở nhất của đời, tôi đã vịn vào những dòng thơ để sống, để không bị quật ngã”. Đấy cũng là một nét văn minh của người có văn hóa TT. ~ 9 ~ Những ai chưa có TT đúng nghĩa hay sống “phi TT” thường dễ có cảm giác bị hẫng hụt, nhất là khi bị mất niềm tin trước những xô đẩy phũ phàng của bão tố thời vận hay sóng gió cuộc đời. Điều đó dẫn ta suy ngẫm đến việc chính cần bàn ở đây là vấn đề văn hóa thần tượng. Mỗi người có một tầm nhìn, một lối cảm và một cách nghĩ khác nhau về TT. Văn hóa thưởng thức và văn hóa hâm mộ của họ có những cung bậc giá trị chênh nhau. Trong nền văn hóa giá trị (VHGT) có văn hóa thưởng thức và văn hóa hâm mộ. Không phải ai cũng có trình độ thưởng thức và trình độ hâm mộ như nhau. Mỗi dạng thưởng thức hay mỗi kiểu hâm mộ đều đứng ở một thang bậc giá trị nhất định, tùy theo nền tảng VHGT của mỗi người. Bởi vậy cần phân biệt đâu là văn hóa hâm mộ có giá trị và đâu là văn hóa hâm mộ kém giá trị hoặc phi giá trị, thậm chí trở thành một hội chứng phi nhân văn: hội chứng thần tượng. Đó là lúc mà, vì cuồng si TT, bị “hớp hồn” bởi hào quang của TT, lại quyết “sống cùng hay chết theo” với TT… nên bị vong thân, tự đánh mất bản thân. Đã có không ít người tự “biện minh”: Tôi làm theo TT là quyền của tôi, là tự khăng định cái tôi. Nói như vậy chỉ đúng một nửa, nửa còn lại là vô lý. Ta có quyền bắt chước, nhưng đã bắt chước mà gọi là “tự khẳng định”, là “cái tôi” thì không hợp lí. Bởi vậy, cũng cần phân biệt giữa “cái của tôi” và “cái của người”, giữa sự học hỏi và điều bắt chước nơi TT. Khi học hỏi TT, ta đãi cát lấy vàng, rồi nhờ sáng tạo mà ta chế thứ vàng đó thành “sản phẩm mỹ nghệ” của chính ta, đó là cái tôi đích thực. Còn khi bắt chước, ta lấy cả cát và vàng của họ “trát “ lên người, biến ta thành một phó bản của TT, như vậy đâu phải là chính ta. Đó là sự khác nhau giữa VHGT và phi VHGT trong sự hâm mộ TT . Đề cập việc TT là nói đến hai yếu tố tâm lý chủ yếu: cảm xúc và trí tuệ. Hai yếu tố này lại ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc, chí ít là hạnh phúc tinh thần. Mới đây, Nhật báo có đưa tin GS. Richard Layard - cố vấn cao cấp về giáo dục của chính phủ Anh đã đề xuất nên đưa môn “Bài học hạnh phúc” vào dạy trong nhà trường. Được biết, hai trong những nội dung của “Bài học hạnh phúc” là biết kiểm soát trạng thái cảm xúc thẩm mỹ và biết tiếp cận có tính sàng lọc trước mọi vẻ đẹp quanh ta. ~ 10 ~ [...]... tượng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh giúp hiểu thêm tâm lý tuổi của học sinh từ đó có cách giáo dục phù hợp từ phía nhà trường, gia đình và xã hội 5.1.3 Thuận lợi và khó khăn khi tìm hiểu thần tượng của các trường THPT trên địa bàn TPHCM và những ảnh hưởng của thần tượng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh a) Thuận lợi - Khi tìm hiểu thần tượng của học sinh. .. hình thành và phát triển nhân cách học sinh nhằm giúp học sinh: Hiểu được khái niệm thần tượng, vai trò của thần tượng, nguồn gốc hình thành thần tượng từ đó học sinh có cách nhìn đúng đắng về thần tượng, xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, tu dưỡng đạo đức và nhân cách ngày một hoàn thiện ~ 30 ~ Tóm lại, việc tìm hiểu thần tượng của các trường THPT trên địa bàn TPHCM và những ảnh hưởng của thần tượng. .. 51,8% thần tượng giúp tu dưỡng nhân cách Một thực tế đáng quan tâm là các bậc phụ huynh học sinh rất ít , thậm chí là không quan tâm đến vấn đề thần tượng của các học sinh THPT, có 37,5% cha mẹ không quan tâm đến việc thần tượng của con họ và 17.5 % hiếm khi quan tâm đến học sinh 5.1.2 Tìm hiểu thần tượng của học sinh các trường THPT trên địa bàn TPHCM và những ảnh hưởng của thần tượng đến quá trình hình. .. câu nói hay của thần tượng chiếm 16 % Trong khi đó 45 % và 30% là tỷ lệ số HS chọn cách thể hiện thần tượng của mình bằng cách tặng hoa, quà và cập nhật thông tin về thần tượng 4.1.4 Thần tượng ảnh hưởng đến phong cách, tính cách và sở thích như thế nào? 4.1.4.1 Thần tượng ảnh hưởng đến phong cách ~ 20 ~ 4.1.4.2 Thần tượng ảnh hưởng đến tính cách ~ 21 ~ 4.1.4.3 Thần tượng ảnh hưởng đến sở thích ~ 22... trị của thần tượng mà thay đổi suy nghĩ không cần thần tượng 5.2.4 Đối với các trường cao đẳng, đại học sư phạm Đối với các trường cao đẳng, đại học sư phạm trong công tác đào tạo giáo viên nói chung và môn tâm lý học nói riêng nên chú ý đến mảng thần tượng, để các giáo sinh nắm vững hiện tượng và những ảnh hưởng của thần tượng đến học sinh Nhờ đó, khi trở thành giáo viên sẽ dễ dàng nắm bắt tâm lý học. .. học sinh a) Thuận lợi - Khi tìm hiểu thần tượng của học sinh các trường THPT trên địa bàn TPHCM và những ảnh hưởng của thần tượng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh, nhóm nghiên cứu được sự giúp đỡ của nhà trường và giáo viên chủ nhiệm trường Thủ Đức, đồng thời nhóm nghiên cứu đã vận dụng kiến thức đã học cũng như những tài liệu tham khảo từ sách, tạp chí, internet… - Bên cạnh... hướng thần tượng của học sinh là những người hoạt động nghệ thuật, có đến 68,2% các em thần tượng ngôi sao trong làng giải trí và khi đặt câu hỏi cho các em về xu hướng thần tượng hiện nay thì nhóm nghiên cứu nhận được 71% em học sinh cho rằng xu hướng thần tượng hiện nay là những người nổi tiếng, dễ thương, xinh đẹp Thần tượng đóng một vai trò khá rộng lớn trong quá trình hình thành nhân cách và học. .. đặt thần tượng vào một góc sống trong trái tim mình,ở đó thần tượng soi sáng cho bạn cách thức suy nghĩ, nhận biết cuộc sống qua những câu nói, phẩm chất nhân cách và những thành tựu mà thần tượng đạt được Nhưng, có thần tượng không có nghĩa là ăn, ngủ, thở cùng với thần tượng Tuổi học trò luôn cần được những định hướng từ người đi trước Trước hết hãy xem qua quá trình nhận thức và tiến đến thần tượng. .. tính cách là7,5 %, đến sở thích là 5 % Thần tượng có ảnh hưởng đến phong cách là 42.5 %, đến tính cách là 35 %, đến sở thích là 42.5 % Con số25 %, 30%,32.5 % lần lượt là số phần trăm HS cho rằng thần tượng có mức độ ảnh hưởng bình thường đến phong cách, tính cách, sở thích của họ Và mức độ ảnh hưởng là không đối với phong cách là 2.5 %, đối với tính cách là 7.5%, đối với sở thích là 10 % 4.1.5 Thần tượng. .. theo” thần tượng một cách đơn giản mà họ có nhu cầu làm cái gì đó tích cực mang dấu ấn của chính mình.Theo biểu đồ trên về mức độ ảnh hưởng của thần tượng đối với bản thân các em thì thần tượng có ảnh hưởng đến phong cách (ăn mặc, kiểu tóc,…), tính cách và sở thích của mỗi em với tỷ lệ lần lượt là 17,5 %, 20%,10 % Ngược lại tỷ lệ cho rằng thần tượng hoàn toàn không ảnh hưởng đến phong cách là12,5 %, đến . Luận văn ĐỀ TÀI: “TÌM HIỂU THẦN TƯỢNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA THẦN TƯỢNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỌC SINH ~ 1 ~ Lời mở đầu Trong. nghiên cứu “TÌM HIỂU THẦN TƯỢNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA THẦN TƯỢNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỌC SINH . Nội dung nghiên cứu của chúng tôi gồm có. hướng thần tượng của học sinh THPT hiện nay. - Tìm hiểu những ảnh hưởng của thần tượng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh. 1.2 Mục đích nghiên cứu - Giúp bản thân học sinh

Ngày đăng: 31/07/2014, 00:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan