Xác định độ chống thấm của vật liệu đối với chất lỏng dưới áp suất - 1 pps

5 482 1
Xác định độ chống thấm của vật liệu đối với chất lỏng dưới áp suất - 1 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

QUẦN ÁO BẢO VỆ - QUẦN ÁO CHỐNG HÓA CHẤT LỎNG Xác định độ chống thấm của vật liệu đối với chất lỏng dưới áp suất Clothing for protection against liquid chemicals - Determination of the resistance of protective clothing materials to penetration by liquids under pressure Mở đầu Người lao đông trong lúc trình sản xuất, sử dụng và vận chuyển hoá chất lỏng có thể bị tổn hại do có thể tiếp xúc với nhiều hợp chất hoá học. Các hoá chất này có thể gây ra các chấn thương cấp tính (như làm rát, làm tấy, kích thích và cháy da) hoặc các bệnh mãn tính (như ung thư). Do công nghệ không hạn chế được toàn bộ sự tiếp xúc có thể xảy ra nên người ta chú ý đến việc dùng quần áo bảo vệ có khả năng chống thấm, xuyên và ăn mòn để hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp của da với hoá chất. Phương pháp thử này chỉ giới hạn ở việc xác định độ chống thấm chất lỏng ở điều kiện có áp suất. Độ chống thấm, chống ăn mòn và chống xuyên chất lỏng ở điều kiện không có áp suất sẽ được đề cập ở các phương pháp thử khác. 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp thử trong phòng thí nghiệm cho phép xác định độ chống thấm của vật liệu làm quần áo bảo vệ ở điều kiện tiếp xúc liên tục với chất lỏng và áp suất. Ví dụ như quần áo tiếp xúc với các tia chất lỏng phun 2 dưới áp suất. Đánh giá quần áo bảo vệ đạt hay không đạt dựa trên sự phát hiện bằng mắt sự thấm chất lỏng. Phương pháp thử này thường được dùng để đánh giá hiệu quả cản chất lỏng của vật liệu làm quần áo bảo vệ và các mẫu lấy ra từ bộ quần áo đồng bộ. Chú thích - Quần áo đồng bộ gồm găng tay, bao cánh tay, tạp dề, áo, mũ, ủng và các thứ tương tự. Mệnh đề "Các mẫu thử lấy ra từ quần áo đồng bộ" bao gồm các phần có các đường khâu hoặc các vùng không liên tục khác, cũng như các vùng liên tục thông thường của bộ quần áo bảo vệ. Phương pháp thử này có thể được dùng để đánh giá vật liệu và kết cấu của quần áo có tác dụng hạn chế sự tiếp xúc với các hoá chất lỏng nguy hiểm ở các điều kiện khác nhau. Đặc biệt phương pháp này hữu hiệu cho việc chứng minh khả năng chịu chất lỏng của vải vi xốp. Một lượng đáng kể các hoá chất nguy hiểm có thể thấm qua mẫu mà các mẫu vẫn. đạt trong các phép thử độ thấm. Trong các trường hợp này cần phải thực hiện việc phân tích với độ nhạy cao hơn bằng cách áp dụng ISO 6529. Độ chống thấm của vật liệu làm quần áo chịu chất lỏng ít khắc nghiệt, không có áp suất. có thể được thực hiện theo TCVN 6691:2000 (ISO 6530). TCVN 6691:2000 (ISO 6530) quy định dùng một lượng chất lỏng thử tương đối ít, thời gian tiếp xúc ngắn thích hợp cho các vật liệu xốp, không có lót hoặc các vật liệu không có lớp phủ. Tiêu chuẩn này chỉ dùng cho các vật liệu hoặc một số kết cấu (ví dụ: mối ghép) trong quân áo bảo vệ. Nó không nhằm cho thiết kế, kết cấu và các bộ phận hoặc các mặt phân cách của quần áo hoặc các yêu tó khác có thể ảnh hưởng tời mức độ bảo vé đồng bộ của quần áo bảo vệ 3 Cần phải nhấn mạnh rằng phương pháp thử mô tả trong tiêu chuẩn này không nhất thiết phải mô phỏng các điều kiện. mà vật liệu quần áo phải tiếp xúc trong thực tế . Do vậy dùng các kết quả thử chỉ giới hạn cho việc đánh giá so sánh các vật liệu theo độ chống thấm chất lỏng của chúng 2. Tiêu chuẩn trích dẫn TCVN 1748-91 (ISO 139 : 1973) Vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hoà và thử. ISO 2286:1986 Vải phun cao su hoặc chất dẻo - Xác định các đặc tính của cuộn. ISO 2859-1 : - Quy trình lấy mẫu cho kiểm tra định tính - Phần 1: Phương án lấy mẫu theo mức chất lượng chấp nhận (AQL) cao kiểm tra theo lô. ISO 3801:1977 Hàng dệt - Vải dệt - Xác định khối lượng của một đơn vị độ dài và khối lượng của một đơn vị diện tích. ISO 5084:1996 Hàng dệt - Xác định độ dày của vải và sản phẩm dệt. 3. Các định nghĩa Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau: 3.1 Sự suy giảm Sự biến đổi có hại của một hoặc nhiều tính chất vật lý của vật liệu làm quần áo bảo vệ do tiếp xúc với hoá chất. 3.2 Sự thấm Hiện tượng chất lỏng xuyên ở mức lớn hơn phân tử qua các tấm ngăn, các vật liệu xốp, mối khâu, lỗ hoặc những sai sót khác trong vật liệu làm quần áo bảo vệ. 3.3 Sự thẩm thấu 4 Quá trình tổ hợp giữa sự khuếch tán phân tử hoá chất qua vật liệu rắn tạo thành toàn bộ hoặc một phần quần áo với sự giải hấp của nó vào một môi trường qui định. 3.4 Quần áo bảo vệ Quần áo dùng để bảo vệ cơ thể khỏi bị tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm tiềm ẩn. Chú thích - Phương pháp thử này đề cập đến việc đánh giá vật liệu làm quần áo bảo Vệ. Yếu tố nguy hiểm tiềm ẩn là sự tiếp xúc vớt hoá chất lỏng. 3.5 Chất lỏng thử Là một hoá chất lỏng nào đó hoặc một dung dịch của các hoá chất được chỉ ra để thử theo phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này. 4. Nguyên tắc Độ chống thấm của vật liệu làm quần áo bảo vệ đối với chất lỏng dưới áp suất được xác định bằng cách cho vật liệu đó chịu tác động của chất lỏng trong một khoảng thời gian và áp suất nhất định và quan sát xem chất lỏng xuất hiện hay không. Trong thiết bị thử độ thấm, vật liệu làm quần áo là phần ngăn cách chất lỏng với mặt quan sát được của ngăn thử. Nếu có dấu hiệu thấm chất lỏng, vải liệu thử được coi là không đạt. Các kết quả viết trong báo cáo là "đạt" hay "không đạt". 5. Thiết bị 5.1 Thước đo dộ dày, phù hợp cho việc đo độ dày chính xác tới 0,02 mm như đã qui định trong ISO 2286, được dùng đề xác định độ dày của các mẫu vật liệu làm quần áo bảo vệ đem thử. 5 5.2 Ngăn thử độ thấm, hạn chế mẫu thử tiếp xúc với chất lỏng thử có áp suất Trong ngăn thử, mẫu thử là phần ngăn cách chất lỏng thử với mặt quan sát của ngăn. Ngăn thử gồm phần thân được cố định vào giá đỡ. Thân ngăn có thề tích gần 60 ml để chứa chất lỏng, có một nắp đậy có lỗ đề quan sát và một nắp trong suốt. Thân ngăn có một lỗ ở đỉnh để rót và một van xả để xả chất lỏng trong ngăn. Ngoài ra còn có các chi tiết khác như ống nối để lắp ráp ống dẫn khí vào cửa trên của thân ngăn, các vòng đệm và lưới chắn. Thiết bị thử hoàn chỉnh chỉ ra trong hình 1 . Hình vẽ tháo lắp của ngăn thử chỉ ra trong hình 2. Các hình từ 3 đến 10 là các ví dụ về yêu cầu kỹ thuật của một thiết bị thử độ thấm chất lỏng, trong đó ngăn thử có đường kính trong là 57 mm. Chú thích - Bảng 1 nêu các bộ phận và vật liệu làm thiết bị thử thấm hoá chất lỏng. . pháp quy định trong tiêu chuẩn này. 4. Nguyên tắc Độ chống thấm của vật liệu làm quần áo bảo vệ đối với chất lỏng dưới áp suất được xác định bằng cách cho vật liệu đó chịu tác động của chất. QUẦN ÁO BẢO VỆ - QUẦN ÁO CHỐNG HÓA CHẤT LỎNG Xác định độ chống thấm của vật liệu đối với chất lỏng dưới áp suất Clothing for protection against liquid chemicals - Determination of the. phép xác định độ chống thấm của vật liệu làm quần áo bảo vệ ở điều kiện tiếp xúc liên tục với chất lỏng và áp suất. Ví dụ như quần áo tiếp xúc với các tia chất lỏng phun 2 dưới áp suất.

Ngày đăng: 30/07/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan