Quản trị chiến lược phần hai phân tích môi trường vĩ mô của công ty Audi

33 5.5K 14
Quản trị chiến lược phần hai phân tích môi trường vĩ mô của công ty Audi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

quản trị chiến lược phần hai phân tích môi trường vĩ mô công ty Audi AG. Bài làm đúng chuẩn và cơ bản. Phân tích chính xác môi trường kinh doanh ngành ô tô của công ty giai đoạn 20002013Phần 1: Môi trường vĩ môI.Môi trường vĩ mô nước Đức1.Môi trường Nhân khẩu họcĐức là một nước tương đối “đông đúc”, tính đến năm 2010, dân số nước Đức đạt ngưỡng 81,8 triệu dân. Đa số dân tập trung ở khu đô thị và có khác biệt đáng kể về sự phân bố giữa các bang. Mật độ tập trung dân số trung bình là 229,3 người trên km2. Dân số của Đức vào năm 2013 đã có xu hướng gia tăng, nhưng chủ yếu là do tỷ lệ dân nhập cư tăng. Trong nửa đầu năm 2013, nhập cư ròng tăng đến hơn 13% so với năm 2012. Đức có xu hướng giảm dân số do tỷ lệ sinh thuộc hàng thấp nhất châu Âu và thấp thứ 2 trên thế giới sau Nhật Bản. Bên cạnh đó, tỉ lệ tử của Đức cũng ở mức thấp làm tỉ lệ già hóa ngày càng tăng. Chính xu hướng này đã khiến Đức phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động trong một số lĩnh vực. Eurostat dự báo tới năm 2040, cứ một người về hưu thì chỉ còn 2 người tiếp tục lao động tại Đức. Đức hiện vẫn duy trì được sức mạnh về kinh tế nhưng những số liệu thống kê nhân khẩu học có thể sẽ khiến chi tiêu công và các khoản nợ của nước này tăng cao trong những năm tới. Suy giảm dân số ở độ tuổi làm việc dẫn đến những vấn đề tài chính nghiêm trọng. Người lao động có nghĩa vụ nộp thuế, đóng bảo hiểm và đóng góp vào các quỹ phúc lợi xã hội để chi trả cho dịch vụ y tế và tiền lương của người về hưu (tỉ lệ này ngày càng cao trong khi dân số trong độ tuổi lao động ngày càng giảm). Đồ thị thống kê dân số nước Đức hiện nay có khuynh hướng thiên về dân số cao tuổi đến mức hiện tại và sắp tới đang và sẽ còn sự thiếu hụt trong các nguồn thu của chính phủ để dành cho các quỹ trợ cấp xã hội. Audi thức hiện chính sách nhân sự cởi mở, không phân biệt dân nhập cư để tranh thủ tìm kiếm nguồn lực lao động chất lượng cao, đồng thời đưa ra các mức đãi ngộ, những hỗ trợ tối đa cho đời sống lao động của mình, để họ có thể làm việc một cách thoải mái và cống hiến hết mình cho công ty.Năm 2012, Audi công bố chiến lược về nhân lực của mình: “Chiến lược của bộ phận nguồn nhân lực dựa trên cơ sở Chiến lược năm 2020 và phương châm của Audi, phù hợp với sứ mệnh của mình: Chúng tôi tập trung vào các cá nhân, nghĩa là chú trọng một cách tối đa vào người lao động. Chiến lược này nêu rõ thông điệp: “nguồn tài nguyên giá trị nhất của mỗi tổ chức chính là người lao động của nó”. Kỹ năng của họ, cam kết của họ và ý tưởng của họ là những yếu tố thành công quan trọng trong một môi trường cạnh tranh khó khăn như ngành công nghiệp ô tô. (CEO. Rupert Stadler – Báo cáo trách nhiệm công ty, 2012)

Mục lục 1 Phần 1: Môi trường vĩ mô I. Môi trường vĩ mô nước Đức 1. Môi trường Nhân khẩu học - Đức là một nước tương đối “đông đúc”, tính đến năm 2010, dân số nước Đức đạt ngưỡng 81,8 triệu dân. Đa số dân tập trung ở khu đô thị và có khác biệt đáng kể về sự phân bố giữa các bang. Mật độ tập trung dân số trung bình là 229,3 người trên km/2. - Dân số của Đức vào năm 2013 đã có xu hướng gia tăng, nhưng chủ yếu là do tỷ lệ dân nhập cư tăng. Trong nửa đầu năm 2013, nhập cư ròng tăng đến hơn 13% so với năm 2012. Đức có xu hướng giảm dân số do tỷ lệ sinh thuộc hàng thấp nhất châu Âu và thấp thứ 2 trên thế giới sau Nhật Bản. Bên cạnh đó, tỉ lệ tử của Đức cũng ở mức thấp làm tỉ lệ già hóa ngày càng tăng. Chính xu hướng này đã khiến Đức phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động trong một số lĩnh vực. Eurostat dự báo tới năm 2040, cứ một người về hưu thì chỉ còn 2 người tiếp tục lao động tại Đức. Đức hiện vẫn duy trì được sức mạnh về kinh tế nhưng những số liệu thống kê nhân khẩu học có thể sẽ khiến chi tiêu công và các khoản nợ của nước này tăng cao trong những năm tới. - Suy giảm dân số ở độ tuổi làm việc dẫn đến những vấn đề tài chính nghiêm trọng. Người lao động có nghĩa vụ nộp thuế, đóng bảo hiểm và đóng góp vào các quỹ phúc lợi xã hội để chi trả cho dịch vụ y tế và tiền lương của người về hưu (tỉ lệ này ngày càng cao trong khi dân số trong độ tuổi lao động ngày càng giảm). Đồ thị thống kê dân số nước Đức hiện nay có khuynh hướng thiên về dân số cao tuổi đến mức hiện tại và sắp tới đang và sẽ còn sự thiếu hụt trong các nguồn thu của chính phủ để dành cho các quỹ trợ cấp xã hội.  Audi thức hiện chính sách nhân sự cởi mở, không phân biệt dân nhập cư để tranh thủ tìm kiếm nguồn lực lao động chất lượng cao, đồng thời đưa ra các mức đãi ngộ, những hỗ trợ tối đa cho đời sống lao động của mình, để họ có thể làm việc một cách thoải mái và cống hiến hết mình cho công ty. 2 Năm 2012, Audi công bố chiến lược về nhân lực của mình: “Chiến lược của bộ phận nguồn nhân lực dựa trên cơ sở Chiến lược năm 2020 và phương châm của Audi, phù hợp với sứ mệnh của mình: "Chúng tôi tập trung vào các cá nhân," nghĩa là chú trọng một cách tối đa vào người lao động. Chiến lược này nêu rõ thông điệp: “nguồn tài nguyên giá trị nhất của mỗi tổ chức chính là người lao động của nó”. Kỹ năng của họ, cam kết của họ và ý tưởng của họ là những yếu tố thành công quan trọng trong một môi trường cạnh tranh khó khăn như ngành công nghiệp ô tô. (CEO. Rupert Stadler – Báo cáo trách nhiệm công ty, 2012) 2. Môi trường Văn hóa Xã hội - Dịch chuyển lao động: 1999: Chính phủ nới lỏng quy định về việc nhập cư. ưu tiên lao động nhập cư có tay nghề để đóng góp vào sự phát triển nói chung của kinh tế Đức. Với chương trình hành động “đóng góp của di cư lao động để đảm bảo số lượng cần thiết của nhân công có chất lượng ở Đức”. (2010) Chính phủ quan tâm lớn đến giáo dục và đào tạo: chi 8,6 tỷ EURO cho ngành này trong năm 2009-2010. Hỗ trợ lớn phụ nữ trong lĩnh vực đào tạo thông thường, đào tạo nhân công tay nghề cao, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học. - Thể thao: Người dân Đức rất đam mê thể thao. 27 triệu người Đức là thành viên/ fan hâm mộ của một câu lạc bộ một môn thể thao, trong đó tới hơn 6.3 triệu người hâm mộ bóng đá. Đội tuyển bóng đá Đức từng giành chức vô địch World cup vào các năm 1954, 1974, 1990, và Euro cup năm 1972, 1980 và 1996. Tuy nhiên, từ đó đến tận đầu thế kỷ 21, thể thao Đức nói chung và bóng đá Đức nói chung không có nhiều thành tựu nổi bật. Đến năm 2002, World cup được tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản, đội tuyển bóng đá nam nước Đức với các danh thủ như Oliver Kahn, Michael Ballack… đã chỉ chịu thua Braxil ở trận chung kết. Năm 2006, Đức vinh dự đăng cai World cup và giành vị trí thứ 3. Năm 2008, Đức tiếp tục về nhì tại Euro được tổ chức tại Áo và Thụy Sĩ. Có thể nói các đội tuyển bóng đá Đức khá vô 3 duyên với các danh hiệu vô địch, ngay cả ở tầm Câu lạc bộ. Bayern Munchen- câu lạc bộ có truyền thống bậc nhất nước Đức liên tục về nhì ở Champions League vào các năm 1999, 2010, 2012. Chỉ đến năm 2013 họ mới có được chức vô địch lần thứ 5 kể từ năm 2001.  2009: Audi lần đầu tiên tổ chức giải đấu giao hữu bóng đá Audi cup, quy tụ 4 đội bóng nổi tiếng thế giới (MU, Bayern, Milan, Bucca Junior). Và giải đấu này được tổ chức thường niên kể từ đó. Cũng trong năm ấy, Audi chính thức trở thành nha tài trợ đội chính của bóng chày New york Yankees (đội bóng trong phim Money Ball với sự tham gia của tài tử Holywood Brad Pit) - Mức độ quan tâm đến môi trường: Ban đầu, người dân Đức có vẻ không quan tâm đến vấn đề này lắm, nhưng rồi họ dần dần bắt đầu nhận ra đây là một vấn đề cực kì quan trọng, đặc biệt là từ những năm đầu thế kỉ 21. Ngay từ năm 1978 dấu ấn chất lượng “thiên thần xanh“ được đóng lên các sản phẩm thân thiện với môi trường và sau đó ít lâu dấu “điểm xanh“ trên những bao bì có thể tái chế được đã trở nên có ý nghĩa trên thị trường. Người Đức đã sớm trở thành vô địch thế giới về đốt rác thải. Từ khá sớm các động cơ xe hơi đã buộc phải lắp thêm bộ phận lọc và các chỉ số giới hạn khí thải cho phép tương đối khắt khe đã được ấn định và được kiểm tra định kỳ Từ năm 1986 ở Đức có Bộ Môi trường, Bảo vệ thiên nhiên và An toàn phóng xạ. Tất cả các đảng phái đều đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào chương trình hành động của mình. Hiện nay hơn 4 triệu người Đức là thành viên của các tổ chức bảo vệ môi trường, ví dụ như Hiệp hội môi trường và bảo vệ thiên nhiên (BUND) và Greenpeace. Mới đây một nhóm các tập đoàn hàng đầu thế giới của Đức cùng đưa ra sáng kiến “Business and Biodiversity“. Đức vẫn tiếp tục nỗ lực mở rộng công tác bảo vệ môi trường. Đầu năm 2008 nhiều thành phố lớn của Đức đã thiết lập những khu vực được gọi là khu vực môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Trong những khu vực đó chỉ ô tô được cấp biển môi trường mới được phép đi lại. Từ tháng giêng năm 2008 chủ nhà và căn hộ phải xin cấp „giấy phép năng lượng“ cho nhà hoặc căn hộ của mình, trong đó quy định cụ thể về mức dưới tiêu thụ năng lượng và hiệu suất sử dụng 4 năng lượng. Đồng thời chính phủ liên bang cũng cấp tín dụng ưu đãi và trợ cấp cho những ai lắp ráp thiết bị, vật liệu cách nhiệt hoặc cải tạo căn hộ, nhà ở của mình theo hướng thân thiện với môi trường.  Nhận thấy tình thế đó, Audi chủ động bắt đầu chiến lược thân thiện với môi trường, nghiên cứu sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, xanh hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn ngay từ năm 1999 1 3. Môi trường tự nhiên - Theo các báo cáo vào năm 2012, 42 phần trăm các trạm đo trên các thành phố của Đức vượt quá mức bụi trong không khí và 57 phần trăm quá mức của nitrogen dioxide cho phép. (Quá mức có nghĩa là hơn 35 ngày một năm của các hạt vật chất vượt quá 50 microgram trên một mét khối hoặc 40 microgram cho nitrogen dioxide). - Theo một đo lường khác, năm 2013, nền kinh tế Đức thải ra tương đương 931 tấn CO 2 , tăng 1,5% so với năm 2012. Trước tình hình đáng lo ngại đó, Claudia Kemfert, người đứng đầu bộ năng lượng tại DIW Berlin cho biết: "Xu hướng tăng lượng khí thải CO2 của Đức là đáng báo động", "Bảo vệ khí hậu là một mục tiêu quan trọng của chính phủ và hàm lượng khí nhà kính nên được giảm thiểu đến mức tối đa."  Audi thực hiện rất nhiều các biện pháp nhằm thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường và cải tiến sản phẩm 2 4. Môi trường Chính trị - Pháp luật - Đức là một trong những nước đi tiên phong trong việc bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm khí thải công nghiệp. Tháng 3.2007 Hội đồng Liên minh châu Âu dưới sự chủ tọa của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thông qua một Nghị quyết lịch sử về việc giảm thiểu khí thải nhà kính. Chủ đề bảo vệ khí hậu cũng là trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh G8 vào tháng 12/2007 do Đức nắm quyền điều hành . Theo quan điểm của chính phủ Cộng hòa Liên bang 1 Được giải thích kỹ hơn ở phần Sự phát triển của công nghệ toàn cầu (trang 7) 2 Được giải thích kỹ hơn ở phần Sự phát triển của công nghệ toàn cầu (trang 7) 5 Đức thì các nước G8 với tư cách là các quốc gia công nghiệp có nền kinh tế mạnh nhất thế giới phải đảm nhiệm vai trò đi đầu trong công cuộc bảo vệ môi trường, bảo vệ khí hậu, bảo vệ tính đa dạng sinh học và thúc đẩy việc quản lý chất thải thân thiện với môi trường. Ngoài ra Đức còn là một trong các nước sáng lập tổ chức "International Carbon Action Partnership (ICAP), với mục tiêu kết nối các hệ thống buôn bán khí thải khu vực trên toàn thế giới với nhau để về lâu về dài sẽ thiết lập một thị trường cacbon toàn cầu. Tháng 12.2007 Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức đã thông qua một gói các biện pháp về chính sách năng lượng và khí hậu được coi là toàn diện nhất từ trước tới nay và đồng thời cũng ấn định những điểm chính của một chương trình đan xen giữa năng lượng và khí hậu của Đức. Những mục tiêu bảo vệ khí hậu này tạo cơ sở để đưa ra những quyết định đầu tư dài hạn và như vậy tạo sự an tâm cho các công ty Đức khi lập kế hoạch.  Chính điều này đã thúc đẩy và tạo ra chiến lược phát triển động cơ “xanh” của Audi với hành động đầu tiên là chọn tập đoàn điện tử Sanyo làm nơi để sản xuất các động cơ điện cho các dòng xe Hydrid. - Bộ Kinh tế và Công nghệ Liên bang đã thành lập một Ban thư ký mới đối với việc xuất khẩu các sản phẩm tăng hiệu suất sử dụng năng lượng. Ban thư ký này sẽ hỗ trợ những công ty Đức đặc biệt chú trọng xuất khẩu các sản phẩm hoặc dịch vụ tăng hiệu suất sử dụng năng lượng.  Theo những hỗ trợ thuận lợi đó, audi bắt đầu phát triền mạnh dòng xe sử dụng động cơ điện và cho ra mắt Audi E-tron năm 2009.  Audi cải tiến động cơ đạt chuẩn khí thải 3 3 Tiêu chuẩn Euro IV (năm 2005) bao gồm các quy định về việc bắt buộc ghi nhãn, và giới hạn mức CO2 cho phép 6 5. Môi trường Kinh tế 2009: Khủng hoảng kinh tế toàn cầu Là cuộc suy thoái kinh tế và suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn ra đồng thời ở nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới, có nguồn gốc từ suy thoái kinh tế Hoa Kỳ cuối thập niên 2000 và khủng hoảng tài chính 2007-2010. Mức độ và quy mô của đợt suy thoái này lớn đến mức nhiều người gọi nó Đại Suy thoái (hay đôi khi còn gọi là Tiểu Khủng hoảng, Suy thoái dài, hoặc Suy thoái toàn cầu 2009) Thậm chí có người gọi nó là Đại Khủng hoảng thứ hai mặc dù các học giả kinh tế không nghĩ như vậy. Trong các nước phát triển, Đức và Nhật Bản là những nước mà GDP giảm mạnh nhất. Cả hai đều là những nền kinh tế hướng vào xuất khẩu và bị tác động tiêu cực nghiêm trọng. Nhiều thể chế tài chính của Đức tham gia vào thị trường tín dụng thứ cấp ở Hoa Kỳ khiến cho khu vực tài chính của Đức bị rối loạn. Hậu quả là Đức lâm vào suy thoái từ quý II năm 2008. Năm 2009, GDP của Đức giảm 6,2%; và tiếp tục giảm trong năm 2010. Đến năm 2013, Theo số liệu từ Văn phòng Thống kê Liên bang Đức, với mức tăng trưởng chỉ 0,4% (dự đoán là 0,5%), đây chính là năm bết bát nhất của kinh tế Đức kể từ khi khủng hoảng trong khu vực bắt đầu năm 2009. Trong ba tháng cuối năm 2013, kinh tế Đức hầu như không có tăng trưởng. Mức tăng trưởng kinh tế Đức năm 2012 là 0,7%, năm 2011 là 3,3%.  Trước tình hình kinh tế khó khăn trong nước, Audi đã chủ động chuyển dần dây chuyền sản xuất ra nước ngoài ngay từ những năm 1995. Ngoài ra, Audi còn dự định sẽ cắt giảm sản lượng xe ở 2 nhà máy tại Đức từ 75% xuống còn 45% vào năm 2017. Những biến động kể trên suy cho cùng cũng chỉ vì tác động của môi trường kinh tế. 6. Môi trường công nghệ Trong nhiều năm đầu thập kỉ này, Đức luôn luôn duy trì được vị thế là một trung tâm khoa học và công nghệ (KH&CN) hàng đầu Châu Âu. Hiện tại, trọng tâm chính sách phát triển KH&CN của Đức là chiến lược công nghệ cao nhằm phát triển 17 lĩnh vực công nghệ cao mũi nhọn của Đức, trong đó có: 7 - Công nghệ vật liệu_tạo ra các loại vật liệu mới: Chính phủ Đức đặt mục tiêu thúc đẩy sức mạnh cạnh tranh của các ngành quan trọng của ngành công nghiệp Đức với sự trợ giúp của các công nghệ vật liệu đổi mới. Tài trợ được cấp cho các công nghệ vật liệu cũng được hướng tới cải thiện các điều kiện môi trường cũng như sức khỏe con người - Phát triển các công nghệ năng lượng – thách thức của thế kỉ 21: Chính phủ Đức nhằm mục tiêu thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang một nguồn cung cấp năng lượng bền vững ở Đức trong tương lai. Dạng nguồn năng lượng này sẽ đáp ứng về độ tin cậy, tính kinh tế, sự thân thiện với khí hậu và thân thiện với môi trường trên nền tảng cân bằng. Chính phủ cũng đang nỗ lực để thành lập nên một tổ hợp năng lượng cân bằng mà không phụ thuộc vào một loại năng lượng nào cả.Các mục tiêu nhằm thúc đẩy sản lượng năng lượng của Đức lên gấp đôi mức của thập niên 90 tới năm 2020. - Với phương châm “ đưa ý tưởng thành thực tiễn”, cùng với những biện pháp thúc đẩy KH&CN khác, Chiến lược Công nghệ Cao của Đức đã thành công trong việc đưa nước Đức thoát khỏi cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2009 và thậm chí còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa.  Nhận thức được sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN hiện đại, Audi không ngần ngại đầu tư, nghiên cứu và liên tục trang bị những thiết bị tân tiến nhất cho những chiếc xe của mình.Là một công ty dẫn đầu trong phát triển công nghệ ô tô ở Đức. 4 II. Môi trường toàn cầu Là một công ty xác định thị trường chính là thị trường toàn cầu, với viễn cảnh “Audi- The Premium brand”, xác định mục tiêu trở thành nhà sản xuất xe hơi hạng sang đứng đầu thế giới cả về doanh số và chất lượng, nên những biến động dù là nhỏ nhất liên quan đến lĩnh vực sản xuất ô tô trên thế giới đều được Audi theo sát và có những quyết định mang tính chiến lược để thay đổi cho phù hợp nếu cần thiết. 1. Sự phát triển công nghệ toàn cầu - Đèn LED, đèn chiếu sáng ban ngày: Đây là loại đèn khác với các thiết bị chiếu sáng thông thường. Chúng được đặt gần hoặc ngay trong tổ hợp đèn phía trước, sát ngay dưới đèn pha của xe nhưng chỉ được sử dụng vào ban ngày, bất kể điều kiện thời tiết và ngoại cảnh. Đây là loại đèn mà khi được bật sẽ giúp những chiếc xe đi ngược chiều có thể nhận thấy sự có mặt của bạn, từ đó tăng tính an toàn. 4 Được giải thích kỹ hơn ở phần Sự phát triển của công nghệ toàn cầu (trang 7) 8 Những nước vùng Scandinavia là nơi đầu tiên áp dụng quy định bắt buộc xe phải được trang bị dải đèn chiếu sáng ban ngày. Tiên phong là Thụy Điển với việc đưa quy định đó vào trong bộ luật năm 1977. Tiếp theo là Na Uy vào năm 1986, Iceland 1988 và Đan Mạch 1990. Phần Lan quy định xe phải bật hệ thống đèn chiếu sáng ban ngày trên tất cả các tuyến đường vào năm 1997. Mặc dù được coi là thiết bị hỗ trợ an toàn nhưng đèn chiếu sáng ban ngày lại thường xuyên gây tranh cãi trên toàn thế giới. Ví dụ, Ủy ban Châu Âu đã đặt ra các nghi vấn về cách đèn chiếu sáng ban ngày tác động đến tính tiết kiệm nhiên liệu và tình trạng phát thải khí CO2. Đèn chiếu sáng ban ngày cũng lấy điện từ bộ phát gắn với trục quay của động cơ. Để sản xuất điện, động cơ cần phải chạy và tiêu tốn thêm một lượng nhiên liệu nhất định, do đó cũng phát thải khí CO2. Theo thông tin mới nhất, Châu Âu sẽ chỉ bắt buộc trang bị đèn chiếu sáng ban ngày trên xe tải và taxi, bắt đầu từ tháng 8/2012.  Nhận thấy những thay đổi kể trên (cả về mặt công nghệ lẫn pháp lý), Audi đã sản xuất đèn LED trắng chạy trong ban ngày, trang bị đầu tiên cho A8 W12 vào năm 2006. Đến năm 2010, công ty tiếp tục cung cấp công nghệ LED trong đèn chùm cao cấp và đèn pha cho các dòng xe cao cấp của mình. - Chi phí công nghệ sản xuất xe khung nhôm loại nhỏ được đẩy lên quá cao, đồng thời không đạt hiệu quả tối ưu và thu hút được nhiều khách hàng tìm mua xe hạng sang loại nhỏ. Thân xe bằng nhôm phù hợp hơn với những model lớn hơn như chiếc A8 với ca bin lớn.  Audi quyết định tạm ngưng sản xuất khung nhôm cho các dòng xe Audi A2 (sedan cỡ nhỏ) vào năm 2005. - Xu hướng Media tích hợp, giải trí đa phương tiện trên xe hơi nở rộ và phát triển: Như một điều hiển nhiên, công nghệ nói chung, công nghệ Media và ô tô nối riêng đều phát triển, thì việc tích hợp chúng lại để đáp ứng nhu cầu giải trí, thư giãn mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt ngay trên chiếc xe của mình trở thành một việc tất yếu. 9  2001: Ra mắt hệ thống Multi Media Interface 5 , trang bị đầu tiên cho Audi A8 năm 2002. - Xu hướng sản xuất các dòng xe thân thiện với môi trường và tiết kiệm nhiên liệu: Ý thức còn người về môi trường ngày càng tăng cao, đồng nghĩa với việc ý thức sử dụng các sản phẩm có tính chất thân thiện với môi trường được quan tâm hơn rất nhiều. Đặc biệt với sản phẩm xe ô tô, vốn là một mặt hàng khá nhạy cảm với vấn đề “ô nhiễm môi trường”. Trong triển lãm ô tô Brussels được tổ chức mới đây, ô tô thân thiện với môi trường đã trở thành tâm điểm. Các hãng sản xuất ô tô đang đẩy mạnh tung ra nhiều ô tô tiết kiệm năng lượng nhằm thúc đẩy xu hướng lái xe thân thiện với môi trường này.  2010: Động cơ Diesel sạch được phát triển từ thập niên 90 thế kỉ trước (TDI) của Audi lần đầu tiên được trang bị trong xe Audi A3, và dự định trang bị thêm cho dòng A6, A7, A8, Q5, Q7 để bán ra thị trường vào năm 2014. 2011: Audi cho ra mắt động cơ 6,3l sửa đổi của động cơ W12 (WR12) cho xe Audi A8. 2012: Nghiên cứu, đưa ra kế hoạch về muc tiêu sản xuất chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu nhất thê giới (1l/100km) 2014: Ra mắt 3 mẫu động cơ “diesel sạch” tại triển lãm xe hơi Brussel. 2. Biến động kinh tế toàn cầu - Sự trỗi dậy của các nền kinh tế mới ở châu Á: Trung Quốc và Ấn Độ Châu Á hiện đang dần trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thê giới. Trung Quốc hiện đã soán ngôi Nhật Bản, và chiếm giữ vị trí thứ 2 về độ lớn của nền kinh tế. Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ 2 thế giới (chỉ sau chính Trung Quốc) cũng là một điểm đến đầy hứa hẹn của tất cả các nhà đầu tư cũng như sản xuất 5 Multi Media Interface: Là hệ thống tích hợp trên xe ô tô bao gồm các tiện ích: Định vị vệ tinh , bao gồm cả quản lý giao thông ( TMC ), Radio tuner, CD changer, TV tuner, Điện thoại và thư mục, Sưởi ấm, thông gió, điều hòa không khí , kiểm soát khí hậu , và ghế sưởi ấm… 10 [...]... công ty chuyên sản xuất ô tô cao cấp có nhiều cơ sở sản xuất và phân phối ở nhiều quốc gia, do đó nhóm phân chia nhóm chiến lược cho các công ty trong ngành dựa trên quy mô toàn cầu Sau đây là bản đồ nhóm chiến lược được phân theo 2 đặc tính về đa dạng sản phẩm và phương thức định giá: Từ bản đồ Nhóm chiến lược trên, có thể thấy, ngành công nghiệp sản xuất xe hơi được chia ra thành 3 nhóm Chiến lược8 ... mà nền công nghiệp sản xuất ô tô trở nên nhạy cảm với vấn đề khí hậu  Để dành thực hiện một trong những cam kết của mình, Audi rất tích cực thay đổi công nghệ để biến các sản phẩm của mình ngày càng “xanh” hơn: Trang bị trong dây chuyền sản xuất của mình hệ thống quản lý môi trường được chứng nhận (EMAS) tại các nhà máy ở Brussel, Bỉ (năm 2002) và Sant’Agata Bolognese, Italy (2009) (trước đó, Audi đã... phẩm ở nhóm này cũng không có gì nổi bật, 8 Có một điểm khá đặc biệt và phức tạp ở ngành công nghiệp sản xuất xe hơi: Nhiều doanh nghiệp trong ngành sở hữu các công ty con chuyên sản xuất xe hơi ở các nhóm khác nhau (ví dụ Lexus là công ty con của Toyota, Audi, Porsche là công ty con của Volkswagen…) 25 chủ yếu khai thác tính tiện dụng, đáp ứng nhu cầu đi lại và thiết kế ở một mức khiêm tốn • Nhóm xe... những thay đổi quan trọng về bộ máy lãnh đạo cấp cao của Audi: Volkswagen đã tiến hành cải tổ bộ máy lãnh đạo của Audi Theo đó ông Wolfgang Duerheimer, trưởng bộ phận Bentley và cựu kỹ sư của Porsche, sẽ chuyển sang Audi để quản lý phát triển sản phẩm Luca de Meo, cho tới nay là giám đốc marketing của VW, được chỉ định làm lãnh đạo bán hàng của Audi 13 Nhưng rồi đến năm 2013, Bộ máy nhân sự cấp cao... BMW, Lexus… Đây là những hãng xe quy mô lớn với nhiều dòng xe cao cấp cạnh tranh trên công nghệ và thị trường Liên tục cho ra đời những dòng xe cao cấp thuộc phân khúc xe hạng sang với những tính năng vượt trội phù hợp với thời đại của khoa học công nghệ Với những đặc tính trên, có thể thấy rằng rào cản di động giữa các nhóm chiến lược là tương đối lớn Do đó, các công ty trong nhóm này có thể loại bỏ được... vượt chỉ tiêu đề ra, Audi đang có cơ hội rất lớn để mở rộng kinh doanh và thực hiện các mục tiêu chiến lược của mình  Đe dọa: Thị trường xe hơi thế giới chưa bao giờ được coi là dễ dàng và yên ả đối với bất kỳ doanh nghiệp nào Cạnh tranh ở đây luôn vô cùng khốc liệt, chỉ cần một chiến lược sai 30 lầm, Công ty có thể trả giá rất đắt Hơn nữa, BMW vẫn đang là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường xe hơi hạng... 2009 17 Phần 2: Phân tích ngành và cạnh tranh 1 Định nghĩa ngành Ngành công nghiệp sản xuất xe hơi bao gồm một loạt các công ty và tổ chức tham gia vào việc thiết kế, sản xuất, tiếp thị và bán hàng sản phẩm xe hơi 7 bốn bánh Đây là một trong những ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất thế giới về doanh thu 2 Mô tả ngành Trong thế giới xe bốn bánh, Đức vốn được mệnh danh là cái nôi của ngành công. .. BMW, Toyota, Mercedes-Benz, GM, Honda… Tuy nhiên, vì Audi là hãng sản xuất xe hơi cao cấp, nên chúng ta sẽ chỉ phân tích sâu vào phân khúc xe đặc biệt này Hiện nay, đối thủ chính của Audi ở phân khúc xe hơi cao cấp có thể kể đến 2 cái tên: Mercedes-Benz và BMW Theo thống kê từ trang web www.best-selling-cars.com, năm 2013, doanh số xe hơi bán ra của Audi trên phạm vi toàn thế giới là 1.575.500 xe , tương... 2012 đà bán xe ngày càng tăng của GM và VW, và sức mạnh của thị trường Mỹ Như vậy, nhìn vào bức tranh toàn cảnh của ngành công nghiệp ô tô trong giai đoạn hiện nay thì ngành đang trong giai đoạn tăng trưởng Những nỗ lực nhằm cải thiện tình hình từ sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã đưa ngành công nghiệp ô tô tiếp tục tấn công, bao phủ khắp các thị trường trên toàn thế giới... những điểm mạnh đó, SUV rất có tiềm năng là 1 dòng xe của tương lai Thấy rõ được tiềm năng trên, Audi và các đối thủ đã đầu tư mạnh tay cho dòng xe SUV hạng sang Audi từng công bố chiến lược vào năm 2012: “Đến năm 2020, chúng tôi dự kiến doanh số bán hàng toàn cầu của phân khúc xe thể thao đa dụng SUV sẽ tăng trưởng ít nhất 50% tăng từ 12 triệu xe của năm 2012 lên 17 đến 18 triệu xe và đương nhiên chúng . bình là 22 9,3 người trên km /2. - Dân số của Đức vào năm 20 13 đã có xu hướng gia tăng, nhưng chủ yếu là do tỷ lệ dân nhập cư tăng. Trong nửa đầu năm 20 13, nhập cư ròng tăng đến hơn 13% so với năm 20 12. . liên tục về nhì ở Champions League vào các năm 1999, 20 10, 20 12. Chỉ đến năm 20 13 họ mới có được chức vô địch lần thứ 5 kể từ năm 20 01.  20 09: Audi lần đầu tiên tổ chức giải đấu giao hữu bóng đá. dòng A6, A7, A8, Q5, Q7 để bán ra thị trường vào năm 20 14. 20 11: Audi cho ra mắt động cơ 6,3l sửa đổi của động cơ W 12 (WR 12) cho xe Audi A8. 20 12: Nghiên cứu, đưa ra kế hoạch về muc tiêu sản xuất chiếc

Ngày đăng: 30/07/2014, 18:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần 1: Môi trường vĩ mô

    • I. Môi trường vĩ mô nước Đức

      • 1. Môi trường Nhân khẩu học

      • 2. Môi trường Văn hóa Xã hội

      • 3. Môi trường tự nhiên

      • 4. Môi trường Chính trị - Pháp luật

      • 5. Môi trường Kinh tế

      • 6. Môi trường công nghệ

      • II. Môi trường toàn cầu

        • 1. Sự phát triển công nghệ toàn cầu

        • 2. Biến động kinh tế toàn cầu

        • 3. Các nhân tố khác

        • Phần 2: Phân tích ngành và cạnh tranh

          • 1. Định nghĩa ngành

          • 2. Mô tả ngành

          • 3. Cạnh tranh trong ngành

            • 3.1. 5 lực lượng cạnh tranh

            • 3.2. Nhóm chiến lược

            • 4. Chu kì của ngành

            • 5. Động thái cạnh tranh của đối thủ

            • 6. Các nhân tố then chốt

            • 7. Lực lượng dẫn dắt sự thay đổi

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan