trang phục truyền thống - Tóc thề xứ Huế docx

5 801 2
trang phục truyền thống - Tóc thề xứ Huế docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tóc thề xứ Huế Hình ảnh mái tóc thề của các cô gái Huế luôn là biểu tượng của một xứ Huế mộng mơ. Nó như biểu tượng "Sống", không thể và không bao giờ thiếu để cùng "làm nên" tất cả những gì được mệnh danh Thơ và Mộng ở nơi đây. Nếu Huế chỉ có những cái đẹp hoành tráng, mang tầm cao và uy linh lịch sử, chỉ có những cái đẹp của cảnh quan và thiên nhiên đầy lặng lẽ chung quanh , có thể khi ấy, Huế sẽ chỉ là nơi đến cho những kẻ hành hương tưởng niệm, kẽ vãn cảnh nhàn du. Lúc ấy, biểu tượng "gợi cảm" nhất, sinh động nhất gắn liền giữa con người và bản sắc nơi đây trong thực tại sẽ là đâu? Cứ vẫn còn thơ, nhưng rồi mộng ở nơi nào? Và chính nét đẹp nữ giới xứ Huế với tà áo tím và mái tóc thề đã góp phần tạo nên cái thơ, cái mộng, cái sinh động của Huế. Tóc thề nói chung: Có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa. Tóc của người thiếu nữ ngày xưa, đến tuổi "Cập Kê" (được cài trâm) chừng mười lăm, mười sáu "trăng tròn". Khi người con gái được quyền "chính thức trang điểm" cũng là lúc có quyền có tình yêu. Tình yêu được xã hội và gia đình công nhận. Trong tình yêu họ thường chọn tóc làm tín vật trao nhau, nhắc nhở nhau đừng quên đi đối tượng tình yêu. Khi người đẹp Thuý Kiều cắt tóc, thề nguyện cùng Kim Trọng: Tiên thề cùng thảo một trang Tóc mây một món, dao vàng chia hai Cũng có nghĩa, khi chàng Kim nhận lấy lọn tóc nhỏ kia là đã nhận luôn "quả tim" muốn gửi gắm một đời. Kiều, lấy tóc của thân mình trao gởi, tự coi như đã trao thân gửi phận cho người mình yêu dấu. Vì thế, tóc ấy cộng với Lời Thề Thốt cùng nhau mới nên nghĩa Tóc thề. Tóc là một phần thân thế, là tượng trưng của tổ tông và huyết tộc được lưu truyền, là sinh thành do tác hợp mẹ cha, là mùi hương sự mềm dịu, một sắc màu gợi cảm "hiển nhiên" và rất "Thực" của con người. Nó không phải là đồ trang sức, mượn vào sức hào phóng giả tạo ở bên ngoài hay giá trị của bạc vàng châu báu. Bởi thế, không gì sánh được với tín vật Nhân - Thân từ biểu tượng Tóc thề: Trong văn hoá lịch sử Trung Hoa, đã có lúc "giá -trị - tóc" bị lu mờ và khủng hoảng. Triều đại Mãn Thanh phủ nhận mái tóc trong luật bắt người đàn ông người Hán cạo đầu và chỉ để "đuôi sam". Rất khác với các triều đại trước, như Triều Minh (ở trong bối cảnh Truyện Kiều của Nguyễn Du) đều coi trọng giá - trị - tóc như nhau. Điều khác biệt gần như hiển nhiên là tóc thiếu nữ Trung Hoa từ tuổi "Cập Kê" là đã phải cài trâm, quấn tóc. Với thiếu phụ Huế, tóc được "Bối" lên (kiểu bối Việt Nam không phải cần trâm). Tóc thiếu nữ Huế không phải cài trâm nên không quấn lên cao mà có thể "Kẹp" nhưng đây không phải Trâm. Hai công dụng khác nhau rõ rệt. Vì thế, tóc thiếu nữ Huế buông dài và xoã kín bờ vai. Kiểu tóc buông tự do xa lạ với tóc cài trâm thiếu nữ Trung Hoa. Tóc thề xứ Huế: Trong dân gian, con gái để chỉ đến người nữ chưa chồng chưa con và nhất là còn trong tuổi trẻ đầy thanh xuân, sức sống. Người Huế bảo, "Còn Con Gái" đồng nghĩa với những điều vừa nói ấy. Tóc "con gái" Huế thông thường là buông xoã tự do. Có thể "kẹp" nhưng không ảnh hưởng đến độ dài và cả độ cao của mái tóc. Tóc phủ xuống bờ vai, xuống lưng người, xuống bờ mông và nhiều khi hơn thế, có những người còn rũ xuống gót chân. Mái tóc thề xứ Huế còn là để biểu lộ nét "nguyên trinh" chưa phải "giao thề" với ai cả. Hoặc đã có người thương càng nói lên sự chung thủy của mình. Không có "ý chi" với ai khác nữa. Có nghĩa, không việc gì phải che dấu khi nói lên sự trinh nguyên hoặc tính chung thuỷ nơi một người con gái. Vì thế, dù chưa yêu hoặc đã có người thương - miễn sao chưa xây dựng gia đình - người con gái xứ Huế vẫn luôn yêu mái tóc thề buông xõa bờ vai. Biểu tượng và cách nói thầm lặng ấy đẹp tuyệt vời như một bản sắc Tình yêu trong sáng, không nói nhưng "đã nói biết bao lời". Chiếc nón bài thơ - nét riêng của Huế Đối với người phụ nữ Huế chiếc nón bài thơ luôn là một người bạn đồng hành. Trong cuộc sống thường nhật, chiếc nón đối với người phụ nữ Huế rất thân thiết. Chiếc nón không chỉ có chức năng che mưa che nắng, mà người phụ nữ Huế còn dùng nó để làm đồ đựng, phương tiện quạt mát và cao hơn hết là chức năng làm đẹp, góp phần làm tăng thêm nét duyên dáng phụ nữ Huế. Đặc trưng của người phụ nữ xứ Huế mộng mơ là chiếc áo dài, đôi guốc và không thể thiếu chiếc nón bài thơ. Có lẽ vì thế mà nghề làm nón từ xưa ở Huế rất phát triển. Ở Huế có các làng sản xuất tập trung và nổi tiếng một thời như Triều Sơn, Đồng Di, Tây Hồ, Phủ Cam Và cũng chỉ có phụ nữ Huế với đôi tay mềm mại và tinh tế, điêu luyện kết hợp với tài năng của mình mới tạo ra được những chiếc nón nên thơ, mang đậm phong cách Huế. Trong thư tịch cổ thời Trịnh - Nguyễn (thế kỷ XVII-XVIII), nón Huế đã có những nét riêng được thẩm định là: Nón ở Thuận Hoá kiểu hơi khác với các xứ, xóm Tam Giáp Thượng, xã Triều Sơn, huyện Phú Vang chằm nón rất nhỏ, mỏng. Mặt khác trong khâu kỹ thuật, người thợ Huế chọn lá nón dù khô cũng còn giữ được màu xanh nhẹ, mười sáu vành nức thường mảnh được vót tròn trĩnh, tỷ mỷ và công phu. Người thợ ủi lá nhiều lần và cẩn thận cho thật phẳng và láng. Khung chằm (còn gọi là khuôn nón) phải tự mình đặt làm ở thợ chuyên môn. Có khi phải trực tiếp góp ý và đề nghị với thợ làm khung một số chi tiết cần thiết để dáng của chiếc nón sau này đẹp mắt, vừa ý. Đặc biệt, khi xây và lớp lá đòi hỏi người thợ phải thật khéo nhất là khâu sử dụng lá chêm, tránh việc chồng nhau nhiều lớp để nón thanh và mỏng, đường kim mũi chỉ chằm phải sát để kẽ lá ôm khít lấy nhau. Nón chằm hoàn tất, người ta đính cái soài đã được chuẩn bị bằng chỉ màu rất đẹp vào chóp nón sau đó mới phủ dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để thành nón bóng láng và giữ được bền. Nón bài thơ là một sản phẩm tiêu biểu cho nghề nón Huế. Với kỹ thuật tạo hình và cắt chữ trên giấy màu đậm, xếp chen giữa hai lớp lá nón, người thợ có thể làm tăng thêm phần mỹ thuật và nét duyên dáng cho người sử dụng với hình ảnh: sông Hương, núi Ngự, tháp chùa Thiên Mụ, cầu Trường Tiền Để rồi dưới ánh sáng mặt trời, thành nón mỏng làm nền để hiện lên sau mái tóc của người phụ nữ Huế cả một tác phẩm thi và họa Bằng những chiếc nón đặt, chủ nhân có thể gởi gắm ý tình, sở thích và cả tâm sự của mình trong lớp lá nón, nhưng sự chia xẻ ấy lại không trọn vẹn cho một ai vì tất cả chỉ thấp thoáng kín đáo như chính khuôn mặt của cô thiếu nữ Huế đằng sau chiếc nón vậy. Ngày nay, phải nói rằng, nón bài thơ đã trở thành món quà lưu niệm cho tất cả mọi người khắp nơi đến Huế. Nhưng, cũng có điều cần phải nói thêm rằng: Mẫu hoa văn và nét thơ ngày trước, thợ thường cắt lấy, nắn nót bằng tài năng của mình cho từng chiếc một. Cho nên lựa nón cũng là một cái thú cho người đi mua. Mẫu hoạ thơ bây giờ được cắt hoặc in hàng loạt khiến cho chiếc nón giảm đi sự ý nhị và phần nào đã đánh đồng tài năng của người thợ nón. Tuy nhiên hình ảnh chiếc nón bài thơ vẫn là một nét riêng rất Huế mà không thể lẫn được với các vùng miền khác . Tóc thề xứ Huế Hình ảnh mái tóc thề của các cô gái Huế luôn là biểu tượng của một xứ Huế mộng mơ. Nó như biểu tượng "Sống", không. chính nét đẹp nữ giới xứ Huế với tà áo tím và mái tóc thề đã góp phần tạo nên cái thơ, cái mộng, cái sinh động của Huế. Tóc thề nói chung: Có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa. Tóc của người thiếu. với tín vật Nhân - Thân từ biểu tượng Tóc thề: Trong văn hoá lịch sử Trung Hoa, đã có lúc "giá -trị - tóc& quot; bị lu mờ và khủng hoảng. Triều đại Mãn Thanh phủ nhận mái tóc trong luật bắt

Ngày đăng: 30/07/2014, 17:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan